Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GỢI Ý PHÁT TRIỂN M-COMMERCE (THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG) CHO CÁC DOANH NGHIỆP MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN THÔNG QUA MÔ HÌNH UTAUT DEVELOPING MOBILE COMMERCE FOR BUSINESSES IN THE CENTER AND CENTRAL HIGHLAND OF VIETNAM VIA UTAUT MODEL ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tamntm@due.edu.vn TÓM TẮT Thương mại di dộng (Mobile Commerce – MC) trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc và mang lại rất nhiều cơ hội cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp trên thế giới. Nó trở thành xu hướng tất yếu nếu các doanh nghiệp còn muốn tiếp tục con đường kinh doanh của mình. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể hiện rõ nét tại miền Trung Việt Nam. Bài viết đem đến cơ hội nhìn lại và phân tích các mô hình ảnh hưởng đến sự phát triển của MC và đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp bắt đầu con đường MC của mình tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Từ khóa: thương mại di động, mobile commerce, mô hình UTAUT, doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên ABSTRACT In recent year, mobile commerce (MC) not only has developed sharply but also brings many opportunities and benefit for businesses all over the world. It becomes a necessary trend if entreupreneurs would like to do business. However this is not clear to see in center of Vietnam. This paper aims to bring a chance to review and analysis models which influence to develop MC and give some instructions to businesses that intend to start MC process in center and central highland of Vietnam. Key Words: moblibe commerce, m-commerce, UTAUT model, business in Center and central highland of Vietnam 1. Bối cảnh nghiên cứu Bill Gate từng phát biểu rằng: “Từ 5 đến 10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh thông qua internet thì tốt hơn hết bạn đừng nên kinh doanh nữa”. Quả thật cùng với sự phát triển và mở rộng của thị trường toàn cầu, internet trở thành công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Internet ra đời như chắp thêm đôi cánh cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh trên thị trường không biên giới. Năm 2009, theo thống kê của IDC, 50% người dùng internet đồng thời cũng tham gia mua sắm trực tuyến (Efraim Turban, 2012). Và con số này tăng chóng mặt qua từng năm. Hiện nay, cùng với sự ra đời của thiết bị di dộng, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt xu thế chung này và xâm nhập hình thức kinh doanh thương mại di dộng (Mobile Commerce hay M-commerce, sau đây gọi tắt là MC) Tại sự kiện "Chọn thương mại di động - Chọn dẫn đầu những đột phá" tổ chức tại TP HCM sáng 6/4/2016, các doanh nghiệp đều cho rằng thương mại di động (MC) sẽ là xu hướng tất yếu của thương mại điện tử với nhiều ứng dụng phát triển mạnh trong thời gian tới. Cũng trong sự kiện này, ông Nitin Gajria - Giám đốc Google tại Việt Nam cho rằng “sự ra đời của thiết bị di động đã tạo nên một bước chuyển lớn trong thói quen người tiêu dùng”. Dựa vào bản đo lường của Google tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày, một người cầm điện thoại lên và xem khoảng 150 lần, tức là hơn 10 lần mỗi giờ. Điều này có tác động rất lớn đối với thương mại di động cũng như quảng cáo di động, nơi mà các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa và nắm bắt kịp thời mọi khoảnh khắc người dùng tìm kiếm bất kỳ nội dung, thông tin cụ thể nào (Minh Trí, 2016). Đồng quan điểm này, ông Lê Xuân Long - Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam nhìn nhận: “thương mại di động sẽ là 371
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 xu hướng phát triển trọng tâm tại Việt Nam thời gian tới”. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh của Lazada khi giá trị giao dịch hàng hóa qua điện thoại, bao gồm trên website cho di động và ứng dụng, chiếm gần 60% tổng giá trị giao dịch. Công ty kỳ vọng sẽ vượt qua mốc 80% trong năm 2020 (Minh Trí, 2016). Như vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý và tăng tốc trong việc đầu tư vào MC và đây cũng là xu hướng tất yếu trong kinh doanh thương mại điện tử thời gian đến. Gần như hiện giờ chúng ta có thể làm mọi việc trên thiết bị di động, cùng với nhiều mô hình và ứng dụng có thể được triển khai trên nền tảng này. Có thể thấy thương mại điện tử trên nền tảng di động mang lại sự thuận tiện, linh hoạt, kết nối dễ dàng, khả năng định danh và định vị cao. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp trong thời đại “di dộng” này. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất trên thế giới. Theo báo cáo về “Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014” do CBRE công bố, Việt Nam là “một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao vào bậc nhất khu vực” (CBRE, 2016). Điều này có được là nhờ vào cơ cấu dân số trẻ và sức mua ngày càng được cải thiện dựa vào tầng lớp trung đang phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta. Theo đánh giá của CBRE, Việt Nam là một trong những quốc gia xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các thị trường bán lẻ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nước ta chỉ xếp sau Trung Quốc và đồng hạng với Hồng Kông, Singapo. Khi được hỏi về quốc gia hay vùng lãnh thổ được nhắm tới để mở cửa hàng mới của các thương hiệu bán lẻ trong năm 2014, 1/3 số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết sẽ chọn Việt Nam, nhỉnh hơn so với Indonesia và Malaysia(CBRE, 2016). Hình 1.1. Các quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nguồn: CBRE,2016) Hình 1.2. Top các thành phố phát triển thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nguồn: CBRE,2016) 372
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chỉ tính riêng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam góp tên 3 trong số 10 thành phố phổ biến nhất được các doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng mở thêm cửa hàng trong năm 2014, trong đó có Đà Nẵng – thành phố được coi là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Cùng với sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, Đà Nẵng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang phát triển mạng lưới bán lẻ và trở thành một trong những thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp đa quốc gia nhất. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp tại đây phải cập nhật và nhanh chóng bắt kịp xu hướng kinh doanh của thế giới để có thể cạnh tranh ngay chính trên sân chơi địa phương của mình và sau đó là vươn ra các khu vực khác. Bài viết này mong muốn đem đến một góc nhìn về MC trên cơ sở các nghiên cứu ứng dụng tại nước ngoài và một số đề xuất cho các hoạt động MC của doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên trong thời gian đến để có thể bắt kịp xu hướng thị trường và hội nhập trong kinh doanh MC. 2. Các lý thuyết liên quan 2.1. Thương mại di dộng (M-Commerce) Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên mà công nghệ đem lại sự thay đổi từng giây trong cuộc sống nhân loại. Jeho và Myeong – Chel (2005) cho rằng việc sử dụng internet sẽ làm thay đổi cách cung cấp hàng hóa, nó trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị không dây được mong đợi sẽ có thể cung cấp thông tin và dịch vụ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu với từng khách hàng. Trong một nghiên cứu khác, Economides và Grosopoulou (2010) dự đoán rằng “Thiết bị di động sẽ trở thành một trong những thiết bị cải tiến nhanh nhất”. Không chỉ như vậy, Mulliah và Stroulia (2009) thì cho rằng "Thiết bị di động sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và có thể dễ dàng tiếp cận với mạng không dây được bao phủ trong hầu hết môi trường hàng ngày và sự đa dạng của các phần mềm hiện nay”. Chaffey (2009) định nghĩa Thương mại di động (M-commerce hay MC) là “các giao dịch điện tử và truyền thông bằng cách sử dụng thiết bị di dộng như laptop, PDAs, và điện thoại di động với các kết nối không dây”. Dựa vào sự lan tỏa, chấp nhận, và sử dụng các phương tiện truyền thông ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thương mại di động nhằm làm tăng sự tham gia của người bán và người mua. Thương mại di động sẽ thay đổi cách tổ chức kinh doanh của dooanh nghiệp, thậm chí giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và thay đổi mối quan hệ giữa các bên liên quan (Anckar và cộng sự,2003) Abdelkarim and Nasereddin (2010) đã chi ra rằng thương mại di động là một phần của thương mại điện tử, nơi mà thiết bị di động được sử dụng để tiến hành kinh doanh. Họ cho rằng vì sự mở rộng của điện thoại di động; dịch vụ thương mại di động sẽ có một tương lai rộng mở. Kinh doanh truyền thống gây ra sự chậm trễ nói chung trong kinh doanh; các công ty cố gắng để xóa bỏ sự chậm trễ này bằng cách tạo ra cách thức để truy cập thông tin một cách dễ dàng hơn và để khám phá ra các cơ hội kinh doanh mới. Chaffey (2009) minh họa 5 lợi ích mà di động hay kết nối không dây cung cấp cho người dùng. Có mặt khắp nơi, Phạm vi hoạt động rộng lớn, sự tiện lợi trong việc kết nối, khả năng bảo mật tương đối cao, cuối cùng, việc truy cập gần như ngay lập tức. 373
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Như vậy, thương mại di động (M-Commerce hay MC) đề cập đến việc sử dụng các thiết bị di động hoặc tiện ích di động để mua hoặc bán các sản phẩm, dịch vụ, và thông tin ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào thông qua mạng không dây. Và đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ưu điểm nổi bật cũng như xu hướng phát triển tất yếu của thương mại di động trong thời đại hiện nay. 2.2. Mô hình UTAUT và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến thương mại di động 2.2.1. Mô hình UTAUT Mô hình UTAUT hay còn gọi là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn. Đây được coi là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó dựa trên quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của người sử dụng về một hệ thống thông tin mới bao gồm: - TRA (Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý) - TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ) - MM (Motivation Model – Mô hình động cơ) - TPB (Theory of Planned Behavior – Thuyết dự định hành vi) - C-TAM-TPB (A model combining TAM and TPB – mô hình kết hợp TAM và TPB) - MPCU (Model of PC Utilization – mô hình sử dụng máy tính cá nhân) - IDT (Innovation Diffusion Theory - mô hình phổ biến sự đổi mới) - SCT (Social Cognitive Theory- Thuyết nhận thức xã hội) Mô hình UTAUT đưa ra các thành phần chính như sau: Hình 2.1. Mô hình UTAUT gốc (Nguồn: Venkatesh và cộng sự , 2003) Trong đó: - PE (Performance Expectancy) là kỳ vọng kết quả thực hiện được, được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận trong hiệu suất công việc” (Venkatesh và cộng sự, 2003). - EE (Effort Expectancy) là kỳ vọng nỗ lực, được định nghĩa là "mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng các hệ thống" (Venkatesh và cộng sự, 2003). 374
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SI (Social Influence) là ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Những người khác có thể bao gồm các ông chủ, đồng nghiệp, cấp dưới, v.v. Theo Venkatesh và cộng sự (2003) ảnh hưởng xã hội được mô tả như là tiêu chuẩn chủ quan trong TRA, TAM2, TPB / DTPB và C-TAM- TPB, các yếu tố xã hội trong MPCU, và hình ảnh trong IDT. - FC (Facilitating Conditions) là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Sự ảnh hưởng của FC vào sử dụng sẽ được điều tiết theo độ tuổi, chi phí hàng tháng, và kinh nghiệm thiêng về những người làm việc lớn tuổi với sự gia tăng về kinh nghiệm. - BI (Behavioral Intention) là dự định hành vi được định nghĩa bởi (Fishbein và Ajzen, 1975; và Davis và Cosenza, 1993) là mức độ người sử dụng có ý định chấp nhận và sử dụng hệ thống và đây là nguyện vọng và mục tiêu cuối cùng. Venkatesh và cộng sự (2003) giả định rằng BI sẽ có một ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ. Cũng theo Venkatesh và cộng sự (2003), các nhà nghiên cứu giả định rằng mối quan hệ giữa các PE và BI sẽ được kiểm duyệt bởi cả hai giới tính và tuổi tác thiêng về cho những nam giới trẻ hơn so với phụ nữ. UB (Use Behavior) là hành vi sử dụng. Dựa theo một số tài liệu cho thấy rằng ý định sử dụng là tiền đề của hành vi sử dụng (Ajzen, 2002; Kim , Malhotra , & Narasimhan , 2005). Thông qua các phán đoán dựa theo thuyết TAM, Turner, Kitchenham, Brereton, Charters, and Budgen (2010) thấy rằng các mối tương quan giữa ý định sử dụng và hành vi sử dụng rất mạnh. Trong nghiên cứu thực chứng khi mua trực tuyến vé máy bay của người tiêu dùng dựa trên mô hình UTAUT2, Escobar Tomás Escobar-Rodríguez and Elena Carvajal-Trujillo. (2013) nhận thấy rằng việc ý định sử dụng là sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc dự đoán hành vi mua vé máy bay trực tuyến. Ngoài ra trong mô hình còn có các yếu tố: G (gender- giới tính), A (Age- tuổi), E (Experience – Kinh nghiệm) và VU (Voluntariness of Use – Sự tình nguyện sử dụng). Và các yếu tố này có mối quan hệ với nhau theo mô tả ở hình 2.1. 2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng liên quan đến thương mại di động a) Nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp nhận thương mại di động dựa trên mô hình UTAUT hiệu chỉnh” (Mohammed-Issa Riad Mousa Jaradat1 & Mamoun S. Al Rababaa2, 2003) Bài nghiên cứu trình bày các lý thuyết trong mô hình UTAUT hiệu chỉnh – mô hình kết hợp về chấp thuận và sử dụng công nghệ để khảo sát các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng thương mại di động của những người tiêu dùng Jordan. Một cuộc điều tra đã được thực hiện để thu thập dữ liệu từ 447 sinh viên bậc đại học tại các trường đại học bằng cách sử dụng mẫu ngẫu nhiên phân tầng, và phân tích bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM); và phần mềm WarpPLS 3.0 vào năm 2013. Kết quả cho thấy rằng sự chấp nhận của người sử dụng các dịch vụ thương mại di động có thể được dự đoán từ hành vi của khách hàng, hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực, và ảnh hưởng của xã hội. Trong các yếu tố này, thì ảnh hưởng của xã hội là yếu tố quyết định quan trọng nhất – nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng dịch vụ Thương mại di động tại Jordan, tiếp theo là kỳ vọng nỗ lực và cuối cùng là kỳ vọng kết quả thực hiện. 375
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Các biến như giới tính, tuổi tác, chi phí hàng tháng và kinh nghiệm không ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của người sử dụng dịch vụ thương mại di động tại Jordan. Và cuối cùng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một sự ảnh hưởng trực tiếp giữa hành vi và số lần sử dụng dịch vụ thương mại di động gần đây tại Jordan. Nghiên cứu cũng đưa ra các chỉ số định lượng và trình bày một mô hình có thể giúp dễ dàng tìm hiểu hơn về thương mại di động tại Jordan. Bài nghiên cứu kết thúc bằng một cuộc kiểm tra của các tác động của kết quả nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho nghiên cứu trong tương lại. b) Nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng công nghệ di dộng của người tiêu dùng Trung Quốc (Park, J., Yang, S., & Lehto, X. (2007) Park và cộng sự (2007) áp dụng các mô hình UTAUT đến hành vi chấp thuận thương mại di động trong người tiêu dùng Trung Quốc. Cuộc điều tra được thực hiện trên 221 người tiêu dùng Trung Quốc và sử dụng mẫu ngẫu nhiên. Kết quả dữ liệu được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và công cụ AMOS 6.0. Nghiên cứu chỉ ra kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, và điều kiện thuận lợi là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại di động. Bên cạnh đó, yếu tố giới tính và trình độ học vấn có một ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng Internet không có ảnh hưởng về việc sử dụng thương mại di động của người tiêu dùng Trung Quốc. Như vậy có thể thấy, thông qua các nghiên cứu các đối tượng khác nhau có sử dụng công nghệ di dộng cho thấy sự chấp nhận sử dụng các dịch vụ thương mại di động bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng kết quả thực hiện (PE), kỳ vọng nỗ lực (EE), ảnh hưởng xã hội (SI), và điều kiện thuận lợi (FC). Bên cạnh đó, giới tính (G) và trình độ học vấn cũng có những ảnh hưởng nhất định lên sự chấp nhận sử dụng công nghệ di động. 3. Gợi ý phát triển thương mại di dộng M-Commerce cho các doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên thông qua mô hình UTAUT Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT, 45% người dân Việt Nam sử dụng internet, giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (Bộ Công Thương 2015) Năm 2015, điện thoại di động là phương tiện phổ biến được nhiều người sử dụng để truy cập Internet nhất, chiếm 85%, tăng 20% so với năm 2014. Đối với hoạt động tìm kiếm thông tin mua bán hàng qua mạng, 41% người dân tham gia khảo sát thực hiện hoạt động này hàng ngày và 15% thực hiện hàng tuần(Bộ Công Thương, 2015). Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT, 62% số người truy cập internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm 2014 (Bộ Công Thương, 2015). Trong số người tham gia mua sắm trực tuyến, 75% cho biết đã quyết định mua hàng hóa/ dịch vụ qua mạng ngay sau khi tìm kiếm thông tin. Loại hàng hóa/dịch vụ được mua trực tuyến thường xuyên nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử (56%), thiết bị đồ dùng gia đình (49%), sách - văn phòng phẩm - hoa - quà tặng (42%) (Bộ Công Thương, 2015). 376
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Cũng theo kết quả khảo sát, hình thức mua hàng trực tuyến qua website bán hàng hóa/dịch vụ được lựa chọn nhiều nhất với 76% người trả lời cho biết đã từng mua hàng bằng hình thức này. Tỷ lệ từng mua hàng qua các diễn đàn, mạng xã hội tăng từ 53% năm 2014 lên 68% năm 2015. Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT trong hai năm gần đây, số lượng doanh nghiệp sử dụng ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động tăng từ 11% năm 2014 lên 18% năm 2015. Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả bán hàng trên website doanh nghiệp được đánh giá cao nhất với 22% doanh nghiệp lựa chọn câu trả lời “Hiệu quả cao”. Tỷ lệ này với hình thức bán hàng qua mạng xã hội là 17%, hình thức bán hàng trên các ứng dụng di động và trên các sàn giao dịch TMĐT có tỷ lệ tương ứng là 14%. (Bộ Công Thương, 2015). Theo khảo sát của eMarketer công bố vào tháng 9/2015, 56% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin sản phẩm và 32% người sử dụng thiết bị này để thực hiện hoạt động mua bán. Nắm bắt xu hướng sử dụng điện thoại thông minh trong việc mua sắm trực tuyến, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng phiên bản di động cho website của mình. Kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT cho thấy, tỷ lệ website có phiên bản di động tăng từ 15% năm 2014 lên 21% năm 2015. Xuất phát từ thực trạng đó cùng với các kết quả nghiên cứu thông qua mô hình UTAUT ở trên, đặc biệt là nghiên cứu của Mohammed-Issa Riad Mousa Jaradat1 & Mamoun S. Al Rababaa2 (2003), tác giả đưa ra một số gợi ý để phát triển MC cho các doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên trên cơ sở tìm hiểu một số tình hình thực tế tại Việt Nam. Các gợi ý được đưa ra theo từng tiêu chí ảnh hưởng của mô hình UTAUT 3.1. Các yếu tố nhân khẩu học 3.1.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Kết quả nghiên cứu tại Jodan đã chỉ rõ rằng các yếu tố nhân khẩu học không có vai trò trong việc tác động đến người tiêu dùng trong trường hợp này (Mohammed-Issa Riad Mousa Jaradat1 và cộng sự, 2003). Kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích do các đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học có độ tuổi 18-25 và trình độ tương đồng nhau nên không có sự khác biệt về nhân khẩu học. Tuy nhiên với nghiên cứu tại Trung Quốc thì yếu tố giới tính và trình độ học vấn có một ảnh hưởng đáng kể (Park và cộng sự, 2007). 3.1.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp như dịch vụ xe taxi Uber hay Grab cũng không có một sự phân đoạn khách hàng cụ thể dựa theo nhân khẩu học, mọi khách hàng đều có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng của Uber trên di động, và đặt xe cho mình. Khách hàng tham gia vào Uber hay Grab cũng tương đối đa dạng: từ sinh viên, nhân viên văn phòng, cho đến công nhân viên chức… Điều này cho thấy trong một số lĩnh vực kinh doanh, không có sự phân biệt về các yếu tố nhân khẩu học. Tuy nhiên, độ tuổi hay các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng công nghệ hay nói cách khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận và sử dụng thương mại di dộng. Vì vậy các doanh nghiệp khi kinh doanh thương mại di động cần chú ý: - Xây dựng các giao diện giao dịch hay tương tác đơn giản. - Quy trình mua hàng đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn 377
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 3.2. Yếu tố điều kiện thuận lợi 3.2.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Đối với yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mặc dù theo khảo sát cũng không có nhiều tác động đến việc chấp nhận và sử dụng thương mại di động, tuy nhiên việc bài báo chỉ khảo sát đối với các sinh viên của trường Đại học, những người thuộc tầng lớp tri thức và có độ tuổi trung bình từ 18 – 25, Jordan là một nước tương đối phát triển, cũng như câu hỏi này dựa trên ý kiến chủ quan của đáp viên mà chưa có các nghiên cứu thực tế thì có thể kết quả của nghiên cứu chưa thực sự phản ánh hết được các mong muốn của khách hàng đối với việc ứng dụng thương mại di động. Vì vậy, bên cạnh việc không ngừng giúp cho ứng dụng thân thiện, dễ sử dụng và đến gần hơn với người tiêu dùng, thì các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến việc khảo sát, đánh giá lại đối với các khách hàng của mình để đưa ra các hỗ trợ để tạo điều kiện thoải mái, dễ dàng nhất đến khách hàng khi trải nghiệm ứng dụng. 3.2.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên - Thứ nhất về phần mềm: hiện nay, tại thị trường Việt Nam, các mẫu smartphone từ cao cấp cho đến các loại trung cấp trở xuống đa số đều được cài đặt các hệ điều hành như IOS, Windows phone, hay android,… các hệ điều hành này đều có các kho ứng dụng mà tại đó cho phép người bán có thể dễ dàng đưa các ứng dụng của mình lên hệ thống và người mua cũng rất đơn giản trong các thao tác để tải ứng dụng về máy và cài đặt. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, không phải tất cả hệ điều hành trên các thiết bị di động đều có sự hỗ trợ đối với các ứng dụng cung cấp bởi các doanh nghiệp. Một ví dụ cho điều này là App Hotdeal (Ứng dụng về cung cấp các phiếu mua hàng giảm giá) chỉ được hỗ trợ và có mặt trên kho ứng dụng của các hệ điều hành như IOS hay Android nhưng chưa thể có mặt trên hệ điều hành Windowsphone. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải quan tâm và tìm cách để có thể đưa được ứng dụng của mình đến với tất cả các khách hàng bằng việc đàm phán và phát triển ứng dụng trên nền tảng của các hệ điều hành hiện có trên thiết bị di động. - Thứ hai về phần cứng: Các ứng dụng về thương mại trên di động thường không đòi hỏi các yêu cầu quá cao về phần cứng, vì vậy đa số các điện thoại smartphone đều có thể tải về, cài đặt và sử dụng mà không gặp quá nhiều khó khăn trong việc mở và chạy ứng dụng. Doanh nghiệp không cần thiết phải đầu tư nghiên cứu phần cứng, tuy nhiên cần chú ý thiết lập các ứng dụng dựa trên phần cứng đơn giản hoặc tìm cách hợp tác với các đơn vị chủ quản để tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho việc trải nghiệm của khách hàng. 3.3. Yếu tố “kỳ vọng kết quả thực hiện” 3.3.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Theo nghiên cứu của Mohammed I. R. M. Jaradat1 & và cộng sự (2003), kỳ vọng kết quả thực hiện có ảnh hưởng đáng kể đến việc chấp nhận và sử dụng thương mại di động. Cụ thể: - Nó có tác động gián tiếp trên cả ý định hành vi sử dụng và việc sử dụng thực tế thông qua các kỳ vọng nỗ lực của dịch vụ thương mại di động có thể vì lý do thương mại di động là một phương thức tương tác còn mới và người dùng có thể đạt được các kết quả thông qua các phương thức khác gần gũi và quen thuộc hơn với họ. - Và đồng thời nó cũng có một ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến kỳ vọng nỗ lực thực hiện của dịch vụ thương mại di động 378
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.3.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên Như đã phân tích ở trên, yếu tố này có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng, và quyết định sử dụng thực tế, cũng như có ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng nỗ lực. Vì vậy, các doanh nghiệp chú ý đến điều này để có các điều chỉnh và quyết định phù hợp nhất khi đưa ra các ứng dụng mới như cần phải cung cấp cho khách hàng các thông tin về lợi ích khách hàng có thể đạt được hơn so với các phương thức truyền thống, hay các lợi ích mà khách hàng chỉ có được khi tham gia vào ứng dụng của doanh nghiệp … - Tăng tốc độ tải website trên di động, tốc độ mở ứng dụng Khách hàng lựa chọn mua sắm qua di động bởi sự tiện dụng và nhanh chóng của hình thức này, vì vậy họ thường không kiên nhẫn đối với những website hay ứng dụng có độ trễ khi mở quá lớn. Vì vậy, nếu muốn cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thương mại di động thì việc cần làm là tìm mọi cách để tăng tốc độ tải trang, cũng như tốc độ mở ứng dụng trên di động. - Đưa ra các thông tin, lợi ích cho khách hàng: Đối với mỗi ứng dụng của doanh nghiệp, hoặc các phiên bản mới của các ứng dụng, cần phải liên tục đưa ra các thông tin, lợi ích mới nhất của doanh nghiệp mong muốn đưa đến cho khách hàng thông qua ứng dụng di động, từ đó có thể thúc đẩy khách hàng đến việc sử dụng các ứng dụng này. 3.4. Yếu tố “kỳ vọng nỗ lực” 3.4.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Kết quả cho thấy kỳ vọng nỗ lực có tác động trực tiếp về ý định hành vi hơn kỳ vọng kết quả thực hiện. Nếu người tiêu dùng tìm kiếm giá trị tự thỏa mãn hoặc các sản phẩm theo định hướng, nhận thức dễ sử dụng sẽ có giá trị quan trọng ảnh hưởng đến mục đích sử dụng hơn so với nhận thức về sự hữu ích. 3.4.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên Mặc dù thương mại điện tử đã xuất hiện khá lâu và cũng đang là một trong những loại hình rất phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên thương mại di động hiện nay vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các nước khác trên thế giới. Với một phương thức còn khá mới này thì người tiêu dùng đều mong muốn tiếp cận được hệ thống thông qua các giao diện đơn giản, dễ hiểu và thân thiện với người dùng, đồng thời có các phương thức kết hợp đơn giản nhất giữa các bên liên quan trong quá trình mua bán, giao dịch (kết hợp giữa bên bán với các đơn vị vận chuyển, hay các ngân hàng thanh toán điện tử …). Vì vậy, doanh nghiệp cần phải: - Cải thiện giao diện của ứng dụng: Những nội dung hiển thị cần có phần văn bản dễ đọc, liên kết điều hướng dễ nhấp, hình ảnh rõ ràng không bị mất chi tiết. Các mục hay các nút chức năng của giao diện cần rõ ràng và phù hợp với ý nghĩa của từng mục để dễ sử dụng ứng dụng hơn. Sắp xếp thông tin cung cấp đến khách hàng trong ứng dụng rõ ràng, mạch lạc, xuyên suốt trong cả ứng dụng. (ví dụ thiết kế theo nguyên tắc trái sang phải như cách đọc sách,…) Có thể sử dụng thêm đồ họa để có thể làm tăng mức đỗ dễ đọc và hiệu quả hơn so với văn bản thông thường, tuy nhiên không nên quá lạm dụng về đồ họa vì có thể gây rối mắt cho người sử dụng. 379
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Ngoài ra còn một số các nguyên tắc khác trong việc sử dụng hình ảnh hay màu sắc … mà cần phải chú ý đến khi thiết kế các ứng dụng. - Cải thiện hệ thống thanh toán di động: Thanh toán có lẽ là một trong những trở ngại lớn để bán hàng cho người dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm. Nếu bước thanh toán quá rắc rối khó hiểu, khiến khách hàng không thể nhập thông tin thì khả năng rất lớn là họ sẽ bỏ ngang giữa chừng. Một phương thức thanh toán đơn giản là khách hàng không cần phải nhập thông tin cá nhân mà có thể sử dụng các dữ liệu cần thiết từ một chiếc ví điện tử hoặc những công cụ thanh toán trực tuyến trên di động khác. Phương án này vừa đơn giản, nhanh chóng lại dễ thực hiện với kích cỡ màn hình không quá lớn và dễ thao tác của thiết bị di động. Cải thiện hệ thống thánh toán nhanh chóng, đơn giản cũng là điều quan trọng để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi của thương mại di động. - Áp dụng phương thức mua chỉ với một lần chạm: Đó có thể là hình thức mà các nhà cung cấp nắm được có được một số thông tin cơ bản của khách hàng (size, địa chỉ, …) đồng thời có sự liên kết với các phương thức thanh toán trực tuyến như ví điện tử hay ngân hàng điện tử và một số bên liên quan khác (dịch vụ vận chuyển…) và người sử dụng chỉ việc tìm kiếm các sản phẩm, click chọn mua trong một lần duy nhất mà không cần phải làm thêm bất cứ thao tác nào khác. 3.5. Yếu tố “ảnh hưởng xã hội” 3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Ảnh hưởng xã hội là yếu tố quyết định quan trọng nhất và trực tiếp đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ thương mại di động ở Jordan. Điều này cho thấy người tiêu dùng ở Jordan bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và hành động của những người khác liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ thương mại di động. 3.5.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên Tại Việt Nam có một trong những ứng dụng có được sự phát triển rộng lớn và được nhiều người tiếp cận sử dụng nhờ vào ảnh hưởng của xã hội (bạn bè, mọi người xung quanh, …) như App Foody của công ty cổ phần Foody. Một trong những lý do app nằm trong top những ứng dụng được tải nhiều nhất của cả kho ứng dụng IOS, lẫn Android là nhờ vào lượng lớn người sử dụng hàng ngày, và nó cũng gây được hiệu ứng cộng đồng cùng với sự tò mò, hứng thú để thử trải nghiệm ứng dụng này đối với những người dùng khác. Các doanh nghiệp khi ứng dụng thương mại di động vào hoạt động của mình thì ngoài việc giúp cho khách hàng hiểu được lợi ích mà nó mang lại; đem đến một giao diện thân thiện, dễ sử dụng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc ảnh hưởng của người xung quanh, gia đình, đồng nghiệp, … đến khách hàng của mình để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để có thể thu hút, khiến khách hàng chấp nhận và sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của mình. Việc nhận thức được sự ảnh hưởng của các yếu tố và từ đó đi đến hành động cụ thể là cả một quá trình mà đòi hỏi sự vận động, nỗ lực mạnh mẽ từ các doanh nghiệp. Trong một lĩnh vực được dự báo là màu mỡ và có tiềm năng phát triển lớn như thương mại di động tại Việt Nam, cần đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh tay nắm bắt lấy cơ hội, cũng như kiểm soát các thách thức phải đối mặt, phát huy các tiềm lực cũng như thế mạnh của mình, đưa ra các chính sách và định hướng đúng đắn thì mới có hi vọng trụ vững và có được những bước phát triển dài kế tiếp. 380
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Áp dụng trong việc đưa người nổi tiếng, các chuyên gia vào các quảng cáo ứng dụng: Đây là một trong những hình thức quen thuộc trong việc ứng dụng quảng cáo của marketing, là một hình thức không còn mới tuy nhiên nó luôn mang đến những kết quả hết sức khả quan trong việc thu hút người sử dụng chú ý đến ứng dụng và đồng thời thuận lợi trong việc thuyết phục khách hàng chấp nhận và sử dụng các ứng dụng di động. - Ngoài ra có thể dựa vào ảnh hưởng của bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh: Đây là một tác động xã hội tin cậy, dễ lôi kéo và thuyết phục trong yếu tố ảnh hưởng xã hội, vì các đối tượng này là gần gũi và gần như đáng tin cậy nhất đối với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc thu hút các khách hàng nhất định, rồi đưa ra các hình thức khuyến mãi, giảm giá, hay áp dụng chính sách có lợi khác cho khách hàng khi thu hút thêm bạn bè và người thân tham gia vào ứng dụng của doanh nghiệp. 3.6. Sự ảnh hưởng của ý định sử dụng đến việc sử dụng thực tế 3.6.1. Kết quả nghiên cứu trước đó Kết quả cho thấy rằng có một ảnh hưởng trực tiếp giữa ý định hành vi sử dụng dịch vụ thương mại di động trong các trường đại học công lập của Jordan và hành vi sử dụng thực tế 3.6.2. Đối với việc áp dụng cho các doanh nghiệp tại miền Trung – Tây Nguyên Các doanh nghiệp nên chú ý tạo ra các yếu tố tăng cường hành vi sử dụng của khách hàng thông qua các giải pháp cho từng yếu tố như kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực, kỳ vọng xã hội, các điều kiện thuận lợi hay nhân khẩu học. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một số giải pháp bổ trợ khác như: - Mở rộng độ phủ sóng ứng dụng Tăng cường hợp tác, tìm hiểu để có thể đưa ứng dụng của doanh nghiệp đến toàn thể các khách hàng mục tiêu, giúp cho họ có thể tiếp cận được với ứng dụng trên mọi thiết bị di động và dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc trải nghiệm. - Áp dụng thương mại di động tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu, và nguồn lực doanh nghiệp: Không nên áp dụng việc hoạt động trong lĩnh vực thương mại di động một cách bừa bãi, hùa theo xu hướng mới, mà cần phải xem xét cẩn trọng về nhu cầu, đặc điểm, … của khách hàng, cũng như cần phải nắm được các nguồn lực của doanh nghiệp để tránh việc đầu tư vượt mức và quá lớn mà không đem lại kết quả khả quan đối với doanh nghiệp. 4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu - Với quy mô mẫu 447 nguời tiêu dùng được hỏi và 378 bảng câu hỏi được thu thập đầy đủ, tuy khả năng bao quát còn nhỏ, tuy nhiên việc áp dụng các kĩ thuật phân tích dữ liệu, các thông số được thu thập và trình bày rõ ràng, nghiên cứu đã đạt được kì vọng về một mô tả về mối quan hệ giữa các yếu tố của mô hình UTAUT với việc chấp nhận và sử dụng thương mại di động. - Sử dụng mô hình UTAUT để nghiên cứu – một mô hình kết hợp từ các lý thuyết đã được biết đến và cung cấp nền tảng hướng dẫn cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực CNTT – TMĐT giúp cho bài nghiên cứu đạt được độ tin cậy cao và có khả năng tổng quan được các thông tin cần phân tích, từ đó cho ra các kết luận chính xác, đáng tin cậy - Dữ liệu trình bày gọn gàng, dễ hiểu. 381
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 - Thông tin sau cùng có lợi ích thực tiễn cho việc áp dụng vào các mô hình, đặc biệt là tại một nơi được dự báo là phát triển thương mại di động mạnh như Việt Nam. Tuy nhiên cũng có những nhược điểm sau đây: - Mẫu tương đối hẹp vì chỉ khảo sát các sinh viên thuộc các trường Đại học tại Jordan có thể chưa phản ánh được tổng thể khách hàng nhất là khi sử dụng nghiên cứu này cho các gợi ý cho doanh nghiệp tại Việt Nam. - Nghiên cứu chỉ dựa trên một mô hình để khảo sát, có thể chưa hoàn toàn chính xác cho điều kiện tại Việt Nam 4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Trong tương lai gần, nên có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thương mại di dộng tại miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung để thu thập được dữ liệu chính xác hơn, làm cơ sở cho việc gợi ý hành động của các doanh nghiệp. 