Xem mẫu

  1. - - -   - - - LUẬN VĂN ĐỀ TÀI:
  2. Management Accounting Introduction Lecture … Quản trị doanh nghiệp là một công việc đầy rẫy bất trắc và khắc nghiệt, là một nghề nghiệp cần tính dũng cảm, bản lĩnh để thách thức cùng rủi ro và đôi khi lại cũng rất cần một chút mạo hiểm. Kết quả kinh doanh không thể được đoan chắc bằng tính chính xác tuyệt đối của những công thức hay các chỉ tiêu tính toán cứng nhắc. Khoa học kinh tế, vì vậy chỉ là hành trang được chia đều cho tất cả và tuyệt nhiên, nó không phải là viên ngọc ước hay chiếc đũa thần dành riêng cho những ai ưa thích mơ mộng giữa chốn thương trường đầy dông gió. Sài gòn,mùa mưa năm Canh Thìn, 2000 N.T.B (Tài liệu được trích từ sách “Kế toán quản trị”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM, tác giả Nguyễn Tấn Bình) Chương 1 Tổng quát về kế toán và kế toán quản trị I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾ TOÁN 1. Khái niệm - Theo khoa học: kế toán là một khoa học, với phương pháp riêng có của mình kế toán nghiên cứu đối tượng là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Theo tác nghiệp: kế toán là công việc ghi chép, theo dỏi, phản ảnh, báo cáo những nghiệp vụ kinh tế phát sinh (giao dịch, thương vụ) liên quan đến sự thay đổi về tài sản, nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh theo các nguyên tắc kế tóan chung được chấp nhận rộng rãi . - Theo khía cạnh quản trị: kế toán là công cụ đắc lực nhất trong việc cung cấp thông tin hữu ích, một cách có hệ thống cho quá trình quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có thể nói rằng, Kế toán là một loại ngôn ngữ, mà bất kỳ ngôn ngữ nào cũng nhằm mục đích truyền đạt thông tin. Bằng phương pháp riêng có của mình, kế toán có nhiệm vụ thông báo đến các đối tượng có liên quan về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. 2. Đối tượng của kế toán - Tài sản (vốn) và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) • Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định. • Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu - Quá trình vận động của tài sản NGUYEN TAN BINH 2 30/06/2012
  3. Management Accounting Introduction Lecture • Hoạt động sản xuất: công, nông nghiệp, xây dựng, chế biến. • Hoạt động thương mại: mua bán, dịch vụ. • Hoạt động đầu tư: trang thiết bị, tài sản tài chính, khác. - Quá trình tài chính (huy động vốn) • Nợ phải trả: vay, trả nợ • Vốn chủ sở hữu: tăng, giảm vốn chủ sở hữu 3. Nguyên tắc cân đối của kế toán TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN NGUỒN TÀI SẢN Tài sản lưu động - Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển thành tiền - Khoản phải thu - Hàng tồn kho Nợ phải trả - Nợ người bán và nhà cung cấp. - Lương phải trả nhân viên - Nợ vay ngân hàng hoặc các trái phiếu vay nợ Tài sản cố định - Nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai - Tài sản tài chính (đầu tư chứng khoán dài hạn) - Tài sản cố định vô hình (uy tín công ty, bằng phát minh, vị trí kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá) Vốn chủ sở hữu - Vốn góp của các chủ sở hữu - Lợi nhuận giữ lại - Các quỹ xí nghiệp (doanh nghiệp nhà nước) - Các nguồn lợi thuộc về chủ sở hữu khác (thặng dư vốn, điều chỉnh tỉ giá, đánh giá lại tài sản ...). II. HỆ THỐNG (CHẾ ĐỘ) KẾ TOÁN VIỆT NAM 1. Hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có tính bằng chứng, tính pháp lý về một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là cơ sở gốc cho các ghi chép hạch toán của kế toán. Có những chứng từ bắt buộc mang tính pháp lý và những chứng từ mang tính hướng dẩn. 2. Hệ thống sổ sách kế toán Là các loại sổ sách đặc trưng, chuyên dùng cho công tác kế toán. Mỗi hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với các hình thức kế toán khác nhau: Nhật ký-Sổ cái; Nhật ký chứng từ; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, trình độ kế toán viên mà có hình thức kế toán được áp dụng thích hợp. Trong đó, hệ thống kế toán tổ chức trên máy vi tính là phương tiện cần thiết để làm giảm nhẹ công việc kế toán, tạo sự nhanh chóng và chính xác trong việc thu thập thông tin và thiết lập báo cáo tài chính. 3. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất Tài khoản kế toán là một phương pháp đặc thù, riêng có của kế toán. Hệ thống tài khoản thống nhất (Quyết định 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Việt Nam) được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế. 4. Hệ thống báo cáo Tài chánh 4.1. Bảng cân đối kế toán (Balance sheet) NGUYEN TAN BINH 3 30/06/2012
  4. Management Accounting Introduction Lecture 4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh (Income statement) 4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows statement) 4.4. Thuyết minh các báo cáo tài chánh (Explaination of Financial statements) 4.5. Báo cáo kiểm toán (Audit’s report) 5. Tổ chức bộ máy kế toán và luân chuyển chứng từ Sự sắp xếp, phân công công việc (phần hành kế toán) và luân chuyển chứng từ kế toán trong một phòng hoặc một bộ phận kế toán của doanh nghiệp. (Xem “Sơ đồ giản lược về quá trình lập báo cáo và các báo cáo tài chính căn bản” ở phần phụ lục). III. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1. Khái niệm Là một khoa học quản lý dựa trên dữ liệu kế toán, kế toán quản trị thu thập xử lý, phân tích, tổng hợp và thiết kế những thông tin từ kế toán thành những thông tin hữu ích một cách có hệ thống, phục vụ cho các quyết định quản trị doanh nghiệp, trong sách lược ngắn hạn và trong chiến lược dài hạn. Kế toán quản trị còn có thể gọi là phân tích hoạt động kinh doanh. Một cách ngắn gọn, kế toán quản trị là môn học kế toán phục vụ cho công việc quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị (Financial & Management accounting) 2.1 Những điểm giống nhau: nền tảng thông tin; trách nhiệm đối với quản lý doanh nghiệp. 2.2 Những điểm khác nhau: phạm vi và mục đích; thời gian và không gian; tính pháp lệnh; tính chính xác và linh hoạt. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Những điểm giống nhau - Đều dựa trên hệ thống thông tin của kế toán - Đều hướng trách nhiệm đến việc quản lý doanh nghiệp Những điểm khác nhau  Về phạm vi và mục đích phục vụ Đối tượng bên trong doanh nghiệp, để ra quyết định quản trị. Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, để biết tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Về tính thời gian và không gian Quan tâm đến từng bộ phận trong doanh nghiệp và hướng các phân tích cho tương lai. Báo cáo tình hình toàn bộ và các thông tin là những kết quả đã xảy ra trong quá khứ  Về tính pháp lệnh và tính chính xác Không bắt buộc theo luật định và số liệu được hệ thống và xử lý một cách linh hoạt, không theo một nguyên tắc chung nào cả. Trả lời: số liệu có ích không? Báo cáo kế toán tài chính là bắt buộc bởi luật định và được phản ảnh một cách tuyệt đối chính xác theo các nguyên tắc chung. Trả lời: số liệu có đáng tin không? 3. Vai trò và chức năng của kế toán quản trị 3.1 Vai trò của thông tin (Thời đại thông tin, xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, sự hội nhập của các nền kinh tế, tính cạnh tranh trên diện rộng...) NGUYEN TAN BINH 4 30/06/2012
  5. Management Accounting Introduction Lecture 3.2 Chức năng của kế toán quản trị (quan hệ với chức năng quản trị) + Hoạch định. + Tổ chức, điều hành. + Phân tích, kiểm tra. + Ra quyết định. Kế toán quản trị không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Ở một số quốc gia phát triển, kế toán quản trị trở thành một chuyên ngành quan trọng, hơn thế còn có cả những trường đại học và các viện nghiên cứu riêng về kế toán và kế toán quản trị. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN Chương 2 Phân loại chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí được phân tích dựa trên nhiều gốc nhìn khác nhau và sự phân loại chi phí (classifying costs) như vậy không nằm ngoài mục đích: quản trị hoạt động doanh nghiệp. I. PHÂN LOẠI CHUNG Phân loại theo nội dung chi phí 1. Chi phí sản xuất: 1.1. Chi phí nguyên vật liệu chính. (Direct material) 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp. (Direct labor) 1.3. Chi phí sản xuất chung. (Manufacturing overhead) 2. Chi phí ngoài sản xuất : 2.1. Chi phí bán hàng (Chi phí lưu thông, tiếp thị) 2.2. Chi phí quản lý (Chi phí hành chính) 3. Chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm: (Period costs & product costs) - Chi phí thời kỳ: Phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian), có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. - Chi phí sản phẩm: Chi phí cho giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán. II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO QUẢN TRỊ 1. Phân loại theo sự biến đổi của chi phí (behaviour): 1.1 Chi phí khả biến (chi phí biến đổi hay biến phí - Variable costs): Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng theo và ngược lại, NGUYEN TAN BINH 5 30/06/2012
  6. Management Accounting Introduction Lecture khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến. Khi khối lượng hoạt động bằng zéro, chi phí khả biến cũng bằng zéro. Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, bao bì đóng gói, vận chuyển bốc xếp… 1.2 Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí - Fixed costs): Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động. Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Ví dụ: Chi phí thuê tài sản, khấu hao, quảng cáo, lãi vay nợ dài hạn (trả cố định từng kỳ), lương trả theo thời gian… 1.3 Khảo sát hàm số chi phí 1.3.1 Hàm số tổng chi phí: Y = a + bx ; Đồ thị Trong đó, Y: biến số phụ thuộc (dependent variable): Tổng chi phí (total costs) x: biến số độc lập (independent variable): Khối lượng sản phẩm (volume) b: hệ số góc hay độ dốc (slope): Biến phí đơn vị (variable cost per unit of vol.) a: tung độ góc hay nút chặn (intercept point): Tổng định phí (fixed cost) 1.3.2 Hàm số chi phí đơn vị sản phẩm : ; Đồ thị Trong đó, y: chi phí đơn vị sản phẩm (total costs per unit of volume) 1.4 Chi phí bán khả biến (semivariable cost) Chi phí bao hàm cả 2 yếu tố khả biến và bất biến. Còn gọi là chi phí hỗn hợp (mixed cost). Ví dụ: - Hợp đồng thuê tài sản, một phần trả cố định theo thời gian và một phần trả theo thực tế hoạt động. - Chi phí điện năng thấp sáng cho toàn bộ phân xưởng hằng tháng là cố định, nhưng chúng sẽ gia tăng khi hoạt động máy móc có dùng điện gia tăng do khối lượng sản xuất tăng trong tháng. NGUYEN TAN BINH 6 30/06/2012
  7. Management Accounting Introduction Lecture 2. Phân loại theo tính chất của chi phí 2.1 Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp (direct costs): chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định đã hoàn thành. Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp 2.2 Chi phí gián tiếp Chi phí gián tiếp (indirect costs): liên quan đến nhiều sản phẩm, không làm tăng giá trị sản phẩm (non-value-added costs) Ví dụ: Chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm… SƠ ĐỒ TÓM TẮT MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHI PHÍ KHẢ BIẾN (1, 2, 3, 4) CHI PHÍ BẤT BIẾN (5, 6) 1 2 3 4 5 6 Nguyên liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị Chi phí điện nước, nhiên liệu Chi phí thuê ngoài Chi phí bảo hiểm Chi phí trực tiếp và là Chi phí ban đầu (1, 2) Chi phí gián tiếp (3, 4, 5, 6) Chi phí chuyển đổi (2, 3, 4, 5, 6) 2.3 Chi phí kiểm soát (Controllable & noncontrollable costs): Tùy thuộc vào các “trung tâm trách nhiệm” (Responsibility center) hay các cấp quản lý, một chi phí nào đó có thể được kiểm soát bởi một trung tâm này nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát đối với trung tâm khác. Các trung tâm trách nhiệm thường là: trung tâm chi phí (cost center), trung tâm tiêu thụ hay trung tâm bán hàng (revenue center), trung tâm lợi nhuận (profit center) và cao nhất là trung tâm đầu tư (investment center). 3. Phân loại chi phí trong đánh giá dự án Còn gọi là phân loại theo tính kinh tế (economic ) của chi phí. 3.1 Khái niệm về chi phí thích hợp (relevant cost): Dưới khía cạnh là một ngôn ngữ, kế toán có chức năng truyền đạt thông tin. Kế toán tài chính hệ thống các dữ liệu đã được ghi chép theo những nguyên tắc thống nhất, thể hiện bằng các báo cáo tài chính và thông báo cho mọi đối tượng rộng rãi bên ngoài doanh nghiệp. Trong khi đó, kế toán quản trị cũng tập hợp các dữ liệu nhưng nó có nhiệm vụ hệ thống thành những thông tin hữu ích để cung cấp cho các nhà quản trị xem xét ra quyết định. Vì vậy, kế toán quản trị chỉ quan tâm đến những chi phí nào thích hợp và sẽ bỏ qua các chi phí không thích hợp trong quá trình tính toán. NGUYEN TAN BINH 7 30/06/2012
  8. Management Accounting Introduction Lecture 3.2 Chi phí cơ hội (Opportunity costs): Là lợi ích (benefit) bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án. Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án, nhất là về mặt giá trị kinh tế (economic value), mặc dù chúng không được (hoặc chưa từng được) phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính. Ví dụ: Sinh viên Minh Hà vừa tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi, được Công ty Marumex mời làm việc với mức lương khởi điểm là 400 USD mỗi tháng, nhưng cùng lúc đó, cô ta cũng nhận được học bổng đi học cao học ở Mỹ. Nếu chọn phương án đi học, cô ta sẽ mất đi cơ hội có được số thu nhập nếu chọn phương án đi làm. Thu nhập mất đi đó trở thành chi phí cơ hội của phương án đi học. 3.3 Chi phí chìm: (Sunk costs): Còn gọi là chi phí lặn (ẩn), chi phí lịch sử hay chi phí quá khứ, đã phát sinh thực tế trên sổ sách. Tuy nhiên, chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai. Sự điều chỉnh này nhằm tránh những “bóp méo” (distortions) trước việc ra quyết định. Nói cách khác, chi phí chìm là những chi phí không thích hợp (Irrelevant) đối với việc xem xét để ra quyết định quản trị. 3.4 Chi phí khác nhau (Differential costs): Là chi phí chứa đựng nhân tố chênh lệch nhau giữa các phương án, còn gọi là chi phí chênh lệch hay chi phí gia tăng (incremental costs). Một ví dụ về chi phí chìm và chi phí khác nhau: Công ty TABICO muốn xem xét quyết định thay thế một chiếc xe tải cũ bằng một xe tải mới để gia tăng hiệu quả hoạt động vận chuyển. Số liệu về xe cũ và xe mới, hoạt động của hai phương án (không đổi xe cũ và đổi xe cũ) được tóm tắt ở bảng sau: Đặc điểm Xe cũ Xe mới Nguyên giá tài sản cố định Vòng đời hữu dụng (năm) Mức khấu hao hằng năm Trừ: Khấu hao tích luỹ (khấu hao đều) Gía trị còn lại (book value) Giá trị tận dụng Giá có thể bán thanh lý hiện nay Chi phí vận hành (nhiên liệu, lương, bảo trì) (năm) 200.000 4 50.000 150.000 50.000 0 10.000 160.000 30.000 1 30.000 0 90.000 NGUYEN TAN BINH 8 30/06/2012
