Xem mẫu

  1. James M. Buchanan Jr. – Bài giảng Nobel Ngày 8 tháng 9 năm 1986 Hiến pháp về chính sách kinh tế. (The constitution of economic policy) Phiên Dịch: Hồ Phương Nga I. Lời giới thiệu:  Khoa học nghiên cứu về tài chính công cộng phải luôn luôn ghi nhớ một cách rõ ràng...những hoàn cảnh chính trị.  Thay vì trông mong vào sự hướng dẫn từ một lý thuyết về thuế mà chủ yếu dựa vào khái niệm chính trị đã quá cũ  kỹ, nên cố gắng tháo gỡ những khó khăn thuộc về bản chất của sự tiến bộ và phát triển. (Wickell, p. 87).  Trong mọi trường hợp, tôi sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới ảnh hưởng của một người Thụy Điển vĩ đại, Knut  Wicksell, đối với nghiên cứu của tôi, một ảnh hưởng mà nếu không có nó tôi sẽ không thể đứng trên bục danh dự  này được. Rất nhiều trong số những đóng góp của tôi, đặc biệt trong Kinh tế Chính trị và lý thuyết tài chính, có thể  được miêu tả như là sự lặp lại, phát triển và mở rộng từ những đề tài của Wicksell; bài diễn thuyết này không phải là  một ngoại lệ.  Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi là sự khám phá của tôi vào năm 1984  về một bài luận án vẫn chưa được dịch hay được biết tới của Knut Wicksell, Finanztheoretische Untersuchungen, bị  vùi dưới những lớp bụi dày tại Thư viện Harper của Chicago. Chỉ có thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành luận văn  của một người vẫn còn thiếu kinh nghiệm như tôi mới chú ý đến những bài viết cũ mà đã đem lại cho tôi một bất  ngờ may mắn.  Nguyên lý mới của Wicksell về chân lý trong thuế đã dấy lên trong tôi một sự tự tin mãnh liệt. Wicksell, một hình  tượng lỗi lạc trong lịch sử kinh tế, đã thách thức với tính chất chính thống của lý thuyết tài chính công ở những phạm  vi thích hợp với dòng ý thức mà tôi đang phát triển. Từ khi đó, tại Chicago, tôi quyết tâm làm cho nghiên cứu của  Wicksell được mọi người biết đến nhiều hơn, và ngay lập tức tôi bắt đầu nỗ lực dịch bài, việc này mất một ít thời   gian cùng với sự giúp đỡ đáng kể từ Elizabeth Henderson trước khi nó được xuất bản chính thức.  Nhắc đến bản chất của nó, thông điệp của Wicksell rất rõ ràng, cơ bản, và hiển nhiên. Các nhà kinh tế nên ngừng  việc ban phát những lới khuyên về chính sách như thể họ đã được thuê bởi một kẻ chuyên quyền nhân từ, và họ  nên vào kết cấu mà dựa vào nó những chính sách kinh tế được tạo nên. Được trang bị đầy đủ kiến thức khi đọc  những tài liệu của Wicksell, tôi cũng có thể dám thách thức với tính chất chính thống có ưu thế trong tài chính công  và kinh tế học phúc lợi. Trong một nghiên cứu sơ bộ, tôi đã kêu gọi những người bạn đồng nghiệp của tôi đặt thành  định đề một vài mô hình của chính quyền và khoa học chính trị trước khi tiếp tục theo đuổi công việc phân tích  những ảnh hưởng của những biện pháp thay đổi chính sách. Tôi đã thúc giục những nhà kinh tế nhìn thẳng vào  "hiến pháp kinh tế chính thể", để nghiên cứu những nguyên tắc và sự cưỡng ép mà dựa vào đó những người thi  hành chính trị hành động. Giống như Wicksell, mục đích của tôi cuối cùng mang tính qui chuẩn chứ không chỉ  mang tính khoa học thuần khiết. Tôi cố gắng làm cho khái niệm kinh tế học tách ra khỏi mối quan hệ giữa tư nhân  và nhà nước trước khi tiếp tục đề suất những sáng kiến về chính sách khác.  Wicksell xứng đáng được cộng nhận như là một người đi đầu của lý thuyết sự lựa chọn công cộng (public choice)  hiện đại bởi vì chúng ta có thể tìm thấy trong luận văn của ông năm 1896 tất cả ba yếu tố cơ bản tạo thành nền 
  2. móng cho lý thuyết này: chủ nghĩa cá nhân theo hệ thống (methodological individualism), kinh tế học thuần tuý  (homo economicus), chính trị như là một sự trao đổi (politics as exchange). Tôi sẽ thảo luận về những yếu tố của  cấu trúc này trong những phần tiếp theo đây. Trong phần V, tôi kết hợp những yếu tố này trong một lý thuyết về  chính sách kinh tế. Lý thuyết phù hợp với, được xây dựng dựa trên và mở rộng một cách có hệ thống những nguyên  tắc đã được thừa nhận từ xưa trong xã hội tự do phương Tây. Tuy vậy, phương pháp tiếp cận với sự cải cách theo  hiến pháp và có tổ chức tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn suốt gần một thể kỷ sau những nỗ lực ban đầu của  Wicksell. Mối quan hệ của từng cá nhân đối với chính phủ tất nhiên là vấn đề trung tâm đáng quan tâm nhất của  triết lý chính trị. Bất cứ nỗ lực nào của các nhà kinh tế muốn làm sáng tỏ mối quan hệ này phải được đưa vào một   cách toàn diện hơn trong bài diễn thuyết. II. Chủ nghĩa cá nhân theo hệ phương pháp luận (methodological individualism)  Nếu phúc lợi kinh tế là con số không (zero) đối với mỗi cá nhân thành viên trong một cộng đồng thì tổng phúc lợi  kinh tế cho cả cộng đồng không thể khác hơn con số không (zero) được. (Wicksell, trang 77).  