Xem mẫu

  1. Hiểu đúng về tái cấu trúc doanh nghiệp Họ đang nói dối Nếu hiểu một cách bình dân, tái cấu trúc (re-structuring) chỉ là sắp xếp lại công ty, phòng ban, nhóm làm việc... một cách hợp lý phù hợp theo định hướng để đạt hiệu quả cao nhất dựa trên nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều công ty tư vấn và các chủ DN luôn cho rằng, việc tái cấu trúc toàn phần là tốt nhất. Điều này chỉ đúng đối với các DN ở Mỹ, Canada..., nên nếu áp dụng tái cấu trúc toàn phần tại Việt Nam thì xin khẳng định là tất cả đều thất bại. Như vậy, nếu công ty tư vấn nào dám tuyên bố là tư vấn toàn phần thành công cho DN ở Việt Nam thì tôi tin rằng công ty tư vấn đó đang nói dối. Nói như thế vì tôi có nhiều lý do để chứng minh được rằng nó sẽ thất bại. Thứ nhất, chính sách và một số điều khoản trong kinh doanh ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mỗi năm, nên kế hoạch tái cơ cấu tổng thể bắt buộc phải từ 3 - 5 năm. Vậy liệu trong thời gian dài như thế, tái cấu trúc DN có còn phù hợp với một số chính sách đang diễn ra ở thời điểm hiện tại? Thứ hai, Việt Nam là một nước đang phát triển, nên môi trường kinh doanh thay đổi rất nhanh. Do đó, một câu hỏi nữa được đặt ra là liệu tư vấn tái cấu trúc tổng thể có còn phù hợp?
  2. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận việc tái cấu trúc DN. Vấn đề là tái cấu trúc như thế nào mới hợp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn ở các nước trên thế giới, và làm giám đốc điều hành cho 13 công ty lớn tại Việt Nam, tôi nhận thấy mô hình “du kích” (tức là tái cấu trúc từng phần) đang hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tái cấu trúc toàn phần. Theo đó, tái cơ cấu từng phòng ban, làm thử nghiệm để giảm thiểu rủi ro, sau đó mới nhân rộng chiến lược theo kiểu “từng bước một” là cách tái cấu trúc an toàn nhất. Giảm rủi ro Đây là câu hỏi cần được DN quan tâm trước khi thực hiện chiến lược tái cấu trúc. Trên thực tế, không phải khi thấy kinh doanh không hiệu quả mới tiến h ành tái cấu trúc. Như đã nói ở trên, việc tái cấu trúc là sắp xếp lại, vậy sắp xếp lại sao cho hiệu quả là công việc liên tục, luôn luôn phải vận hành theo chu kỳ nhất định. Vì cho dù công ty tốt đến đâu đi nữa thì việc sắp xếp lại sẽ bổ trợ cho cái tốt đó ngày càng tốt hơn. Như vậy, cho dù công ty lớn hay nhỏ đều cần phải sắp xếp để đạt hiệu quả cho từng thời điểm. Có thể nói, giai đoạn 2008-2011 là những năm khủng hoảng kéo theo nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Và năm 2011 đang thể hiện điều đó rất là rõ nét. Đến thời điểm này, các công ty chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất nên việc sắp xếp lại của các công ty này là chuyện dĩ nhiên.
  3. Một khi kinh doanh không đạt lợi nhuận m à người quá thừa thì buộc phải cắt giảm. Rồi sự khó khăn cũng đang đè nặng lên rất nhiều DN lớn nhỏ khác buộc họ phải sắp xếp lại cơ cấu công ty để không bị loại khỏi cuộc chơi. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tái cấu trúc văn hóa, quản trị nhân sự l à những yếu tố quan trọng đầu tiên mà khi khó khăn DN nên nhìn lại. Nhưng cũng có quan điểm ngược lại là phải tái cấu trúc mô hình kinh doanh thì mới đem lại lợi nhuận cho DN. Theo tôi, câu hỏi này tùy vào thời điểm và định hướng của DN. Ví dụ: Năm nay, muốn tăng thị phần thì chắc chắn chiến lược kinh doanh, bán hành phải khác. Nhưng nếu năm sau, muốn tăng lợi ích thì lúc đó phải nghĩ đến chiến lược tài chính, kế toán, quy trình. Rồi năm sau nữa muốn phát triển hình ảnh công ty thì phải nghĩ ngay đến chiến lược tiếp thị.
nguon tai.lieu . vn