5. Kết luận Thương mại di động cùng với những ưu điểm của nó đang góp phần thúc đẩy hoạt động, tạo ra sự chuyển hướng căn bản trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và thương hiệu hàng hóa. Các kết quả khảo sát cho thấy, thương mại di động đang thực sự từng bước đi vào sâu trong hoạt động của các doanh nghiệp với vai trò chuyển đổi từ một kênh liên lạc sang vai trò kênh tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động với phần mềm ứng dụng trên thiết bị để tìm kiếm, truy cập, so sánh và mua sắm hàng hóa thì giải pháp di động đang trở thành một kênh kinh doanh quan trọng cho các doanh nghiệp. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở miền Trung – Tây Nguyên nói riêng. Để biến thực tế này thành cơ hội cho mình, mỗi doanh nghiệp cần phải suy nghĩ nghiêm túc và có kế hoạch lâu dài nhưng nhanh chóng để đầu tư thiết kế các ứng dụng di động riêng cho thương hiệu của mình, đồng thời giải quyết hài hòa bài toán công nghệ và đảm bảo dịch vụ thương mại cốt lõi của doanh nghiệp cũng như tích cực giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các chương trình khuyến mại trên môi trường mua sắm di động. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abdelkarim, A., & Nasereddin, H. (2010). Mobile Commerce. Journal of Mathematics and Technology [2] Ajzen, I. (2002). Perceived behavioral control, self-efficacy, locus of control, and the theory of planned behavior. Journal of Applied Social Psychology [3] Anckar, B., Carlsson, C., & Walden, P. (2003). Factors Affecting Consumer Adoption Decisions and Intents in Mobile Commerce: Empirical Insights. 16th Bled eCommerce Conference: eTransformation [4] Báo cáo tổng kết hội nghị ngành công thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên, 2016 [5] Bộ Công thương - Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin(2014), Báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam 2014 [6] Bộ Công thương - Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin(2015), Báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam 2015 [7] Chaffey, D. (2009). E-Business and E-Commerce Management: Strategy, Implementation and Practice (4th ed.), Pearson Education Limited 382
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [8] Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2016), Tình hình chung về đăng kí doanh nghiệp tháng 3 và quý I năm 2016 [9] Davis, D., and Cosenza, R. M. (1993). Business research for decision making (3rd ed.). Belmont,CA: Wadsworth [10] Economides, A., & Grousopoulou, A. (2010). Mobiles in education: students' usage, preferences and desires. Int. J. Mobile Learning and Organisation, 4(3) [11] Efraim Turban và cộng sự, 2012, Electronic Commerce 2012-A managerial and social networks perpective, seven edition, Pearson [12] Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley [13] Jeho Cheong & Myeong-Cheol, P. (2005). Mobile internet acceptance in Korea. Internet Research, 15(2) [14] Kim, S. S., Malhotra, N. K., & Narasimhan, S. (2005). Two competing perspectives on automatic use: A theoretical and empirical comparison. Information Systems Research [15] Li-Wei Liu, Chia-Ming Chang, Hsiu-Chin Huang Tatung, Yu-Liang (Aldy) (2016), Verification of Social Network Site Use Behavior of the University Physical Education Students, Eurasia Journal of Mathematics, Science & Technology Education [16] Minh Trí, 2016, Di động là xu hướng tất yếu của thương mại điện tử, Vnexpress [17] CBRE, 2016, Việt Nam Lọt Top Thị Trường Bán Lẻ Sôi Động Nhất Châu Á – Thái Bình Dương [18] Mohammed-Issa Riad Mousa Jaradat & Mamoun S. Al Rababaa, 2013, Assessing Key Factor that Influence on the Acceptance of Mobile Commerce Based on Modified UTAUT, International Journal of Business and Management [19] Mulliah, A., & Stroulia, E. (2009). Mobile devices for collaborative learning in practicum courses. International Journal of Mobile Learning and Organisation, 3(1) [20] Park, J., Yang, S., & Lehto, X. (2007). Adoption and Usage of Mobile Technologies for Chinese Consumers, Journal of Electronic Commerce Research, 31(3) [21] Samuel NiiBoi Attuquayefio, Hillar Addo (2014), Using the UTAUT model to analyze students’ ICT adoption, International Journal of Education and Development using Information and Communication Technology (IJEDICT) [22] Tomás Escobar-Rodríguez and Elena Carvajal-Trujillo. (2013), Online purchasing tickets for low cost carriers: An application of the unified theory of acceptance and use of technology (UTAUT) model, Tourism Management 43 (2014) [23] Tổng cục thống kê (2016) Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 [24] Troy Devon Thomas và cộng sự (2013), The Utility of the UTAUT model in explaining mobile learning adoption in higher education in Guyana, International Journal of Education and Development using Information and Communication Technology (IJEDICT) [25] Turner, M., Kitchenham, B., Brereton, P., Charters, S., & Budgen, D. (2010). Does the technology acceptance model predict actual use? A systematic literature review Information and Software Technology [26] Venkatesh, V., Morris, M., Davis, G., and Davis, F. (2003)."User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View". MIS Quarterly, Vol. 27 (3) 383
nguon tai.lieu . vn