Xem mẫu

  1. HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUÊ Trương Thị Xuân Hải TÓM TẮT: Bài viết đề cập đến việc triển khai thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời làm rõ một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần thực hiện có hiệu quả vấn đề này. Từ khóa: Hoạt động hòa giải, Thừa Thiên Huế, hòa giải thương mại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại được ban hành trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng không kém phần phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp kinh tế, thương mại phát sinh với số lượng ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn đòi hỏi phải có những cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, phát triển kinh tế. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải thương mại nhằm đa dạng hóa các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại; tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Việc ban hành Nghị định về hòa giải thương mại góp phần thể chế hóa cam kết của Việt Nam trong WTO đối với lĩnh vực dịch vụ trọng tài, hòa giải thương mại.  Trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 38
  2. 1. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP tại tỉnh Thừa Thiên Huế Sau khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, ngày 04 tháng 7 năm 2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn số 4673/UBND-TP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại theo công văn số 2147/BTP-BTTP ngày 26 tháng 06 năm 2017 của Bộ Tư pháp. Thực hiện công văn số 4673/UBND-TP, Sở Tư pháp đã có công văn số 1147/STP-BTTP báo cáo về việc khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP gửi Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, nhằm tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, Sở Tư pháp đã biên soạn tài liệu giới thiệu về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại, hỏi - đáp pháp luật về hòa giải thương mại và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chức năng quản lý chuyên ngành đối với hòa giải thương mại cho Sở Tư pháp; xây dựng dự thảo Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp gửi Sở Nội vụ thẩm định. Ngày 22/12/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 103/2017/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Theo đó, bổ sung nhiệm vụ của Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tại địa phương theo quy định của pháp luật. Hiện nay là Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 03/04/2021 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp đã thay thế các quyết định trên. Mặt khác, Sở Tư pháp đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện khác để đảm bảo việc đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc, đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài,… tại địa phương được thuận lợi, kịp thời; lập và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc, tổ chức hòa giải thương mại trên Trang thông tin của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 31/7/2017 về triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của 39
  3. Chính phủ về hòa giải thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 Trung tâm hòa giải thương mại và 09 hòa giải viên thương mại. 2. Về thủ tục hành chính công trong lĩnh vực hòa giải thương mại Một trong những nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP là việc xây dựng thủ tục hành chính trong lĩnh vực hòa giải thương mại. Trên cơ sở Quyết định số 500/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, gồm 13 thủ tục hành chính. Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1956/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Theo đó, Quyết định số 500/QĐ-BTP hết hiệu lực thi hành. Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-BTP, Ủy ban nhân dân tỉnh dã ban hành Quyết định số 2934/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế. Có 09 thủ tục hành chính được chuẩn hóa, gồm: - Đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc; - Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; - Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại khi thay đổi địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; - Thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại; Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại; - Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; 40
  4. - Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; - Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam khi thay đổi địa chỉ trụ sở của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; - Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; - Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo điểm a, b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại. Ngoài ra, Quyết định này đã bãi bỏ 13 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Với việc đơn giản hóa về thủ tục hành chính công trong lĩnh vực hòa giải thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc các trung tâm hòa giải và các hòa giải viên thương mại trong việc đăng ký thành lập và hoạt động. 3. Một số hạn chế, vướng mắc và đề xuất kiến nghị trong triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP 3.1. Hạn chế, vướng mắc Như đã đề cập trên đây, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 Trung tâm hòa giải thương mại và 09 hòa giải viên thương mại. Tuy nhiên, đã hơn 4 năm kể từ ngày Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay vẫn chưa có vụ việc hòa giải thương mại nào được thực hiện tại địa phương. Qua công tác quản lý nhà nước, có thể đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng này, như sau: Thứ nhất, các bên tranh chấp chưa biết nhiều về hoạt động hòa giải thương mại, chưa hiểu hết về ý nghĩa của hoạt động này. Phần lớn cá nhân, tổ chức chưa coi hòa giải thương mại là một hoạt động dịch vụ giải quyết tranh chấp chuyên nghiệp nên chưa sử dụng rộng rãi phương thức này. Thứ hai, Điều 16 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định: “Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Theo quy định 41
  5. tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan. Mặc dù đây là quy định nhằm nâng cao hiệu lực và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải, tuy nhiên, vẫn còn tâm lý e ngại về các thủ tục này. 3.2. Đề xuất kiến nghị Một là, tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Nghị định số 22/2017/NĐ-CP trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội... vói nhiều hình thức đa dạng, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Cần có các giải pháp thông qua hoạt động truyền thông, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp... để cá nhân, tổ chức biết đến phương thức giải quyết tranh chấp này nhiều hơn, hiểu rõ hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thuận lợi, bảo đảm bí mật kinh doanh; trình tự, thủ tục hòa giải thương mại đơn giản, các bên đỡ mất nhiều thời gian… Hai là, đối với quy định tại Điều 16 (Công nhận kết quả hòa giải thành), cần có sự hướng dẫn, giải thích để các bên thấy được ý nghĩa của quy định này là nâng cao giá trị pháp lý và hiệu lực của kết quả hòa giải thành; quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự; việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án. Có thể thấy, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng hóa cơ chế giải quyết tranh chấp, qua đó, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Để các quy định pháp luật về hòa giải thương mại có thể đi vào cuộc sống, cần phải tăng cường nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thực sự mang lại hiệu quả và lợi ích cho các bên. Chúng ta đã có Trung tâm hòa giải thương mại và các hòa giải viên thương mại, nhưng trên thực tế các tổ chức, cá nhân chưa biết đến nhiều, chưa có vụ việc 42
  6. được giải quyết bằng phương thức này thì rất đáng tiếc. Trong khi đó, các tranh chấp thương mại chủ yếu vẫn tập trung tại Tòa án, gây sức ép, quá tải và chậm trễ trong giải quyết, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động và công việc của các bên. Do đó, đặt ra yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tăng cường hơn nữa cơ hội tiếp cận và nâng cao nhận thức về hòa giải thương mại; cộng đồng kinh doanh cũng như cá nhân nhà kinh doanh cần tạo cho mình những hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về hình thức giải quyết tranh chấp này để tiến tới các quy định về hòa giải thương mại thật sự phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả thiết thực cho các đối tượng liên quan./. 43
nguon tai.lieu . vn