Xem mẫu

Hỏi đáp môn quản lý hành chính nhà nước Câu hỏi: Câu 1: Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2002 (sửa đổi) có ghi: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.” Đồng chí hãy phân tích làm rõ nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền và bản chất nhân dân của nhà nước ta? Theo đồng chí, cần phải làm gì để thực hiện được mục tiêu trên? Dàn bài: 1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được cụ thể hóa tại Hiến pháp năm 1992 (điều 2) 2. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền: a. Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên khung pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền thì pháp luật là tối cao, tối thượng, không ai đứng trên pháp luật và cũng không có ai đứng ngoài pháp luật. b. Nhà nước pháp quyền Việt Nam có những đặc điểm sau: ­ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. ­ Pháp luật trong nhà nước pháp quyền Việt nam là để phục vụ nhân dân lao động. ­ Nhà nước pháp quyền được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ­ Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ. 3. Bản chất nhân dân của nhà nước được thể hiện ở các yếu tố: a. Nhà nước pháp quyền của dân: Nhân dân có quyền lập ra các cơ quan nhà nước, nhân dân có quyền bầu ra các chức vụ đứng đầu nhà nước, nhân dân có quyền bãi miễn các chức vụ đứng đầu các cơ quan nhà nước nếu họ đi ngược lại với Hiến pháp, pháp luật và lợi ích nhân dân. b. Nhà nước pháp quyền do dân: Nhân dân được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật… Nhà nước đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân trong xây dựng pháp luật (dân biết, dân bàn… trong quá trình xây dựng pháp luật) 1 c. Nhà nước pháp quyền vì dân: Pháp luật là để phục vụ nhân dân, cái gì có lợi cho dân thì làm, có hại cho dân thì hết sức tránh; mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân (vì dân làm việc…) 4. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: a. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: tăng cường chất lượng công tác xây dựng luật. b. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật để đảm bảo pháp luật được tốt trọng và chấp hành pháp luật được nghiêm minh. 5. Giải pháp để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân: Để từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền cần phải thực hiện 9 nội dung sau: ­ Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh ­ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ­ Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo khung pháp lí lành mạnh cho mọi hoạt động của xã hội, của nhà nước và của công dân; ­ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm làm cho mọi công dân biết và làm theo pháp luật ­ Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật ­ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật ­ Hoàn thiện hoạt động lập pháp, bộ máy hành chính và các cơ quan tư pháp ­ Mở rộng dân chủ ­ Công khai mọi lĩnh vực… Câu 2: Trình bày quan điểm có tính chất nguyên tắc của Đảng và Nhà nước về đổi mới nền hành chính ở nước ta? Cần phải làm gì để quan điểm trên được quán triệt ở địa phương (bộ, ngành) mình? Nền hành chính nước ta gồm các yếu tố cấu thành là: 1. Hệ thống thể chế bao gồm Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính 2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và chính phủ từ Trung ương tới chính quyền cơ sở 3. Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Các yếu tố này gắn bó hữu cơ với nhau, với các nhìn nhận như trên, quan điểm đối mới hành chính nhà nước là cần phải cải cách đồng bộ cả ba yếu tố trên thì mới đảm bảo hiệu quả của cả hệ thống. Nếu đổi mới không 2 đồng bộ các bộ phận cấu thành sẽ dẫn tới tình trạng chắp vá, kém hiệu quả. Quan điểm về đổi mới hành chính nhà nước, quan điểm đổi mới như thế nào là phù hợp? 1. Quan niệm hành chính nhà nước: Hành chính nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị, là một hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lí điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp. Tại sao phải đổi mới hành chính nhà nước: Hiện nay bộ máy hành chính nhà nước đang tồn tại một số nhược điểm lớn: ­ Bệnh quan liêu ­ Xa dân, xa cơ sở ­ Tham nhũng, lãng phí của công ­ Bộ máy cồng kềnh, vận hành kém hiệu quả, trật tự và kỉ cương hành chính bị buông lỏng ­ Đội ngũ cán bộ công chức thiếu kiến thức, năng lực kém, phẩm chất đạo đức kém. Quan điểm đổi mới nền hành chính nhà nước: ­ Xây dựng nền hành chính phải phù hợp với cơ chế quản lí mới. ­ Nền hành chính là một bộ phận của hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính gắn với đổi mới hệ thống chính trị ­ Xây dựng nền hành chính dân chủ phục vụ đắc lực cho nhân dân và giữ vững trật tự kỉ cương xã hội theo pháp luật. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ dân tận tâm, tận tụy, đáp ứng các yêu cầu chính đáng của dân, đòi hỏi mọi người dân tuân theo pháp luật. Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. ­ Cải cách hành chính phải phục vụ đắc lực và thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. ­ Cơ sở của kinh tế đổi mới và phát triển đòi hỏi khuôn mẫu thể chế phải thích ứng và làm thay đổi chức năng của tổ chức bộ máy nhà nước, trước hết là bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức và con người trong hệ thống hành chính. ­ Mọi chủ trương cải cách nền hành chính đều phải xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và điều kiện thực tế. nhằm tác động tích cực tới các lĩnh vực của xã hội, mang hiệu quả thiết thực Điều quan trọng nhất của cải cách hành chính nhà nước là phải coi việc này là một bộ phận quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền 3 Việt Nam, gắn liền với đổi mới và chỉnh đốn Đẳng. Quan điểm này nhấn mạnh sự thống nhất hữu cơ giữa xây dựng Đảng, kiện toàn Nhà nước và cải cách nền hành chính trong điều kiện Đảng duy nhất nắm quyền. Như vậy trước hết phải chỉnh đốn Đảng trong đội ngũ cán bộ công chức, đổi mới lãnh đạo đảng trong quản lí Nhà nước. Cải cách phải kết hợp với đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội, các cơ quan tư pháp, lập pháp và hành pháp. Câu 3: Trình bày khái quát về tổ chức bộ máy Nhà nước và những phương hướng cải cách bộ máy nhà nước? 1. Khái quát về tổ chức bộ máy Nhà nước: Xuất phát từ chức năng của nhà nước (chuyên chính, trấn áp, tổ chức và xây dựng; quản lí cộng đồng và bảo vệ lợi ích giai cấp, dân tộc), bộ máy nhà nước gồm 3 loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992 gồm có 4 hệ thống cơ quan: ­ Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm: + Quốc hội (cơ quan lập pháp) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính vì cậy Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình. Quốc hội thống nhất ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng không phải là cơ quan độc quyền. Hiến pháp và pháp luật quy định cho Quốc hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, ban hành các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, tạo nên thể chế xã hội; quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước như các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan nhà nước trung ương; thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật qua việc nghe báo cáo của các cơ quan tối cao nhà nước, thông qua hoạt động của các cơ quan quốc hội, đại biểu quốc hội, thông qua hình thức chất vấn của đại biểu quốc hội với những đối tượng xác định trong bộ máy nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: 4 Ủy ban thường vụ quốc hội: cơ quan thường trực của quốc hội, gồm có Chủ tịch quốc hội, các phó chủ tịch quốc hội, các ủy viên thường vụ quốc hội được bầu tại kì họp thứ nhất mỗi khóa quốc hội. Ủy ban thường vụ quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như sau: Ban hành pháp lệnh về các vấn đề được quốc hội trao trong chương trình làm luật của Quốc hội, giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh; thực hiện giám sát thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết, hoạt động của chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, việt kiểm sát nhân dân tối cao, đình chỉ thi hành các văn bản của Chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân trái với hiến pháp. luật, nghị quyết của quốc hội và trình quốc hội quyết định việc hủy bỏ; giám sát, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giải tán hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương; thực hiện quan hệ đối ngoại của quốc hội; tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân theo quyết định của quốc hội; ngoài ra còn một số quyền hạn khác như quyết định vấn đề nhân sự của chính phủ theo đề nghị của thủ tướng chính phủ, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi đất nước bị xâm lược… Hội đồng dân tộc: được lập ra để đảm bảo sự phát triển bình đẳng, đồng đều của các dân tộc Việt Nam, để giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân tộc. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, kiến nghị với quốc hội các vấn đề dân tộc; giám sát thi hành các chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc; kiến nghị về luật, pháp lệnh, chương trình làm luật của quốc hội… Ủy ban của quốc hội: được lập ra để theo dõi các lĩnh vực hoạt động của quốc hội nhằm giúp quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các ủy ban của quốc hội là hình thức thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của quốc hội. Các ủy ban của quốc hội có nhiệm vụnghiên cứu thẩm định các dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, các báo cáo được quốc hội hoặc ủy ban thường vụ quốc hội trao, trình quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, kiến nghị những vẫn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban. Đại biểu quốc hội: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn