Xem mẫu

  1. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HAI QUAN ĐIỂM, HAI CÁCH TIẾP CẬN KHI SÁP NHẬP CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀO CÁC BỘ ĐỂ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC
  2. 1. Hai quan điểm, hai cách tiếp cận khi sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ vào các bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng người hiền tài – Từ quan niệm đến chính sách thực tiễn. 3. Phát triển nguồn nhân lực công vụ ở Thừa Thiên – Huế. 4. Cơ sở khoa học trong việc xây dựng Luật Viên chức. 5. Cải cách hành chính ở thành phố Hà Nội. 6. Một số biện pháp tăng cường công tác cải cách hành chính tỉnh Bắc Ninh. 7. Kinh nghiệm trên thế giới về tuyển dụng và sử dụng nhân tài trong nền công vụ.
  3. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HAI QUAN ĐIỂM, HAI CÁCH TIẾP CẬN KHI SÁP NHẬP CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀO CÁC BỘ ĐỂ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC TS. VĂN TẤT THU Thứ trưởng Bộ Nội vụ T iếp theo các bài viết về bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong bài vi ết này chúng tôi xin trình bày và phân tích ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn của hai quan điểm, hai cách tiếp cận khi sắp xếp các cơ quan thuộc Chính ph ủ v ề các b ộ đ ể t ổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Giả sử sáp nhập ba Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A. I. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Bộ A và 3 c ơ quan thu ộc Chính ph ủ B, C, D, cụ thể như sau: 1.1 Cơ cấu tổ chức của Bộ A: a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà n ước g ồm: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB), Vụ Kế hoạch - Tài chính (KH-TC), Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT), Thanh tra Bộ, các cục, vụ khác. b) Các tổ chức sự nghiệp của Bộ gồm: Trung tâm thông tin, các vi ện nghiên cứu, các trường, học viện, báo, tạp chí. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban B: a) Các tổ chức giúp Trưởng ban B thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ KH-TC, Vụ Pháp ch ế, V ụ HTQT, Thanh tra, các cục, vụ khác. b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm tin học, Trung tâm bồi d ưỡng nghiệp vụ, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Tạp chí, Nhà xuất bản… 1.3 Cơ cấu tổ chức của Ban C: a) Các tổ chức giúp Trưởng ban C thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ KH-TC, Vụ Pháp ch ế, V ụ HTQT, Thanh tra, các cục, vụ khác. b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm thông tin, Viện nghiên cứu, Tạp chí, trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ… 1.4 Cơ cấu tổ chức của Ban D:
  4. a) Các tổ chức giúp Trưởng ban D thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng Ban, Vụ TCCB, Vụ HTQT, Vụ Thanh tra - Pháp ch ế, các c ục, v ụ khác. b) Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm tin học, Trung tâm nghiên c ứu khoa học, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng, Tạp chí… II. Sáp nhập 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào B ộ A theo quan đi ểm “tiếp nhận nguyên trạng” Nếu sáp nhập 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A theo quan đi ểm tiếp nhận nguyên trạng, không sắp xếp, tổ chức và phân công lại lao động thì đó là sự chuyển dịch cơ học từ vị trí trực thuộc Chính ph ủ về trực thuộc B ộ tr ưởng. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ A sau khi sáp nhập 3 Ban trực thuộc Chính ph ủ (B, C, D) có thêm 3 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, song các tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, giúp việc về quản lý nhà nước và các tổ chức sự nghiệp của 3 Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vẫn giữ nguyên, không có sự sắp xếp lại, không có s ự sáp nh ập các t ổ ch ức có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ tương ứng c ủa 3 Ban thuộc Chính phủ và của Bộ A vào với nhau (không sáp nhập Văn phòng c ủa 3 Ban thuộc Chính phủ vào Văn phòng Bộ A, Vụ TCCB của 3 Ban thu ộc Chính ph ủ vào Vụ TCCB của Bộ A, Vụ KH-TC của 3 Ban thuộc Chính ph ủ vào V ụ KH-TC c ủa Bộ A, Vụ HTQT của 3 Ban thuộc Chính phủ vào Vụ HTQT của Bộ A…). Đồng thời, không có sự phân công, tổ chức lại lao động của Bộ A sau khi 3 Ban thuộc Chính phủ sáp nhập vào. Sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ vào các Bộ theo quan điểm tiếp nhận nguyên trạng như nêu trên dẫn đến nh ững ưu đi ểm, h ạn ch ế sau: 2.1 Ưu điểm: - Không còn cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước. - Giảm được đầu mối tổ chức thuộc Chính phủ, song tăng đầu mối các đơn vị thuộc Bộ. - Giữ được sự ổn định tương đối, không gây xáo trộn về mặt tổ chức. - Cán bộ lãnh đạo các Ban thuộc Chính phủ an tâm vì vẫn được bảo đ ảm v ề chế độ chính sách. - Khắc phục được khó khăn khi cần thiết phải ban hành văn bản quy ph ạm pháp luật để quản lý các lĩnh vực trước đây do các Ban thuộc Chính phủ quản lý. 2.2 Hạn chế và khó khăn: - Không đáp ứng và đảm bảo được các yêu cầu, nguyên t ắc tổ ch ức bộ máy của bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Do tiếp nh ận nguyên trạng, gi ữ nguyên các đơn vị, tổ chức thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ không có sự sắp xếp lại nên
  5. dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo các tổ chức trong cùng một bộ. Trong bộ máy của Bộ A sau khi sáp nhập 3 Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào sẽ có 3 đến 4 đơn vị (tổ chức) cùng làm công tác văn phòng, cùng làm công tác về KH-TC, HTQT, pháp chế và thanh tra; 3 đến 4 tổ chức sự nghiệp cùng làm công tác tin học, cùng làm công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng… - Do giữ nguyên tổ chức của các cơ quan thuộc Chính ph ủ khi sáp nh ập vào Bộ A đã hình thành một cấp trung gian, đó là bộ phận lãnh đạo của các Ban (B,C,D) thuộc Chính phủ và các Vụ có chức năng, nghiệp vụ tương ứng của Bộ A. Ví dụ, xem xét qui trình giải quyết công việc và trình ký văn bản t ừ V ụ HTQT trong Ban B trình lên Lãnh đạo Bộ A như sau: chuyên viên của Vụ HTQT Ban B nghiên cứu soạn thảo xong trình lên lãnh đạo V ụ HTQT Ban B; lãnh đ ạo V ụ xem xét trình lãnh đạo Ban B, sau đó lãnh đạo Ban B m ới xem xét trình lên lãnh đ ạo B ộ qua Văn phòng và Vụ HTQT Bộ A; lãnh đạo Vụ HTQT Bộ A giao cho chuyên viên của Vụ thụ lý hồ sơ văn bản trình Vụ trưởng Vụ HTQT Bộ A xem xét, ký trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ. Rõ ràng là quy trình xử lý giải quyết công việc và trình văn bản qua nhiều tầng nấc trung gian, gây nhiễu và chậm trễ trong giải quyết công việc và xử lý văn bản. Nếu có sai sót xảy ra rất khó xác định đơn vị, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhi ệm liên đới. - Không đảm bảo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc th ứ bậc hành chính ch ặt chẽ, thẩm quyền - trách nhiệm rõ ràng; trên cơ quan Bộ A có vụ, dưới các Ban (B,C,D) cũng có vụ, địa vị pháp lý, thẩm quyền, trách nhiệm, ch ế đ ộ chính sách đối với cấp vụ trên Bộ và đối với cấp vụ trong Ban sẽ nh ư th ế nào? nh ư nhau hay khác nhau? Như nhau sẽ không công bằng, khác nhau sẽ bất hợp lý. V ụ trên B ộ là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; chức năng, nhi ệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các vụ thuộc Bộ do Bộ trưởng quy định. Các vụ trong Ban thuộc Bộ cũng giúp Bộ trưởng, giúp Trưởng các Ban th ực hiện ch ức năng quản lý nhà nước, nhưng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ trong Ban thuộc Bộ lại do các Trưởng ban qui định. Khi Chính phủ ban hành Nghị định chuyển các Ban thuộc Chính phủ vào Bộ A, nghĩa là Chính ph ủ đã quy ết đ ịnh giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực của các Ban thu ộc Chính ph ủ cho Bộ trưởng Bộ A thì Bộ trưởng Bộ A phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước các lĩnh vực trước đây Chính phủ giao cho th ủ trưởng các Ban thuộc Chính phủ. Và các Ban thuộc Chính phủ trở thành các Ban thuộc Bộ. Do đó, việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Ban thu ộc Chính phủ khi sáp nhập vào Bộ A thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ A. Không nên để Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ, quy ền h ạn và c ơ c ấu
  6. tổ chức của các Ban thuộc Chính phủ khi các Ban này đã sáp nh ập vào các B ộ. Nếu để Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Ban thuộc Chính phủ khi đã sáp nhập vào B ộ A s ẽ d ẫn đ ến tình tr ạng không thống nhất là trong Bộ A có đơn vị, tổ chức do Bộ trưởng Bộ A qui đ ịnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, có đơn vị, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ ch ức. Nh ư vậy s ẽ phá v ỡ tính thứ bậc hành chính và tính thống nhất về mặt pháp chế, dẫn đến hệ quả tất yếu là hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước của Bộ A sẽ không bảo đảm do trách nhiệm, thẩm quyền không rõ ràng. - Tiếp nhận nguyên trạng các Ban thuộc Chính ph ủ khi sáp nh ập vào B ộ A, không phân định lại chức năng nhiệm vụ, không sắp xếp l ại t ổ ch ức s ẽ không đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất, trực tiếp của B ộ trưởng đ ối với công việc, công tác tổ chức cán bộ và công tác kế hoạch, tài chính. Trong m ột Bộ có 3 đến 4 tổ chức cùng tham mưu giúp B ộ trưởng quản lý đi ều hành m ột lĩnh vực công việc, cùng tham mưu cho Bộ trưởng về công tác TCCB, KH-TC, HTQT, pháp chế và thanh tra… khó có thể đảm bảo được nguyên tắc quản lý t ập trung thống nhất “công việc, con người và kinh phí - tài chính” Chính ph ủ giao cho B ộ. Vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến phân tán nguồn lực, quan liêu, lãng phí trong quản lý triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, th ẩm quy ền Chính ph ủ giao cho Bộ. Cụ thể, đối với việc quản lý công tác TCCB của Bộ, nếu khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ về Bộ A tiến hành sáp nhập Vụ TCCB của Ban B vào V ụ TCCB của Bộ A, thì khi trình một vấn đề về công tác TCCB liên quan đ ến con người của Ban B lộ trình như sau: một chuyên viên của Vụ TCCB được giao chuẩn bị trình, Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ cho ý kiến, sau đó trình lên Bộ trưởng xin ý kiến. Còn nếu tiếp nhận giữ nguyên trạng, vẫn để tồn tại V ụ TCCB trong Ban B thì khi trình vấn đề tổ chức cán bộ của Ban B, quy trình c ụ th ể nh ư sau: đầu tiên do một chuyên viên của Vụ TCCB Ban B chuẩn bị trình xin ý ki ến V ụ trưởng Vụ TCCB ban B, Vụ trưởng Vụ TCCB ban B xem xét cho ý ki ến sau đó trình lãnh đạo Ban B, lãnh đạo Ban B xem xét cho ý kiến trình lên B ộ A qua Văn phòng và Vụ TCCB của Bộ A, chuyên viên Vụ TCCB của B ộ A thụ lý h ồ s ơ nghiên cứu, xem xét trình xin ý kiến Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A, Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A nghiên cứu, xem xét sau đó mới trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. Vụ trưởng Vụ TCCB của Ban B không th ể trình vượt c ấp bỏ qua lãnh đạo Ban B lên Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A, đồng th ời Trưởng ban B cũng không thể trình vượt cấp bỏ qua Vụ trưởng Vụ TCCB của Bộ A lên thẳng lãnh đạo Bộ A. Tương tự như vậy là công tác quản lý ngân sách, tài chính, một lĩnh vực
  7. nhất thiết Bộ trưởng phải quản lý tập trung, th ống nh ất và trực ti ếp. N ếu khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A vẫn giữ nguyên Vụ KH-TC của Ban B không sáp nhập vào Vụ KH-TC của Bộ A thì Bộ trưởng Bộ A khó có th ể quản lý được tập trung thống nhất và trực tiếp ngân sách-tài chính của Bộ. Theo Luật Ngân sách nhà nước, có 3 cấp dự toán: cấp I, cấp II và c ấp III. Tr ước khi sáp nhập, Vụ KH-TC của Ban B là đơn vị dự toán cấp I có ch ức năng t ổng h ợp k ế hoạch tài chính của Ban B, không trực tiếp chi tiêu ngân sách, tài chính, các đ ơn v ị dự toán cấp III là Văn phòng ban B, các đơn vị, tổ chức sự nghiệp thuộc Ban B, không cần và không nhất thiết phải lập đơn vị dự toán cấp II ở Ban B. Trong B ộ A có Vụ KH-TC là đơn vị dự toán cấp I, th ực hiện ch ức năng tổng h ợp v ề KH-TC của Bộ, không trực tiếp quản lý chi tiêu ngân sách, tài chính, có th ể có các đ ơn v ị dự toán cấp II ở cấp cục và các đơn vị dự toán cấp III trực tiếp quản lý, chi tiêu ngân sách, tài chính. Khi sáp nhập các Ban B,C, D thuộc Chính phủ vào Bộ A mà gi ữ nguyên không sáp nhập Vụ KH-TC của các Ban thuộc Chính phủ vào V ụ KH-TC c ủa B ộ A; các đơn vị sự nghiệp thuộc các Ban của Chính phủ không sáp nh ập vào các đ ơn vị sự nghiệp thuộc Bộ A hoặc không để trực thuộc Bộ A mà vẫn để trực thuộc các Ban (B, C, D) của Chính phủ thì việc qu ản lý ngân sách, tài chính (trong đó có cả vốn đầu tư xây dựng cơ bản) sẽ rất khó khăn, sẽ không tập trung, thống nhất và qua nhiều tầng, nấc trung gian. Khi các Ban (B, C, D) thu ộc Chính ph ủ sáp nhập vào Bộ A thì Bộ A cũng chỉ có một đơn vị dự tóan cấp I đó là V ụ KH-TC của Bộ A, nên các Vụ KH-TC của các Ban thuộc Chính ph ủ trở thành đơn vị d ự toán cấp II, đơn vị trung gian. Nếu các đơn vị sự nghiệp - đơn vị dự toán cấp III trong các Ban thuộc Chính phủ muốn trình xin ý ki ến B ộ trưởng (lãnh đ ạo B ộ) quyết định một vấn đề liên quan tới kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản thì quy trình tuần tự phải qua các bước như sau: chuyên viên, viên ch ức c ủa đ ơn v ị dự toán cấp III trong các Ban thuộc Chính phủ chuẩn bị hồ sơ tài liệu trình xin ý kiến thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III, sau đó thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III nghiên cứu xem xét trình Vụ trưởng Vụ KH-TC của Ban, Vụ trưởng Vụ KH-TC của Ban nghiên cứu xem xét, ký trình Trưởng ban, Trưởng ban nghiên c ứu xem xét ký trình lên Bộ qua Vụ KH-TC của Bộ A, Vụ trưởng Vụ KH-TC của Bộ A giao cho chuyên viên của Vụ thụ lý hồ sơ, nghiên cứu xem xét trình V ụ tr ưởng, V ụ trưởng xem xét, ký trình lãnh đạo Bộ A (Bộ trưởng) xem xét phê duyệt hoặc quyết định. Quy trình xem xét xử lý hồ sơ văn bản từ đơn vị dự toán c ấp III c ủa các Ban lên tới lãnh đạo Bộ lòng vòng qua quá nhiều tầng nấc và ph ức t ạp, n ếu có sai sót xảy ra việc xác định trách nhiệm cho các tổ chức trung gian (Vụ KH-TC của các Ban thuộc Bộ, lãnh đạo các Ban thuộc Bộ, Vụ KH-TC c ủa B ộ) là r ất khó khăn.
  8. Theo Luật Ngân sách nhà nước, luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kế toán c ần phải hạn chế tổ chức các đơn vị dự toán trung gian. Khi sáp nh ập V ụ KH-TC c ủa các Ban (B, C, D) thuộc Chính ph ủ vào Vụ KH-TC c ủa B ộ A và các đ ơn v ị s ự nghiệp của các Ban thuộc Chính phủ chuyển thành trực thu ộc B ộ thì vi ệc qu ản lý ngân sách, kế hoạch, tài chính của Bộ sẽ tập trung thống nhất và ch ặt ch ẽ, các đơn vị dự toán cấp III thuộc Bộ sẽ trình trực tiếp lên V ụ KH-TC, chuyên viên V ụ KH-TC của Bộ thụ lý hồ sơ nghiên cứu trình Vụ trưởng ký trình lãnh đ ạo B ộ quyết định. Như vậy, quy trình xử lý văn bản được rút ngắn, đơn giản, ch ặt ch ẽ và phù hợp các quy định hiện hành của pháp luật. - Khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) vào Bộ A, không sáp nhập các đơn vị tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và tính chất nghi ệp v ụ t ương ứng vào với nhau, dẫn đến khó khăn đối với việc kiện toàn tổ chức các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh. Khi ở Trung ương ba Ban thuộc Chính phủ (B, C, D) sáp nh ập vào B ộ A, để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống hành chính, các sở, ban, ngành (B,, C,, D,) cũng phải sáp nhập vào Sở A, thuộc Uỷ ban nhân dân t ỉnh. N ếu ở Trung ương khi sáp nhập ba Ban thuộc Chính phủ vào B ộ A theo quan đi ểm ti ếp nh ận nguyên trạng, không có sự sắp xếp, tổ chức lại thì ở cấp tỉnh không có c ơ s ở đ ể s ắp x ếp, tổ chức lại các Sở B,, C,, D, vào Sở A,. Nếu để nguyên tr ạng thì Giám đ ốc S ở A, khó có thể quản lý được tập trung, thống nhất chức năng, nhiệm vụ của Sở khi các sở, ban, ngành B,, C,, D, sáp nhập vào Sở A,. - Do tiếp nhận nguyên trạng, giữ nguyên không sắp xếp lại tổ chức, không phân công tổ chức lại công việc, không sàng lọc, lựa chọn lại cán bộ sẽ không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra khi tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh v ực là ph ải “giảm được tổ chức, giảm biên chế, giảm chi phí cho hoạt động bộ máy”. Tóm lại, việc sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ về các Bộ nếu theo quan điểm tiếp nhận “nguyên trạng”, tiếp nhận một cách cơ học thì không đáp ứng được các yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc về tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh v ực, đó là sự dịch chuyển thuần túy các cơ quan, các đơn vị tổ chức từ vị trí này tới vị trí khác, chưa có sự cải cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy theo tinh thần các Nghị quyết về công tác cải cách hành chính của Đảng. III. Sáp nhập ba Ban (B, C, D) thu ộc Chính ph ủ v ề các B ộ A theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (gọi chung là đa ngành) 3.1 Các yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc Khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A theo quan đi ểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, trước hết phải nhận thức đầy đủ rằng tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực không ph ải là phép c ộng đ ơn thu ần nhi ều b ộ, nhi ều cơ quan làm một, mà là sự chuyển đổi mô hình quản lý từ qu ản lý đ ơn ngành sang
  9. quản lý đa ngành dựa trên quan điểm và nguyên tắc h ệ th ống trong t ổ ch ức b ộ máy, dựa trên mối liên hệ hữu cơ về chức năng, nhiệm vụ, v ề đặc đi ểm, đ ặc thù chuyên môn nghiệp vụ, lao động và tính chất hoạt động giữa các bộ, các c ơ quan đơn ngành với nhau theo qui luật lượng đổi ch ất đổi. Do đó, khi sáp nh ập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A ph ải tiến hành s ắp x ếp l ại t ổ ch ức, phân công, tổ chức lại lao động trong bộ máy. Ph ải đảm bảo các yêu c ầu: qu ản lý t ổng hợp được các ngành, các lĩnh vực sáp nhập về bộ đa ngành, qu ản lý t ập trung, thống nhất, trực tiếp công việc, con người và tài chính; tránh tầng nấc, tổ ch ức trung gian, không chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các t ổ ch ức trong bộ máy; tổng số các đơn vị (tổ chức), cán bộ, công ch ức, viên ch ức, nhân viên, kinh phí cho hoạt động bộ máy phải nhỏ hơn tổng số các đơn vị (tổ ch ức), cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, kinh phí cho hoạt động c ủa b ộ máy tr ước lúc sáp nhập các cơ quan để tổ chức bộ đa ngành. Song năng suất, chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ đa ngành phải cao hơn. Đồng thời khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào Bộ A phải dựa trên các quan đi ểm toàn diện, tổng hợp, quan điểm lịch sử, phát triển và hệ thống, ph ải tuân theo các nguyên tắc: a) Xác định cơ cấu của chủ thể quản lý xuất phát từ đối tượng quản lý, từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý để thiết lập bộ máy quản lý. b) Không trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. c) Thứ bậc hành chính chặt chẽ, thẩm quyền, trách nhiệm rõ ràng, không có tầng nấc, tổ chức trung gian. d) Quản lý vừa tổng hợp, vừa chuyên sâu. đ) Quản lý tập trung, thống nhất công việc, tổ chức cán bộ, ngân sách, tài chính của bộ máy. e) Đảm bảo nguyên tắc pháp chế. f) Tổ chức phân công lao động của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong bộ máy một cách khoa học. g) Tinh giản, tiết kiệm có hiệu lực tối đa, hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu. h) Tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để sáp nhập các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh theo hướng sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. 3.2 Cách thức sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính ph ủ vào B ộ A đ ể tổ chức bộ quản lý đa ngành - Sáp nhập các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, tính ch ất công vi ệc, nghi ệp vụ giống nhau của các Ban (B, C, D) thuộc Chính ph ủ và c ủa B ộ A, hoà nh ập vào nhau một cách tương ứng, cụ thể như:
  10. + Văn phòng Bộ đa ngành A (gồm Văn phòng Bộ A + Văn phòng Ban B + Văn phòng Ban C + Văn phòng Ban D). + Vụ TCCB Bộ đa ngành A (gồm Vụ TCCB Bộ A + V ụ TCCB Ban B + V ụ TCCB Ban C + Vụ TCCB Ban D). + Vụ KH-TC Bộ đa ngành A (gồm Vụ KH-TC Bộ A + Vụ KH-TC Ban B + Vụ KH-TC Ban C + Vụ KH-TC Ban D). + Vụ pháp chế Bộ đa ngành A (gồm Vụ pháp chế Bộ A + Vụ pháp ch ế Ban B + Vụ pháp chế Ban C + Vụ pháp chế Ban D). + Vụ HTQT Bộ đa ngành A (gồm Vụ HTQT Bộ A + Vụ HTQT Ban B + V ụ HTQT Ban C + Vụ HTQT Ban D). + Thanh tra Bộ đa ngành A (gồm Thanh tra Bộ A + Thanh tra Ban B + Thanh tra Ban C + Thanh tra Ban D). - Các tổ chức giúp các Trưởng Ban (B, C, D) thu ộc Chính ph ủ th ực hi ện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước còn lại chuy ển thành các đ ơn v ị thu ộc khối cơ quan Bộ A. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, đặc thù chuyên môn nghiệp vụ, khối lượng, tính chất công việc và số lượng cán bộ, công ch ức, viên chức có thể giữ nguyên hoặc sáp nhập một số vụ thành một vụ rồi chuy ển lên c ơ quan Bộ A. Cách sắp xếp như trên sẽ giảm đáng kể các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước khi tổ chức bộ quản lý đa ngành. Tương tự như vậy, tiến hành sáp nhập các tổ chức sự nghi ệp t ương ứng có chức năng nhiệm vụ giống nhau. Trung tâm tin học của Bộ A sáp nhập với các Trung tâm tin học của các Ban (B, C, D) thuộc Chính ph ủ; các vi ện, trung tâm nghiên cứu sáp nhập với nhau; các trường, học viện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sáp nhập với nhau. Các tổ chức sự nghiệp còn lại của ba Ban thuộc Chính phủ cũng như các tổ chức sự nghiệp đã sáp nhập đều để trực thuộc Bộ đa ngành A. Cụ thể như sau: + Trung tâm tin học của Bộ đa ngành A (gồm Trung tâm tin h ọc B ộ A + Trung tâm tin học Ban B + Trung tâm tin học Ban C + Trung tâm tin học Ban D). + Các Trung tâm nghiên cứu khoa học của các Ban (B, C, D) thu ộc Chính phủ có thể sáp nhập với Viện nghiên cứu khoa học của Bộ A thành m ột Vi ện nghiên cứu khoa học chung của Bộ đa ngành A. + Các trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ có thể sáp nhập với viện, học viện, trường của Bộ A thành m ột trường hay học viện chung của Bộ quản lý đa ngành A. Đương nhiên khi sáp nhập các đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ giống nhau, có mối liên hệ hữu cơ với nhau thành một đơn v ị, t ổ ch ức m ới thì qui
  11. mô, biên chế của đơn vị (tổ chức) này sẽ lớn h ơn, việc phân công, t ổ ch ức l ại lao động cũng như quản lý các đơn vị (tổ chức) này giai đoạn đầu sẽ khó khăn. Để khắc phục khó khăn có thể chọn mô hình tổ chức cục, vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, viện nghiên cứu khoa học, học viện, trường, trung tâm đào tạo, bồi d ưỡng đa lĩnh vực, cho phép thành lập các phòng trong các cục, vụ, viện, học viện, trường và các trung tâm, mỗi phòng quản lý một lĩnh vực. 3.3 Ưu điểm, khó khăn và phương pháp giải quyết 3.3.1 Ưu điểm của việc sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào Bộ theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là kh ắc ph ục được các h ạn ch ế và những khó khăn phát sinh khi sáp nhập các Ban thuộc Chính ph ủ vào các bộ theo quan điểm tiếp nhận nguyên trạng, giữ nguyên, không sắp xếp lại t ổ ch ức, không phân công, tổ chức lại lao động: - Khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp, trung gian, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ trong tổ chức bộ máy; - Quản lý tập trung, thống nhất, tổng hợp và trực tiếp tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; - Giảm số lượng các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ; giảm biên chế và chi phí cho các hoạt động của bộ máy khi tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; - Tạo ra sự chuyển đổi về chất trong tổ chức bộ máy, trong đ ội ngũ cán b ộ, công chức, viên chức, trong tổ chức phân công lao động và c ơ ch ế v ận hành, ho ạt động của bộ; - Nâng cao trình độ, năng lực và đổi mới tác phong, ph ương pháp làm vi ệc của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ; - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và các hoạt động của bộ; - Giải quyết, khắc phục được khó khăn khi cần thiết phải ban hành văn b ản quy phạm pháp luật để quản lý các lĩnh vực trước đây do các Ban c ủa Chính ph ủ quản lý. 3.3.2 Thuận lợi: khi sáp nhập các Ban (B, C, D) thuộc Chính phủ vào B ộ A theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, các đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ giống nhau sáp nhập vào nhau một cách tương ứng, còn các đơn vị, tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ, quy ền hạn qu ản lý nhà nước của các Ban thuộc Chính phủ được tổ chức lại và chuy ển thành đ ơn v ị tr ực thuộc Bộ; đồng thời, các đơn vị sự nghiệp của các Ban đưa lên trực thuộc Bộ thì bản thân lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị, tổ ch ức thuộc các Ban nay trực thuộc Bộ, được nâng cấp sẽ phấn khởi và ủng h ộ vi ệc sáp nh ập các cơ quan thuộc Chính phủ theo quan điểm tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
  12. 3.3.3 Khó khăn và cách giải quyết: - Cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa quản lý tổng hợp và chuyên sâu về chuyên môn và nghiệp vụ của các ngành, các lĩnh vực khi sáp nhập vào để tổ chức bộ quản lý đa ngành; trên cơ sở đó, xác định các đơn vị, tổ chức tham mưu giúp bộ trưởng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, các đơn vị tham mưu giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý tổng hợp để thiết lập bộ máy, bố trí sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp. - Khó khăn và trở lực lớn nhất khi sáp nhập các Ban thuộc Chính ph ủ vào các bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành là xử lý vấn đề dôi dư cán bộ lãnh đ ạo quản lý, dôi dư cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên phục vụ. Đặc bi ệt là việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ lãnh đạo các Ban thuộc Chính phủ khi sáp nhập vào bộ vì họ đang là lãnh đạo các Ban thuộc Chính ph ủ; nay các Ban thuộc bộ, địa vị pháp lý của các tổ chức này đã thay đ ổi d ẫn t ới thay đ ổi v ề th ẩm quyền, vị thế và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với họ. Vì vậy, cần gi ải quy ết chế độ, chính sách đối với họ một cách thoả đáng, nếu không s ẽ khó khăn cho việc sắp xếp, tổ chức lại khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào bộ. Đối với số ít cán bộ lãnh đạo các Ban có thể xử lý bằng cách: người đủ tiêu chu ẩn c ả v ề trình độ, năng lực, tuổi tác và nếu bộ thiếu cán bộ lãnh đ ạo có th ể xem xét b ổ nhiệm giữ chức thứ trưởng để giúp bộ trưởng quản lý lĩnh vực trước đây h ọ giúp Chính phủ quản lý; số còn lại giữ nguyên hàm, ch ức vụ và ch ế đ ộ, chính sách, sau một thời gian chuyển sang ngạch chuyên viên cao cấp hoặc chuyên gia. Đồng th ời phải làm công tác tư tưởng, động viên, giải thích việc sáp nh ập các c ơ quan thu ộc Chính phủ vào các bộ để tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh v ực là m ột ch ủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong cải cách hành chính, làm cho bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đó là cu ộc cách m ạng tạo ra sự chuyển đổi về chất trong bộ máy, cần thiết có sự hy sinh c ủa các t ổ chức, hy sinh quyền lợi nhất định của con người mới có bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với ý nghĩa đích thực của nó. Đối với cán b ộ lãnh đ ạo c ấp c ục, v ụ thu ộc các Ban của Chính phủ dôi dư khi sáp nhập về các bô thì gi ữ nguyên hàm ch ức v ụ và phụ cấp chức vụ, nhưng không làm quản lý nữa mà chuy ển sang làm vi ệc theo chế độ chuyên viên, chuyên gia. Đối với các phó cục, vụ trưởng dôi dư cho giữ nguyên hàm, phụ cấp chức vụ kiêm trưởng phòng nếu đơn vị, tổ chức đó sau khi sáp nhập được tổ chức theo mô hình cục, vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, mỗi lĩnh vực được tổ chức thành một phòng. - Đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, tiến hành phân lo ại, sàng l ọc lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ở lại làm việc trong bộ đa ngành, còn nh ững người
  13. không đủ tiêu chuẩn phải kiên quyết và có chế độ chính sách gi ải quy ết cho h ọ ra khỏi bộ máy một cách thích hợp, thực hiện chính sách tinh giản biên ch ế của Chính phủ. - Khó khăn do thay đổi tâm lý, cách nghĩ, cách làm và ph ương pháp làm vi ệc trong môi trường tổ chức hoạt động và điều hành giải quyết công việc theo mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. - Khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật khi sáp nhập các Ban thuộc Chính phủ vào bộ theo quan điểm tổ chức bộ quản lý đa ngành ở chỗ phải bố trí cho các đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu t ổng h ợp và qu ản lý nhà nước tập trung trong cơ quan bộ. Đây chỉ là khó khăn trước mắt, có thể giải quyết bằng cách chuyển chỗ làm việc của các đơn vị s ự nghi ệp trực thu ộc b ộ v ề trụ sở các Ban thuộc Chính phủ, đồng thời chuyển các đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và quản lý nhà nước của các Ban lên cơ quan bộ. Trên đây là những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn của hai quan đi ểm, hai cách tiếp cận khi sắp xếp các Ban thuộc Chính phủ về bộ để tổ ch ức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chúng tôi mạnh dạn trình bày để các nhà quản lý nghiên c ứu và bạn đọc tham khảo./.
