Xem mẫu

UBND THÀNH PHỐ HÀ TĨNH BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT “TÌMHIỂUHIẾNPHÁPNƯỚCCỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM” Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Gợi ý trả lời: Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể như sau: 1. Hiến pháp năm 1946: Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), được Quốc hội Khóa I chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 2 vào ngày 9 tháng 11 năm1946. 2. Hiến pháp năm 1959: Ngày 31 tháng 12 năm 1959, bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 11 và ngày 01 tháng 01 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. 3. Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980. 4. Hiến pháp năm 1992: Ngày 15 tháng 4 năm1992, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII, đã thông qua bản Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1992). Ngày 25 tháng 12 năm 2001, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa X đã chính thức thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung 23 Điều của Hiến pháp 1992. 5. Hiến pháp năm 2013: Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa 1 đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Gợi ý trả lời: ­ Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. ­ Hiến pháp năm 2013 có bố cục 11 Chương, 120 Điều. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 giữ nguyên 7 Điều, bổ sung 12 Điều mới và sửa đổi 101 Điều. So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì Hiến pháp năm 2013 đã giảm 1 Chương và 27 Điều. Ví dụ về một số Điều cụ thể trong Hiến pháp: 1. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhà nước do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân nhân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 2. Điều 4 Hiến pháp năm 2013: Ngoài những quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam­ đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác­ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” còn bổ sung quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Đồng thời bổ sung thêm quy định “Các tổ chức của Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. 3. Điều 69 Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nội dung quy định này đã khẳng định Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 4. Khoản 1, Khoản 2 Điều 79 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 2 2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo”. Câu 3. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Gợi ý trả lời: Xuyên suốt bản Hiến pháp năm 2013 là tinh thần phát huy quyền lực và dân chủ của nhân dân, nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã quy định về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể như sau: ­ Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền lực Nhà nước ta thống nhất là ở Nhân dân, thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” . Quyền lực Nhà nước là sự thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mặc dù có sự phân định nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt mà phối hợp, ràng buộc lẫn nhau nhằm kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo đảm quyền lực Nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. ­ Điều 3 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Như vậy, quyền lực của Nhân dân còn được thể hiện ở việc nhà nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân… ­ Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về nhưng quyết đinh của mình”. Đây là quy định mới được bổ sung, có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện vai trò làm chủ của Nhân dân đối với đất nước. Nhân dân giao trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho Đảng, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về nhưng quyết đinh của mình. 3 ­ Điều 6 Hiến pháp năm 2013: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức đại diện, thay mặt mình; dân chủ đại diện là việc Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận và phát triển thành nguyên tắc trong Hiến pháp. So với Hiến pháp năm 1992, quy định về việc Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 đã được thể hiện đa dạng hơn, thông qua nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Thông qua hình thức thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã khẳng định rõ hơn, sâu sắc hơn về vai trò làm chủ của Nhân dân. Câu 4.Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc? Gợi ý trả lời: Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ tổ quốc và tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc tại một số quy định sau: ­ Điều 5, Hiến pháp năm 2013: "1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước". ­ Khoản 1 Điều 9: “…Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” 4 ­ Nhìn từ góc độ khác, việc tôn trọng quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, tôn trọng khác biệt, hòa nhập tương đồng cũng là sự thể hiện tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều 42 của Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp"; hay Điều 61: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế ­ xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề. ". ­ Một số quy định khác, tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 60, khoản 2 Điều 75 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể: khoản 1 Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế ­ xã hội đặc biệt khó khăn.”; khoản 1 Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”; và khoản 2 Điều 75: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.” Thực hiện đúng nội dung nhất quán của Hiến pháp 2013 ­ văn bản có hiệu lực pháp lý tối thượng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đề ra: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ. Câu 5. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Gợi ý trả lời: 1.Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: ­ Về tên Chương: nếu như ở Hiến pháp năm 1992 tên Chương là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân” thì Hiến pháp năm 2013 tên Chương đã được thay 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn