Xem mẫu

  1. MVC LVC Laj Nha xu~t ban vii Lai n6i dilu ix ChU'ang 1: Thiet ke mQt chien IU'Q'C Gong nghi$p toan di$n va 1 hi$n thI,l'C "",..",.."""" ",.."." Kenichi Ohno ChU'ang 2: Dei m&i chinh sach Gong nghi$p 33 Kenichi Ohno ChU'ang 3: Cach tiep c~n Marketing trong thu hut FDI 67 Mai TM C{J'(yng ChU'ang 4: Xily dl,l'ng va tang cU'ang nganh Gong nghi$p phl,JtrQ' t
  2. Lời nói đầu Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển năng động nhất trên thế giới. Trong khi nhiều nước có thu nhập thấp đang vướng phải những bất ổn về chính trị, bạo động và khủng bố, về xung đột sắc tộc, về giảm thu nhập và những rủi ro của xu hướng phi công nghiệp hóa, Việt Nam hầu như không gặp phải những mối quan ngại này. Vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay không phải là những khó khăn mà chính là những kết quả đạt được trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế - xã hội. Kỷ cương xã hội chưa nghiêm, khoảng cách thu nhập lớn, vấn đề đô thị hóa, tệ nạn tham nhũng gia tăng và các vấn đề môi trường là những thách thức đặt ra đối với một đất nước đang chuyển mình vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh đó, khả năng thiết kế và thực thi một chiến lược công nghiệp đáp ứng được những thách thức và cơ hội của thời đại trong môi trường cạnh tranh toàn cầu có vai cực kỳ quan trọng. Chất lượng của chiến lược này sẽ quyết định khả năng phát triển ổn định theo định hướng riêng trong dài hạn của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng chiến lược này cần thiết và hoàn toàn có thể xây dựng được, song sự thành công thì chưa thể nói trước. Tại thời điểm này, việc xây dựng chính sách công nghiệp của Việt Nam còn chồng chéo và nhiều bất cập do thiếu tính đồng bộ, tính kế thừa, cũng như tầm nhìn và tính cụ thể của kế hoạch. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hàng loạt nghiên cứu về các vấn đề công nghiệp và thương mại đã được tiến hành. Rất nhiều nghiên cứu trong số đó được Chính phủ chủ trì, đặc biệt là những công trình hợp tác quốc tế. Các nghiên cứu này đã đưa ra nhiều báo cáo và gợi ý quan trọng cho công tác hoạch định chính sách. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một nguồn cung cấp thường xuyên các kết quả nghiên cứu cho việc xây dựng chiến lược công nghiệp, và Nhật Bản là nhà tài trợ quan tâm nhiều nhất đến năng lực công nghiệp của Việt Nam. Tháng 2 năm 2004, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (NEU) và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Tokyo (GRIPS) đã thiết lập chương trình hợp tác khoa học với mục tiêu nâng cao chất lượng các nghiên cứu về chính sách. Chúng tôi hướng tới việc đổi mới phương pháp nghiên cứu chính sách, phát huy năng lực nghiên cứu của những tài năng trẻ và năng động của Việt Nam và xây dựng mạng lưới mở về nhân lực và thông tin. Trụ sở chính của dự án là Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tại Hà Nội và chi nhánh là VDF-Tokyo tại Tokyo. Những hoạt động chính của VDF bao gồm tài trợ nghiên cứu, hỗ trợ tổ chức hội thảo cho tất cả các cán bộ và các nhà nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển của Việt Nam. Tính đến tháng 2 năm 2005, VDF đã tổ chức được 46 hội thảo chính thức cùng với nhiều buổi thảo luận về chính sách và gần một trăm buổi trao đổi tại Hà Nội và Tokyo. Kết quả nghiên cứu của các thành viên VDF đã được trình bày tại các hội nghị chuyên đề do cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế như Bộ Công Nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng phát triển Châu Á, Viện khoa học và xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hội Thanh Niên và Sinh Viên Việt 1
  3. Nam tại Nhật Bản (VYSA), Đại học Osaka, Diễn đàn Thanh niên Phát triển Châu Á (ADYF). Mặc dù phạm vi nghiên cứu của VDF rất rộng, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau từ quản lý tỷ giá hối đoái đến nghiên cứu vấn đề trẻ em đường phố, hạch toán môi trường, nhưng xây dựng chiến lược công nghiệp vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong năm hoạt động đầu tiên. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là rút ra những nhận định chung mà đưa ra những kết quả rõ ràng, cụ thể phù hợp với tình hình của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này VDF tiến hành gặp gỡ, làm việc cụ thể với nhiều cán bộ, doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan ở Việt Nam và Nhật Bản. Trong cuốn sách này, chúng tôi rất hân hạnh được giới thiệu tới độc giả một số thành quả nghiên cứu xuất sắc nhất của VDF về ngành công nghiệp Việt Nam. Qua đây chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình hợp tác. Nếu thiếu các thông tin và phân tích của họ, cuốn sách này khó có thể hoàn thành. Các bài viết trong cuốn sách này do nghiên cứu viên, cộng tác viên của VDF thực hiện và đã được trình bày tại một hoặc nhiều cuộc hội thảo. Mặc dù phong cách và chủ đề hết sức đa dạng, từ các nghiên cứu khoa học đến những đề xuất chính sách, nhưng các nghiên cứu đều có một điểm chung là hướng tới những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình họach định chính sách công nghiệp của Việt Nam. Chúng tôi rất vui mừng nếu VDF có thể đóng góp một phần nhỏ bé để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp sớm hơn, dù chỉ một ngày. Hà Nội, tháng 2 năm 2005 Giáo sư Kenichi Ohno Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thường Giám đốc dự án phía Nhật Bản Giám đốc dự án phía Việt Nam, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2
nguon tai.lieu . vn