Xem mẫu

  1. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG Trần Hồng Ca TÓM TẮT: Biện pháp hòa giải tại cộng đồng là biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Đây là biện pháp mới được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bài viết này tập trung phân tích các quy định về thủ tục áp dung biện pháp hòa giải tại cộng đồng, từ đó chỉ ra các bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp này vào thực tế. Từ khóa: hòa giải tại cộng đồng, miễn trách nhiệm hình sự, người dưới 18 tuổi phạm tội ABSTRACT: Reconciliation in community is a supervisory and educational measure in case of exemption from criminal responsibility applied to juvenile offenders. The measure is prescribed in the 2015 Criminal Code (amended and supplemented in 2017). The procedure for applying reconciliation in community shall be recorded in the 2015 Criminal Procedure Code and elaborating documents. This article is aimed to analyse law and regulations on the procedure for applying reconciliation in community. On that basis, shortcomings concerning this issue and suggestions were proposed to improve relevant law and regulations. Keywords: Reconciliation in community, exemption from criminal responsibility, juvenile offenders. 1. Khái quát về biện pháp hòa giải tại cộng đồng Cải cách tư pháp là chiến lược xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu chung là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”1.  ThS. Bộ môn Luật Tư pháp - Khoa Luật - Đại học Cần Thơ; Email: thca@ctu.edu.vn 1 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 335
  2. Trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, việc hoàn thiện hệ pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đã được chú trọng thể hiện rõ ở việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – (sau đây viết tắt là BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS) và hàng loạt văn bản có liên quan. Trong đó, các quy định liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 phạm tội đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”2. Đồng thời, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Có thể thấy, khi người dưới 18 tuổi phạm tội, phải hạn chế đưa họ ra xét xử và áp dụng hình phạt3. Trong đó, hòa giải tại cộng đồng là biện pháp giám sát, giáo dục lần đầu tiên được ghi nhận trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo khoản 2 Điều 91 BLHS, biện pháp hòa giải tại cộng đồng có thể áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Hòa giải tại cộng đồng là biện pháp giám sát, giáo dục có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo dưới 18 tuổi khi thực hiện tội phạm có thể được miễn trách nhiệm hình nhằm giải quyết bất đồng trong vụ án hình sự giữa bị can, bị cáo và bị hại với sự hỗ trợ của người tiến hành tố tụng, làm cơ sở cho việc đình chỉ giải quyết vụ án. Theo Điều 94 BLHS hiện hành, biện pháp hòa giải tại cộng đồng có thể được áp dụng khi đủ các điều kiện sau: (1) Bị can bị cáo4 thuộc một trong các trường hợp sau đây5: • Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi thực hiện tội phạm và bị buộc tội về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của BLHS. 2 Khoản 1 Điều 91 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 3 Phạm Văn Beo, Luật Hình sự (quyển 1) Phần chung, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019, trang 512 4 Tác giả sử dụng cụm từ bị can, bị cáo thay cho cụm từ người phạm tội của Bộ luật Hình sự vì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tư cách tố tụng của họ có thể là bị can, bị cáo tùy theo giai đoạn tố tụng. 5 Khoản 2 Điều 12, khoản 2 Điều 91, Điều 92, Điều 94 BLHS 336
  3. • Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi thực hiện tội phạm và bị buộc tội về tội rất nghiêm trọng quy định tại quy định tại một trong các điều 143, 169, 170, 173, 178, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS. (2) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự6. (3) Bị can, bị cáo dưới 18 tuổi khi thực hiện tội phạm tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả. (4) Không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). (5) Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. (6) Bị can, bị cáo 18 tuổi khi thực hiện tội phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Về thẩm quyền áp dụng, biện pháp hòa giải tại cộng đồng do Thủ trưởng (hoặc Phó thủ trưởng) Cơ quan điều tra, Viện trưởng (hoặc Phó Viện trường) Viện kiểm sát hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự7. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm xác định các điều kiện và quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong trường hợp luật định để bảo đảm quyền lợi cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội cũng như quyền lợi của bị hại. 2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong tố tụng hình sự Biện pháp hòa giải tại cộng đồng lần đầu tiên được ghi nhận BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Việc áp dụng biện pháp này thực hiện theo quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 37/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/3/2018 quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sau đây viết tắt là NĐ 37/2018); và Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 6 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/5/2018 Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về Án treo. 7 Điều 428 BLTTHS 337
  4. tuổi (sau đây viết tắt là TTLT 06/2018). Về cơ bản, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có thể được khái quát như sau: ➢ Thông báo về khả năng miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi, chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm xác định các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự và khả năng áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Khi xác định bị can, bị cáo có khả năng được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, cơ quan, người tiến hành tố tụng thông báo cho người bị buộc tội, bị hại và người đại diện của họ. Hiện tại, chưa có quy định chi tiết về nội dung và hình thức thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, việc thông báo bằng văn bản và được giao cho người tham gia tố tụng theo quy định chung là cần thiết. ➢ Bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị áp dụng biện pháp này bằng văn bản: Đề nghị áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có thể do bị can, bị cáo dưới 18 tuổi tự thực hiện hoặc người đại diện thực hiện. Theo Điều 92 BLHS, người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý là điều kiện bắt buộc để áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Người đại diện của người dưới 18 tuổi xác định theo thứ tự sau: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người giám hộ, người do Tòa án chỉ định8. Về hình thức, đề nghị áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng của bị can, bị cáo hoặc người đại diện được hình thực hiện bằng văn bản9. Văn bản đề nghị được gửi đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý giải quyết vụ án. ➢ Người bị hại, người đại diện của họ tự nguyện hòa giải và có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự: Sự tự nguyện của bị hại là điều kiện để tiến hành hòa giải tại cộng đồng. Cụ thể, Điều 94 BLHS quy định “…tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình 8 Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 9 Khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 338
  5. sự”. Quy định này được hiểu là chỉ cần người bị hại hoặc người đại diện đồng ý, hòa giải tại cộng đồng có thể được tiến hành. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 15 TTLT 06/2018 quy định “…người bị hại và người đại diện của họ tự nguyện hòa giải và có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự”. Quy định này được hiểu là phải được sự đồng ý của cả bản thân người bị hại và người đại diện là điều kiện bắt buộc để quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Có thể thấy, quy định giữa BLHS và TTLT 06/2018 có sự khác biệt về sự đồng ý của phía bị hại. Nhưng có thể hiểu, các quy định này đều hướng đến sự đồng thuận của phía bị hại. ➢ Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo luật định: Nội dung và hình thức quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 428 BLTTHS. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng sẽ chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc hòa giải như thời gian, địa điểm, thành phần tham gia hòa giải. ➢ Giao quyết định cho người dưới 18 tuổi được hòa giải, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng. Việc giao các quyết định cho người tham gia tố tụng được thực hiện theo quy định về việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng tại Điều 138 BLTTHS. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải được giao cho các chủ thể trên chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải. ➢ Tiến hành hòa giải: Người tiến hành hòa giải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tiến hành hòa giải theo theo quy định và lập biên bản về việc hòa giải. Biên bản hòa giải thể hiện rõ các câu hỏi, câu trả lời và ý kiến của những người tham gia hòa giải, kết quả hòa giải, người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có). ➢ Quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng: 339
  6. Trong trường hợp kết quả hòa giải thành, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụngquyết định miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 92 BLHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo Điều 94 BLHS. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo quy định tại các Điều 230, 248 BLTTHS. Đối với giai đoạn xét xử, theo Điều 326, 428 BLTTHS, việc quyết định miễn trách nhiệm hình sự áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng do Hội đồng xét xử quyết định tại phiên tòa và thể hiện trong bản án. Trường hợp hòa giải không thành, vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung. ➢ Thi hành các biện pháp giám sát giáo dục: Khi được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, người dưới 18 tuổi có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục tại nơi cư trú. Cụ thể, thủ tục áp dụng các biện pháp này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2018/NĐ-CP. Theo đó, UBND cấp xã phối hợp với công an cùng cấp, Nhà trường, gia đình và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục. ➢ Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng: Theo Điều 20 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP, sau hoàn thành chương trình giám sát, giáo dục theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành biện pháp hòa giải tại cộng đồng cho người được giám sát, giáo dục. 3. Bất cập và giải pháp hoàn thiện trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong tố tụng hình sự Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được quy định tương đối đầy đủ trong BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy vậy, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng vào thực tế chưa phổ biến do nhiều nguyên nhân. Trong đó, các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng vẫn còn một số tồn tại. Việc hoàn thiện các bất cập này là cần thiết để áp dụng hiệu quả biện pháp hòa giải tại cộng đồng vào quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 3.1. Bất cập và giải pháp về quy định “Người bị hại, người đại diện của họ (sau đây gọi chung là bị hại) tự nguyện hòa giải và có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự” là điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng biện pháp hòa giải: 340
  7. BLHS quy định “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự10”. Có thể thấy, BLHS hướng đến sự tự nguyện của bị hại khi tiến hành hòa giải và miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi. Quy định này cần thiết khi áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng vì bị hại là chủ thể bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và việc miễn trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại trong vụ án. Tuy nhiên các quy định trên của BLHS làm cho việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trở nên khó khả thi. Bởi lẽ, với quy định này, khi nào người bị hại đã tự nguyện hòa giải với bị can, bị cáo, và đã có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự gửi đến cơ quan có thẩm quyền mới tổ chức việc hòa giải. Cho nên, việc tổ chức hòa giải theo thời gian và địa điểm được xác định trong quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng sẽ trở thành hình thức. Đồng thời, quy định bị hại phải đề nghị miễn trách nhiệm hình sự trước khi tiến hành hòa giải cũng không cần thiết và việc áp dụng biện pháp hòa giải sẽ khó khăn hơn. Khi chưa tiến hành hòa giải, bị hại có thể chưa thông cảm cho hành vi của bị can, bị cáo, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc hòa giải tại cộng đồng nên yêu cầu họ đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo là rất khó khả thi. Khi tiến hành hòa giải, nếu bị can, bị cáo xin lỗi bị hại và cam kết bồi thường thiệt hại11 và được sự giải thích, hướng dẫn của người tiến hành tố tụng, việc bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo sẽ dễ dàng hơn do bị hại đã có sự thông cảm, hiểu được các quy định có liên quan cũng như ý nghĩa của việc hòa giải tại cộng đồng. Hơn thế nữa, theo khoản 4 Điều 16 TTLT 06/2018, nếu kết quả hòa giải thành, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Trường hợp kết quả hòa giải không thành thì cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án theo thủ tục chung. Như vậy, việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phụ thuộc vào kết quả của buổi hòa giải, do đó, quy định về việc người bị hại phải có văn bản đề nghị 10 Khoản 2 Điều 94 BLHS 11 Khoản 3 Điều 94 BLHS 341
  8. miễn trách nhiệm hình sự trước khi tiến hành hòa giải trở nên không cần thiết, gây khó khăn cho việc tổ chức hòa giải. Vì các lẽ trên, quy định liên quan đến sự tự nguyện của bị hại chỉ nên dừng lại ở việc bị hại hoặc người đại diện của bị hại đồng ý tham gia buổi hòa giải tại cộng đồng. Đối với vấn đề miễn trách nhiệm hình sự, dưới sự chủ trì của người tiến hành tố tụng, bị hại và bị can, bị cáo sẽ thảo luận và cuối cùng người bị hại sẽ quyết định đề nghị hoặc không đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo dưới 18 tuổi khi phạm tội hoàn toàn tự nguyện tại buổi hòa giải. Với quy định này, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi sẽ khả thi hơn. 3.2. Bất cập và giải pháp về quy định ra quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trước khi tiến hành hòa giải và quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trên cơ sở kết quả hòa giải thành: Theo thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được phân tích ở mục 2, có đến 02 quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Cụ thể, khi có đủ điều kiện luật định, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 428 BLTTHS. Quyết định này làm căn cứ cho việc tổ chức hòa giải tại cộng đồng. Tiếp theo, sau khi tổ chức hòa giải và kết quả hòa giải thành, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng (khoản 4 Điều 16 TTLT 06/2018). Như vậy, có thể thấy về trình tự, thủ tục áp dụng, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được quyết định 02 lần. Về biểu mẫu các quyết định