Xem mẫu

www.vncold.vn Hội Đập lớn Việt Nam HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HỆ THỐNG THUỶ LỢI TS. Đoàn Thế Lợi, Trung tâm NC Kinh tế thuỷ lợi (Viện Khoa học Thuỷ lợi) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có gần 100 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa với giá trị ước tính khoảng 125.000 tỷ đồng, bao gồm 1959 hồ chứa có dung tích trữ lớn hơn 0,2 triệu m3 (tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m3, tổng năng lực thiết kế tưới đạt khoảng 505.000 ha); trên 1.000 km kênh trục lớn; hơn 5.000 cống tưới tiêu lớn và 23.000 km đê, bờ bao các loại. Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 3,4 triệu ha đất canh tác, trong đó diện tích đất trồng lúa được tưới hàng năm đạt 6,85 triệu ha (vụ Đông Xuân là 2,90 triệu ha, vụ Hè Thu là 2,09 triệu ha và vụ Mùa là 1,86 triệu) và diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới hiện đã đạt khoảng 1 triệu ha. Ngoài ra còn ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp khoảng trên 5 tỷ m3/năm. Muốn có năng suất & hiệu quả cao, nương chècũng cần được tưới Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thuỷ lợi chưa tương xứng với tiềm năng và năng lực thiết kế mà nguyên nhân chính được cho là cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập. Trong phần viết sau đây chúng tôi đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến lĩnh vực tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi. - 1 - www.vncold.vn Hội Đập lớn Việt Nam 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 2.1. Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước Theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 và các quy định hiện hành khác, bộ máy quản lý Nhà nước đối về thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo bộ máy hành chính nhà nước 4 cấp. Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp & PTNT được Chính phủ giao chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp &PTNT giao Cục Thuỷ lợi giúp Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp & PTNT lại giao Chi Cục Thuỷ lợi hoặc một đơn vị trực thuộc khác giúp Sở trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp huyện, UBND huyện giao cho một Phòng chuyên môn làm chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuỷ lợi trên địa bàn huyện và ở cấp xã, UBND xã giao cho cán bộ giao thông thuỷ lợi quản lý. Hồ chứa nhỏ ở miền núi Rất thô sơ nhưng hiệu quả Đầu tư xây dựng thuỷ lợi đã & đang được triển khai mạnh mẽ, nhưng quản lý khai thác đã thực sự hỉệu quả? Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công trình thuỷ lợi được mô tả ở sơ đồ sau: - 2 - www.vncold.vn Hội Đập lớn Việt Nam SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI Bé N«ng nghiÖp &PTNT Uû Ban nh©n Côc thuû lîi Gåm 6 h×nh thøc tæ chøc d©n tØnh Së N«ng nghiÖp &PTNT Uû Ban nh©n d©n huyÖn Phßng Gåm 13 h×nh thøc tæ chøc Uû Ban nh©n d©n x∙ C¸n bé phô tr¸ch thuû lîi Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.v.v. Các hệ thống công trình vận hành an toàn, phòng chống và hạn chế các rũi ro do thiên tai lũ lụt và hạn hán, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội trước mọi diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết. Tuy vậy, bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện đang bộc lộ những bất cập, cần phải được nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp. Cụ thể là: - 3 - www.vncold.vn Hội Đập lớn Việt Nam - Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thiếu thống nhất: Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán nên việc chỉ đạo điều hành từ Trung ương xuống địa phương không thông suốt và thường gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Viện KHTL, cơ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh hiện có 6 hình thức chủ yếu như sau: Chi Cục Thuỷ lợi, Chi Cục Quản lý nước & Phòng chống lụt bảo; Chi Cục Thuỷ lợi & Thuỷ Sản; Phòng Thuỷ lợi và Phòng Thuỷ nông (xem bảng 1). Bảng 1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh Chi Cục Phòng TT Vùng 1 Miền núi phía Bắc 2 ĐB sông Hồng 3 Bắc trung Bộ 4 DH miền Trung 5 Tây Nguyên 6 Đông Nam Bộ 7 Đồng bằng SCL Tổng cộng Tổng Thuỷ lợi 15 8 11 5 6 3 6 1 5 4 8 6 13 10 64 37 QLnước Thuỷ lợi &CTTL & PCLB 1 2 3 0 0 0 0 2 0 0 0 1 2 0 6 5 Thuỷ Phòng Phòng lợi Thuỷ Thuỷ T.sản lợi nông 0 4 0 0 2 1 0 3 0 0 3 0 1 0 1 0 0 1 0 1 14 1 (Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh tế-Viện KHTL thực hiện năm 2006). Ở cấp huyện, cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn bất cập hơn. Theo Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, ở mỗi huyện thông thường được thành lập 12 phòng chuyên môn, và trong cả 12 phòng chuyên môn không có phòng nào được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Trong thực tế phần lớn các huyện đều có phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Theo số liệu điều tra của Trung tâm NC kinh tế tại 53 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (528 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở cấp huyện hiện có 13 loại hình tổ chức khác nhau (xem bảng 2). - 4 - www.vncold.vn Bảng 2. Hội Đập lớn Việt Nam Phòng thực hiện QLNN về thuỷ lợi cấp huyện TT Loại hình tổ chức 1 Phòng Nông nghiệp 2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Phòng Nông, công nghiệp 4 Phòng Nông, Lâm, Ngư nghiệp 5 Phòng Nông lâm nghiệp 6 Phòng Nông Nghiệp - Thuỷ Sản 7 Phòng nông, Lâm, Thuỷ sản 8 Phòng Kinh tế 9 Phòng Kế hoạch - Kinh tế 10 Phòng Quản Lý đô Thị 11 Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn 12 Trạm Thuỷ lợi/ Trạm thuỷ nông Cộng Số lượng Tỷ lệ (Phòng) (%) 52 9,83 141 26,65 2 0,378 12 2,268 8 1,512 8 1,512 4 0,756 282 53,31 7 1,323 1 0,189 1 0,189 11 2,079 528 100 (Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh tế-Viện KHTL thực hiện năm 2006). Như vậy chỉ có 282/528 huyện (53,3 %) thực hiện đúng hướng dẫn của Nghị định 172 là có thành lập Phòng Kinh tế và giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện. Còn lại 246 huyện (46,7 % ) không thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 172. Vấn đề cần bàn ở đây, phải chăng là “Trên bảo dưới không nghe“ hay là “dưới không nghe vì trên bảo chưa phù hợp”. Để trả lời cho câu hỏi trên, Nhóm nghiên cứu đã trực tiếp trao đổi với một số cán bộ có trách nhiệm ở địa phương và họ cho rằng việc quy định cứng nhắc 12 phòng chuyên môn cấp huyện như Nghị định 172 mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng huyện để quy định là chưa phù hợp. Lẽ ra chỉ nên quy định số lượng các phòng chuyên môn và số biến chế cán bộ công chức cấp huyện, còn việc thành lập phòng ban chuyên môn nào?; bố trí cơ cấu, trình độ cán bộ chuyên môn như thế nào? Cho phù hợp phải tuy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và vai trò của lĩnh vực chuyên môn đó ở trong từng huyện để sắp xếp. Ví dụ một huyện thuần nông thì không thể không có Phòng Nông nghiệp & PTNT, và số lượng cán bộ có chuyên môn về nông nghiệp và thuỷ lợi phải được coi trọng. Ngược lại một huyện thuần thương mại và dịch vụ thì cần phải chú trọng vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ v.v. Nếu huyện nào củng phải thành lập Phòng kinh tế là không thể hiện được vai - 5 - ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn