Xem mẫu

  1. Hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung đang phải đối mặt với khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại trừ rơi vào tình trạng của “ Một năm kinh tế buồn” do vậy đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Nên vai trò của vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng trong kinh doanh thành hiện thực. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, chính vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù to hay bé thì đều quan tâm đến vốn và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy bên cạnh những công ty làm ăn
  2. có hiệu quả, đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước thì cũng có không ít các doanh nghiệp làm thất thoát vốn dẫn đến thua lỗ, phá sản, gây tổn thất cho nền kinh tế. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có các tài sản nhất định. Biểu hiện hình thái giá trị của các tài sản đó chính là vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là một lượng vốn nhất định. Chỉ khi nào có vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế có rất nhiều khái niệm về vốn, xuất phát từ cách nhìn nhận vốn từ những góc độ khác nhau. Sự khái quát về phạm trù vốn thành phạm trù tư bản của C.Mác đã bao hàm đầy đủ bản chất và tác dụng của vốn: “Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất”. Theo P.A Samuelson - nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển: “Vốn là hàng
  3. hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Nhiều nhà kinh tế học khác lại cho rằng: “Vốn là một loại hàng hoá đặc biệt mà quyền sử dụng vốn có thể tách rời quyền sở hữu vốn” Có rất nhiều khái niệm về vốn nhưng khái niệm được chấp nhận rộng rãi nhất là: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện dưới hình thái giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu thấu đáo các đặc trưng của vốn.Vốn có những đặc trưng cơ bản sau: - Vốn phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản được sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác - Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Vốn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, tuy nhiên tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Tiền được gọi là vốn thì đồng tiền đó phải được vận động vì mục đích sinh lợi. - Vốn là hàng hoá đặc biệt, không thể tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng, vì vậy các chủ thể tạm thời thừa vốn hoặc tạm thời thiếu vốn có thể thoả thuận để thoả mãn nhu cầu của mình.
  4. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình. - Vốn phải có giá trị về mặt thời gian. Nền kinh tế thị trường ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: lạm phát, khủng hoảng... mà sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác nhau thì khác nhau. - Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định và được quản lý chặt chẽ. Vốn của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Với mỗi tiêu thức, vốn sẽ được nhìn nhận và xem xét dưới mỗi góc độ khác nhau, từ đó thấy được các hình thái vận động của vốn, đặc tính của vốn để sử dụng vốn có hiệu quả.
  5. Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn: chia làm 2 loại: VCĐ và vốn lưu động. Vốn cố định của DN là một bộ phận của vốn SXKD, là khoản đầu tư ứng trước hình thành nên TSCĐ của DN. Vì vậy quy mô VCĐ nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ. VCĐ ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật vật chất và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiển toàn bộ tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. TSLĐ có đặc điểm gồm nhiều loại tồn tại ở nhiều khâu của quá trình sxkd và biến động rất nhanh, do đó việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sxkd của DN. Sự vận động của TSLĐ được diễn ra theo qui trình nhất định : T – H - Sx ….H’ - T’ Vốn lưu động gắn chặt với từng bước thực hiện của hoạt động sxkd, như vậy để sử dụng VLĐ có hiệu quả thì phải căn cứ vào thực tế hoạt động sxkd, tiêu thụ sản phẩm của DN để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn, hay thiếu vốn.
  6. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn, vốn được chia làm hai bộ phận: VCSH và Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ
  7. theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung khác nhau, như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn góp bổ sung trong quá trình hoạt động (như phát hành cổ phiếu), chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản... Nợ phải trả: Nợ phải trả là phần vốn doanh nghiệp được sử dụng nhưng thuộc sở hữu của chủ thể khác. Doanh nghiệp có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau đó doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi cho chủ sở hữu phần vốn đó. Nợ phải trả là nguồn vốn rất quan trọng với doanh nghiệp, đây là nguồn vốn đáp ứng cho nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thông thường, doanh nghiệp phải kết hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, và cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý có thể xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn, tổ chức sử dụng vốn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn về mặt tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn có thể chia nguồn vốn thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và Nguồn vốn tạm thời.Việc phân loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động SXKD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ theo phạm vi huy động vốn,gồm 2 bộ phận: nguồn vốn bên trong - bên ngoài DN
  8. Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn được huy động bên ngoài phạm vi DN, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động SXKD. Hình thức huy động vốn này tạo cho DN một cơ cấu. Nên DN cần căn cứ vào ưu nhược điểm của từng nguồn để huy động vốn nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất với chi phí và rủi ro là thấp nhất. Do vậy, vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là vô cùng cần thiết . Vốn kinh doanh của các DN có thể thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân, tập thể. Vốn trong các DNNN hình thành từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng dù ở hình thức sở hữu nào thì vai trò của vốn cũng không thay đổi. Với mọi DN dù ở hình thức nào thì muốn hoạt động được đều phải có lượng
  9. vốn nhất đinh. Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời tồn tại và phát triển của DN. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà luật qui định DN phải có số vốn pháp định nhất định. Tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh cũng như phương thức huy động vốn mà DN có các tên gọi khác nhau như:DNTN, DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH…Do đó, DN có vốn mới có điều kiện để trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động sxkd như văn phòng, phương tiện hoạt động, … cùng với việc ứng dụng khoa học vào hoạt động sxkd, vốn cũng quyết định đến khả năng đổi mới thiết bị, công nghệ, phương pháp quản lý…của DN trong suốt quá trình hoạt động. Số lượng vốn của DN lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp vào qui mô lớn, hay nhỏ và nó cũng là điều kiện để sử dụng các tiềm năng hiện có cũng như các yếu tố đầu vào DN. Trong DN vốn còn đóng vai trò thể hiện ở chức năng giám đốc tài chính đối với hoạt động sản xuất của DN. Mọi hoạt động SXKD của DN có thể đánh giá có hiệu quả kinh doanh hay không thông qua các chỉ tiêu sinh lời. Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các DN muốn tồn tại và phát triển phải có các bí quyết công nghệ tiên tiến để nâng
  10. cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó vốn còn ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bởi tất cả nhũng hoạt động xây dựng phương án kinh doanh đầu tư máy móc sản xuất, dây chuyền công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, phân tích thị trường… đều phụ thuộc vào quy mô vốn nhất định. Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những tổn thất, rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính…trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những ngành kinh doanh nhiều rủi ro như ngân hàng. Trong cơ chế thị trường cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, việc có vốn và tập trung vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh doanh. Đồng thời nó cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược, kinh doanh, và nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình kinh tế là dầu nhớt để bôi trơn cỗ máy kinh tế vận động.
  11. Như vậy vai trò của vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển DN, thực tiễn nền kinh tế trong những năm qua cũng chi thấy doanh nghiệp nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thể chủ động trong kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp nào thiếu vốn kinh doanh không có chiến lược tài trợ trước mắt cũng như lâu dài thường đánh mất cơ hội kinh doanh, cũng như vai trò của mình trên thị trường mất bạn hàng thường xuyên ổn định không tạo ra sức mạnh và hiệu quả tổng hợp trong kinh doanh. Nhận biết được vai trò của vốn trong kinh doanh, nhưng để có được lượng vốn cần thiết thì doanh nghiệp phải có các biện pháp tạo lập hữu hiệu và phù hợp, đồng thời phải có chính sách sử dụng hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên sử dụng hình thức tạo lập nào, thời hạn dài hay ngắn, chi phí huy động cao hay thấp… bắt buộc doanh nghiệp phải luôn có sự cân nhắc, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tối thiểu hoá chi phí, hạn chế thấp nhất rủi ro nhằm thực hiện được các mục tiêu của mình. Mặt khác mỗi DN đều có các đặc điểm riêng, có những lợi thế riêng và những hạn chế nhất định. Chính vì vậy mỗi DN phải tự đánh giá phân tích những ưu và nhược điểm của mình để tìm ra những phương thức tạo lập vốn phù hợp nhất hiệu quả nhất phát huy khả năng tiểm ẩn và hạn chế những nhược điểm của DN mình. Đây chình là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh hiện nay trong việc sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.
nguon tai.lieu . vn