tố tụng này, quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng và quyết định miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra được ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 Quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Theo đó, quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo mẫu số 232 là quyết định được ra trước khi tiến hành hòa giải theo các nội dung được quy định tại Điều 428 BLTTHS. Sau khi hòa giải thành, cơ quan điều tra ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự theo mẫu số 230, trong đó có nội dung liên quan đến việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Khi người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp hòa giải tại cộng đồng, người dưới 18 tuổi có nghĩa vụ thực hiện 342
  9. chương trình giám sát, giáo dục tại nơi cư trú theo Nghị định 37/2018. Cho nên, việc TTLT 06/2018 quy định “quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng” chưa hợp lý và có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, chồng chéo trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Do vậy, Điều 16 TTLT 06/2018 nên sửa đổi theo hướng trong trường hợp kết quả hòa giải thành, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và thực hiện chương trình giám sát giáo dục đối với người dưới 18 được hòa giải tại cộng đồng sẽ phù hợp với các quy định về thủ tục áp dụng. 3.3. Bất cập và giải pháp về việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố khi hòa giải thành Về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, khi có kết quả hòa giải thành, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại các Điều 230, 248 BLTTHS, khi có căn cứ quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi tại khoản 2 Điều 91 BLHS, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án. Theo đó, có thể có 02 tình huống xảy ra: (1) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án ngay sau quyết định miễn trách nhiệm hình sự nhằm bảo đảm phù hợp với các quy định về thời hạn điều tra, truy tố, vụ án hình sự. Tuy nhiên, người được áp dụng biện pháp hòa giải phải thực hiện chương trình giám sát giáo dục ở nơi cư trú12 trong khoảng thời gian tối đa 01 năm. Do vậy, nếu người dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng không thực hiện đúng quy định về chương trình giám sát giáo dục và bồi thường thiệt hại thì họ bị áp dụng chế tài như thế nào lại chưa được làm rõ trong các quy định về biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Trong trường hợp này, mục tiêu giáo dục, hồi phục cho người dưới 18 tuổi trở thành người tốt đã không đạt được. (2) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án khi người dưới 18 tuổi được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng13. Khi được cấp giấy chứng nhận thì người được hòa giải đã thực hiện xong các nghĩa vụ theo quy định, 12 Mục 2 Chương II Nghị định số 37/2018/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 10/3/2018 Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự 13 Điều 20 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 10/3/2018 Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự 343
  10. nên việc miễn trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án vào thời điểm đảm bảo quyền lợi của bị hại và khả năng phục hồi, trở thành công dân tốt của người dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp hòa giải. Tuy nhiên, áp dụng theo hướng này có khả năng kéo dài hơn so với thời hạn điều tra, truy tố vụ án theo luật định. Do vậy, có thể kết luận việc đình chỉ vụ án được tiến hành khi bị can, bị cáo thực hiện xong nghĩa vụ là không phù hợp với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Như vậy, việc xác định thời điểm cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong cả 02 tình huống trên đều có điểm tồn tại, nên vấn đề này cần phải được nghiên cứu và tìm ra hướng xử lý phù hợp. Đối với trường hợp này, giải pháp từ pháp luật tố tụng hình sự của Hungary có giá trị tham khảo cho pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Cụ thể, the Act XC of 2017 on Criminal proceedings (Bộ luật Tố tụng hình sự Hungary ban hành năm 2017) quy định về việc hòa giải trong vụ án hình sự. Theo đó, khi vụ án đủ điều kiện để tiến hành hòa giải, cơ quan có thẩm quyền sẽ tạm đình chỉ vụ án để hòa giải trong khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này, nghi phạm và bị hại sẽ tham gia vào thủ tục hòa giải dưới sự hỗ trợ của người có thẩm quyền. Nếu hòa giải thành và người bị tình nghi cam kết thực hiện nghĩa vụ hoặc đã thực hiện hiện nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định đình chỉ vụ án. Trường hợp hòa giải không thành, việc giải quyết vụ án sẽ được phục hồi và tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung14. Có thể thấy, quy định theo hướng này sẽ giải quyết được những bất cập đã phân tích ở 02 trường hợp có thể xảy ra ở trên. Cụ thể, BLTTHS cần được nghiên cứu sửa đổi theo hướng quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng là căn cứ để tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án. Khi người được áp dụng biện pháp giám sát giáo dục được cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo thủ tục chung. Ngược lại, nếu khi người được giám sát giáo dục không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định và không được cấp giấy chứng nhận thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể phục hồi vụ án theo quy định tại các Điều 235, 249 BLTTHS. 3.4. Bất cập và giải pháp về việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự: 14 Herke Csongor, Lecture notes: Criminal procedure law, Khoa Luật, Trường Đại học Pécs 2018, tr.74 344