Các nhà kinh tế hiếm khi xem xét những điều sẽ xảy ra đối với những mô hình mà họ đang nghiên cứu. Họ đơn giản  chỉ bắt đầu bằng những công việc riêng lẻ như ước lượng, lựa chọn hay kết hợp các đơn vị. Điểm bắt đầu này cho  sự phân tích cần thiết lôi kéo sự chú ý đối với sự lựa chọn hay hoàn cảnh quyết định đối với những cá nhân, những  người phải chọn lựa từ rất nhiều chọn lựa khác nhau. Không tính đến sự phức tạp có thể xảy ra trong quy trình hay  trong những cấu trúc mang tính tổ chức mà từ đó hậu quả sẽ xuất hiện thì các nhà kinh tế học thường tập trung vào  những sự lựa chọn của từng cá nhân. Để ứng dụng vào thị trường hay những ảnh hưởng qua lại của khu vực tư  nhân, thủ tục này hiếm khi là một sự thách thức.  Những cá nhân riêng lẻ, như là người mua và bán những hàng hoá thông thường hay sử dụng những dịch vụ (kinh   doanh hợp pháp) hoàn toàn có thể lựa chọn theo sở thích riêng của mình, bất kể đó là hàng hoá gì, và các nhà kinh  tế không bắt buộc phải quan tâm quá sâu vào nội dung bên trong của những sở thích này (những cuộc tranh luận   về chức năng của phúc lợi kinh tế đối với từng cá nhân). Chính những cá nhân trong một cộng đồng là nguồn để  đánh giá, nhiệm vụ của nhà kinh tế là đưa ra một lời giải thích giúp cho mọi người có thể hiểu được quá trình mà  thông qua đó những sở thích này cuối cùng được dịch ra thành một kết quả phức tạp điển hình.  Một phát hiện vào thế kỷ 18 trong khuôn khổ học viện đã tạo điều kiện cho những trao đổi tự nguyện giữa các thành  viên. Phát hiện cho rằng quá trình này đưa ra những kết quả mà có thể ước lượng một cách tuyệt đối, đưa "kinh tế  học" như là môn học trong đại học hay một môn khoa học độc lập. Mối quan hệ giữa những kết quả quý giá của  quá trình thị trường và giữa những đặc tính nội bộ của chính những quá trình này là một một nguồn không rõ ràng  khi "thị trường" được hiểu một cách máy móc, như một cái gì đó có tên là "nền kinh tế" tồn tại với mục đích làm tăng  đến tận cùng giá trị. Hiệu lực trong việc phân phối dường như được định nghĩa độc lập với những quá trình mà  thông qua đó sự lựa chọn của từng thành viên được thực hiện.  Khi đưa ra sự thay đổi không dễ phát hiện này đối với việc giải thích theo phương pháp luận của quá trình kinh tế,  không có gì ngạc nhiên khi quá trình trong chính trị hay chính phủ cũng được giải thích giống như vậy. Hơn nữa,  việc giải thích chính trị theo phương pháp luận hàng thế kỷ đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với học thuyết hay triết học  chính trị. Những cách hiểu khác nhau về "kinh tế" và "chính trị" vì thế dường như tương hợp lẫn nhau nếu thiếu đi sự  điều tra sâu vào sự khác nhau cơ bản trong vấn đề định lượng. Tôi đã phát hiện ra một sai lầm khi nhận ra rằng   những cá nhân lựa chọn và hoạt động trong thị trường sẽ đem đến những kết quả, mà dưới những sự ép buộc theo  danh nghĩa, có thể được đánh giá là đã làm tăng giá trị cho những cá nhân tham gia, mà không cần thiết phải giới  thiệu một tiêu chuẩn đánh giá bên ngoài nào. 
  3. Bản chất của chính quá trình này đã đảm bảo chắc chắn rằng những giá trị riêng biệt được tăng đến đỉnh điểm.  Viễn cảnh "tăng giá trị đến tột độ" này không thể được mở rộng từ thị trường tới chính trị vì chính trị không trực tiếp  là hiện thân của cấu trúc tương ứng nào đối với thị trường. Không có bản sao giống hệt nào trong chính trị như là  tác phẩm của Adam Smith trong kinh tế. Vì thế chúng ta không hề thấy ngạc nhiên với những nỗ lực của Wicksell  và những học giả Châu Âu khác để mở rộng lý thuyết kinh tế đến với quá trình hoạt động trong lĩnh vực công cộng  vẫn chưa được phát triển suốt nhiều năm.  Một lý thuyết kinh tế mà bản chất vẫn còn giữ tính chủ nghĩa cá nhân thì không cần thiết phải bị mắc kẹt vào một  chiếc áo khoác phương pháp luận phẳng phiu như thế. Nếu như việc thực hiện của tối đa hoá bị hạn chế đối với  việc giải thích hay hiểu của từng cá nhân, người thực hiện lựa chọn và không cần có sự mở rộng kinh tế như là một  khối kết hợp, không mấy khó khăn trong việc phân tích hành vi lựa chọn của từng cá nhân dưới những môi trường   nội bộ khác nhau hay trong việc phán đoán những môi trường khác nhau này sẽ ảnh hưởng tới những kết quả của   các quá trình tương thích lẫn nhau. Một cá nhân lựa chọn giữa táo và cam cũng có thể vẫn là người lựa chọn giữa  hai người được đánh dấu "ứng viên A" và "ứng viên B" tại địa điểm bỏ phiếu.    Rõ ràng, chính những cấu trúc nội bộ khác nhau cũng ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Rất nhiều lý thuyết về sự lựa  chọn công cộng giải thích mối quan hệ này. Nhưng quan điểm của tôi ở đây là một ảnh hưởng cơ bản hơn. Đó là  hành vi lựa chọn của từng cá nhân tuỳ thuộc vào những ứng dụng của bản phân tích trong tất cả môi trường chọn  lựa. Bản phân tích tương đối nên tính đến những dự báo về sự khác nhau có thể xảy ra trong đặc điểm của các kết  quả lấy từ sự tác động qua lại trong cấu trúc của thị trường và chính trị. Những dự báo này, cũng như những phân  tích mà từ đó kết quả được lấy, có nội dung hoàn toàn trống rỗng.  III. Kinh tế học thuần túy (homo economicus) ... không phải hội đồng hành pháp, cũng không phải hội đồng lập pháp, và thậm chí hội đồng lập pháp còn chiếm  ưu thế quyết định ít hơn trong thực tế... là những gì lý thuyết hiện hành chỉ ra cho chúng ta. Chúng không chỉ là   những bộ phận thuần tuý của cộng đồng mà không có một suy nghĩ nào khác hơn là để phát triển sự thịnh vượng   chung.  ... những thành viên của hội đồng đại nghị, trong phần lớn trường hợp, cũng quan tâm tới phúc lợi chung bằng với  những cử chi của họ, không nhiều hơn cũng không ít hơn. (Wicksell, pp. 86, 87.)  Bản phân tích này có thể đem đến một nhóm hạn chế những giả thuyết mà không cần tới những chi tiết trước đó về  những cuộc tranh luận về chức năng của phúc lợi kinh tế đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, nếu những dự báo được  tìm thấy có liên quan tới những ảnh hưởng về sự thay đổi trong hành vi lựa chọn của từng cá nhân trong nền kinh tế  thì những cuộc tranh luận đó phải được lưu ý đến. Cùng với biện pháp này, một đề suất bao quát hơn có thể sẽ  được phát triển. Ví dụ như nếu cả táo và cam đều là những "hàng hoá" rất được ưa chuộng, và nếu sau đó giá của  táo giảm xuống tương đối bằng với giá của cam thì táo sẽ được mua nhiều hơn cam; nếu thu nhập là một loại "hàng  hoá" rất được ưa thích và nếu thuế suất cận biên đánh vào nguồn thu nhập A tăng lên bằng với thuế đánh vào  nguồn thu nhập B thì nỗ lực sẽ chuyển qua bên B nhiều hơn để tăng thêm thu nhập; nếu việc đóng góp từ thiện là  một "hàng hoá" được ưa chuộng và nếu những món quà từ thiện được khấu trừ thuế thì nhiều việc từ thiện có thể  xảy ra hơn; nếu như việc cho vay tiền được ưa thích, và nếu quyền được tự do làm theo ý mình của một tổ chức  chính trị có thể khiến tiền thuê tăng lên thì những cá nhân hy vọng kiếm được số tiền thuê này sẽ phải đầu tư nhiều  vốn hơn với nỗ lực làm ảnh hưởng tới những quyết định của tổ chức chính trị.  Cần phải chú ý rằng sự nhận thức cũng như dấu hiệu của những cuộc tranh luận về vấn đề chức năng của phúc lợi  kinh tế đã giúp chúng ta tìm ra một con đường rất quan trọng tới việc thành lập các hoạt động mà không cần tới 
  4. những những chi tiết trước kia về những vấn đề liên quan của những cuộc tranh luận. Không cần thiết phải quy cho  tài sản ròng hay thu nhập ròng là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn chỉ với mục đích đưa ra một  lý thuyết kinh tế đầy đủ và có hiệu lực về hành vị lựa chọn trong thị trường hay trong mối quan hệ qua lại của chính  trị.  Trong bất cứ sự mở rộng nào của mô hình lựa chọn cá nhân đối với chính trị, sự khác nhau giữa một mặt là việc  nhận thức hay xác minh những cuộc tranh luận còn mặt kia là   những phát sinh của những cuộc tranh luận này  xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn. Rất nhiều người chỉ trích “lý thuyết chính trị dựa trên kinh tế” (economic   theory of politics) đã đưa ra sự phê phán của họ dựa trên sự thừa nhận rằng một lý thuyết như thế nhất thiết phải  bao gồm giả thuyết tài sản ròng cực đại, một giả thuyết họ quan sát được nhưng đã bị bóp méo đi ở rất nhiều khía   cạnh. Những người sốt sắng áp dụng lý thuyết này đôi lúc có thể đưa ra lý lẽ riêng cho những hiểu lầm của những  người chỉ trích. Sự thừa nhận nhỏ nhất những chỉ trích đó đối với việc giải thích lý thuyết chính trị dựa trên kinh tế  chỉ là việc tư lợi kinh tế có thể nhận ra được (như là tài sản ròng, thu nhập, vị trí xã hội) là một “hàng hoá” rất có giá   trị đối với những lựa chọn của từng cá nhân. Sự thừa nhận này không đặt lợi ích kinh tế là vị trí thống trị và nó chắc  chắn không bao hàm ý nghĩa xấu hay có những động cơ hiểm độc đối với những nhà hoạt động chính trị. Về  phương diện này lý thuyết vẫn giống nhau cùng với cấu trúc của lý thuyết kinh tế chuẩn trong hành vi thị trường.  Những điểm khác nhau trong kết quả được dự báo trước từ việc tác động qua lại giữa chính trị và thị trường bắt  nguồn từ những khác nhau trong cấú trúc của hai khung cảnh học thuật này hơn là từ bất cứ sự thay đổi nào trong  những động cơ của mọi người khi họ khi họ hoạt động giữa hai vai trò mang tính tổ chức.  