  9. Management Accounting Introduction Lecture Thoạt nhìn, nếu bán xe cũ, công ty sẽ bị lỗ 40.000 (so giá bán là 10.000 với giá trị còn lại là 50.000). Nhưng giá trị còn lại của xe cũ là "chi phí chìm", không thích hợp để xem xét trong điều kiện hiện nay. Dù cho nhà quản trị có quyết định theo tiến trình nào đi nữa thì chi phí đó vẫn đã xảy ra, nó đã thuộc về quá khứ, đã là lịch sử, đã … chìm. Nó giống như rượu đã đổ xuống đất, không còn có thể hốt lên được nữa. Bảng phân tích sau đây giải thích về nhận xét trên: Tính toán chi phí của hai phương án Không đổi xe cũ Đổi xe cũ Chi phí Khác nhau (1) Khấu hao xe cũ (2) Giảm giá trị sổ sách xe cũ (+) Chi phí khác nhau: (3) Thu tiền bán xe cũ (4) Chi phí (khấu hao) xe mới (5) Chi phí vận hành Tổng cộng chi phí: 50.000 0 0 0 160.000 210.000 0 50.000 - 10.000 30.000 90.000 160.000 50.000 - 50.000 0 10.000 - 30.000 70.000 50.000 - Nhận xét: - Phương án đổi xe cũ, thay bằng xe mới sẽ tiết kiệm được chi phí là 50.000. Quyết định sẽ nên là: đổi xe cũ. - Gía trị còn lại của xe cũ 50.000 là chi phí chìm, không thích hợp (irrelevant) khi xem xét để ra quyết định trong hiện tại. - Chi phí chênh lệch theo ví dụ trên là: chi phí vận hành 70.000, chi phí khấu hao xe mới 30.000, tiền bán xe cũ 10.000. Đó là các chi phí thích hợp (relevant) khi xem xét để ra quyết định. NGUYEN TAN BINH 9 30/06/2012
  10. Management Accounting Introduction Lecture Bảng tóm tắt sự phân biệt chi phí thích hợp: Chi phí thích hợp Chi phí không thích hợp Những chi phí trong tương lai có sự khác nhau giữa các phương án Những chi phí trong tương lai không có sự khác nhau giữa các phương án Chi phí cơ hội (opportunity cost) Chi phí sẽ xảy ra trong tương lai (outlay costs) Chi phí chìm (sunk cost) Dòng ngân lưu ròng của phương án tốt nhất bị loại bỏ Đòi hỏi có một sự chênh lệch nhau giữa các phương án Không đòi hỏi có một sự chênh lệch nhau giữa các phương án Một chi phí lịch sử do một quyết định trong quá khứ 3.5 Chi phí biên (Marginal costs) Chi phí biên là trường hợp đặc biệt của chi phí gia tăng. Đó là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. 3.6 Chi phí trung bình (Average costs) Chi phí trung bình của một sản phẩm được tính bằng cách lấy tổng chi phí để sản xuất các sản phẩm, chia cho số lượng sản phẩm sản xuất được. Cần phân biệt chi phí biên và chi phí trung bình. Mỗi cách phân loại xuất phát từ cách nhìn khác nhau và giúp ra các quyết định khác nhau. Một ví dụ về chi phí biên và chi phí trung bình: Có các số liệu về chi phí sản xuất áo sơ mi tại Công ty may An Phước như sau: (đơn vị tính: 1000 đồng) Số lượng áo sơ mi được sản xuất Tổng chi phí sản xuất áo sơ mi Chi phí chênh lệch Chi phí biên để sản xuất 1 áo sơ mi tăng thêm Chi phí trung bình cho 1 áo sơ mi 1 100 95 Chi phí biên của áo thứ 2 100=100/1 2 195 95 = 195 - 100 97,5=195/2 …… …… …… …… …… 10 900 80 Chi phí biên của áo thứ 11 90=900/10 11 980 80 = 980 - 900 89=980/11 …… …… …… …… …… 100 7500 60 Chi phí biên của áo thứ 101 75=7500/100 101 7560 60 = 7560 - 7500 74,8=7560/101 Một số bình luận: - Chi phí biên cho 1 đơn vị sản phẩm giảm dần (lợi nhuận sẽ tăng dần) theo qui mô. - Chi phí trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm giảm dần do yếu tố chi phí bất biến của một đơn vị nghịch biến với khối lượng sản xuất. NGUYEN TAN BINH 10 30/06/2012
  11. Management Accounting Introduction Lecture Vài hình ảnh khác:  Ông giám đốc Trung tâm đào tạo EFC rất quan tâm đến chi phí biên của 1 học viên tăng thêm (1 học viên tăng thêm có thể không tăng thù lao giảng dạy cho giảng viên, tiền thuê giảng đường, tiền điện, phấn viết…, chỉ có thể tăng thêm chi phí in ấn giáo trình - nếu có (!).  Bác tài xế xe đò 50 chỗ ngồi chạy tuyến đường Sài Gòn - Phan Thiết (không bao gồm ăn uống trong giá vé) thì có lẽ quan tâm đến chi phí trung bình cho 1 kilômet đường dài mà thôi. Chương 3 Các phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích I. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH 1.1 Khái niệm và nguyên tắc Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Nguyên tắc so sánh: (i) Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh thường là: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh; - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua; - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành; - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành; - Các thông số thị trường; - Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. (ii) Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. 1.2 Phương pháp so sánh (i) Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở gốc. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hay giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. (ii) Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp như sau: Đơn vị tính: ngàn đồng STT KHOẢN MỤC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH Số tuyệt đối % 1 Doanh thu 100.000 130.000 30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 26.000 32,5 NGUYEN TAN BINH 11 30/06/2012