  11. Khi đối chiếu các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được phân tích ở mục 2 vào giai đoạn xét xử vụ án hình sự, có thể thấy gần như không thể áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Cụ thể: Theo khoản 1 Điều 428 BLTTHS, ở giai đoạn xét xử, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, nên việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng sẽ được quyết định tại phiên tòa. Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì thủ tục phiên tòa sẽ tiến hành tiếp theo như thế nào là vấn đề chưa được làm rõ. Theo Điều 251, 297 BLTTHS, trường hợp này không phải là căn cứ để áp tạm ngừng hoặc hoãn phiên tòa. Điều 326 BLTTHS quy định sau khi nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định tuyên án, trở lại việc xét hỏi, trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án. Từ các quy định trên có thể thấy, nếu Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì chỉ có thể quyết định trong bản án và tuyên tại phiên tòa. Đối với biện pháp hòa giải tại cộng đồng, quyết định áp dụng là cơ sở cho việc tổ chức hòa giải theo thời gian và địa điểm đã được xác định. Kết quả hòa giải làm cơ sở cho việc miễn trách nhiệm hình sự và thực hiện chương trình giám sát, giáo dục kèm theo. Theo Điều 326 BLTTHS, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự và quyết định trong bản án. Tuy nhiên, sau khi hòa giải thành, Hội đồng xét xử sẽ quyết định miễn trách nhiệm hình sự theo thủ tục nào vẫn chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình sự bởi vì việc hòa giải tại cộng đồng không được tiến hành tại phiên tòa. Mặc dù Điều 16 TTLT 06/2018 quy định “…cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng”, nhưng theo các quy định của BLTTHS thì chỉ có Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán được phân công xét xử theo thủ tục rút gọn có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự tại phiên tòa. Từ tất cả những phân tích trên, có thể thấy rằng, biện pháp hòa giải tại cộng đồng không thể áp dụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Để giải quyết các vấn đề trên, giải pháp tạm đình chỉ vụ án để tiến hành hòa giải tại cộng đồng được phân tích ở trên cần được nghiên cứu áp dụng. Cụ thể, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, khi đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, Hội đồng xét xử quyết định tạm đình chỉ vụ án để tiến hành hòa giải tại cộng đồng. Khi bị cáo dưới 18 tuổi đã thực hiện xong chương trình giám 345
  12. sát, giáo dục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận, Thẩm phán đã được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án. Ngược lại, Tòa án có thể áp dụng Điều 283 BLTTHS và quyết định phục hồi vụ án. 4. Kết luận Biện pháp hòa giải tại cộng đồng là biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, thể hiện rõ đường lối xử lý nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Dù vậy, việc áp dụng các quy định này vẫn chưa thật sự phổ biến, bởi các quy định có liên quan đến việc áp dụng biện pháp này còn nhiều điểm chưa hợp lý. Việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định có liên quan đến biện pháp hòa giải tại cộng đồng sẽ góp phần vào việc thực hiện đường lối xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội của nhà nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh cải cách tư pháp, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự mở ra nhiều cơ hội cho người bị buộc tội, đặc biệt là người bị buộc tội dưới 18 tuổi, tự nguyện hòa giải, thỏa thuận với bị hại về việc khắc phục hậu quả do tội phạm gây và có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong các trường hợp luật định. Khi các quy định về biện pháp hòa giải tại cộng đồng hoàn thiện, việc áp dụng biện pháp này vào thực tế không chỉ mang lại lợi ích cho người bị buộc tội, bị hại mà cả cơ quan tiến hành tố tụng, ngân sách nhà nước cũng có những lợi ích nhất định từ việc áp dụng các biện pháp hòa giải tại cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Beo, Luật Hình sự (quyển 1) Phần chung, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019; 2. Herke Csongor, Lecture notes: Criminal procedure law, the Faculty of Law, the University of Pécs, 2018; 3. Nghị định số 37/2018/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2018 Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; 4. Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15 tháng 5 năm 2018 Hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về Án treo; 346
  13. 5. Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. 347
nguon tai.lieu . vn