Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ______________________________________ GS.TS. TỪ QUANG HIỀN (Chủ biên) TS. VŨ TÙNG HOA-ThS. NGUYỄN KHẮC SƠN-ThS. TẠ THỊ THANH PHƯƠNG GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1 Giới thiệu về môn học Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn dù là của Chính phủ hay của các tổ chức nước ngoài tài trợ đều thực hiện dưới hình thức dự án. Nhưng từ trước năm 1995 môn học xây dựng và quản lý dự án chưa đưa vào giảng dạy chính thức trong các trường đại học. Điều đó khiến cho các sinh viên sau khi tết nghiệp trở thành cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với dự án. Do vậy, từ sau năm 1995 môn học này được chính thức đưa vào chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Môn học trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng về xây dựng và quản lý một dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp. 2. Mục tiêu của môn học Sau khi được trang bị kiến thức của môn học, học viên có thể vận dụng trong thực tế công tác để xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý một dự án nông lâm nghiệp. 3. Nội dung môn học Môn học gồm 5 chương Chương I: Giới thiệu chung về dự án và xây dựng, quản lý dự án Chương này cung cấp cho người học khái niệm chung về dự án và các bước xây dựng dự án. Chương ": Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dự án Để xây dựng dự án, trước tiên phải điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng dự án. Chương này hướng dẫn cho người học biết cần phải thu thập những thông tin nào để phục vụ cho việc xây dựng dự án. Chương III: Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong điều tra, xây dựng và quản lý dự án Chương này cung cấp cho người học các phương pháp và kỹ thuật điều tra, xây dựng và quản lý dự án. Chương IV: Xây dựng dự án Chương này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng xây dựng thột dự án nông lâm nghiệp. Sau khi học xong chương IV, người học có thể xây dựng được một dự án. Chương V: Quản lý và thực hiện dự án Sau khi dự án được phê duyệt thì tiến hành triển khai thực hiện dự án. Chương V trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá dự án. 2
  3. Chương I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ DỰ ÁN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1. Khái niệm về dự án • Theo quan điểm tổ chức Dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt chẽ, tập trung để sử dụng những nguồn lực giới hạn nhằm đạt đến những mục tiêu mong đợi trong tương lai. • Theo góc độ đầu tư Dự án là công cụ biểu hiện hợp lý hoá và cải thiện đầu tư. Đó là một chuỗi các dữ liệu được phân tích và sắp xếp logic, các ưu tiên đầu tư được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định rõ về thời gian, chi phí hoạt động và lợi ích. • Theo quan điểm phát triển Dự án là các dạng can thiệp khác nhau được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể nào đó trong phạm vi ngân sách và tổ chức nhất định. Dù định nghĩa theo góc độ nào chăng nữa thì dự án luôn gồm: - Mục đích - Các hoạt động - Các chi phí - Thời gian - Những lợi ích Như vậy dự án không phải là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định. Hơn nữa, dự án cũng không phải là cơ hội đầu tư, tuy rằng cơ hội đầu tư là điểm khởi đầu của một dự án. Dự án là tập hợp những hành động để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực. ' ' 1.2. Đầu tư và dự án 1.2.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn liền với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lời. Như vậy đầu tư có hai đặc điểm cơ bản: - Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đấu tư. Không thể coi là đầu tư, nếu việc sử dụng tiền vốn không nhằm mục đích sinh lời. - Thời gian kéo dài là đặc trưng thứ hai của đầu tư. Thời gian của đầu tư thường kéo dài từ 2 năm trở lên (có thể 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa). Vì thế, những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng 1 năm không được gọi là đầu tư, đó chỉ là hoạt động kinh doanh. 3
  4. 1 2.2. Mối quan hệ giữa đầu tư và dự án Dự án và đấu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích của đầu tư là sinh lợi, khả năng sinh lợi là điều kiện tiên quyết để đầu tư. Mà dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt chế, tập trung để sử dụng nguồn lực giới hạn nhằm đạt tới mục tiêu mong đợi trong tương lai (đối với dự án đầu tư, đó là sinh lợi). Do vậy, để tránh được những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa khi đã bỏ vốn thì đầu tư phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp đó là phương pháp đầu tư theo dự án. Vì thế, dự án được hiểu như một luận chứng đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Dự án chỉ là công cụ của đầu tư 1.3. Vai trò của dự án trong nền kinh tế xã hội 1 3.1. Vai trò của dự án Dự án là bộ phận cấu thành trong chiến lược hoạt động, phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sơn La nằm trong chiến lược phát triển điện năng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 1 3.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch, chương trình và dự án • Kế hoạch dài hạn Kế hoạch dài hạn là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có độ dài thời gian 10 - 20 năm, nhằm đưa ra chiến lược phát triển của đất nước, của ngành hoặc liên ngành, là cơ sở để xây dựng các chương trình phát triển, các kế hoạch ngắn hạn (l-5 năm) cũng như các dự án. Một số nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khi được chính phủ cụ thể hoá thành các chủ trương thì có thể coi đó là những kế hoạch dài hạn. • Chương trình phát triển Chương trình phát triển là thể hiện sự ưu tiên của Chính phủ, các ngành hoặc các ý tưởng chiến lược quốc gia, là cơ sở để định hướng mọi hoạt động ưu tiên các dự án phù hợp với chính sách và kế hoạch của quốc gia, ngành. Ví dụ: Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, chương trình 135: chương trình nước sạch nông thôn, chương trình kiên cố hoá kênh mương... • Dự án Dự án là một bộ phận cấu thành các mục tiêu chiến lược phát triển, các chương trình ưu tiên, các quyết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Vậy mỗi quan hệ giữa kế hoạch, chương trình và dự án là mối quan hệ có tính hệ thống, lôgic và có tính hữu cơ để đạt mục tiêu và kế hoạch quốc gia. 1.4. Phân loại dự án 1.4.1. Phân loại theo thời gian Quy mô của dự án và tính chất của các hoạt động của dự án quyết định thời gian 4
  5. của dự án. Quy mô của dự án lớn, các hoạt động của dự án phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian mới hoàn thành được thì thời gian của dự án sẽ dài. Ngược lại quy mô của dự án nhỏ, các hoạt động đơn giản có thể thực hiện trong thời gian ngắn đã hoàn lất thì thời gian của dự án sẽ ngắn. Dự án dài hạn: là dự án kéo dài khoảng 5 năm trở lên. Dự án dài hạn có quy mô lớn, đòi hỏi đầu tư lớn và thu lợi ích lâu dài. Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sơn La. Dự án ngắn hạn: là dự án có khoảng thời gian thực hiện dưới 5 năm. Nó có quy mô vừa phải hoặc nhỏ, đầu tư không lớn, thu lợi ích nhanh và trước mắt. Ví dụ: dự án làm thủy lợi nhỏ ở xã A. Dự án trồng giống đậu tương mới ở xã B... 1 4.2. Phân loại dự án theo phạm vi tác động - Dự án phát triển một sản phẩm cho địa phương hoặc doanh nghiệp - Dự án phát triển dịch vụ cụ thể: Tưới tiêu, bảo vệ thực vật, tín dụng... nhằm đáp ứng yêu cầu cho một vùng, một địa phương. - Dự án cho một đơn vị: là dự án xây dựng hay cải tổ một doanh nghiệp. - Dự án phát triển tổng hợp trên một vùng, một miền hoặc toàn lãnh thổ về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, chuyển giao kỹ thuật do nhiều ngành hợp tác thực hiện trên một địa bàn. 1 4.3. Phân loại dự án theo quy mô Phân biệt dự án theo quy mô là căn cứ vào cấp quản lý để xem xét khía cạnh sử dụng nguồn lực và lợi ích mà dự án đem lại, từ đó phân biệt quy mô dự án. Phân loại theo cách này dự án được chia thành: - Dự án quốc gia: Là dự án có quy mô lớn, do Chính phủ quản lý và điều hành. - Dự án cấp ngành, địa phương hoặc vùng, miền: Là những dự án do ngành hoặc địa phương (tỉnh) quản lý. - Dự án cấp cơ sở: là dự án có phạm vi tác động trên một huyện hoặc một số xã, thôn. 1.4.4. Phân loại dự án theo mục đích Căn cứ vào mục đích của dự án, người ta chia dự án thành các loại sau: - Dự án mang tính chất vụ lợi: Là dự án đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (trong phát triển kinh tế thì dự án này là chủ yếu). - Dự án phi vụ lợi: Là những dự án không lấy hiệu quả hoặc lợi nhuận của vốn đầu tư làm mục đích, mà lấy những lợi ích khác: Xã hội, môi trường... là chủ yếu. - Dự án mang tích chất trung gian: Là dự án đặt cả hai nhiệm vụ kinh tế và xã hội làm mục đích. " Ví dụ: Dự án giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn. 1.5. Vòng đời của dự án 5
  6. Dự án giống các thực thể hữu cơ khác, ở chỗ nó cũng trải qua các giai đoạn từ khởi đầu đến phát triển và kết thúc. Vòng đời của dự án là thời gian tồn tại của dự án. Một số dự án có nhiều vòng đời, mỗi vòng đời gọi chung là chu kỳ của dự án, nhưng ở chu kỳ sau các hoạt động không lặp lại chu kỳ trước mà nó được nâng cao hơn theo kiểu vòng xoáy trôn ốc, sự quay vòng phải thông qua những bước bắt buộc, nhưng luôn di chuyển tới cái mới tạo thành một "pha", mới, một dự án mới. Các giai đoạn trong một vòng đời dự án: • Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị gồm có các bước sau: - Điều tra điều kiện tự nhiên - xã hội và đánh giá nhu cấu của cộng đồng. - Viết dự án - Đệ trình dự án - Sửa chữa và đệ trình lại (nếu có) - Lập kế hoạch và hoạch định các chính sách cho dự án - Thành lập Ban điều hành dự án - Xây dựng quy chế hoạt động. • Giai đoạn thực hiện Giai đoạn thực hiện gồm có các bước sau: - Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của dự án trong từng thời kỳ - Thực hiện các hoạt động của dự án. - Kiểm tra, giám sát các hoạt động. - Đánh giá kết quả của các hoạt động trong các giai đoạn và kết thúc (đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ). • Giai đoạn kết thúc Giai đoạn kết thúc gồm các bước sau: - Đánh giá toàn diện dự án - áp dụng kết quả dự án ra diện rộng. - Đề xuất "pha" mới của dự án. 2. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN Để lập được dự án chúng ta phải dựa vào định hướng của dự án, tiến hành điều tra thu thập thông tin vùng dự án. Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được để viết dự án. 2.1. Định hướng của dự án Định hướng của dự án là sự ấn định trước về lĩnh vực hoạt động và mục đích của dự án do các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan tài trợ kinh phí đề ra. Các dự án muốn 6
  7. được chấp nhận thì phải xây dựng trên cơ sở định hướng này nếu không sẽ bị loại bỏ. Ví dụ: Ngân hàng quốc tế A chỉ cho vay tiền xây dựng đường giao thông. Tổ chức quốc tế B chỉ tài trợ cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo chỉ chấp nhận và cấp kinh phí cho các dự án xoá đói giảm nghèo. 2.2. Điều tra điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội và đánh giá nhu cầu của cộng đồng Trên cơ sở định hướng, chúng ta tiến hành điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và đánh giá nhu cầu của cộng đồng. Căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá để đề xuất dự án. Ví dụ: Định hướng là xoá đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Qua điều tra, đánh giá cho thấy nguyên nhân nghèo đói ở đây là độc canh, thiếu tiếp cận khoa học, kỹ thuật, thiếu vốn... và nhu cầu của người dân là đa dạng cây trồng, vật nuôi, được chuyển giao khoa học - kỹ thuật, vay vốn... Từ kết quả điều tra này có thể đề xuất dự án là "chuyền đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi và tăng cường dịch vụ cho người dân địa phương". 2.3. Mẫu của một dự án Các chương trình, các cơ quan tổ chức khác nhau đều có mẫu dự án riêng của mình, tuy nhiên chúng đều có những điểm chung, đó là: - Đặt vấn đề - Cơ sở của dự án (luận cứ của dự án) - Mục tiêu của dự án - Nội dung của dự án Các hoạt động của dự án s Kinh phí của dự án Kế hoạch (thời gian biểu) cho các hoạt động của dự án. - Tổ chức và nhân sự cho việc thực hiện dự án. - Các chính sách phục vụ cho dự án. - Kết luận và đề nghị Trong quá trình học môn này, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng vấn đề nêu trên. 7
  8. Chương II ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN 1. ĐIỀU TRA VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Để chuẩn bị cho việc xây dựng dự án thì người nghiên cứu phải biết được những thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết, độ ẩm, lượng mưa... những thông tin này có thể thu thập được thông qua sổ sách ghi chép tại cơ sở. 1.1. Vị trí địa lý và địa hình Sao in bản đồ hành chính (hoặc bản đồ quy hoạch của xã nếu có) kết hợp với khảo sát thực địa và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan để thu thập các thông tin về địa lý, địa hình của xã theo thực trạng tại thời điểm nghiên cứu. Các thông tin này giúp cho việc xác định xây dựng dự án gì phù hợp với vị trí địa lý, địa hình ở đó. + Vị trí địa lý, địa hình rừng núi, sông ngòi, kênh rạch cũng như các con đường giao thông liên thôn (bản), liên xã, liên huyện, tỉnh lộ và quốc lộ. + Vị trí địa lý, địa hình các công trình thuỷ lợi như các trạm bơm, hệ thống mương máng tưới, tiêu, dập cũng như các vùng, các lô đất, các cụm dân cư sinh sống v.v.. Những thông tin trên vừa thể hiện bằng số liệu cụ thể vừa thể hiện bằng tình hình thực tế, vì vậy người thu thập thông tin phải ghi chép đầy đủ, sau đó kiểm nghiệm, thẩm định lại bằng các phương pháp khảo sát thực tế và tìm hiểu thông qua cán bộ địa chính cũng như các trưởng thôn (bản) và cộng đồng những người am hiểu lĩnh vực này. Trong khi đi thực địa để thu thập thông tin về vị trí địa lý, địa hình dết đai của xã, nên hướng dẫn người dân vẽ "sơ đồ" bằng phương pháp PRA. Cách làm: Chọn một nhóm người sống lâu năm tại cộng đồng, đề nghị họ tự vẽ "sơ đồ" của thôn (xóm, bản) lên nền đất. Yêu cầu của lược đồ là phải thể hiện vị trí của cộng đồng (các mặt tiếp giáp theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc), tiếp giáp sông ngòi, rừng núi, biển hay tiếp giáp các địa phương khác; "sơ đồ" cũng thể hiện các nguồn lài nguyên như đất đai, rừng, biển, hồ, sông ngòi, các mỏ quặng (thiếc, chì, sắt, bạc, vàng... ); thể hiện các công trình quan trọng như đường xã, hệ thống thuỷ lợi, trường học, bệnh xá đường điện, trạm thu phát truyền thanh, truyền hình, chợ, điểm du lịch (đền chùa, hang động...). Lược đồ thôn Đồng Ao, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 8
  9. Lưu ý: Cần giải thích để các thành viên cộng đồng hiểu rằng lược đồ này không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Nhóm nghiên cứu phải trợ giúp các thành viên cộng đồng vẽ và thể hiện các nguồn tài nguyên cũng như ghi phần chú thích của lược đồ vì điều này rất quan trọng. Mục đích của việc vẽ lược đồ do chính người dân thực hiện là để họ tự đánh giá được tiềm năng của chính họ nhằm phát huy tính tự chủ ở người dân. 1.2. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết và thuỷ văn Mục tiêu là để nắm được diễn biến của khí hậu, thời tiết qua các tháng và qua các năm. Các chỉ tiêu của nhóm thông tin này được thu thập thông qua sổ theo dõi, báo cáo thống kê và các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực. Bao gồm: - Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 9
  10. - Số giờ nắng của các tháng trong năm - Lượng mưa các tháng trong năm Ngoài các chỉ tiêu trên cần đi sâu nghiên cứu và thu thập thông tin về tình hình cụ thể như: - Ảnh hưởng của các trận mưa lớn, gió lớn (lốc xoáy) trong xã hoặc trong vùng tới đời sống xã hội, đời sống sinh thái. Thể hiện những ảnh hưởng đó xảy ra gần đây nhất như thế nào: Thống kê những diện tích ruộng, vườn, rừng, đồi thường xuyên hàng năm bị ngập lụt hoặc hạn hán kéo dài. - Tình trạng nguồn nước từng con sông, suối, hồ, ao; nắm và kiểm tra những thông tin về diện tích tưới tiêu tự nhiên và diện tích tưới tiêu qua hệ thống thuỷ nông của huyên, xã; mức độ khai thác các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Ví dụ: Khi thông qua sổ theo dõi hàng tháng của cán bộ xã, kết hợp và đối chiếu với báo cáo thực trạng của trạm khí tượng thuỷ văn của huyện Định Hoá, người đi thu thập thông tin đã có được các số liệu về thực trạng khí hậu, thời tiết, nhiệt độ... của xã Quy Kỳ để làm cơ sở nghiên cứu phân tích lập dự án. 1 3. Đặc điểm về đất đai tài nguyên Thông tin này giúp người nghiên cứu biết được tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương dựa trên cơ sở đó để lựa chọn các dự án phát triển phù hợp. 1.3.1. Thông tin về đất đai Các chỉ tiêu về đất đai cũng như tài nguyên đất được thu thập qua nhiều kênh thông tin: + Từ số liệu điều tra hàng năm của Phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ địa chính của xã. Số liệu và thông tin từ nguồn này thường mang tính tổng hợp theo từng vùng, từng lô, từng cánh đồng, cánh rừng, nếu có thể ghi chi tiết đến từng hộ. + Thông tin đầy đủ chi tiết về đất đai phải thu từ nguồn của cán bộ thuế nông nghiệp hoặc sổ trước bạ (quyền sử dụng đất) của các hộ do cán bộ nông nghiệp xã theo dõi và tổng hợp. Nguồn số liệu và thông tin này cung cấp cho ta biết từng loại đất của lừng hộ và từng thôn bản. Do vậy với nguồn thông tin này cần kết hợp với phương pháp điều tra hộ vì như vậy sẽ cho ta độ tin cậy thông tin cao hơn. Dựa vào bảng thống kê đất đai để đánh giá tiềm năng đất đai có thể thực hiện dự án hay không? Sau khi có được các thông tin chung về đất đai, cần phân tích chi tiết từng chỉ tiêu cụ thể nhằm xác định thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất đồng thời thấy được những đặc thù của việc sử dụng đất ở địa phương. Ví dụ: Để thấy rõ điều kiện và đặc điểm của việc sử dụng tài nguyên đất của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, chúng tôi đã tổng hợp các chỉ tiêu về tài nguyên đất của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (nguồn số liệu do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông 10
  11. nghiệp cung cấp tại thời điểm tháng l0/2000) được thể hiện trong bảng 2.1 . Bảng 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất của xã Tràng Xá năm 2000 Chỉ tiêu . Diện tích (ha) % So sánh Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 6.139 100% 1. Đất đã sử dụng: 3.679 60% tổng diện tích Đất nông nghiệp: 960 26,1% so với (1) - Diện tích lúa 2 vụ 70 1.9% - Diện tích lúa 1 vụ + mầu 120 3,26% - Diện tích trồng ngô 200 5,4% - Diện tích trong mía 340 9.2% - Diện tích trồng đỗ 200 5.4% - Diện tích trồng chè 30 0.8% Đất lâm nghiệp: 1.670 45,4% so với (1) - Rừng trồng và rừng phòng hộ 475 12.9% - Rừng tự nhiên vả rừng tái sinh 1.195 32,5% Đất trồng cây ân quả 340 9,24% so với (1) Đất trồng cây công nghiệp 340 9,24% so với (1) Đất chuyên dùng 185 5% so với (1) Đất thổ cư 184 5% so với (1) 2. Đất chưa sử dụng 2.460 40% so với (2) Đất có khả năng nông nghiệp 615 25% so với (2) Đất có khả năng lâm nghiệp 1.107 45% so với (2) Núi đá - đồi núi trọc 788 30% so với (2) Những ưu thế của tài nguyên đất trên địa bàn cũng phải được điều tra khảo sát để đánh giá phục vụ cho các mục đích phát triển ngành nghề trong xã. Như vậy mới tổ chất và thực hiện được ở mức độ, quy mô hợp lý và tính đến việc đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm thu hút lao động nông nhàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để có căn cứ thực tiễn khi nghiên cứu và khảo sát đặc điểm các điều kiện tự nhiệt trên địa bàn xã, cần tập trung thu thập các thông tin về kết quả sử dụng đất trong nông nghiệp (vì hầu hết những xã nghèo là những xã thuần nông) và những thông tin về diện tích, năng suất của từng loại cây trồng của những năm gần kề với thời điểm khảo sát điều tra. Ví dụ: Thông tin về diện tích và năng suất một số loại cây trồng chủ yếu trong nông nghiệp của xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá trong 2 năm 1998 và 1999 (nguồn số liệu trích trong báo cáo tổng kết năm 1999 của Hội đồng nhân dân xã). Bảng 2.2: Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chủ yếu 11
  12. Năm 1998 Năm 1999 Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) (tấn/ha) 1. Cây lúa 304 3,71 318,3 3,70 2. Cây ngô 147 1,93 150 2,00 3. Khoai lang 74 1,88 70 1,80 4. Cây sắn 108 10,00 100 10,00 5. Đỗ đậu các loại 68,5 0,82 70 0,80 6. Cây chè 12,5 26.5 13,87 27,00 Trên cơ sở nguồn thông tin tổng hợp từ các báo cáo, cần thiết có những thông tin quan trọng như năng suất các loại cây trồng phải được kiểm định phúc tra thông qua phỏng vấn sâu các hộ nông dân để có những thông tin chính xác hơn. 1.3.2. Đặc điểm về nông lâm nghiệp * Diện tích trang trại: Diện tích của các trang trại và số lượng cũng như sự phân bố các diện tích khác nhau của trang trại ra sao? Ai có trang trại và ai trực tiếp làm việc trên đồng ruộng? Giá đất đai và bản chất của thị trường đất đai? Những cơ cấu cây trồng của mỗi loại trang trại ra sao? Ở đây có những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tới những vùng chưa được canh tác không? * Cây trồng nông nghiệp: Các cây trồng nào được gieo trồng tại địa phương? Sự phân bố của chúng ra sao? Những biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng cho các cây trồng chính và tại sao? Những loại giống nào được sử dụng và tại sao? Những loại sâu bệnh nào hiện đang tồn tại trên đồng ruộng và được phòng trừ ra sao? Nguồn giống và phương pháp bảo quản giống thế nào? Độ tin cậy của các nguồn giống và chất lượng giống như thế nào? Có hệ thống tưới tiêu không? Ở đâu? Có nguồn nước không và có được sử dụng không? Tại sao? Ở đây có sử dụng phân bón không? Nếu có thì sử dụng những loại phân bón nào? Khi nào tới mùa, công việc thu hoạch mùa màng ra sao và sự khác nhau về mùa vụ thu hoạch trong địa bàn đó ra sao? Tại sao ? Nông dân có áp dụng công thức luân canh cây trồng không? Cách thức bảo quản nông sản như thế nào và có vấn đề gì không? Lượng hao hụt trong quá trình bảo quản là bao nhiêu? Đối với các cây trồng truyền thống ở địa phương nông dân đòi hỏi phải có những đặc tính gì? Ví dụ như: về hương vị cảm quan, hoặc cây có cần có lá to để làm thức ăn gia súc hay để gói hàng không? Cây nào là cây công nghiệp ở địa phương, cây nào là cây xuất khẩu? Giá trị kinh tế của các loại cây đang được trồng và khả năng những cây trồng mới có thể phổ biến vào địa phương là những cây gì? * Vật nuôi: 12
  13. Những loại và giống gia súc nào được nuôi tại địa phương? Sự phân bố theo vùng của chúng như thế nào? Những người nông dân nghèo nhất nuôi bao nhiêu? Chuồng trại ra sao? vật nuôi được ăn những thứ gì? Hiện tồn tại các loại dịch bệnh và nguồn gây bệnh nào và phương pháp phòng chống chúng ra sao? Có thể phòng chống được không? Tốc độ sinh trưởng và khối lượng xuất chuồng của vật nuôi như thế nào? Những sản phẩm nào được tiêu thụ tại gia đình và loại nào được đem bán? Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một vật nuôi và trên một héc ta là bao nhiêu? Mức thu nhập thực tế và tiềm năng doanh thu của các loài vật nuôi là bao nhiêu? * Lâm nghiệp: Trên thực tế có những xã có rừng, có những xã không có rừng; có xã có khoáng sản và có xã không có khoáng sản. Những thông tin cần thu thập đối với vùng có rừng là: Tổng diện tích rừng trong toàn xã (ha). Trong đó: + Diện tích rừng trồng. + Diện tích rừng tái sinh và rừng khai thác. + Diện tích đất chưa sử dụng (đất trống, đồi núi trọc). + Diện tích rừng đã khoanh nuôi bảo vệ. Dựa vào những chỉ tiêu, tiến hành khảo sát điều tra thực tế tại địa bàn để nắm những thông tin chi tiết phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng trong quá trình nghiên cứu để lập dự án. 1 3.3. Tài nguyên khoáng sản Cần thu thập một số thông tin tổng quát trên địa bàn xã như có những mỏ gì? tên tài nguyên khoáng sản đó, trữ lượng, diện tích mỏ là bao nhiêu? hiện tại đã được khai thác chưa? Tổ chức nhà nước hay cá nhân khai thác quản lý, quy mô khai thác ở mức độ nào? chủ trương của lãnh đạo xã và lãnh đạo các cấp về vấn đề này ra sao? Sở (r cần những thông tin như vậy vì những xã có tài nguyên khoáng sản chính là thế mạnh của địa phương. Dựa vào thế mạnh này có thể xây dựng dự án phù hợp. 2. ĐIỀU TRA VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Thu thập thông tin về kết cấu cơ sở hạ tầng là dựa trên thực tế cơ sở hạ tầng ở cộng đồng, so sánh với chỉ tiêu phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư, trước hết là hệ thông đường giao thông, nước sạch, hệ thống diện, quy hoạch các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình. Muốn có những dự án đạt được các mục tiêu nêu trên, thì trước hết phải nắm chắc đặc điểm thực trạng của những công trình hạ tầng cơ sở tại xã mà ta nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu lập dự án. Những thông ân cần thu thập là: 2.1. Hệ thống đường giao thông 13
  14. Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng. Phương pháp thu thập: Cùng cán bộ phụ trách giao thông và xây dựng của xã đi quan sát thực tế các tuyến đường xem có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống đường giao thông đó có thể xây dựng được những dự án mang tính khả thi hay không? Sau khi đi quan sát xong, hai bên sẽ cùng nhau thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi và những khả năng có thể tận dụng khai thác. Ví dụ: qua điều tra, khảo sát hệ thống đường giao thông của xã Tràng Xá (Võ Nhai) cho thấy: Đã có đường ô tô liên xã rộng 5,5m, dài 18km rải nhựa đi qua xã đến tận xã Bình Long. Đường đi tới các bản trong xã đều xuất phát từ trục đường nhựa liên xã nhưng chủ yếu là đường đất. Các tuyến đường đều được hình thành từ nhiều năm trước đây do lâm trường khai phá mở rộng để vận chuyển lâm sản nên việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa, đặc biệt là đường vào các bản như Chòi Hồng, Tân Đào, Đông Bo. Thu thập thông tin về giao thông nhằm hiểu biết mối liên hệ giữa vấn đề này với sự phát triển kinh tế của vùng dự án. Qua ví dụ này chúng ta thấy giao thông liên thông các bản còn khó khăn gây ảnh hưởng tới giao lưu hàng hoá, văn hoá và tác động tới đói nghèo. 2.2. Hệ thống thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi có nhiều loại công trình như: Đập dâng, hồ chứa, trạm bơm hoặc kênh mương tự chảy. Đặc điểm hiện trạng về hệ thống thuỷ lợi có liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng, diện tích và sản lượng lúa hàng năm của dân cư trong xã, vì vậy cần được khảo sát điều tra đầy đủ. Những thông tin cần được thu thập là: - Số đập dâng, trạm bơm, kênh mương, tình trạng và mức độ sử dụng, trữ lượng nước tưới tiêu diện tích ruộng được tưới là bao nhiêu? Diện tích trồng trọt sử dụng nước tưới, tiêu tự nhiên (nước tự chảy) mức độ tưới, tiêu đạt được (ha) chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? - Công trình và hệ thống kênh mương qua các trạm bơm (bơm điện hay bơm dầu), công suất từng trạm, diện tích tưới (tiêu) bao nhiêu cho một vụ và bao nhiêu diện tích hai vụ, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? - Số diện tích ruộng, vườn, đồi cần tưới mà hiện nay do không có nước phải bỏ hoang hoặc có cấy, trồng nhưng không được thu hoạch hoặc thu hoạch với năng suất thấp là bao nhiêu ha, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Qua khảo sát thực tế đánh giá tổng quát tác dụng, mức độ khai thác của từng công trình trong hệ thống thuỷ lợi để từ đó giúp cho việc nghiên cứu lập dự án sau này. 2.3. Hệ thống lưới điện Quan sát xem xã đã có điện lưới chưa. Nếu chưa có điện lưới thì tìm hiểu xem 14
  15. nguyên nhân do đâu chưa có điện lưới? Nếu có điện lưới rồi thì thu thập sâu các thông tin sau đây: - Chiều dài tuyến trục chính lưới điện bao nhiêu tim? - Có trạm biến thế không? Nếu có thì có mấy trạm? - Chiều dài các tuyến phụ về các thôn bản là bao nhiêu? (ghi cụ thể từng bản, thôn). - Chất lượng đường dây thế nào? - Có bao nhiêu hộ ở mỗi bản đã được dùng điện? chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số hộ, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo đã được dùng điện, chiếm bao nhiêu phần trăm? - Có bao nhiêu hộ chưa được dùng điện, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo? Xác định nguyên nhân của những hộ chưa có điện. - Có bao nhiêu hộ dùng điện cho sản xuất kinh doanh ? Chủ yếu kinh doanh loại hình sản xuất nào? (xay sát, chế biến nông, lâm sản, bơm nước...). 2.4. Chợ xã và nước sạch 2.4.1. Chợ xã Am hiểu về số lượng, quy mô chợ, số lượng người thường xuyên đến chợ, chợ họp thường xuyên, hàng ngày hay theo phiên, hiện tại có xã có chợ họp chưa. Cũng như lìm hiểu xem các dịch vụ, các sản phẩm hàng hoá mua bán chủ yếu là gì. 2.4.2. Về nước sạch (nước sinh hoạt) Thu thập các thông tin về chương trình nước sạch nông thôn để phục vụ cho việc lập dự án cần tập trung ở những chỉ tiêu cơ bản sau: Số hộ dùng nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ... chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Số hộ gia đình dùng giếng đào hoặc giếng khoan, chiếm bao nhiêu phân trăm so với toàn bộ? Số hộ gia đình dùng nước sinh hoạt ở bể nước tập trung của thôn bản do chương trình nhà nước đầu tư - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Số hộ hiện tại xa nguồn nước sinh hoạt từ 1 khi trở lên mà hàng ngày vẫn đi gánh, gùi và vận chuyển nước về dùng - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Đánh giá môi trường nước hiện đang sử dụng ở cộng đồng thông qua các chỉ tiêu tổng hợp để biết được có bao nhiêu hộ được dùng nước đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại bao nhiêu hộ dùng nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh. 3. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN HOÁ - CHÍNH TRỊ 3.1. Văn hoá chính trị - xã hội Sự hiểu biết về tình hình văn hoá, chính trị, phong lục tập quán xã hội của địa phương sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp cụ thể phù hợp nhằm giảm bớt ảnh 15
  16. hưởng xấu đến kết quả thực hiện dự án. Những thông tin cần thu thập: 3.1.1. Dân số - Số lượng dân cư: Tìm hiểu tổng số dân trong cộng đồng (bao nhiêu khẩu và bao nhiêu hộ?). Thông tin này cho chúng ta biết dự án sẽ liên quan tới bao nhiêu người (ví dụ: nếu là dụ án xây dựng đường giao thông thì tất cả người dân trong cộng đồng đều có cơ hội hưởng lợi như nhau và số người hưởng lợi sẽ là tổng số dân cư ở cộng đồng). - Mật độ dân: Số người trên 1km vuông là bao nhiêu? Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số dân cư trên tổng diện tích của xã (cộng đồng) và nó cho chúng ta biết một cách khái quát đây là cộng đồng đông dân hay thưa dân; do vậy diện tích đất canh tác trung bình trên đầu người nhiều hay ít. Ví dụ: Mật độ dân cư ở xã Đồng Liên là: 461 người/ km2, điều này chứng tỏ mật độ dân cư ở đây là đông. Tổng diện tích đất của toàn xã ít nên bình quân diện tích đất trồng trọt/ đầu người thấp. - Sự phân bố dân cư: Đó là thông tin về tổng số hộ và tổng số khẩu trong mỗi một thôn. Thông tin này cho chúng ta biết sự phân bố dân cư đều hay không đều trong một vùng. Điều đó cho phép chúng la tìm hiểu tiếp nguyên nhân và hậu quả của sự phân bố không đều giữa các thôn, nếu có (vì sao thôn này đông dân cư, thôn kia thưa dân cư? Thôn đông dân thì sẽ có hậu quả gì về kinh tế cũng như xã hội) và do vậy có thể đưa ra các giải pháp ưu tiên và tìm cách khắc phục. Thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá là thôn đông dân, mật độ dân cư cao so với nhiều thôn khác, trong khi ruộng cấy ở thôn này ít và chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước, đây là một trong những thôn nghèo nhất xã và thường được chính quyền xã quan tâm trong các đợt hỗ trợ gạo cứu đói. - Tỷ lệ tăng dân số: Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số nhân khẩu trong xã cộng với số trẻ em mới sinh trong năm và số người chuyển hộ khẩu đến xã trong năm trừ đi số người chết trong năm và số người chuyển hộ khẩu khỏi xã trong năm rồi chia ra tổng số nhân khẩu trong xã. Ví dụ: So sánh số liệu thống kê 3 năm 1997, 1998, 1999, chúng ta thấy chỉ số tăng dân số ở xã Đồng Liên năm 1997 là 1,005%, năm 1998 là 1,003%, năm 1999 là 0,99% (Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên - 1999). Kết luận: Công tác kế hoạch hoá gia đình ở xã Đồng Liên đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số ở xã Đồng Liên có xu hướng giảm. - Tỷ lệ nam nữ: Tìm hiểu tổng số nhân khẩu là nam, tổng số nhân khẩu là nữ, tổng số lao động nam, tổng số lao động nữ, tỷ lệ này như thế nào? cân đối hay mất cân đối? Khi tìm hiểu về dân số, có thể chỉ cần sử dụng tài liệu có sẵn (thông tin thứ cấp) do cán bộ lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân khi chúng ta muốn biết chi tiết hơn về một vấn đề cụ thể nào đó. 16
  17. Ví dụ: Khi muốn biết tại sao thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá lại đông dân hơn những thôn khác, người thu thập thông tin đã hỏi trực tiếp bà con ở thôn và được biết đó là do thôn này có nhiều bà con miền xuôi lên khai hoang và sinh sống tập trung ở thôn này. 3.1 .2. Dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán Hiểu được tôn giáo và phong tục tập quán của một cộng đồng là vô cùng quan trọng để thiết kế một dự án khả thi. Khi khảo sát để làm dự án, chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán của họ. Phương pháp tích cực nhất để thu thập thông tin loại này là thâm nhập vào cộng đồng: Cùng ăn, ở, làm việc và giao tiếp với bà con. Qua quan sát, hỏi chuyện, chúng ta có thể biết thói quen của bà con trong mọi mặt sinh hoạt đời thường cũng như trong sản xuất; biết được thái độ ứng xử và những phản ứng của người dân trong cộng đồng. Cần đặc biệt lưu ý tới những định kiến, những hủ tục (nếu có) có thể làm cản trở việc thực hiện dự án, chính sách. - Dân tộc và tôn giáo: Vấn đề này tuỳ thuộc vào từng cộng đồng. Có những cộng đồng không có ai theo tôn giáo nào và có những cộng đồng không có ai là dân tộc thiểu số Nhưng nếu cộng đồng ở địa bàn dự án có dân tộc thiểu số và có người theo tôn giáo thì chúng ta cần tìm hiểu nhưng nội dung liên quan đến loại thông tia này. Một số thông tin cần quan tâm như sau: + Có bao nhiêu dân tộc ở cộng đồng? Là những dân tộc gì? (ví dụ ở xã Đồng Liên có 6 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Sán dìu, Dao... Nhưng người Kinh chiếm đại đa số, 848 hộ với 3.920 nhân khẩu; người Hoa có 42 hộ với 158 nhân khẩu; người Tày có 2 hộ với 10 nhân khẩu; người Nàng có 4 hộ với 17 nhân khẩu; người Sán Dìu có 2 hộ với 6 nhân khẩu). + Cơ cấu thành phần các dân tộc như thế nào? (các dân tộc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số, mức độ và tầm quan trọng của từng dân tộc ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Ví dụ: Người Mông ở thôn Chòi Hồng, xã Tràng Xá chiếm 90% số dân trong thôn và hầu hết không nói được tiếng phổ thông. Điều này gây trở ngại cho sự giao tiếp giữa bà con với người làm dự án, nhất là cán bộ làm công tác kế hoạch hoá gia đình. + Tỷ lệ giới trong các dân tộc (tỷ lệ giới có thể không giống nhau ở các dân tộc khác nhau), ví dụ ở xã Đồng Liên, người dân tộc Tày ở đây chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu là nữ, họ là ngươi ở địa phương khác đến đây làm dâu. + Có những phong tục, tập quán đặc trưng nào của từng dần tộc (ví dụ: người Mông không làm nhà ở sát cạnh nhau thành chòm xóm như người Tày, người Thái, họ sống khép kín, ít bộc lộ quan điểm và rất ghét bị nói dối). + Người dân ở cộng đồng thuộc tôn giáo nào? Có bao nhiêu người thuộc mỗi tôn giáo? (ví dụ: có 20% người theo Thiên chúa giáo, 50% theo Phật giáo...) + Có nhà thờ, đền, chùa... ở cộng đồng không? Quy mô của nhà thờ, đền, chùa (những nơi có nhà thờ, đền, chùa to đẹp có thể còn là tiềm năng kinh tế, đem lại thu 17
  18. nhập về du lịch cho cộng đồng). + Có những quan niệm nào của tôn giáo cần lưu ý khi thực hiện dự án. Ví dụ: Thiên chúa giáo ngăn cấm việc nạo thai, do đó là việc làm tội lỗi. Do đó khi thực hiện những dự án về tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình có thể gặp trở ngại. 3.1.3. Chính trị - xã hội Những thông tin cần thu thập: a) Cơ quan Nhà nước cấp Trung ương Các chính sách của Nhà nước và những ưu tiên của nhà nước. Các chính sách trong nông nghiệp, các dự án và mục tiêu nông nghiệp? Chính sách của Nhà nước đối với các dự án tư nhân và nông nghiệp như thế nào? Ai đóng vai trò đại diện của địa phương trong các dự án đó? Họ sống ở đâu? Trách nhiệm và cơ sở quyền lực của họ ra sao? Nông dân nghĩ gì về những người đó? Tại sao? Họ đang làm việc với những người nào và họ đang làm những công việc gì? b) Chính quyền địa phương Cấu trúc của chính quyền địa phương, các chính sách, quá trình đề ra các quyết định như thế nào? Nông dân hiểu biết gì về đường lối chính trị ở địa phương cũng như nền chính trị của cả đất nước. Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn có quy mô to hay nhỏ? Có ảnh hưởng tốt hay không tết đến dân cư ở cộng đồng? ảnh hưởng về mặt nào là chủ yếu (kinh tế, văn hoá, an ninh hay môi trường sinh thái?) Ví dụ: Một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn có thể thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong khu vực nhưng lại có mặt hạn chế là làm ô nhiễm không khí, nguồn nước do chất thải. - Cơ cấu trong chính quyền địa phương (thông tin chi tiết về cán bộ trong cơ quan lãnh đạo cấp xã, bao gồm: Tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ chính trị, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và lề thói làm việc). - Những mâu thuẫn (nếu có) giữa lãnh đạo và người dân, giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, giữa các thôn bản hoặc giữa các gia đình... tạo nên bầu không khí căng thẳng. Vấn đề an ninh công cộng và tệ nạn xã hội (có thể bao gồm những vấn đề như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm...) 3.2. Hiện trạng về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục Thông tin về hiện trạng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho phép chúng ta hiểu được quan niệm chung của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục và chăm sóc sức khoẻ; thấy được mức độ quan tâm của các tổ chức xã hội đối với vấn đề này ở địa phương; biết được mối quan hệ giữa đói nghèo với sức khoẻ và trình độ học vấn của cộng đồng giúp cho người lập dự án có cách nhìn tổng thể về vấn đề này và đoán trước những khó khăn khi xây dựng dự án. 3.2.1. Chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế. 18
  19. Thông tin này cho phép chúng ta biết được các dịch vụ y tế ở địa phương, tình hình sức khoẻ, bệnh tật của người dân ở cộng đồng, ảnh hưởng của bệnh tật đến đời sống dân cư. Những thông tin cần thu thập là: - Vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu được người dân ở cộng đồng quan tâm như thế nào? Cụ thể là: + Số trẻ em được tiêm phòng hàng năm. + Số người được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm hay hàng quý hay bao nhiêu năm một lần? - Tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình + Số lượng chị em đặt vòng tránh thai + Số người triệt sản: nam bao nhiêu, nữ bao nhiêu? , + Số gia đình có từ ba con trở lên là bao nhiêu? Tỷ lệ với số gia đình chỉ có hai con. - Chế độ hưởng các dịch vụ y tế được vận dụng như thế nào? (Các hộ nghèo đói hưởng các dịch vụ y tế có được miễn giảm không? Người già, người cô đơn, người tàn tật người mắc các bệnh kinh niên có được miễn giảm hay trợ giúp gì không?). - Mức độ phổ cập đến đâu? người dân có biết tới các chính sách chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, các chính sách ưu tiên không? Ví dụ: Khi phỏng vấn một phụ nữ ở thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá, cán bộ làm dự án được biết chị không hề biết đến gia đình mình thuộc diện ưu tiên khám chữa bệnh miễn phí nên khi đưa chồng đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để chữa bệnh, chị đã không xin giấy giới thiệu của xã để được ưu tiên, do vậy chị vẫn phải nộp tiền viện phí. Do mức độ phổ cập thông tin còn chưa rộng rãi, nhiều người chùn nắm được các thông tin cho nên nhiều bà con nghèo vẫn không được hưởng chế độ ưu trên (chưa tận dụng được cơ hội và quyền lợi dành cho họ). Những quan niệm, tập quán truyền thống có cản trở tới người dân ở cộng đồng trong việc khám chữa bệnh và thực hiện kế hoạch hoá gia đình không? Nghĩa là tìm hiểu xem ở cộng đồng có hay gọi thầy cúng để trừ tà ma thay vì gọi thầy thuốc hay đưa người nhà đến trạm xá chữa bệnh hay không? Tập quán truyền thống về việc sinh con trai có nặng nề hay không? Việc nạo, hút thai, đặt vòng tránh thai bị phản đối hay ủng hộ ở cộng đồng? Mức độ ủng hộ hay phản đối như thế nào? Điều tra ở xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, nhóm nghiên cứu được biết hầu hết những chị em dân tộc Mông ở đây đều rất xấu hổ khi đến trạm xá khám, mặc dù cán bộ y tế là nữ. Cho nên chị em không đi đặt vòng tránh thai, nhất là những chị đã lớn tuổi nhưng vẫn có khả năng sinh đẻ thì lại càng xấu hổ và càng né tránh tiếp cận với cán bộ y tế. 19
  20. Chị em người dân tộc thiểu số tiếp cận với công tác kê hoạch hoá gia đình khó khăn hơn so với chị em người Kinh, do vậy việc kê' hoạch hoá sinh đẻ ở dân tộc thiểu số vẫn còn là vây đề nan giải và đông con vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo. - Có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn hay không? Nếu có thì số lượng và chất lượng phục vụ như thế nào và cơ chế hoạt động ra sao? Ví dụ: ở xã Đồng Liên, có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn và đó là một y sĩ dã về hưu. Hoạt động phục vụ chủ yếu của ông là bán thuốc đông y kết hợp tây y cho bà cọn và chẩn đoán những bệnh đơn giản khi trạm xá không mở cửa. Những bệnh nặng nằm ngoài khả năng của trạm xá thì bà con vẫn phải lên tuyến bệnh viện huyện hoặc tuyến tỉnh. - Số người đến khám và chữa bệnh tại trạm xá trong một năm là bao nhiêu? trong đó số người nghèo là bao nhiêu? - Số người trong độ tuổi sinh sản, số người sinh trong một năm, tỷ lệ số người sinh trên tổng số người trong độ tuổi sinh sản? - Số trẻ em suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng ở những mức độ nào (suy dinh dưỡng ở độ mấy là chủ yếu?) có nhiều trẻ em bị dị dạng do lao động sớm và lao động nặng (vẹo sườn vòng kiềng... do gánh, vác nặng) không? Có thể dùng công cụ điều tra của cán bộ y tế cộng đồng bằng cách tham khảo cán bộ y tế, chẳng hạn như các tiêu chí phát triển đưa vào kênh suy dinh dưỡng. - Sức khoẻ sinh sản như thế nào ở cộng đồng? (các trường hợp chết, suy kiệt sức lao động do sinh sản, do nạo hút thai, đặt vòng...) Vấn đề tuổi thọ: + Tuổi thọ theo nghĩa tuyệt đối nghĩa là tuổi thọ trung bình của cộng đồng (là bao nhiêu?), người cao tuổi nhất trong cộng đồng là bao nhiêu tuổi? Tuổi thọ trung bình của nam so với tuổi thọ trung bình của nữ như thế nào? + Tuổi thọ theo nghĩa tương đối nghĩa là tuổi thọ về lao động gắn liền với sức khoẻ, tính trung bình trong cộng đồng, nam lao động nặng (cày, bừa, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 60 tuổi hay 65 tuổi hay hơn nữa; nữ lao động nặng (gặt, hái, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 55 hay 60 tuổi hay hơn nữa? Người già ở hai xã Đồng Liên và Tràng Xá khi được phỏng vấn hầu hết đều nói rằng họ làm bất cứ việc gì và làm đến khi nào không thể làm được nữa để giúp cho con cháu và không bao giờ nghĩ rằng mình đã đến tuổi nghỉ ngơi. Họ cũng không hề biết và không hề nghĩ phụ nữ và người già thì không nên làm những việc có hại cho sức khoẻ. - Vấn đề dinh dưỡng: Tìm hiểu xem người dân thường ăn những thức ăn gì? Tình trạng dinh dưỡng của họ ra sao, họ mắc phải bệnh gì? Địa phương có hay xảy ra dịch bệnh không? (5 năm trở lại), nếu có thì chữa chạy bằng cách nào? Nguyên nhân là do thiếu vệ sinh hay thiếu dinh dưỡng? 20
nguon tai.lieu . vn