Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CĐN XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN NGHÀNH/ NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2021
  2. 1
  3. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Vẽ thiết kế điện là một trong những môn học chuyên ngành được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình chi tiết của trường Cao Đẳng nghề Xây dựng ban hành năm 2017 dành cho hệ Cao Đẳng Nghề Điện công nghiệp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của nhà trường và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Giáo trình này gồm 3 bài Bài 1: Đọc bản vẽ thiết kế điện Bài 2: Sử dụng phần mềm Autocad Bài 3 : Thiết kế mạng điện công nghiệp bằng phần mềm Autocad Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc lĩnh vực điện dân dụng, điện tử công nghiệp, xây dựng, cơ khí. Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng, song thiếu sót là khó tránh. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn! Mọi đóng góp xin gửi về Khoa Điện – Điện tử Trường Cao đẳng nghề Xây dựng theo hòm thư: khoadiencdnxd@gmail.com. Quảng Ninh, ngày tháng năm 20… Tham gia biên soạn
  4. 3
  5. 4 MỤC LỤC BÀI 1: ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN .......................................................................6 1. Đọc bản vẽ sơ đồ cấp điện công nghiệp ....................................................................... 6 2. Đọc sơ đồ bố trí thiết bị trong mạng điện công nghiệp ................................................ 9 BÀI 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTOCAD ..............................................................12 1. Giới thiệu chung về AutoCad ..................................................................................... 13 2. Lệnh vẽ cơ bản ........................................................................................................... 29 BÀI 3: THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP BẰNG PHẦN MỀM AUTOCAD35 1. Thiết kế mạch điện điều khiển động động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ đơn có hệ thống đèn báo. ....................................................................................................... 35 2. Thiết kế mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí có hệ thống đèn báo .................................................................................................................................. 36 3. Thiết kế mạch điện đảo chiều quay động cơ xoay chiều ba pha gián tiếp có hệ thống đèn báo ............................................................................................................................ 38 4. Thiết kế mạch điện đảo chiều quay động cơ xoay chiều ba pha trực tiếp có hệ thống đèn báo ............................................................................................................................ 40 5. Thiết kế mạch điện tự động giới hạn hành trình có hệ thống đèn báo ....................... 41
  6. 5
  7. 6 BÀI 1: ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN 1. Đọc bản vẽ sơ đồ cấp điện công nghiệp 1.1. Sơ đồ mạch điện động lực trong công nghiệp - Trong kĩ thuật ngành công nghiệp điện, có rất nhiều bản vẽ mạch điện động lực chúng ta phải đọc. Ví dụ như mạch điện động lực điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha ro to lồng sóc. Hình 1.1. Sơ đồ mạch điện động lực mở máy và đảo chiều quay động cơ 1.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển trong công nghiệp - Song song với bản vẽ mạch động lực là mạch điều khiển:
  8. 7 Hình 1.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển đảo chiều quay động cơ 1.3. Sơ đồ cấp điện trong công nghiệp - Sơ đồ cấp điện hay sơ đồ mạch điện ( Sơ đồ cơ bản, sơ đồ điện tử) là một biểu diễn đồ họa của mạch điện. Nó sử dụng các biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn hóa gọi là kí hiệu điện tử để biểu diễn các thành phần và mối liên kết của mạch. - Không giống như một sơ đồ khối hoặc sơ đồ bố trí, sơ đồ cấp điện cho thấy các kết nối điện thực tế. Một bản vẽ có nghĩa để mô tả sự sắp xếp vật lý của các dây và các thành phần kết nối với nhau, được gọi là tác phẩm nghệ thuật bố trí, thiết kế vật lý, hoặc sơ đồ hệ thống dây dẫn điện. 1.4. Trình tự thực hiện
  9. 8 1.4.1. Đọc bản vẽ - Nguyên tắc đọc bản vẽ: đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới 1.4.2. Xác định nguồn điện tổng - Xác định nguồn điện tổng trong sơ đồ thông qua các kí hiệu trên bản vẽ - Nguồn điện tổng thường được kí hiệu bằng các kí hiệu từ đầu vào/ ra của áp tô mát, cầu dao, cầu chì. 1.4.3. Xác định đường đi nguồn điện đến các tầng - Dựa vào sơ đồ dây dẫn xác định đường đi của nguồn điện đến các tầng khác nhau của mạch điện 1.4.4. Xác định đường đi nguồn điện đến các phòng - Dựa vào sơ đồ dây dẫn xác định đường đi của nguồn điện đến các phòng khác nhau của mạch điện. 1.4.5. Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ - Sau khi vẽ xong kiểm tra các vị trí kí hiệu linh kiện, các đường dây, tỉ lệ, kích thước bản vẽ, yêu cầu kĩ thuật xem đúng với thiết kế chưa 1.5. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Biện pháp phòng tránh, TT Sai phạm Nguyên Nhân khắc phục 1 Đọc bản vẽ không đúng Không tuân thủ nguyên tắc Đọc theo đúng nguyên tắc từ trái 1 thứ tự đọc bản vẽ qua phải, từ trên xuống dưới 2 Đọc nhầm các kí hiệu Chưa nắm chắc kí hiệu Xem lại các kí hiệu trên bản vẽ 2 trên bản vẽ trên bản vẽ Xác định đường đi của Chưa kiểm soát tốt kí hiệu Kiểm soát lại kí hiệu và đường đi 3 nguồn điện tổng thiếu và hệ thống đường đi của của dây dẫn 3 dây dây dẫn Xác định đường Chưa kiểm soát tốt kí hiệu Kiểm soát lại kí hiệu và đường đi 4 đi của các nguồn điện và hệ thống đường đi của của dây dẫn tới các tầng và 4 đến các tầng và các dây dẫn tới tầng và các phòng phòng nhầm phòng
  10. 9 2. Đọc sơ đồ bố trí thiết bị trong mạng điện công nghiệp 2.1. Sơ đồ bố trí thiết bị Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thiết bị mạch đảo chiều quay động cơ 2.2. Sơ đồ thiết kế công nghiệp . Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế vị trí các thiết bị mạch đảo chiều quay động cơ
  11. 10 2.3. Trình tự thực hiện 2.3.1. Đọc bản vẽ - Nguyên tắc đọc bản vẽ: đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới 2.3.2. Xác định các thiết bị điện - Xác định nguồn điện tổng trong sơ đồ thông qua các kí hiệu trên bản vẽ - Nguồn điện tổng thường được kí hiệu bằng các kí hiệu từ đầu vào/ ra của áp tô mát, cầu dao, cầu chì. 2.3.3. Xác định hệ thống điện công nghiệp - Dựa vào sơ đồ dây dẫn xác định đường đi của nguồn điện đến các hệ thống khác nhau của mạch điện. 2.3.4. Xác định đường đi từ nguồn điện đến các thiết bị điện và hệ thống điện công nghiệp - Dựa vào sơ đồ dây dẫn xác định đường đi của nguồn điện đến các thiết bị điện và hệ thống điện công nghiệp. 2.3.5. Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ - Sau khi vẽ xong kiểm tra các vị trí kí hiệu linh kiện, các đường dây, tỉ lệ, kích thước bản vẽ, yêu cầu kĩ thuật xem đúng với thiết kế chưa 2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Biện pháp phòng tránh, TT Sai phạm Nguyên Nhân khắc phục Đọc theo đúng nguyên Đọc bản vẽ không Không tuân thủ 1 tắc từ trái qua phải, từ trên đúng thứ tự nguyên tắc đọc bản vẽ xuống dưới Xác định nhầm Chưa nắm chắc kí Xem lại các kí hiệu trên 2 các kí hiệu trên bản vẽ hiệu trên bản vẽ bản vẽ Chưa xác định Chưa kiểm soát tốt Kiểm soát lại kí hiệu và 3 được đường đi của hệ kí hiệu và hệ thống đường đường đi của dây dẫn thống điện công nghiệp đi của dây dẫn