  14. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TRỌNG DỤNG NGƯỜI HIỀN TÀI - TỪ QUAN NIỆM ĐẾN CHÍNH SÁCH THỰC TIỄN PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH – HVCH. ĐỖ THANH THỦY Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh V iệc lựa chọn và trọng dụng người hiền tài là một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập kinh t ế thế giới ngày càng phong phú, đa dạng. Nhưng không phải đến thời hiện đại, chúng ta mới thấy được được vị trí và vai trò của người hiền tài đối với việc chấn hưng và sự phát triển của quốc gia, đất nước. Trong lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến, ở các giai đoạn tiến bộ đều coi việc cầu hiền đãi sĩ là việc trọng đại của đất nước. Việc Lê Thánh Tông cho khắc lời của Thân Nhân Trung vào bia Quốc Tử Giám thể hiện một nội dung của triết lý lãnh đạo, có ý nghĩa như là chiến lược về trọng dụng hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Nguyên khí mạnh thì thế nước cường Nguyên khí suy thì thế nước tàn”. Sinh thời, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 cho đến khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nói và viết nhi ều v ề s ử d ụng ng ười hi ền tài nhưng thông qua cách nhìn nhận, đánh giá, cách ứng xử, trọng dụng, tập hợp người hiền tài vào đội ngũ những người làm cách mạng, Người đã để lại bài h ọc quý báu, những chỉ dẫn thiết thực cho chúng ta trong việc đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài thực sự trở thành “nguyên khí của quốc gia”, là l ực l ượng c ốt cán, tiên phong góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 1. Những quan niệm về lựa chọn và sử dụng nhân tài c ủa Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm và cách thức tuyển d ụng nhân tài c ủa cha ông trong lịch sử Nước ta vốn đất không rộng, người không đông, nằm trong khu vực khí h ậu nóng ẩm, nên cuộc mưu sinh, chấn hưng đất nước của nhân dân vốn nhọc nh ằn, vất vả, lại thường xuyên đối đầu với các thế lực ngoại xâm, vì l ẽ đó, ng ười hi ền tài luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, trở thành nhu cầu thiết yếu của thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước.
  15. Mặt khác, do nằm liền kề Trung Quốc nên chúng ta ảnh h ưởng sâu s ắc văn hoá Nho học, tư tưởng thân dân của Khổng Tử, coi trọng sự học hành tri thức và tu dưỡng đạo đức cá nhân, đó là hai tiêu chí của người hiền tài còn nguyên giá tr ị t ới ngày nay. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, giai cấp thống trị có cách đánh giá và sử dụng người hiền tài khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của mình. Có th ể thấy quan niệm của Khổng Tử về người hiền tài là tiến bộ nhất trong xã h ội phong kiến vốn phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp. Theo ông, người hiền tài có ở trong thiên hạ, dân gian là người phải có đức và tài, l ấy đ ức là g ốc, là c ơ b ản c ủa người hiền tài. Người hiền tài có tác động đến giáo dục đ ạo đ ức xã h ội. Ông nói: “Đề bạt người chính trực lên trên người cong queo thì có th ể khi ến cho ng ười cong queo hoá ra chính trực”(1). Đây chính là cái lợi to lớn cho n ước nhà khi tuy ển dụng chính xác người hiền tài. Trong hàng ngàn năm lịch sử dưới chế độ phong kiến, xuất hiện nhiều ông vua minh quân luôn lấy “cầu hiền tài” làm kế sách để bảo vệ và chấn hưng đất nước. Vì thế, triều đại nào, đời nào cũng xuất hiện hào kiệt bốn phương v ề giúp vua dựng nước, nhất là ở những giai đoạn đất nước đứng trước nguy cơ do chi ến tranh hay mất mùa, dịch bệnh gây lên. Thời nhà Lý, có ông quan liêm chính Tô Hi ến Thành (1102-1179) đ ể l ại t ấm gương sáng về chọn người hiền tài cho đất nước. Chuyện kể rằng ông là Thái s ư từ đời Lý Cao Tông, khi vua mất trong triều diễn ra tranh giành quy ền bính. Mẹ của Long Xưởng (con trưởng nhưng không đủ tài đức bị truất quyền) đút lót Tô Hiến Thành cầu xin ông giúp sức ủng hộ, nhưng ông nói: “Làm vi ệc b ất nghĩa được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm”. Đây chính là ph ẩm ch ất của người hiền tài rất được coi trọng trong các triều đại lúc bấy giờ. Cuối đời, lúc Tô Hiến Thành tuổi cao bệnh nặng, ông được quan Vũ Tán Đ ường ngày đêm h ầu hạ, còn Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận việc nước không đến thăm đ ược, nhưng khi Vua hỏi nếu ông mất, ai sẽ lên thay, ông bảo: Trần Trung Tá. Vì th ế, Sử ký Đại Việt toàn thư viết: “Tô Hiến Thành nh ận việc ký thác con côi, h ết lòng trung thành khéo xử biến cố, tuy bị gió lay sóng dập mà vẫn đứng vững nh ư c ột đá giữa dòng khiến trên dưới yên thuận, không thẹn với phong độ đ ại th ần ngày x ưa. Đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền không vì ơn riêng, không vì lời nói của Thái Hậu mà làm việc không hay cho nhà Lý”. Đây chính là phúc lớn cho quốc gia dân tộc khi có được những người hiền tài, chính trực, thanh liêm nh ư Tô Hiến Thành, đã giúp nhà Lý dẹp yên được sóng gió trong triều đình. Cầu người hiền tài luôn là bài học quý báu, là một trong những phép trị nước được các triều đại đặt lên hàng đầu. Vào thế kỷ thứ XV, năm 1438, do có nhiều tai hoạ trong nước, Vua Lê Thái Tông có chiếu như sau: “Mấy năm nay h ạn hán,
  16. sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai hoạ luôn xuất hi ện, nhi ều l ần sét đánh vào v ườn cây trước của Thái miếu ở Lam Kinh. Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai h ọa nh ất đ ịnh có nguyên do trong đó. Có phải do Trẫm không lo s ửa đ ức đ ể mọi vi ệc bê tr ễ, ch ẳng hay là do quan tể phụ bất tài xếp đặt không điều hoà. Hay là dùng người không đúng, để người tốt, kẻ xấu lẫn lộn. Hay là hối lộ công khai mà việc hình ngục có nhiều oan trái... Trẫm tự trách tội mình đại xá cho thiên hạ. Tất cả các đại th ần, các quan văn võ, các người nên chỉ ra các lỗi lầm kể trên, cứ thẳng thắn mà nói hết không kiêng nể gì. Nếu có điều gì tiếp thu được nhất định s ẽ khen th ưởng, c ất nhắc, dẫu có ngu đần sai sót sẽ không bắt tội. Ngõ h ầu có th ể lay chuy ển lòng trời, chấm dứt tai ương, để nước nhà mãi mãi hưởng phúc lớn vô cùng vậy”(2). Như vậy, trong quan niệm truyền thống, trọng dụng người hiền tài là quốc sách của quốc gia, dân tộc, quyết định sự hưng thịnh, thành bại của đất nước. Đặc biệt, khi sự phát triển không theo chiều thuận, thì một trong nh ững nguyên nhân ch ủ quan dẫn đến trở lực đó là sử dụng không đúng người hiền tài, khiến cho “vàng thau” lẫn lộn, kẻ không tài đức thường dùng tiểu xảo, mánh l ới h ại người đ ể ti ến thân, khiến người hiền tài bất an, phân tâm, không thể cống hiến hết mình cho đất nước. Trong lịch sử, Bảng nhãn Lê Quí Đôn (1726-1784) được đánh giá là người hiền tài của đất nước, Ông để lại di sản tư tưởng, quan niệm rất phong phú, sâu sắc về mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt là sự đúc kết năm nguyên nhân có thể dẫn đến mất nước, đó là: “Trẻ không kính già Trò không kính thầy Binh kiêu, tướng thoái Tham nhũng lan tràn Sĩ phu ngoảnh mặt”. Có thể thấy, đây là bài học đắt giá đã ph ản ánh chính xác nh ững nguy c ơ đe doạ sự tồn vong của đất nước, vẫn đúng với ngày nay. Nếu như nh ững người tài đức vì lý do nào đó mà thờ ơ, trốn tránh trách nhiệm với đất nước, thậm chí, rũ bỏ trách nhiệm đi ở ẩn thì đó chính là cái hoạ của đất nước. Người hiền tài cần cho đất nước trong mọi hoàn cảnh. Vua Quang Trung là người vô cùng sâu sắc trong vấn đề cầu hiền tài. Sau khi lên ngôi ông lập tức ra Chiếu cầu hiền: “Trẫm luôn để ý lắng nghe, mong mỏi, thường tự hỏi: tại sao những người tài cao học rộng chưa thấy đến. Hay là Trẫm kém tài đức ít, không đáng được phò tá hay sao. Trẫm lo lắng nghĩ rằng: dù ch ỉ một ngày, hai ngày cũng có hàng vạn sự việc xảy ra, cái nhà to sức một cây c ột làm sao ch ống n ổi. S ự nghiệp thời bình, dân an quốc thái sức một người không th ể đ ảm đ ương”. V ốn là
  17. ông Vua xuất thân từ tầng lớp áo vải, ít được học hành, nhưng với năng l ực xu ất sắc, sự nhạy cảm với thực tiễn, ông thấy được người hiền tài là “r ường cột” c ủa nước nhà, nên đặt việc cầu hiền tài cho đất nước lên hàng đầu, rèn chính mình trở thành vị Vua hiền tài. Để có đủ khả năng điều hành công vi ệc tri ều chính, ông tìm người giỏi làm thầy, mỗi tháng 6 lần dạy lịch sử, kinh sách cho Vua, đây là việc hiếm có trong lịch sử. Ông ra Chiếu lập học như sau: “ Xây dựng đất nước lấy việc khuyến học làm đầu. Tìm lẽ trị binh lấy tuyển nhân tài làm gốc”. Như vậy, cùng với quá trình dựng và giữ nước trong chiều dài lịch sử dân tộc, cha ông ta đã để lại kinh nghiệm quý báu, những tấm gương, những đúc kết của “phép trị nước”, đó là tuyển chọn và sử dụng người hiền tài.Trên thực tế, ở dải đất hình chữ S này "hào kiệt thời nào cũng có". Lịch sử cũng để l ại nhi ều bài học đắt giá, khi vua không minh lại thiếu tướng hi ền thì đ ất n ước d ễ r ơi vào n ạn giặc giã và bị các tai ương khác rình rập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu bài học lịch sử, những quan niệm truyền thống về cầu người hiền tài, coi đó là nhân t ố có tính quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 2. Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành người thầy tiêu biểu trong cách tuyển d ụng nhân tài đ ể tr ị nước trong bối cảnh mới của đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh không đưa ra những quan điểm mang tính “chỉ giáo” về việc sử dụng người hiền tài, nhưng đã thực hiện thành công việc huy động, tập hợp nhân tài của đất nước, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luy ện h ọ tr ở thành l ực lượng nòng cốt của cách mạng, cả trong giai đoạn đấu tranh và xây dựng Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết những tư tưởng tiến bộ trong l ịch s ử dân t ộc v ề sử dụng người hiền tài. Năm 1924, sau hơn một thập niên bôn ba ở nước ngoài, khảo sát th ực tiễn cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận và đ ến v ới ch ủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng chân lý của thời đại, từ đó hình thành con đường cách m ạng Vi ệt Nam, Người trở về Quảng Châu (Trung Quốc), nơi sát biên giới Việt Nam để chuẩn bị về tổ chức, tư tưởng và lực lượng cách mạng. Năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tập hợp những người trẻ tuổi, giàu nhiệt tình yêu nước, có tri thức, là s ự m ở đ ầu cho vi ệc cầu hiền tài của Người, chứng tỏ Người sớm nhận thức được vị trí, t ầm quan trọng của nhân tài đối với sự nghiệp cách mạng. Thực tiễn cách m ạng đã minh chứng, những thanh niên ưu tú do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyển chọn, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện thực sự trưởng thành qua đấu tranh cách mạng, trở thành đội
  18. ngũ tiên phong góp phần quan trọng đưa cách mạng vượt qua mọi khó khăn, th ử thách đi đến thắng lợi. Năm 1945, chỉ sau hai tháng lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Nhân tài và kiến quốc, đăng Báo Cứu quốc (ngày 14/11/1945). Người phân tích nhu c ầu cần có người hiền đức rất thấu tình đạt lý: “ Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân ph ối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhi ều... V ậy, chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính ph ủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ th ực hành ngay”. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết nhân tài xuất thân trong quần chúng nhân dân, từ nhân dân mà ra, không phân biệt sang hèn, giới tính, thành phần xuất thân, điều này khác xa với quan niệm chật hẹp đồng nhất nhân tài với học vị, học vấn cao, với địa vị, với nguồn gốc xuất thân. Quan ni ệm c ủa Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai trò làm ch ủ đ ất nước của dân, là sự nối tiếp và phát triển quan niệm cầu hiền tài truy ền th ống lên tầm cao trong hoàn cảnh mới của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ mối quan hệ giữa nhân tài với công cuộc xây dựng đất nước, không phụ thuộc vào số lượng người tài giỏi mà do cách sử dụng người hiền tài quyết định thành công hay thất bại. Người viết “khéo dùng” nghĩa là sử dụng người theo đúng phương châm: dùng đúng người vào đúng việc, để mỗi người đều phát huy năng lực sáng tạo của mình, thì sẽ thu hút được thêm nhiều nhân tài hơn cho đất nước; trái lại, việc tuyển dụng không khách quan, xếp đặt công việc không phù hợp với năng lực khiến tài năng bị thui chột, sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả đồng bào “ai có tài năng và sáng ki ến... lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà”, nghĩa là ng ười hi ền tài không nh ất thi ết phải có phát minh to lớn, đồ sộ, theo Người đó là tất cả việc làm, suy nghĩ, m ọi t ư tưởng và hành động có lợi cho đất nước, người hiền tài phải có đủ đức và tài, trong đó tài năng là để “giúp ích nước nhà”, là đặt lợi ích dân tộc lên trên v ới tinh thần tận tâm, tận lực. Về phía người tuyển dụng nhân tài, Chủ t ịch H ồ Chí Minh nêu rõ trách nhiệm: “nghiên cứu kỹ lưỡng, nếu thực hành được thì th ực hành ngay”. Quan niệm này để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, người hi ền tài luôn g ắn với vận mệnh đất nước trong hoà bình cũng như lúc chiến tranh, đất nước luôn cần người hiền tài, nhưng nếu không trọng dụng và sử dụng vào đúng vi ệc, đúng