  12. Management Accounting Introduction Lecture 3 Chi phí kinh doanh 12.000 15.720 3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 280 3,5 So sánh tình hình thực hiện (TH) so với kế hoạch (KH): • Doanh thu: đạt 130%, vượt 30% (30 triệu đồng); • Giá vốn hàng bán: đạt 132,5%, vượt 32,5% (26 triệu đồng); • Chi phí hoạt động: đạt 131%, vượt 31% (3,72 triệu đồng); • Lợi nhuận: đạt 103,5%, vượt 3,5% (0,28 triệu đồng). Ta có đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh (còn gọi là phương trình doanh thu) như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Trong đẳng thức trên, chi phí tổng quát được hiểu, bao gồm: - Giá vốn hàng (đã) bán còn gọi là chi phí hàng bán (COGS: Cost of goods sold)- tài khoản 632 trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam; - Chi phí bán hàng- tài khoản 641; - Chi phí quản lý doanh nghiệp- tài khoản 642. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường được gộp lại và gọi chung là chi phí hoạt động hay chi phí kinh doanh - Operating cost, hoặc có thể gọi tắt là GSA (general selling and administrative): Chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. • Tỉ suất lợi nhuận (tỉ lệ lợi nhuận so với doanh thu) Nếu căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu thể hiện qui mô hoạt động để làm cơ sở tính toán, ta có tỷ lệ tiêu chuẩn gốc để so sánh là: 130% (tỷ lệ giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu kế hoạch). Theo đó, cùng tốc độ tăng trưởng 30%, các chỉ tiêu được tính: - Giá vốn hàng bán thực hiện = Giá vốn hàng bán KH  130% = 104.000 - Chi phí hoạt động thực hiện = Chi phí hoạt động KH  130% = 15.600 - Lợi nhuận thực hiện = 130.000 - (104.000 + 15.600) = 10.400 (hoặc là: lợi nhuận kế hoạch  130% = 10.400) Nhận xét: Nếu phân tích riêng về chỉ tiêu doanh thu, vượt kế hoạch 30%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với với tốc độ tăng trưởng doanh thu (32,5% và 31%) vì vậy làm cho lợi nhuận tăng không đáng kể (3,5%). Mặt khác, tỷ trọng kế hoạch của chi phí so với doanh thu là: Trong khi đó, tỷ trọng thực hiện là: Tỉ trọng chi phí thực hiện trong kỳ vượt so với kế hoạch: 93,63% - 92% = 1,63%, đã làm cho tỉ suất lợi nhuận giảm đi tương ứng: 6,37% - 8% = -1,63%. Kết luận quản trị: * Phải tìm cách kiểm soát chi phí hàng bán và tiết kiệm chi phí kinh doanh; * Giữ tốc độ tăng chi phí hàng bán và chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độ tăng doanh số, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. 2.1 Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích; Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; NGUYEN TAN BINH 12 30/06/2012
  13. Management Accounting Introduction Lecture Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0  Q1 - Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch. Q: đối tượng phân tích Q = a1 b1 c1 - a0 b0 c0 THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ: (i) Thay thế bước 1 (cho nhân tố a) a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 - a0b0c0 (ii) Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0 - a1b0c0 (iii) Thay thế bước 3 (cho nhân tố c) a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 - a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: a + b + c = (a1b0c0 - a0b0c0) + (a1b1c0 - a1b0c0) + (a1b1c1 - a1b1c0) = a1b1c1 - a0b0c0 = Q: đối tượng phân tích Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau. Ví dụ: Phân tích doanh thu trong quan hệ với khối lượng và giá cả. Đơn vị tính: ngàn đồng STT Khoản mục Kế họach Thực hiện Chênh lệch 01 Doanh thu bán hàng 100.000 120.000 + 20.000 02 Khối lượng hàng bán 1000 1250 +250 03 Đơn giá bán 100 96 -4 Gọi: Ta có: Q = a.b (Doanh thu = Khối lượng  Giá bán); Q1 = a1b1 = 1.250  96 = 120.000: doanh thu thực hiện; Q0 = a0b0 = 1.000  100 = 100.000: doanh thu kế hoạch;  Q = Q1 - Q0 = 120.000 – 100.000 = 20.000: đối tượng phân tích. Bước 1: Thay thế nhân tố “a”, tức là nhân tố khối lượng hàng bán để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” (a). (a1b0) = 1.250  100 = 125.000 a = a1b0 - a0b0 = 125.000 - 100.000 = 25.000 Bước 2: Thay thế nhân tố “b”, tức là nhân tố đơn giá bán để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” (b) (a1b1) = 1.250  96 = 120.000 b = a1b1 - a1b0 = 120.000 - 125.000 = - 5.000 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: NGUYEN TAN BINH 13 30/06/2012
  14. Management Accounting Introduction Lecture Q = a + b = 25.000 + (- 5.000) = 20.000: đối tượng phân tích. Nhận xét: • Nhân tố khối lượng hàng bán tăng (250 đơn vị) đã làm cho doanh thu tăng lên: 25.000; • Nhân tố đơn giá bán giảm (- 4 ngàn /đơn vị) đã làm cho doanh thu giảm đi: - 5.000. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã làm tăng doanh thu: 25.000 + (- 5000) = 20.000. 2.2 Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số Gọi Q: chỉ tiêu phân tích; a, b, c: trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Gọi Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch,  Q = Q1 - Q0: đối tượng phân tích Q = - = a+b+c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. • Thay thế nhân tố “a”; Ta có a = - : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a”. • Thay thế nhân tố “b”; Ta có b = - : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”. • Thay thế nhân tố “c”; Ta có c = - : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Q = a +b +c = - 3. Phương pháp số chênh lệch Là một dạng khác - dạng đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn. 3.1.Các nhân tố quan hệ dạng tích số: Theo ví dụ trên, ta có: Thứ nhất, với khối lượng bán ra tăng: 1.250 - 1.000 = 250 sản phẩm, mà đơn giá bán không đổi: 100 ngàn /sản phẩm, ta có: Phần doanh thu tăng lên: 250 sản phẩm  100 = 25.000. Thứ hai, thực tế đơn giá bán đã giảm: 96 - 100 =- 4 ngàn /sản phẩm, với khối lượng bán ra thực tế 1250 sản phẩm, ta có: Phần doanh thu giảm đi: 1250 sản phẩm  (-4) = - 5.000. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta sẽ có: 25.000 + (- 5.000) = 20.000: đối tượng phân tích Nếu ta gọi: - Khối lượng hàng bán là nhân tố “qui mô”; - Đơn giá bán là nhân tố “hiệu suất”; Ta sẽ có: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP SỐ CHÊNH LỆCH: Công thức (1) Liên hệ phương pháp thay thế liên hoàn, ta có: a = a1 b0 - a0b0 Đặt b0 làm thừa số chung: a = (a1 - a0) b0 = (1.250 - 1.000) 100 = 25.000. Công thức (2) NGUYEN TAN BINH 14 30/06/2012
  15. Management Accounting Introduction Lecture Liên hệ phương pháp thay thế liên hoàn, ta có: b = a1 b1 - a1b0 Đặt a1 làm thừa số chung: b = (b1 - b0) a1 = (96 - 100) 1.250 = - 5.000. 3.2 Các nhân tố quan hệ dạng thương số Gọi Q: chỉ tiêu phân tích. a, b, c: trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; ;  Q = - : đối tượng phân tích. Ta có:  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” a = trong đó, (a1 – a0): chênh lệch của nhân tố a  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” b = trong đó, : chênh lệch của nhân tố b.  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” c = trong đó, (c1 – c0) : chênh lệch của nhân tố c. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố: Q= a +b +c = - : đối tượng phân tích. CÁC LƯU Ý: Điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch là: * Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số; mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích; * Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “qui mô” đến “hiệu suất” (nhưng đó cũng chỉ là sự sắp xếp có tính tương đối). - Nhân tố qui mô nói lên mức độ, khối lượng hoạt động. Ví dụ: khối lượng sản phẩm thực hiện. - Nhân tố hiệu suất nói lên chất lượng hoạt động. Ví dụ: đơn giá. 4. Phương pháp cân đối Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh huởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn .v.v… Ví dụ: Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau: Đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ NGUYEN TAN BINH 15 30/06/2012
  16. Management Accounting Introduction Lecture Thực hiện 90.000 1.100.000 1.110.000 80.000 Kế hoạch 100.000 1.000.000 1.050.000 50.000 Ta có liên hệ cân đối: Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn kho cuối kỳ Hay có thể viết: Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ (Q) (a) (b) (c) Gọi: Q: chỉ tiêu phân tích; a, b, c: các nhân tố - có quan hệ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Đối tượng phân tích: Tồn kho cuối kỳ thực hiện (TH) - Tồn kho cuối kỳ kế hoạch (KH): 80.000 - 50.000 = 30.000 Ta gọi Q là đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0 = a + b - c Ta có:  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” (tồn đầu kỳ) a = a1 - a0 = 90.000 - 100.000 = -10.000  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” (nhập trong kỳ) b = b1 - b0 = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000  Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” (xuất trong kỳ) c = c1 - c0 = 1.110.000 - 1.050.000 = 60.000 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q = a + b - c = (-10.000) + (100.000) - (60.000) = 30.000 5. Phương pháp hồi quy Hồi quy - nói theo cách đơn giản , là đi ngược về quá khứ (Regression) để nghiên cứu những dữ liệu (data) đã diễn ra theo thời gian (dữ liệu chuỗi thời gian - time series) hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm (dữ liệu thời điểm hoặc dữ liệu chéo - cross section) nhằm tìm đến một qui luật về mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó được biểu diễn thành một phương trình (hay mô hình) gọi là: phương trình hồi quy mà dựa vào đó, có thể giải thích bằng các kết quả lượng hóa về bản chất, hỗ trợ củng cố các lý thuyết và dự báo tương lai. Theo thuật ngữ toán, phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến 1 biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variable), nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, hồi quy là công cụ phân tích đầy sức mạnh không thể thay thế, là phương pháp thống kê toán dùng để ước lượng, dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai dựa vào qui luật quá khứ. Ứng dụng trong kinh tế, có một ngành học có tên gọi là: kinh tế lượng - econometric - bắt nguồn từ chữ: econo: kinh tế; metric: đo lường. Một môn học được tổng hòa và tích hợp bởi các lý thuyết kinh tế của kinh tế học, bởi các phương trình toán của toán học kinh tế và dựa vào các dữ liệu được thu thập của bộ môn thống kê kinh tế. Đến nay, do hiệu quả to lớn của nó, phạm vi nghiên cứu kinh tế lượng đã vượt ra khỏi lĩnh vực kinh tế, được sử dụng rộng rãi và rất đắc dụng trong các ngành: thiên văn, khí tượng, vũ trụ, an ninh quốc phòng, tâm lý, xã hội học và rất nhiều lĩnh vực khác. Phương pháp hồi quy đơn Còn gọi là hồi quy đơn biến, dùng xét mối quan hệ tuyến tính giữa 1 biến kết quả và 1 biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả). Trong NGUYEN TAN BINH 16 30/06/2012
  17. Management Accounting Introduction Lecture phương trình hồi quy tuyến tính , một biến gọi là: biến phụ thuộc; một biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng) đơn giản có dạng tổng quát: Y = a + bx Trong đó, Y: biến số phụ thuộc (dependent variable); x: biến số độc lập (independent variable); a: tung độ gốc hay nút chặn (intercept); b: độ dốc hay hệ số gốc (slope). Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng, người ta thường viết dưới hình thức có nón (YÂ). Ví dụ: Phương trình tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng: Y = a + bx Trong đó, Y : Tổng chi phí trong kỳ; x : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ; a : Tổng chi phí bất biến; b : Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm; bx: Tổng chi phí khả biến. Nhận xét: - Với phương trình trên, tổng chi phí (Y) chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối lượng hoạt động (x) theo quan hệ tỉ lệ thuận. Khi (x) tăng dẫn đến (Y) tăng; khi (x) giảm dẫn đến (Y) giảm; - Khi x = 0 thì Y = a: Các chi phí như tiền thuê nhà, chi phí khấu hao, tiền lương thời gian và các chi phí hành chính khác là những chi phí bất biến, không chịu ảnh hưởng từ thay đổi của khối lượng hoạt động. Đường biểu diễn chi phí bất biến (a) song song với trục hoành. Trị số a là hệ số cố định, thể hiện “chi phí tối thiểu” trong kỳ của doanh nghiệp (nút chặn trên đồ thị) - Trị số b quyết định độ dốc (tức độ nghiêng của đường biểu diễn chi phí trên đồ thị); - Đường tổng chi phí Y = a + bx và đường chi phí khả biến bx song song với nhau vì giữa chúng có cùng chung một độ dốc b (slope). Xuất phát điểm của đường tổng chi phí bắt đầu từ nút chặn a (intercept = a) trên trục tung; trong khi đó, đường chi phí khả biến lại bắt đầu từ gốc trục tọa độ vì có nút chặn bằng 0 (intercept = 0). Hay nói một cách khác đi, theo nội dung kinh tế, khi khối lượng hoạt động bằng 0 (X= 0) thì chi phí khả biến cũng sẽ bằng 0 (bx= 0). Ví dụ: Có tình hình về chi phí kinh doanh (tài khoản 641 và tài khoản 642: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) và doanh thu (tài khoản 511) tại một doanh nghiệp được quan sát qua các dữ liệu của 6 kỳ kinh doanh như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Kỳ kinh doanh Doanh thu bán hàng Chi phí kinh doanh 1 1525 323 2 1798 365 3 2204 412 NGUYEN TAN BINH 17 30/06/2012
  18. Management Accounting Introduction Lecture 4 1987 410 5 1650 354 6 2121 403 Yêu cầu: Phân tích cơ cấu chi phí (bất biến, khả biến) của doanh nghiệp. Lời giải đề nghị: Yêu cầu của vấn đề là thiết lập phương trình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tức đi tìm giá trị các thông số a, b với mục đích phát hiện qui luật biến đổi của chi phí này trước sự thay đổi của doanh thu, nhằm đến việc dự báo chi phí cho các quy mô hoạt động khác nhau hoặc cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Phương trình chi phí kinh doanh có dạng: Y = a + bx. Trong đó, a: Tổng chi phí bất biến; b: Chi phí khả biến cho một đơn vị doanh thu; x: Doanh thu bán hàng; Y: Tổng chi phí kinh doanh. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ TÍNH a, b Phương pháp cực trị: Còn gọi là phương pháp cận trên - cận dưới (High - low method). Cụ thể để tìm trị số a, b của phương trình theo ví dụ trên bằng cách sử dụng công thức và cách tính toán như sau: Trong đó, chi phí cực đại : 412 chi phí cực tiểu : 323 doanh thu cực đại :2204 doanh thu cực tiểu: 1525 Từ Y = a + bx suy ra: a = Y – bx; Tại điểm đạt doanh thu cao nhất (high), ta có: a = 412 – 0.13  2204 = 125; Tại điểm đạt doanh thu thấp nhất (low), ta có: a = 323 – 0.13  1525 = 125; Hoặc dựa vào giá trị trung bình (mean) của x, y để tính a, theo phương trình: Ta có: a = 378 - (0,13  1881) = 133 Tất nhiên có sự khác biệt về kết quả a giữa hai phương pháp tính do dữ liệu biến động không đều. Trường hợp sau, tính theo giá trị trung bình có lẽ phản ảnh chính xác hơn. Phương trình chi phí kinh doanh đã được thiết lập: Y = 133 + 0.13 X. Lưu ý: (i) Phương pháp cực trị rất đơn giản, dễ tính toán nhưng thiếu chính xác trong những trường hợp dữ liệu biến động bất bình thường. Giá trị trung bình giữa cực đại cực tiểu không thể đại diện cho tòan tập dữ liệu. (ii) Trường hợp tập dữ liệu có số quan sát lớn, việc tìm thấy những giá trị cực trị gặp khó khăn và dễ nhầm lẫn, Excel sẽ cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác các giá trị thống kê: Max, Min, Range (= Max – Min) như sau: Column 1 (doanh thu) Column 2 (chi phí) Giải thích Mean 1881 Mean 378 Giá trị trung bình Standard Error 110 Standard Error 15 Sai số chuẩn Median 1892 Median 384 Trung vị Mode #N/A Mode #N/A Yếu vị Standard Deviation 268 Standard Deviation 36 Độ lệch chuẩn NGUYEN TAN BINH 18 30/06/2012
  19. Management Accounting Introduction Lecture Sample Variance 72030 Sample Variance 1315 Phương sai (mẫu) Kurtosis -1.76 Kurtosis -1.30 Độ chóp Skewness -0.14 Skewness -0.58 Độ nghiêng Range= max – min 679 Range= max– min 89 Khoảng (miền) Minimum 1525 Minimum 323 Giá trị tối thiểu Maximum 2204 Maximum 412 Giá trị tối đa Sum 11285 Sum 2267 Tổng cộng giá trị Count 6 Count 6 Số lần quan sát Lệnh: Excel/Tools/Data Analysis…/Descriptive Statistics/OK/Summary Statistics/ OK. Lưu ý: Nếu trong Tools không hiện hành sẵn Data Analysis, ta dùng lệnh: Tools/Add- Ins/Analysis ToolPak/OK. Sau đó trở lại Tools để có Data Analysis… GIẢI THÍCH TÓM TẮT VỀ CÁC THÔNG SỐ THỐNG KÊ (Xin hãy xem và đối chiếu các giá trị ở column 2 - Chi phí) (i) Mean (giá trị trung bình): là bình quân số học (Average) của tất cả các giá trị quan sát. Được tính bằng cách lấy tổng giá trị các quan sát (Sum) chia cho số quan sát (Count). (ii) Standard Error (sai số chuẩn): dùng để đo độ tin cậy của giá trị trung bình mẫu. Được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn (Standard Deviation) chia cho căn bậc 2 của số quan sát. Dựa vào công thức trên ta thấy rằng với độ lệch chuẩn  không đổi, n càng lớn thì S càng nhỏ. Tức khoảng dao động sẽ hẹp hơn và độ chính xác sẽ cao hơn. Người ta cũng dựa vào công thức này để tính số quan sát cần thiết n. (iii) Median (trung vị): là giá trị nằm ở vị trí trung tâm (khác với giá trị trung bình Mean). Được tính bằng cách: - Nếu số quan sát n là số lẻ: sắp xếp các giá trị quan sát từ nhỏ đến lớn, giá trị đứng vị trí chính giữa là số trung vị. - Nếu số quan sát n là số chẵn: sắp xếp các giá trị quan sát từ nhỏ đến lớn, trung bình cộng của 2 giá trị đứng vị trí ở giữa là số trung vị. Theo ví dụ trên, ta có các quan sát: 323, 354, 365, 403, 410, 412. Median = (iv) Mode (yếu vị): là giá trị xuất hiện nhiều lần nhất. Theo ví dụ trên, không có yếu vị nào cả (#N/A). (v) Standard Deviation (độ lệch chuẩn): được xem như là độ lệch trung bình, đại diện cho các độ lệch (hiệu số) giữa các giá trị quan sát thực và giá trị trung bình (Mean). Độ lệch chuẩn là đại lượng dùng để đo mức độ phân tán (xa hay gần) của các giá trị quan sát xung quanh giá trị trung bình. Được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai  (trung bình của bình phương các độ lệch: độ lệch âm-negative deviation và độ lệch dương-positive deviation). = (: đọc là sigma). NGUYEN TAN BINH 19 30/06/2012
  20. Management Accounting Introduction Lecture (vi) Sample Variance (phương sai của mẫu): là trung bình của bình phương các độ lệch. Giống như độ lệch chuẩn, nó cũng dùng để xem mức độ phân tán của các giá trị quan sát thực xung quanh giá trị trung bình. Được tính bằng cách lấy tổng các bình phương các độ lệch (tổng các hiệu số giữa giá trị quan sát thực và giá trị trung bình) chia cho số quan sát trừ (-) 1, viết là (n - 1). Theo ví dụ trên, ta có:  = ( : đọc là sigma bình phương). (vii) Kurtosis (độ chóp): là hệ số đặc trưng thống kê dùng để đo mức độ “đồng nhất” của các giá trị quan sát. - Đường cong rất chóp (very peaked): Đường cong rất bẹt (very flat): Theo ví dụ trên, độ chóp bằng: - 1.30. (viii) Skewness (độ nghiêng): là hệ số dùng để đo “độ nghiêng” khi phân phối xác suất không cân xứng theo hình chuông đều. - Nghiêng về trái ta gọi là “nghiêng âm” (Skewed to the left) Skewness < -1: nghiêng nhiều, > -0,5: nghiêng ít. - Nghiêng về phải ta gọi là “nghiêng dương” (Skewed to the right). Skewness > 1: nghiêng nhiều, < 0,5: nghiêng ít. Theo ví dụ trên, độ nghiêng bằng: - 0.58. (ix) Range (khoảng) also Range Width (hay bề rộng của khoảng): là độ dài của khoảng quan sát (khoảng biến thiên), được tính bằng cách lấy giá trị quan sát cực đại Max, trừ (-) cho giá trị quan sát cực tiểu Min. Theo ví dụ trên: Range = Max – Min. = 412 – 323 = 89 (x) Minimum (giá trị quan sát cực tiểu): là giá trị nhỏ nhất trong các quan sát. Min = 323 (xi) Maximum (giá trị quan sát cực đại): là giá trị lớn nhất trong các quan sát. Max = 412 (xii) Sum (tổng cộng giá trị của các quan sát): là tổng cộng tất cả các giá trị của tất cả các quan sát trong tập dữ liệu. Theo ví dụ trên, ta có: Sum = = 2267 (xiii) Count (số quan sát): là số đếm của số lần quan sát (n). NGUYEN TAN BINH 20 30/06/2012
nguon tai.lieu . vn