  12. 11 Biện pháp phòng tránh, TT Sai phạm Nguyên Nhân khắc phục Chưa xác định Chưa kiểm soát tốt 4 đường đi từ nguồn điện kí hiệu và hệ thống đường Kiểm soát lại kí hiệu và đến các thiết bị điện và đi của dây dẫn tới các thiết đường đi của dây dẫn tới các hệ thống điện công bị điện và hệ thống điện thiết bị điện và hệ thống 4 nghiệp công nghiệp Bài tập thực hành: Em hãy đọc bản vẽ thiết kế điện của mạch đảo chiều quay động cơ (Mạch động lực và mạch điều khiển)
  13. 12 PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP Ngành/nghề: Điện Công nghiệp MH/MĐ: Vẽ thiết kế điện BÀI 1: Đọc bản vẽ thiết kế Họ và tên học sinh: ……………….. Lớp: …………. Khóa: ……………. Vị trí luyện tập:……………………. Tiêu chí đánh giá: …………………. Điểm Nội dung đánh Điểm Ghi TT Tiêu chí đánh giá đạt giá chuẩn chú được 1 Chuẩn bị - Đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị 0,5đ - Đọc bản vẽ 1,5đ 2 Thao tác - Kiểm tra lại 1,0đ 3,0đ - Đọc được hết sơ đồ 3 Kỹ thuật - Đúng trình tự nguyên lý 2,0đ - Đọc đúng kí hiệu 1,0đ 4 Thời gian - Đảm bảo thời gian 1,0đ Tổng điểm: 10 điểm Chú ý: - Bài làm có thời gian quá 5 phút không tính điểm. - Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì không tính điểm, không đánh giá quá trình luyện tập. Ngày …… tháng …… năm …… GIÁO VIÊN HD
  14. 13 BÀI 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTOCAD * Mục tiêu: - Trình bày được các lệnh vẽ cơ bản, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện thiết kế bản vẽ hệ thống mạng điện công nghiệp - Phân biệt được các lỗi sai thường gặp và xử lý các lỗi sai trong quá trình thiết kế và vẽ hệ thống điện - Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình luyện tập. * Nội dung bài: 1. Giới thiệu chung về AutoCad 1.1. Khởi động và giới thiệu màn hình đồ họa AutoCad a. Khởi động AutoCad - Bật máy, bật màn hình - Nhấp đúp phím trái của chuột vào biểu tượng AutoCad 2019. (hoặc dùng chuột vào Start/Programs/AutoCad 2019) - Tại hộp hội thoại hiện lên, ta nhấp chuột vào Start from Scratch, chọn hệ đơn vị đo Metric, sau đó nhấp OK.
  15. 14 b. Các cách vào lệnh trong AutoCad Vào lệnh từ bàn phím được thể hiện ở dòng "Command". Các lệnh được dịch ra những ngôn từ thông dụng của tiếng Anh, như line, pline, arc… và thường có lệnh viết tắt. Khi đang thực hiện một lệnh, muốn gõ lệnh mới, cần nhấp phím ESC trên bàn phím. Vào lệnh từ thực đơn thả được thực hiện thông qua chuột. Cũng có thể vào lệnh từ thực đơn màn hình bên phải Vào lệnh từ những thanh công cụ. Những thanh công cụ này được thiết kế theo nhóm lệnh. Mỗi ô ký hiệu thực hiện một lệnh. Các cách vào lệnh đều có giá trị ngang nhau. Tuỳ theo thói quen của mỗi người sử dụng mà áp dụng. Thường thì ta kết hợp giữa gõ lệnh vào bàn phím và dùng thanh công cụ hay thực đơn sổ xuống. 1.2. Thiết lập giao diện Autocad
  16. a, Giới hạn không gian vẽ - Lệnh LIMITS Sau khi khởi động chương trình AutoCad, 15 nhấp chuột vào Start from scartch và chọn hệ đo là Metric, ta sẽ được một màn hình của không gian làm việc có độ lớn mặc định là 420, 297 đơn vị. Nếu quy ước 1 đơn vị trên màn hình tương ứng với 1 mm ngoài thực tế, ta sẽ vẽ được đối tượng có kích 42 cm x 29,7 cm. Nếu để vẽ công trình, không gian đó rất chật hẹp. Do vậy ta cần định nghĩa một không gian làm việc lớn hơn. Nhập lệnh: Menu : Format/Drawing Limits Bàn phím : Limits Command : limits Gõ lệnh giới hạn màn hình Reset Model space limits : Nhấp Enter để đồng ý với toạ độ điểm Specify lower left corner or [ON/OFF] đầu của giới hạn màn hình : Specify upper right corner Cho giới hạn màn hình lớn bằng một : 42000,29700 không gian rộng 42 m x 29,7 m ngoài thực tế Lưu ý : - Cho dù không gian được định nghĩa rộng hơn 100 lần hiện tại, màn hình lúc này vẫn không có gì thay đổi. Ta phải thực hiện lệnh thu không gian giới hạn đó vào bên trong màn hình bằng lệnh dưới đây. b, Thu không gian được giới hạn vào trong màn hình - Lệnh ZOOM. Nhập lệnh Menu : View/Zoom Bàn phím : zoom Command : z Gõ lệnh thu phóng màn hình -Specify corner of window, enter a scale - Nhập tham số cần dùng sau đó gõ Enter factor (nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] : a Các Tham số của lệnh ZOOM - RealTime : sau khi vào lệnh Zoom ta nhấn phím Enter luôn để vào thực hiện lựa chọn này tương đương với nút trên thanh công cụ sau đó ta giữ phím trái chuột và Click đưa lên trên hoặc xuống dưới để phóng to hay thu nhỏ. - ALL : Auto Cad sẽ hiển thị tất cả bản vẽ trên màn hình máy tính. - Center: Phóng to màn hình quanh một tâm điểm và với chiều cao của sổ. +Specify center point: Chọn tâm khung của sổ +Enter magnification or height: Nhập giá trị chiều cao khung cửa sổ - Window: Phóng to lên màn hình phần hình ảnh xác định bởi khung của sổ hình chữ nhật. Tương đương với nút trên thanh công cụ là + Specify first corner : Chọn góc cửa sổ thứ nhất
  17. 16 1.3. Trình tự thực hiện 1.3.1. Thiết lập khung bản vẽ Menu bar Nhập lệnh Phím tắt MVsetup Sau khi nhập lệnh xuất hiện các dòng nhắc sau. - Enable pager Space? [No/Yes] : (Ta nhập N và nhấn Enter) - Enter units type [ /Metric]: (ta nhập M chọn hệ mét và nhấn Enter) - Enter the scale factor : ( Nhập giá trị tỉ lệ) - Enter the Pager width : (Nhập chiều rộng khổ giấy) - Enter the Pager height : (Nhập chiều cao khổ giấy)
  18. 17
  19. 18 1.3.2. Thiết lập nét vẽ Cách 1: Sử dụng lệnh Pline trên Autocad Ở cách thay đổi độ dày nét vẽ này giả sử bạn muốn nét vẽ dày X li làm ví dụ để cho dễ thực hiện nha. Trước tiên hãy gõ PL rồi nhấn Enter. Tiếp đến click vào điểm bạn chọn là điểm đầu. Khi đã click chọn được điểm đầu rồi thì hãy gõ W, lúc này bạn sẽ nhập độ dày X mà bạn muốn vào rồi nhập lại độ dày X lần nữa và nhấn Enter là hoàn tất. Ví dụ cụ thể: Ở đây khi thực hiện trên phần mềm autocad bạn muốn nét vẽ dày 2 li thì hãy thao tác như phía trên, và đến khi nhập độ dày của đoạn thẳng thì bạn hãy thay X là 2 rồi Enter là xong. Phía dưới có hình ảnh động minh họa cho cách thay đổi này mọi người có thể xem qua Cách 2: Thực hiện thay đổi mặc định Trong phần mềm Autocad có tích hợp việc tùy chỉnh độ dày của nét vẽ theo milimet. Để thực hiện việc thay đổi độ dày cho nét vẽ thì trước hết hãy quét chọn đường thẳng đó. Tiếp đến click chọn By layer rồi chọn kích thước layer mà bạn muốn nhé. Ở phần phía dưới thì mình có show ra các kích thước tùy chỉnh mọi người có thể tham khảo qua Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý rằng cách này có nhược điểm là phải bật LWT thì AutoCAD mới hiển thị nét đậm để bạn nhìn thấy mà chọn, còn nếu không là bạn sẽ không nhìn thấy được. 1.3.3. Thiết lập cỡ chữ bản vẽ Lệnh viết chữ trong cad Gõ Mtext => enter => Click vào màn hình và màn hình autocad sẽ hiện ra chỗ đánh chữ,
  20. 19 Ghi chú: Bạn củng có thể nhập Justify để căn chữ viết. Ví dụ như center để căn chữ ra hai bên và tương tự cho các tham số khác. 1.3.4. Thiết lập điều khiển tọa độ, màn hình thiết kế. a, Thiết lập điều khiển tọa độ Cách nhập hệ tọa độ tuyệt đối trong Cad Trong các cách lấy tọa độ trong Cad thì cách nhập hệ tọa độ tuyệt đối được xem là thao tác phổ biến và thông dụng nhất. Đối với hệ tọa độ tuyệt đối thì điểm A và điểm B trên bản vẽ đã được xác định được tọa độ so với gốc 0 (0,0) và cách gốc tọa độ theo trục X, Y một khoảng nào đó.
nguon tai.lieu . vn