IV. Chính trị được coi như sự trao đổi (politics as exchange)  Dường như là một sự bất công rành rành nếu như một ai đó bị bắt ép đóng góp cho phí tổn  của một số hoạt động  mà những hoạt động này không hề gây sự chú ý  đối với anh ta hay thậm chí anh ta còn hoàn toàn chống đối lại  chúng. (Wicksell, trang 89).  Những cá nhân đã lựa chọn rằng lợi ích kinh tế có thể nhận ra là một trong những “hàng hoá” rất có giá trị, bất luận  hành vi lựa chọn xảy ra trong thị trường hoặc là trong chính trị. Nhưng thị trường là cơ sở của trao đổi, mọi người  tham gia vào thị trường để trao đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác. Họ không tham gia vào thị trường để đẩy  mạnh một vài trao đổi hơn thế nữa hay vì những kết quả mang tính cá nhân. Thị trường không phải là hàm thúc  đẩy, không có một ý nghĩa rõ ràng nào về phía những cá nhân lựa chọn mà một vài kết quả chung, toàn bộ “sự  phân phát” hay “phân phối” sẽ nổi lên từ quá trình này.  Sự mở rộng của lý thuyết trao đổi này đối với chính trị trái ngược lại với định kiến cổ điển rằng những người tham gia   vào chính trị thông qua một vài điều tra thông thường đối với hàng hoá, với sự thật và điều tốt đẹp với những mô  hình lý tưởng này được xác định hoàn toàn độc lập với những giá trị của những người tham gia vì những điều này có  thể hoặc không thể được biểu hiện bởi hành vi. Chính trị, trong sự sắc bén về triết học chính trị này, là một phương  tiện để thúc đẩy những mục tiêu xa hơn.  Wicksell, người được rất nhiều nhà lý luận hiện đại về sự lựa chọn công cộng (public choice) ủng hộ, sẽ không nói  gì trong việc này. Sự khác nhau chính xác giữa thị trường và chính trị không nằm trong tính chất của giá trị/lợi ích   mà mọi người theo đuổi, nhưng dưới những điều kiện mà họ theo đuổi những quyền lợi khác nhau của mình. Chính  trị là một cấu trúc trao đổi phức tạp giữa những cá nhân, một cấu trúc mà cùng với nó mọi người tìm kiếm để đảm  bảo và bảo vệ cho những mục tiêu, tài sản riêng của họ mà một thị trường trao đổi hàng hoá đơn giản không thể  làm được. Nếu không có lợi ích cá nhân thì sẽ không có lợi tức. Trong thị trường, những cá nhân trao đổi táo cho  cam, còn trong chính trị, những cá nhân trao đổi những cổ phần được đồng ý để đóng góp vào phí tổn được quyết  định chung, từ ngành cứu hoả cho tới những dịch vụ pháp lý. 
  5. Cơ sở cuối dùng cho sự tán thành chính trị này cũng trái ngược lại với việc nhấn mạnh cho rằng chính trị như là một  sức mạnh biểu thị cho rất nhiều phép phân tính mang tính hiện đại. Sự hiện diện đáng chú ý của những yếu tố  mang tính ép buộc trong hoạt động của chính quyền dường như rất khó khăn để kết hợp hài hoà với mô hình trao  đổi hàng hoá tự nguyện giữa những cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta có thể thắc mắc rằng: Mục đích của sự ép buộc  này là gì? Tại sao những cá nhân lại bắt buộc chính bản thân họ vào tình trạng bị bắt buộc cố hữu trong hoạt động  tập thể? Câu trả lời rất rõ ràng. Những cá nhân đồng ý ở trong tình trạng bị bắt buộc của chính quyền, hay là của   chính trị, chỉ nếu “sự trao đổi” theo hiến pháp cuối cùng có lợi cho họ. Nếu không có một vài mô hình trao đổi thì  những cá nhân trong xã hội sẽ không còn bị ép buộc bởi chính quyền và điều này hoàn toàn phù hợp với những tiêu  chuẩn giá trị của từng cá nhân mà cơ sở của trật tự xã hội dựa vào đó.  V. Sự thiết lập chính sách kinh tế.  ... liệu những lợi ích của hoạt động theo kế hoạch đối với từng công dân sẽ lớn hơn chi phí của nó đỗi với chúng,  không ai có thể đánh giá điều này tốt hơn là chính những cá nhân. (Wicksell, trang 79).  Khái niệm trao đổi của chính trị rất là quan trọng trong nguồn gốc lý thuyết mang tính quy phạm của chính sách  kinh tế. Những cải tiến trong công tác chính trị được đo về mặt sự thoả mãn của từng cá nhân trong xã hôi, bất kể  điều đó có là gì, hơn là tiến lại gần hơn nhũng lý tưởng ngoại lai cũng như những lý tưởng hoàn hảo cá nhân. Sự  mong muốn của từng cá nhân riêng lẻ tất nhiên có thể là phổ biến cho rất nhiều người, và thực chất, sự khác nhau  giữa trao đổi thị trường và trao đổi chính trị nằm ở việc phân chia mục tiêu sau này. Tuy nhiên, sự tán thành lý tưởng  đối với những mục tiêu chính trị không tính đến bất cứ sự thay thế trong việc ước lượng cá nhân nào. Chính bản  thân sự tán thành, theo quan niệm, nổi lên từ hành vi lựa chọn của từng cá nhân. Thông thường việc tán thành cần  phải được phân biệt một cách cẩn thận từ bất kỳ định nghĩa bên ngoài nào hay từ miêu tả của "hàng hoá" mà mọi  người "nên tán thành" với nó. Lý thuyết mang tính tiêu chuẩn (normative theory) của chính sách kinh tế thật là thất sách và giới hạn. Không có  một tiêu chuẩn nào mà thông qua đó các chính sách được đánh giá một cách trực tiếp. Một sự đánh giá không trực  tiếp có thể được dựa vào thước đo trình độ mà quá trình phát triển chính trị được làm cho thuận tiện hơn bằng cách  chuyển những sở thích mang tính cá nhân thành những kết quả mang tính chính trị đã nghiên cứu được. Chính tâm  điểm của sự chú ý trở thành bước tiến triển, khi nó tương phản với những mô hình kiểu mẫu của chính phủ và kết   quả đạt được. “Sự cải thiện” vì thế phải được chúng ta tìm kiếm trong sự cải cách của quá trình, cũng như trong  những thay đổi mang tính nội bộ mà những người tham gia thường ưa thích. Có một cách để nói rõ về sự khác nhau  giữa cách giải quyết vấn đề của Wicksel và cách giải quyết vẫn mang tính chính thống của nền kinh tế quy chuẩn  (normative economics) mà có thể nói cách khác rằng sự thiết lập chính sách chứ không phải chính bản thân chính  sách là mục tiêu thích hợp cho công tác cải cách. Một ví dụ tương tự đơn giản để minh hoạ rõ ràng sự khác nhau ở  đây. Cách giải quyết của Wicksellian tập trung vào cải cách những điều luật, điều này có thể có lợi cho tất cả những  người tham gia, trái ngược lại với việc cải tiến trong chiến l ược hoạt động đối với từng thành viên tham gia trong  khuôn khổ những luật lệ hiện hành.  Trong lý thuyết chuẩn mực về sự lựa chọn trong thị trường, có rất ít hoặc thậm chí không liên quan gì tới sự hình  thành của môi trường lựa chọn. Chúng ta có thể đơn giản coi như mỗi cá nhân có khả năng cung cấp đầy đủ cho sở  thích của anh ta; nếu anh ta muốn mua một quả cam, giả sử rằng anh ta có thể mua được. Không có một rào cản  nào giữa biểu hiện của sở thích và sự thoả mãn ngay lập tức. Sự sụp đổ của những khiếm khuyết trong thị trường  hiện lên ở đây, không phải là trong sự chuyển đổi những sở thích cá nhân thành kết quả, mà trong việc xuất hiện   một vài người với những lựa chọn không phù hợp với những chọn lựa của những người khác trong mối quan hệ trao 
  6. đổi hàng hoá. “Hiệu quả” của mối tương tác trong thị trường sẽ đựơc đảm bảo nếu những người tham gia nó có  những lựa chọn giống nhau.  Trong trao đổi chính trị, sẽ không có quá trình phân quyền cho phép “hiệu quả” được ước lượng một cách chủ quan,  gần giống với đánh giá thị trường. Mọi cá nhân, theo bản chất của hàng hoá được “mua” tập thể trong chính trị,  không thể điều chỉnh hành vi của chính họ đối với những điều kiện chung trong thương mại. Việc chính trị phân  quyền tương tự với việc trao đổi mua bán giữa những cá nhân là  ở đặc điểm chung trong suốt quá trình trao đổi  hàng hoá, việc trao đổi này sự thoả thuận giữa những cá nhân tham gia. Luật lệ được nhất trí cho sự lựa chọn tập  thể  trong chính trị cũng giống như việc trao đổi hàng hoá trong thị trường.  Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá chính trị hoàn toàn độc lập với những kết quả bằng cách xác định chính  xác mức độ phù hợp giữa những luật lệ được quyết định bằng cách thoả thuận và một luật lệ duy nhất có thể đảm  bảo “hiệu quả”, điều đó cần sự đồng ý và quyết định của tất cả mọi thành viên tham gia. Vì vậy, nếu “hiệu quả”  được công nhận là một tiêu chuẩn mong ước của mọi thành viên thì một lần nữa như đã được giải thích ở đây, sự  cải tiến quy chuẩn trong quá trình được đo bởi những bước tiến tới nhu cầu đã được nhất trí. Có lẽ sẽ rất cần thiết  khi chỉ ra cho mọi người thấy rằng sự mô tả các đặc điểm của Wicksell về những đề suất của ông dưới hình thức  “luật pháp” hơn là “hiệu lực” đã đưa ra một sự tương xứng chính xác giữa hai quy tắc trong trường hợp trao đổi hàng  hoá tự nguyện.  Chính trị, như là chúng ta đã quan sát thấy, tất nhiên vẫn còn quá xa so với sự trao đổi hàng hoá tập thể và có tổ  chức lý tưởng mà luật lệ thống nhất sẽ thi hành. Chính trị tương đương với giá giao dịch khiến họ theo đuổi “hiệu  quả” lý tưởng dường như thậm chí còn khó thực hiện hơn là việc theo đuổi tương tự như vậy trong thị trường. Những  chướng ngại vật đối với việc thực hiện ý tưởng không bao hàm ý loại bỏ định nghĩa chuẩn của chính ý tưởng. Thay  vào đó, chính bản thân những cản trở lại kết hợp lại thành một ”phép tính tán thành” chung.  Chính Wicksell cũng không đi quá xa khi ủng hộ việc cải cách trong cấu trúc lập pháp. Ông đề nghị phải có một sự  liên kết giữa những quyết định tài chính và chi tiêu, và ông cũng đề nghị rằng một điều luật tán thành như vậy cần  phải được đưa vào kinh phí. Wicksell không chủ ý mở rộng bản phân tích của ông tới sự lựa chọn hiến pháp, tới sự  lựa chọn luật pháp mà trong đó hoạt động chính trị bình thường được phép hoạt động. Những cải cách ông đề xuất  tất nhiên là theo hiến pháp, vì chúng đều nhằm mục đích phát triển quá trình đi đến quyết định. Nhưng những đề   xuất của ông bị hạn chế trong việc kết hợp những sở thích của từng cá nhân với những kết quả mang tính chính trị  trong những quyết định đặc biệt, hơn bất cứ trường hợp nào.  Có lẽ sẽ rất  đáng giá khi chú ý rằng chính Wicksell không coi những cải cách theo thủ tục của ông như là một điều  hạn chế. Bằng cách đưa tính linh hoạt lớn hơn vào cấu trúc thuế, Wicksell dự đoán việc ủng hộ chương trình chi tiêu  sẽ tiếp tục bị loại bỏ dưới sự sắp xếp cứng rắn của thuế. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại giải thích sự thống  nhất của lý thuyết Wicksell là bị hạn chế, và đặc biệt khi họ so sánh với những hoạt động mở rộng được quan sát   trong chính trị. Việc giải thích hạn chế này có lẽ chịu trách nhiệm một phần cho sự thất bại liên tiếp của những nhà  kinh tế chính trị khi công nhận phần mở rộng của họ về quy tắc hiệu quả đối với lĩnh vực chính trị.  Những hạn chế như thế đang được giảm dần về căn bản, và trong một giới hạn nào đó có thể bị loại trừ hoàn toàn,  khi tiêu chuẩn tán thành được chuyển lên trên một bậc, tới mức độ thoả thuận về những luật lệ theo hiến pháp mà  trong đó những hoạt động chính trị bình thường được phép hoạt động. Trong khuôn khổ này, một cá nhân có thể  thích một cách có lý một điều luật mà vào những dịp đặc biệt sẽ hoạt động để đưa ra những kết quả trái ngược lại  với lợi ích của chính bản thân anh ta. Cá nhân đó sẽ làm như vậy nếu anh ta dự đoán được điều đó, sau khi cân  nhắc kỹ toàn cảnh một loạt “vở kịch”, những quyền lợi của chính anh ta sẽ được đáp ứng một cách có hiệu quả hơn  là bởi những áp dụng giới hạn của giai đoạn điều kiện của Wicksellian. Tiêu chuẩn của thời kỳ Wicksellian vẫn còn 
  7. có giá trị như là một thước đo hiệu quả đặc biệt của quyết định riêng lẻ đã được xem xét. Nhưng sự vi phạm tiêu  chuẩn đó trong thời kỳ này không ám chỉ không có hiệu quả của luật lệ miễn là luật lệ được lựa chọn bởi sự thống  nhất theo hiến pháp.  Như đã ghi chú, sự thay đổi tiêu chuẩn của Wicksell trong việc lựa chọn theo hiến pháp những điều luật cũng góp  phần làm cho sự thoả thuận trở nên dễ dàng hơn, và trong một số trường hợp, có thể tháo gỡ hoàn toàn những  xung độ vẫn tồn tại giữa lợi ích của những cá nhân riêng lẻ và lợi ích của một nhóm người. Trong trường hợp một cá  nhân cho rằng luật lệ theo hiến pháp vẫn còn có thể áp dụng được trong một thời gian dài, khi đó rất nhiều lựa chọn  được quyết định, anh ta cần phải bị đặt về phía “tình trạng không chắc chắn” liên quan tới tác động của bất kỳ luật  lệ nào về những lợi ích đã được dự báo trước của riêng anh ta. Việc lựa chọn giữa những điều luật vì thế có xu  hướng dựa vào những tiêu chuẩn công bằng chung, sự tán thành sẽ dễ dàng được quyết định hơn khi những lợi ích  của từng cá nhân riêng rẽ mang tính đồng nhất hơn.  Những nhà kinh tế chính trị muốn thực hiện chương trình nghiên cứu của Wicksell, chương trình này đã được thay  đổi cho phù hợp, hay những người muốn đưa ra những lời khuyên có tính chất quy phạm, phải, và tất yếu phải tập  trung vào quá trình hoặc cấu trúc mà dựa vào đó những quyết định chính trị được thực hiện. Mọi hiến pháp hiện nay  hay những cấu trúc và điều luật đều là chủ đề của các cuộc tranh luận. Câu hỏi nêu lên hiện nay là: Liệu những  điều luật này có được nêu bật lên từ những thoả thuận bởi các thành viên tham gia theo hiệp định hiến pháp đáng  tin cậy không? Thậm chí ở đây, một lời khuyên mang tính quy chuẩn có thể thực hiện phải được hạn chế một cách  nghiêm khắc. Không có một tập hợp những quy tắc bên ngoài nào cung cấp nền tảng cho sự chỉ trích này. Nhưng  các nhà kinh tế chính trị có thể thận trọng đưa ra những thay đổi trong thủ tục mà theo quy tắc có thể dẫn đến sự  thành công trong việc thoả thuận chung. Bất cứ một sự thay đổi được đề xuất nào được đưa ra cũng chỉ mang tính  nhất thường, và quan trọng nhất là sự thay đổi này phải đi kèm với việc thừa nhận thực tế chính trị. Những điều luật  và những thay đổi trong điều luật đáng được cân nhắc là những thứ được dự đoán là hoàn toàn khả thi trong hoạt  động chính trị của những người bình thường, và không phải những điều đó chỉ phù hợp với những người lý tưởng và  hoàn hảo. Quyền lựa chọn chính trị vẫn phải thuộc vào lĩnh vực có thể thực hiện được, và lợi ích của những nhà  hoạt động chính trị phải được công nhận như là những việc có thể làm được.  VI. Chủ nghĩa hợp hiến và chủ nghĩa giao kèo (constitutionalism and contractualism)  Mục tiêu cuối cùng... là tính công bằng trước pháp luật, quyền tự do lớn nhất có thể thực hiện được, và một nền kinh  tế vững trãi cũng như sự cộng tác hoà bình giữa tất cả mọi người. (Wicksell, trang 88).  Khi cấu trúc căn bản của Wicksell bị chuyển thành sự lựa chọn giữa các điều luật hoặc giữa các hiến pháp và khi  tình trạng không chắc chắn được tận dụng để khắc phục những khó khăn giữa những lợi ích chung và lợi ích đồng  nhất, chương trình nghiên cứu trong kinh tế chính trị đã kết hợp vẫn đề này vào triết học mang tính chính trị, cả hai  vấn đề này đều có những thay đổi hiện đại và cổ điển. Đặc biệt, nghiên cứu của riêng tôi có mối quan hệ giống với  cấu trúc của John Rawls, ông đã tận dụng sự thiếu hiểu biết (veil of ignorance) cùng với tiêu chuẩn công bằng có  nguồn gốc từ nguyên lý của sự công bằng nổi lên từ khế ước giao kèo ở giai đoạn trước khi lựa chọn hiến pháp  chính trị.3  Sự thất bại của ông khi chuyển đổi cấu trúc giải tích của riêng ông lên tới mức độ lựa chọn theo hiến pháp, Wicksell  đã bị hạn chế đối với những đánh giá về quy trình chính trị trong việc đưa ra những quyết định hiện tại. Ông không  thể, và ông hoàn toàn ý thức được điều này, ước định được những hoạt động kinh tế liên quan tới hoặc là sự uỷ  quyền trước kia của chính quyền, ví dụ như định mức lãi suất cho nợ công cộng, hoặc là việc chuyển đổi thực hiện  tài chính trong thu nhập và tài sản giữa những cá nhân và một nhóm người. Những câu hỏi được đưa ra vẫn còn  nằm ngoài nghiên cứu định giá của Wicksell, và bởi vì họ là như vậy nên chúng ta xác định vị trí của nguồn khác là 
  8. những đóng góp căn bản mà chúng ta một thời gian không chú ý tới. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi trong hiến  pháp chính trị sự bắt ép này ít nhất cũng một phần bị chuyển đi. Bên cạnh tính không chắc chắn và/hoặc sự thiếu  hiểu biết, sự tán thành theo khế ước về những điều luật tính đến sự chuyển nhượng tài chính là hoàn toàn có thể.  Những nét đặc biệt trong cấu trúc chuyển nhượng được sự ủng hộ của hiến pháp, tất nhiên không thể có nguồn gốc  độc lập bởi vì sự hạn chế của những đánh giá đối với quá trình tán thành hiến pháp. Về phương diện này, việc áp   dụng là hoàn toàn tương tự như sự miễn cưỡng của Wicksell khi bắt đầu xây dựng những quy tắc riêng biệt cho việc  phân bổ thuế độc lập với quá trình đi tới sự đồng ý. Bất kỳ sự phân phối các phần của thuế nào tạo ra thu nhập đủ  đề phân bổ tài chính cho những chi tiêu liên quan tới dự án sẽ qua những kiểm tra của Wicksell, miễn là nó phù hợp  với thoả thuận chung của mọi người.  Tương tự như vậy, bất kỳ sự sắp xếp nào để thi hành những chuyển đổi tài  chính sẽ phải đương đầu với thử thách về hiến pháp của Wicksell, với điều kiện là nó có khả năng đưa đến sự thoả  thuận chung. Tính không xác định căn bản này đã gây ra nhiều phiền toái cho các nhà kinh tế chính trị hay những  nhà triết gia, những người đang tìm kiếm một cơ hội để đưa ra những lời khuyên lớn lao, trên dưới những giới hạn  theo thủ tục.  Sự thôi thúc theo xu hướng tạo dựng để thừa nhận vai trò như là một nhà xã hội, để đề xuất những cải cách chính  sách “nên” hay “không nên” làm, một cách độc lập với những sở thích cá nhân thông qua chính sách chính trị, đã   đưa ra rất nhiều thứ để phản đổi mạnh mẽ điều này. Tính nguyên vẹn khoa học này bị sai khiến bởi sự tín nhiệm  nhất quán lên những giá trị cá nhân là một đặc điểm của một nền kinh tế chính trị hiện đại.  Sự khó khăn của việc duy trì tính toàn vẹn như vậy bị làm nổi bật lên bởi sự thất bại khi phân biệt giữa những lý lẽ  có tính chất giải thích và lý lẽ có tính biện hộ, một thất bại đã miêu tả rõ ràng vị trí của hầu hết tất cả mọi chỉ trích   của những lý thuyết xã hội trong trật tự chính trị. Chúng ta tất nhiên không quan sát quá trình để đạt tới sự thoả  thuận về những điều luật hiến pháp và nguồn gốc của những điều luật tồn tại vào bất kỳ thời gian nào và trong bất  kỳ hình thức chính trị riêng biệt nào cũng không thể được giải thích được một cách hài lòng bởi mô hình hợp đồng.  Mục tiêu của việc thực hiện hợp đồng không được giải thích theo cách này.  Ngược lại chúng ta lại hài lòng với việc nó đã đưa ra một nền tảng cho định giá mang tính quy chuẩn. Liệu những  điều luật quan sát được đã chế ngự hoạt động chính trị thông thường có hiện lên từ sự tán thành trong bản khế ước  hiến pháp? Trong phạm vi câu hỏi này có thể được trả lời một cách chắc chắn chúng ta đã thiết lập được một sự  liên kết hợp pháp giữa từng cá nhân và chính phủ. Còn trong phạm vi câu hỏi gợi ra một câu trả lời mang tính tiêu   cực, chúng ta có một nền tảng cho sự chỉ trích về trật tự đang tồn tại, và một tiêu chuẩn cho những đề xuất tiến bộ  trong việc cải tổ hiến pháp.  Về điểm này và chỉ về điểm này, các nhà kinh tế chính trị, những người đang tìm kiếm để giữ nguyên mọi điều trong  sự ép buộc mang tính quy chuẩn bị đưa ra bởi tiêu chuẩn cá nhân, có thể tham gia vào cuộc đối thoại đang tiếp  diễn về chính sách hiến pháp. Cách thức quản lý tài chính thiếu hụt trong chính quyền dân chủ phương tây hiện đại  đã đưa ra một ví dụ mạnh mẽ nhất. Đó là hầu như không thể xây dựng một phép tính bằng khế ước mà trong đó  những đại diện của các thế hệ độc lập đồng ý thừa nhận số đông trong một thế hệ riêng lẻ khi cung cấp tài chính   cho sự tiêu dùng công cộng đang được ưa chuộng hiện nay thông qua việc đưa ra  nợ công cộng đảm bảo cho sự  đánh thuế vào tổn thất của những vật có ích hày thế hệ sau của những người đóng thuế. Một kết luận như vậy cũng  được áp dụng vào việc nợ tuyệt đối được phản ánh nhiều trong những chương trình chuyển nhượng giữa hai thể hệ  đặc chưng chính quyền thịnh vượng hiện đại.  Việc thi hành toàn bộ hợp đồng sẽ vẫn không được thực hiện nếu sự tin cậy đang bị chỉ trích của những kết quả  chính trị dựa trên những điều luật chế ngự hoạt động chính trị bị phủ nhận. Nếu những chính quyền còn lại không  thay đổi theo những thay đổi trong cấu trúc hiến pháp thì vai trò của nền kinh tế chính trị theo hiến pháp sẽ không 
  9. tồn tại được. Mặt khác, nếu thể chế thực sự là vấn đề thì vài trò này sẽ được xác định rõ ràng. Rõ ràng, vai trò này   bao gồm phép phân tích của của cải luân chuyển trong tập hợp xen lẫn nhau của những điều luật cưỡng chế. Trong  một phép suy loại lý thuyết, phép phân tích này là sự nghiên cứu cho những giải pháp của vấn đề này, vì nó được  định nghĩa bởi những điều luật.  Thông thường, nhiệm vụ của nhà kinh tế chính trị theo hiến pháp là giúp đỡ những cá nhân, vì những công dân  những người quyết định cuối cùng trật tự chính trị của riêng họ, trong những nghiên cứu vẫn đang tiếp tục của họ về  các điều luật chính trị mà sẽ phục phụ tốt nhất cho những mục đích của họ, bất kể chúng là điều gì.  Vào năm 1987, Hoa Kỳ đã tổ chức lễ kỷ niệm hai trăm năm một lần của hội nghị hiến pháp đã cung cấp những điều  luật cơ sở cho hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Hội nghị này là một trong những tấm gương trong lịch sử mà trong đó  những điều luật chính trị được lựa chọn một cách cân nhắc. Ảo tưởng về chính trị mà đã cho biết suy nghĩ của  James Madison hoàn toàn giống, về bản chất, với nhúng điều được đưa ra bởi Knut Wicksell, tuy rằng bản phân  tích thuế và chi tiêu của Knut Wicksell không toàn diện bằng, nhưng lại tập trung hơn. Cả hai đều bác bỏ tất cả  những khái niệm cơ bản nào coi chính quyền như là một người cấp trên uyên thâm đối với những cá nhân là thành  viêc của chính quyền này. Cả hai đều tìm kiếm để đưa ra bản phân tích khoa học có hiệu lực có thể giúp giải quyết  câu hỏi vẫn đang tiếp tục về trật tự xã hội: Làm thế nào để chúng ta có thể chung sống cùng nhau trong hoà bình,   thịnh vượng và đoàn kết, trong khi đó vẫn phải duy trì quyền tự do của chúng ta vì những cá nhân tự trị, những  người có thể và phải tạo ra giá trị riêng của chính chúng ta?  Tôi vô cùng biết ơn Robert Tollison, Viktor Vanberg, và Richard Wagner vì những lời góp ý bổ ích.  1. This and subsequent citations are from Knut Wicksell, "A New Principle of Just Taxation," included in Classics in   the Theory of Public Finance, edited by R. A. Musgrave and A. T. Peacock (London: MacMillan, 1958), pp. 72­118.  The   more   inclusive   work   from   which   this   translated   essay   is   taken   is   Knut   Wicksell,  Finanzthcoretische   Untersuchungen (Jena: Gustav Fischer, 1896).  2. In my own retrospective interpretation, the shift of the Wicksellian construction to the constitutional stage of  choice was the most important contribution in  the Calculus of Consent, written jointly with Gordon Tullock (Ann  Arbor: University of Michigan Press, 1962).  3. John Rawls, A Theory of Justice (Cambridge: Harvard University Press, 1971).  4.   A   generalized   argument   for   adopting   the   constitutionalist­contractarian   perspective,   in   both   positive   and  normative   analysis,   is   developed   in  The   Reason   of   Rules,   written   jointly   with   Geoffrey   Brennan   (Cambridge:  Cambridge University Press, 1985). Tài liệu trích dẫn: Nobel Lectures, Economics 1981­1990, World Scientific Publishing Co., Singapore 
nguon tai.lieu . vn