  19. người, thậm chí vì động cơ cá nhân mà sợ người hiền tài thì đó là cái ho ạ c ủa nước nhà. Đất nước ta sau tám mươi năm bị nô lệ, thực dân phong kiến để l ại h ậu qu ả nặng nề về kinh tế - xã hội, nạn đói, giặc dốt hoành hành, đe doạ tính m ạng c ủa nhân dân ta, trong khi kẻ thù xâm lược bao vây nh ằm tiêu di ệt n ền độc l ập non tr ẻ của đất nước. Trong tình thế cam go của lịch sử, đặt ra yêu cầu nóng bỏng phải bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững độc lập tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chính xác, công việc cấp thiết lúc này là tập hợp và sử dụng người hiền tài vào Chính phủ mới nhằm đưa đất nước vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thách thức này. Cùng với bài Nhân tài và kiến quốc, thể hiện quan niệm, nhưng chính là tâm huyết cầu hiền tài của Người cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dùng những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, thậm chí nhân nh ượng với các đảng phái đối lập để thu hút người có tài năng và tinh thần yêu nước vào bộ máy nhà nước mới. Tháng 1 năm 1946, trong tình thế cách mạng diễn bi ến h ết s ức ph ức t ạp, nhưng cuộc Tổng tuyển cử đã tiến hành thành công, lập ra Quốc hội đầu tiên do nhân dân lựa chọn, đánh dấu bước ngoặt mới trong đời sống chính trị của nhân dân Việt Nam. Điều đặc biệt, thành viên Chính phủ rất đa dạng, thuộc các tầng lớp khác nhau: quan lại cũ, trí thức, đảng viên cộng sản, không đảng phái và người của đảng phái đối lập... nhưng họ đều chung một ý chí, đó là đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng chế độ mới, đồng thời bảo vệ nền độc lập dân tộc bằng tinh th ần yêu nước cao cả. Có thể khẳng định, đây là cuộc chiêu hiền đãi sĩ đầu tiên trong chế độ mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành bài học quý giá còn nguyên giá trị. Thực tiễn lịch sử cho thấy, chính sự linh hoạt, nhạy bén, cách đánh giá con người chính xác, có tình có lý giữa đức và tài, cũng như cách sử dụng người hiền tài không dựa vào nguồn gốc hay thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái, quan điểm chính trị mà dựa vào khả năng cống hiến và lòng nhi ệt tình cách m ạng, lấy hiệu quả công việc, khả năng đóng góp với đất nước làm làm tiêu chí tuyển dụng người hiền tài, vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân, đồng thời là người trực tiếp xây dựng bộ máy nhà nước phát huy hiệu quả cao nhất vượt qua được thách th ức của lịch sử, trên cơ s ở có sự đồng lòng của các hiền tài từ khắp mọi miền đất nước. Năm 1946, thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ mở rộng chiến tranh trên cả nước ta. Để dập tắt ngọn lửa chiến tranh, tránh tổn thất cho nhân dân ta, Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh trực tiếp sang Pháp đàm phán, nhưng phía Pháp đã t ừ ch ối thi ện chí hoà bình của nhân dân ta. Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhi ều l ần gặp gỡ, nói chuyện với nhân dân Pháp và ki ều bào ta ở Pháp v ề nguy ện v ọng hòa
  20. bình, xây dựng quan hệ hợp tác thân thiện vơi nước Pháp đ ể hai dân t ộc cùng phát triển. Nhưng Người cũng nêu rõ quyết tâm, nếu Pháp thực dân muốn cướp nước ta thì nhân dân Việt Nam sẽ đấu tranh bằng tất cả sức mạnh dân tộc. Chính ý chí cùng với bầu nhiệt huyết nóng bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu ph ục đ ược các trí thức Việt kiều từ Pháp theo Bác về nước tham gia vào cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Tên tuổi và những cống hiến hết mình của họ đã cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi đến th ắng l ợi trọn v ẹn, đó là Anh hùng Tr ần Đại Nghĩa, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, Anh hùng Tôn Thất Tùng, Nhà toán học Lê Văn Thiêm, gíao sư Hồ Đắc Di... Tháng 11/1946, sau khi hai bản Tạm ước và Hoà ước không thể c ứu vãn hoà bình, nguy cơ chiến tranh bùng nổ, nhiệm vụ kiến quốc cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhằm tăng cường lực lượng cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vi ết trên báo Cứu quốc bài Tìm ngươì tài đức (20/11/1946). Th ật hiếm có vị Ch ủ tịch n ước nào nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân dân vì chưa tìm được nhiều hiền tài cho đất nước: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài . Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi bực tài đức không th ể xuất thân. Khuy ết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng nh ững k ẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có th ể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.” Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và làm đã cách nay gần nửa th ế kỷ, nhưng bài học và ý nghĩa của việc tuyển dụng nhân tài vẫn vô cùng sâu s ắc và thiết thực, nhất là trong điều kiện đất nước từ nghèo nàn, l ạc h ậu đi lên xây d ựng chủ nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh trình độ công nghệ, năng lực s ản xu ất th ấp, c ơ sở vật chất - kỹ thuật thiếu thốn, trình độ dân trí còn nhiều hạn ch ế, h ơn lúc nào hết người hiền tài có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển. 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc tuyển dụng nhân tài mà Người rất quan tâm đến bồi dưỡng nhân tài Ngay từ tháng 7/1926, khi mới đặt viên gạch đầu tiên cho s ự nghi ệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một số thanh niên ưu tú Vi ệt Nam sang Liên Xô, đất nước xã hội chủ nghĩa để học tập và rèn luy ện trở thành th ế h ệ cách mạng đầu tiên cho đất nước. Năm 1951, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa lớp cán bộ đầu tiên sang Liên Xô đào tạo ở những ngành kinh t ế, khoa h ọc mũi nhọn, chuẩn bị đội ngũ “ hiền tài” cho công cuộc kiến thi ết đ ất n ước khi chiến tranh kết thúc.
nguon tai.lieu . vn