Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Xây gạch 2 NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2018
  2. Giáo trình xây gạch 2 LỜI GIỚI THIỆU - Tầm quan trọng của môđun Xây gạch 2 + Nghề xây gạch làm việc tại các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi… Công việc của họ là xây gờ, bậc thang, bậc tam cấp, cuốn cung tròn đối xứng, tường cong, bể nước…, các chi tiết trang trí xây bằng gạch chỉ, gạch ống, gạch thẻ, gạch block, đá và các vật liệu khác. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của khối xây gạch. + Để trở thành một thợ xây thành công đòi hỏi phải có kiến thức đọc và phân tích, triển khai bản vẽ và có kỹ năng thực hành thành thạo, tác phong công nghiệp, tỉ mỉ và gọn gàng ngăn nắp. - Thời gian giảng dạy của môn Xây gạch 2 đối với trình độ Cao đẳng nghề là 128 giờ - Tóm tắt toàn bộ nội dung môđun +Bài 1 Xây gờ thẳng + Bài 2 Xây gờ cong + Bài 3 Xây bậc tam cấp + Bài 4 Xây bậc cầu thang + Bài 5 Xây cuốn cung tròn đối xứng + Bài 6 Xây tường cong + Bài 7 Xây hầm tự hoại + Bài 8 Xây gạch trần - Chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Xây dựng trường Cao đẳng nghề An giang đã góp ý. An giang, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn Đoàn Trọng Thức Trang 1
  3. Giáo trình xây gạch 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 2. MỤC LỤC..................................................................................................... 2 3. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN .............................................................................. 4 BÀI 1 XÂY GỜ THẲNG ................................................................................. 8 1/ Các yêu cầu kỹ thuật của gờ ......................................................................... 2/ Trình tự và phương pháp xây gờ thẳng ......................................................... Câu hỏi ôn tập .................................................................................................. BÀI 2 XÂY GỜ CONG .................................................................................. 11 1/ Các yêu cầu kỹ thuật của gờ ............................................................................. 2/ Tác dụng của gờ ............................................................................................... 3/ Trình tự và phương pháp xây gờ thẳng ............................................................. Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 3 XÂY BẬC TAM CẤP ......................................................................... 14 1/ Công tác chuẩn bị ............................................................................................. 2/ Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................. 3/ Phương pháp xây.............................................................................................. Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 4 XÂY BẬC CẦU THANG .................................................................... 17 1/ Cấu tạo cầu thang ............................................................................................. 2/ Phương pháp xây cầu thang.............................................................................. Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 5 XÂY CUỐN CUNG TRÒN ĐỐI XỨNG............................................ 20 1/ Công tác chuẩn bị ............................................................................................. 2/ Phạm vi ứng dụng ............................................................................................ 3/ Phương pháp xây.............................................................................................. Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 6 XÂY TƯỜNG CONG ......................................................................... 23 1/ Xây tường cong tiếp xúc tường thẳng ............................................................... 2/ Xây tường cong tròn đều .................................................................................. Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 7 XÂY HẦM TỰ HOẠI ......................................................................... 26 I/ Cấu tạo hầm tự hoại .......................................................................................... 1/ Đáy bể .............................................................................................................. 2/ Thành bể .......................................................................................................... II/ Kỹ thuật hầm tự hoại ....................................................................................... Trang 2
  4. Giáo trình xây gạch 2 1/ Đáy bể .............................................................................................................. 2/ Thành bể .......................................................................................................... Câu hỏi và bài tập................................................................................................. BÀI 8 XÂY GẠCH TRẦN ............................................................................. 31 I/ Khái niệm, cấu tạo mạch vữa ............................................................................ 1/ Khái niệm......................................................................................................... 2/ Cấu tạo mạch vữa ............................................................................................. II/ Yêu cầu kỹ thuật khối xây ............................................................................... 1/ Yêu cầu vật liệu................................................................................................ 2/ Yêu cầu về chất lượng khối xây ....................................................................... III/ Trình tự và phương pháp xây gạch trần .......................................................... 1/ Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu ................................................................................ 2/ Trình tự và phương pháp xây ........................................................................... IV/ Các sai phạm khi xây gạch trần Câu hỏi và bài tập................................................................................................. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 33 Trang 3
  5. Giáo trình xây gạch 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: XÂY GẠCH 2 Mã mô đun: MĐ22 Thời gian thực hiện mô đun: 128 giờ (Lý thuyết: 31 giờ; thực hành, thí nghiệm, thảo luân: 87 giờ; kiểm tra: 10 giờ). I.VI ̣ TRÍ , TÍ NH CHẤT CỦ A MÔ ĐUN: 1. Vị trí: Mô đun M22 được bố trí học chung các môn học chung và kỹ thuật cơ sở. Mô đun M22 được bố trí học sau mô đun M21 & học trong học kì II 2. Tính chất: Là mô đun học chuyên môn quan trọng bắt buộc. Thời gian học bao gồm cả lý thuyết và thực hành. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: 1. Kiến thức: - Trình bày được các quy trình xây & phương pháp xây gờ, xây bậc, xây cuốn cung tròn đối xứng, xây tường cong, xây bể. - Phân tích được các sai phạm thường gặp khi xây gờ, xây bậc, xây cuốn cung tròn đối xứng, xây tường cong, xây bể. - Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khối xây gạch. 2. Kỹ năng: - Thực hiện các công việc; xây gờ, xây bậc, xây cuốn cung tròn đối xứng, xây tường cong, xây bể. - Phát hiện và xử lý được các sai hỏng khi thực hiện công việc. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc xây. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. - Tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và bảo quản dụng cụ thực tập. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tổng Tên chương, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo số số giờ thuyết luận, bài tập giờ 1 Bài 1 Xây gờ thẳng 16 4 12 1. Cấu tạo, tác dụng của gờ thẳng 2. Các yêu cầu kỹ thuật của gờ Trang 4
  6. Giáo trình xây gạch 2 Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tổng Tên chương, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo số số giờ thuyết luận, bài tập giờ 3.Trình tự và phương pháp xây gờ thẳng 4. Các sai phạm khi xây gờ thẳng 5. Quy định an toàn khi xây gờ 2 Bài 2 Xây gờ cong 12 3 9 1. Cấu tạo, tác dụng của gờ cong 2. Các yêu cầu kỹ thuật của gờ 3.Trình tự và phương pháp xây gờ cong 4. Các sai phạm khi xây gờ cong 5. Quy định an toàn khi xây gờ cong 3 Kiểm tra lần I 4 4 4 Bài 3 Xây bậc tam cấp 16 4 12 1. Cấu tạo, tác dụng của bậc 2. Các yêu cầu kỹ thuật của bậc tam cấp 3.Trình tự và phương pháp xây bậc tam cấp 3 phía 4. Các sai phạm khi xây bậc tam cấp 5 Bài 4 Xây bậc cầu thang 12 3 9 1. Cấu tạo, tác dụng của bậc 2. Các yêu cầu kỹ thuật của bậc cầu thang 3.Trình tự và phương pháp xây bậc cầu thang 4. Các sai phạm khi xây bậc cầu thang 6 Kiểm tra lần II 4 4 7 Bài 5 Xây cuốn cung tròn đối 8 2 6 xứng 1. Cấu tạo, tác dụng của cuốn Trang 5
  7. Giáo trình xây gạch 2 Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tổng Tên chương, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo số số giờ thuyết luận, bài tập giờ 2. Các yêu cầu kỹ thuật của cuốn 3.Trình tự và phương pháp xây cuốn cung tròn đối xứng 8 Bài 6 Xây tường cong 16 4 12 1. Khái niệm, phân loại 2. Các yêu cầu kỹ thuật của tường cong 3.Trình tự và phương pháp xây tường cong tiếp xúc với tường thẳng 4.Trình tự và phương pháp xây tường cong tròn đều 5. Các sai phạm khi xây tường cong 9 Bài 7 Xây hầm tự hoại 24 6 18 1. Cấu tạo hầm tự hoại 2. Các yêu cầu kỹ thuật 3.Trình tự và phương pháp xây 4. Các sai phạm khi xây hầm tự hoại 5. Quy định an toàn khi xây 10 Bài 8 Xây gạch trần ( xây không 12 3 9 trát) 1. Khái niệm, cấu tạo và phạm vi sử dụng 2. Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây gạch trần 3.Trình tự và phương pháp xây mảng tường bằng gạch trần 4. Các sai phạm khi xây gạch trần 11 Kiểm tra lần III 2 2 Ôn tập hết môn 2 2 Trang 6
  8. Giáo trình xây gạch 2 Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tổng Tên chương, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo số số giờ thuyết luận, bài tập giờ Tổng cộng: 128 31 87 10 Trang 7
  9. Giáo trình xây gạch 2 Bài 1 XÂY GỜ THẲNG Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, tác dụng của gờ thẳng. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của gờ. + Trình bày được trình tự và phương pháp xây gờ thẳng. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ gờ thẳng. + Xây được gờ thẳng đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Cẩn thận trong khi xây để tránh lật gờ. Nội dung chính: 1. YÊU CẦU KĨ THUẬT - Gờ phải đúng vị trí, hình dáng, kích thước thiết kế. - Gờ phải có độ nhô ra đều nhau so với mặt tường. 2. PHƯƠNG PHÁP XÂY Xây gờ cửa sổ (gờ thẳng nằm ngang) + Kiểm tra xác định cốt đặt gờ: đo từ cốt chuẩn trên công trình theo phương thẳng đứng tới vị trí mặt dưới của gờ. Nên xác định cốt ở hai đầu rồi căng dây kiểm tra tổng thể toàn bộ cốt trên chiều dài gờ, vạch dấu ghi lại. + Xây 2 viên mỏ ở 2 phía gờ: Đo từ cốt chuẩn trên công trình theo phương thẳng đứng tới vị trí mặt dưới của gờ. Nên xác định cốt ở hai đầu rồi căng dây kiểm tra tổng thể toàn bộ cốt trên chiều dài gờ, vạch dấu ghi lại. Xây 2 viên mỏ ở hai phía đầu gờ: Lấy cữ đánh dấu độ nhô ra của hai viên mỏ cho đều nhau. Có thể vạch vào cạnh viên gạch. Xây 2 viên mỏ. + Xây những viên gạch nằm giữa 2 mỏ: Căng dây ăn khớp với mép ngoài và ở macwtj dưới của 2 viên gạch mỏ. Do căng dây nên 2 viên mỏ dể thay đổi vị trí, cho nên phải đè gạch giữ cho 2 viên mỏ ổn định. Lấy vữa phết vào cạnh viên gạch xây: người thợ một tay cầm nghiêng viên gạch, một tay cầm dao lấy vữa phết vào cạnh viên xây về phía tiếp xúc với viên đã xây. Trang 8
  10. Giáo trình xây gạch 2 Đặt vào vị trí: Tay cầm viên xây ở một cạnh, đặt nằm ngang áp mặt có vữa vào viên đã xây. Điều chỉnh viên xây cho ăn dây và ngang bằng đảm bảo cạnh dưới của viên gạch ăn với dây. Khi điều chỉnh chỉ được dùng dao gõ vào vị trí gối lên tường của viên xây gờ. Phải đổ đầy vữa vào khi chỉnh xong. Dùng gạch đè tạm giữ ổn định cho viên vữa xây Khi xây còn lại 5 – 6cm dùng gạch ướm để điều chỉnh mạch không bị nhỡ gạch. + Xây viên cuối cùng: Rải và gạt vữa lên cạnh của một viên đã xây, phếch vữa vào một cạnhcủa viên định xây. Tay cầm ở đầu viên gạch, đặt thẳng từ trên xuống rồi điều chỉnh vào đúng vị trí. Kiểm tra và miết kỹ các mạch vữa, chú ý mặt tiếp xúc với viên gạch xây ở phía trong gờ, mạch ở dạ gờ nơi tiếp xúc với tường. Trường hợp gờ dài, sau khi đã xây 2 viên mỏ 2 đầu phải căng dây để xây 2 mỏ trung gian, khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 3m. Chú ý: Do gờ là bộ phận dễ mất ổn định, cho nên không được va đập vào gờ mới xây, không chống đỡ từ trên xuống dưới gờ, không đứng trên gờ để làm việc khác. Trang 9
  11. Giáo trình xây gạch 2 Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật xây gờ thẳng? 2. Hãy trình bày phương pháp xây gờ thẳng? 3. Một sinh viên thực hiện công việc xây tường gạch ống dày 100, dài 3000, cao 1200 kết hợp xây gờ thẳng. Gờ thẳng cao 800, độ nhô ra 70, xây bằng gạch thẻ trong thời gian là 7 giờ Trang 10
  12. Giáo trình xây gạch 2 Bài 2 XÂY GỜ CONG Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, tác dụng của gờ cong. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của gờ. + Trình bày được trình tự và phương pháp xây gờ cong. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ gờ cong. + Xây được gờ cong đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Cẩn thận trong khi xây để tránh lật gờ. Nội dung chính: 1. YÊU CẦU KĨ THUẬT - Gờ phải đúng vị trí, hình dáng, kích thước thiết kế. - Gờ phải có độ nhô ra đều nhau so với mặt tường. 2. TÁC DỤNG GỜ CONG Gờ cong thường được xây trên cửa sổ, cửa đi hoặc trên tường nhằm mục đích trang trí. 3. PHƯƠNG PHÁP XÂY Gờ cong là loại gờ xây bằng gạch được xây thành vòm trên cửa. Trước khi xây phải làm ván khuôn liên kết giằng giữ ổn định, chắc chắn. Điều chỉnh ván khuôn đúng cao độ thiết kế bằng nêm dưới chân cột chống. Sau khi dựng xong ván khuôn tiến hành lấy dấu điểm giữa của gờ cong, giữa điểm giữa của gờ trên ván khuôn, xác định số viên cần xây từ viên khóa ở giữa về mỗi bên đánh dấu lại trên ván khuôn . Tiến hành xây gờ cong như sau: Xây 2 viên ở hai bên chân gờ, hướng vào tâm của gờ. Tại tâm gờ đóng 1 đinh (có thể ở trên tường), nếu bán kính cong của gờ lớn , trường hợp bán kính cong của gờ nhỏ phải đóng một thanh gỗ ngang qua ô Trang 11
  13. Giáo trình xây gạch 2 trống của cữa và xác định tim gờ trên thanh gỗ đó. Buộc sợi dây vào vị trí của tim gờ. Các viên tiếp theo phải xây từ hai gối đỡ gờ vào giữa. Dùng sợi dây buộc qua tim, kiểm tra xem các viên xây đã được hướng tâm chưa mà điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây viên gạch khóa cuối cùng phải ướm và chém gạch theo hình nêm. Phết vữa vào hai mặt bên của viên khóa. Đặt theo phương thẳng đứng và chèn thật căng. Thao tác đặt viên khóa: Khi xây cần chú ý cho các viên gạch cùng hướng về một tâm. Như vậy viên gạch càng vào gần giữa càng có xu hướng đứng dần. Viên nêm cuối cùng ở giữa thì đặt thẳng đứng. Mạch vữa xây gờ cong có dạng hình nêm. Đầu to ở trên có chiều dày ≤ 2,5cm, đầu nhỏ ở dưới có chiều dày từ 0,5 – 1cm. Đối với những gờ cong trên cửa, tường đặt gờ chính là lanh tô tạo cửa. Người thợ chỉ việc kiểm tra và gia công cho đúng hình dáng gờ rồi xây gờ lên trên. Đối với những gờ cong xây trên tường phẳng, tường đặt gờ phụ thuộc vào hình dáng gờ. Khi xây đến cốt đặt gờ phải xác định tâm của bán kính cong để xây tường đặt gờ. Sau khi xây xong tường đặt gờ dùng vữa có mác ≥ 50 trát tạo ra cong tròn đều trên mặt tường đặt gờ. Dựa vào tường đặt gờ xây gờ ở phía trên. Trang 12
  14. Giáo trình xây gạch 2 Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật xây gờ cong? 2. Hãy nêu tác dụng xây gờ cong? 2. Hãy trình bày phương pháp xây gờ cong? 3. Một sinh viên thực hiện công việc xây tường gạch ống dày 100, dài 3000, cao 1200 kết hợp xây gờ cong. Gờ cong có bán kính 400, độ nhô ra 70, xây bằng gạch thẻ trong thời gian là 7 giờ Trang 13
  15. Giáo trình xây gạch 2 Bài 3 XÂY BẬC TAM CẤP Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, tác dụng của bậc tam cấp. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của bậc tam cấp. + Trình bày được trình tự và phương pháp xây bậc tam cấp. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ bậc tam cấp. + Xây được bậc tam cấp đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác khi đo, vạch dấu chia bậc. Nội dung chính: Nền nhà (cốt ± 0.00) thường được làm cao hơn đất thiên nhiên. Để cho việc sử dụng được tiện lợi ta phải xây bậc lên xuống( bậc tam cấp). Tam cấp có số bậc phụ thuộc vào chiều cao của cốt nền (cốt ± 0.00), chiều cao mỗi bậc 15 ÷ 20cm, mặt bậc 25 ÷ 35cm 1. Công việc chuẩn bị a. Kiểm tra ngang bằng và độ cao của nền b. Xác định điểm giữa O của bậc tam cấp c. Xác định và vạch kích thước bậc: + Bậc thứ 1 Từ điểm giữa O của bậc đo về hai phía bằng ½ kích thước chiều dài bậc xác định được 2 điểm A và B. Từ A và B dùng dọi hoặc thước tầm và nivô xác định điểm A1, B1 dưới chân tường móng. Chia độ cao của mỗi bậc trên đường thẳng AA1 và BB1. Kẻ A1C và B1D bằng khích thước của bậc thứ nhất và vuông góc với tường móng khi đó A1CDB1 là đường bao của đợt thứ 1. Trang 14
  16. Giáo trình xây gạch 2 + Xác định kích thước bậc thứ 2: cũng như xá định kích thước bậc thứ 1 2. Yêu cầu kỹ thuật Bậc phải xây đúng vị trí, kích thước. Các bậc phải đều nhau về chiều rộng, chiều cao, cạnh bậc phải thẳng, mặt bậc phải ngang bằng. 3. Phương pháp xây + Xây bậc thứ nhất: Xây một lượt bao quanh đườn vạch kích thước của bậc dưới cùng Xây các viên mỏ số 1 và điều chỉnh cao độ trùng với mạch dấu cao độ A2 của bậc 1. Xây các viên mỏ số 2, dùng nivô điều chỉnh thăng bằng với viên mỏ số 1. Căng dây giữa viên mỏ số 1 và 2 để xây các viên ở gữa. Xây các viên ở phía trong theo trình tự từ trong ra ngoài, lớp 1 đến lớp 2. Trang 15
  17. Giáo trình xây gạch 2 + Xây bậc thứ 2: Việc lấy dấu và trình tự cũng như bậc thứ nhất. Để không làm long mạch bậc thứ nhất cần lót ván đứng để xây. Chú ý: Lớp trên của mỗi bậc nhất thiết phải đặt gạch dọc theo chiều rộng của bậc. Khi xây xong phải có biện pháp bảo vệ cho bậc không bị long lật. Trường hợp xây không láng phải đợi cho vữa co ngót xong mới tiến hành bắt mạch bằng vữa ximăng cát tỉ lệ 1 : 3. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật xây bậc tam cấp? 2. Hãy trình bày công tác chuẩn bị xây bậc tam cấp? 3. Hãy trình bày phương pháp xây bậc tam cấp? 4. Một sinh viên thực hiện công việc xây bậc tam cấp bằng gạch thẻ, chiều dài bậc 2000, chiều cao mặt bậc 150, bề rộng mặt bậc 300 trong thời gian là 7 giờ Trang 16
  18. Giáo trình xây gạch 2 Bài 4 XÂY BẬC CẦU THANG Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, tác dụng của bậc cầu thang. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của bậc cầu thang. + Trình bày được trình tự và phương pháp xây bậc cầu thang. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ bậc cầu thang. + Xây được bậc cầu thang đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác khi đo, vạch dấu chia bậc. Nội dung chính: 1. Cấu tạo cầu thang Cầu thang có các bộ phận sau: Cầu thang -1 Thân thang bậc lên xuống -2 Sàn chiếu nghỉ chiếu tới -3 Lan cang cầu thang -4 Để đi lại được dễ dàng, bậc thang thường có chiều cao h=15÷18cm và bề rộng bậc từ 25÷30cm. 2. Phương pháp xây bậc cầu thang - Chia bậc: Thường phải căn cứ vào kích thước cụ thể của đan cầu thang đã thi công để chia bậc. Do quá trình thi công kích thước này có thể bị sai lệch so với thiết kế, phương pháp chia bậc để xây như sau: Từ B dựng đường thẳng đứng BY, từ A dựng đường nằm ngang AX gặp BY tại O. Trang 17
  19. Giáo trình xây gạch 2 Đo khoảng cách BO, AO. Chia BO cho số chiều cao bậc, AO cho số mặt bậc đánh dấu tạo các điểm 1’, 2’, 3’… và 1”, 2”, 3”… Kẻ đường nằm ngang qua 1’, 2’… Đường thăng đứng qua 1”, 2”, 3” cắt nhau tại điểm 1, 2, 3 là vị trí các mũi bậc cần xây Xác định mũi bậc trên cốt thang: tại các vị trí mũi bậc đã xác định ở trên từng buồn thang, dùng thước dài hoặc dây đặt vuông góc với tường buồn thang, điều chỉnh cho thước, dây ngang bằng. Chỗ tiếp xúc giữa thước, dây với cốt thang là vị trí mũi bậc tương ứng trên cốt thang. - Xây bậc: Bậc được xây từ dưới lên trên. Phải bắc ván lên bậc dưới để đứng xây bậc trên. Xây 2 viên mỏ ở 2 đầu theo vạch dấu mũi bậc đã có. Căng dây xây các viên ở giữa Nói chung xây bậc cầu thang sau khi đã chia bậc xong cũng giống như xây bậc tam cấp. Nhưng với những viên ở lớp dưới của mỗi bậc thường phải Trang 18
  20. Giáo trình xây gạch 2 chém vát cạnh thì mới xây được. Khi xây bậc thang xong phải có biện pháp bảo đảm không cho người qua lại trong thời gian từ 4 – 5 ngày, đề phòng long mạch hay hư hỏng. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu cấu tạo cầu thang? Vẽ hình minh họa? 2. Hãy trình bày phương pháp xây bậc cầu thang? 3. Hai sinh viên thực hiện công việc xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ. Cho biết: chiều cao cầu thang h = 1500, chiều dài cầu thang l = 3000 trong thời gian là 7 giờ Trang 19
nguon tai.lieu . vn