Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Trát láng 1 NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU - Tầm quan trọng của môn học TRÁT LÁNG 1 + Nghề Trát láng 1 làm việc tại các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi… Công việc của họ là trát tường, trát trụ, trát trần, trát dầm, trát hèm má cửa, trát trang trí các cấu kiện trong công trình xây dựng,... + Để trở thành một người thợ Trát láng thành công đòi hỏi phải có kiến thức đọc và phân tích, triển khai bản vẽ và có kỹ năng thực hành thành thạo, tác phong công nghiệp, tỉ mỉ, và gọn gàng ngăn nắp. - Thời gian giảng dạy của môn Trát láng 1 đối với trình độ Cao đẳng nghề là 100 giờ. - Tóm tắt toàn bộ nội dung Mô đun/môn học: Bài 1 Lớp vữa trát Bài 2 Thao tác trát Bài 3 Làm mốc trát Bài 4 Trát tường phẳng Bài 5 Trát trụ tiết diện chữ nhật Bài 6 Trát trụ tròn Bài 7 Trát dầm Đây là những bài học giúp sinh viên hình thành những kỹ năng cơ bản ban đầu như: rèn luyện sinh viên những kỹ năng về thao tác, động tác công tác Trát láng và làm quen với những công việc trát láng từ đơn giản đến phức tạp. Và đây cũng là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy thực hành, tích hợp cũng như các thợ nề tham gia thi công xây dựng bên ngoài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được những góp ý cả về nội dung lẫn hình thức của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Thế Thắng và các thầy, cô trong khoa Xây dựng – Trường Cao đẳng nghề An giang đã đóng góp những ý kiến thật quý báo cho giáo trình này. An giang, ngày……tháng…... năm 2018 Chủ biên Trần Trung 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 BÀI 1: LỚP VỮA TRÁT 6 BÀI 2: THAO TÁC TRÁT 11 BÀI 3: LÀM MỐC TRÁT 17 BÀI 4: TRÁT TƯỜNG PHẲNG 25 BÀI 5: TRÁT TRỤ TIẾT DIỆN VUÔNG, CHỮ NHẬT 29 BÀI 6: TRÁT TRỤ TRÒN 35 BÀI 7: TRÁT DẦM 39 3. Tài liệu tham khảo 43 2
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: TRÁT LÁNG 1 Mã mô đun: MĐ23 Thời gian thực hiện mô đun: 100 giờ (Lý thuyết: 10giờ, thực hành: 78giờ, kiểm tra: 12 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1) Vị trí: Mô đun MĐ23 được bố trí sau khi học sinh đã học xong các môn học chung và các môn học kỹ thuật cơ sở, mô đun MĐ21, MĐ22. 2) Tính chất: Là mô đun học chuyên môn nghề quan trọng bắt buộc. Thời gian học bao gồm cả lý thuyết và thực hành. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: 1) Về kiến thức: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của lớp vữa trát. - Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát. - Trình bày được trình tự và phương pháp trát cho các công việc trát láng. - Phân tích được định mức, nhân công, vật liệu trong công tác trát. 2) Về kỹ năng: - Tính toán được liều lượng pha trộn vữa. - Làm được các công việc; Trát tường, trát dầm, trát trần, trát trụ, trát gờ, trát phào, trát vòm cong một chiều, láng nền, sàn,... - Phát hiện và xử lý được các sai hỏng khi thực hiện công việc trát, láng . - Làm được việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc trát, láng. - Tính toán được khối lượng, nhân công, vật liệu cho công tác trát, láng. 3) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có tính tự giác trong quá trình học tập. - Hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. - Tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu thực tập và bảo. III/. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: TT Tên chương, mục Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí Kiểm tra nghiệm, thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Lớp vữa trát 1 1 I. Cấu tạo, tác dụng 3
  5. của lớp vữa trát : II. Yêu cầu kỹ thuật của lớp vữa trát : III. Đánh giá chất lượng của lớp vữa trát: 2 Bài 2: Thao tác trát 7 1 6 I. Dụng cụ trát : II. Thao tác trát: 3 Bài 3: Làm mốc trát 8 1 7 I. Vai trò quan trọng của mốc trát : II. Yêu cầu kỹ thuật của mốc trát : III. Phương pháp làm mốc trát : 4 Bài 4: Trát tường 24 3 17 4 phẳng I. Yêu cầu kỹ thuật: II. Công tác chuẩn bị trước khi trát : III. Trình tự và phương pháp trát tường phẳng: IV. Những sai phạm thường gặp : V. An toàn lao động: 5 Bài 5: Trát trụ tiết 24 3 17 4 diện chữ nhật I. Yêu cầu kỹ thuật II.Công tác chuẩn bị trước khi trát : III.Trình tự và phương pháp trát trụ tiết diện chữ nhật : IV.Những sai phạm thường gặp: V. An toàn lao động: 4
  6. 6 Bài 6: Trát trụ tròn 16 2 10 4 I. Yêu cầu kỹ thuật II. Công tác chuẩn bị trước khi trát : III. Trình tự và phương pháp trát trụ tiết diện chữ nhật : IV. Những sai phạm thường gặp. V. An toàn lao động. 7 Bài 7: Trát dầm 16 2 14 I. Yêu cầu kỹ thuật: II. Công tác chuẩn bị trước khi trát : III. Trình tự và phương pháp trát dầm: IV. Những sai pham thường gặp. V. An toàn lao động. 8 Ôn tập kết thúc môn 4 4 Cộng 100 13 75 12 5
  7. BÀI 1 LỚP VỮA TRÁT A. Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Nêu được tác dụng của lớp vữa trát. - Nêu được cấu tạo của lớp vữa trát. - Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng của lớp vữa trát. * Kỹ năng: - Thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá chất lượng của lớp vữa trát * Thái độ: - Có tính tự giác trong quá trình học tập. - Hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. - Tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu thực tập và bảo quản dụng cụ thực tập. B. Nội dung I. CẤU TẠO, TÁC DỤNG CỦA LỚP VỮA TRÁT 1. Cấu tạo của lớp vữa trát. Lớp vữa trát thường có chiều dày 20mm. Tùy theo tính chất, loại vữa và biện pháp thi công người ta trát thành nhiều lớp: Lớp vữa lót, lớp vữa nền và lớp vữa mặt. Đôi khi chỉ trát 2 lớp: lớp vữa lót và lớp vữa mặt. Trát lớp lót dùng vữa có độ sụt từ 8÷10 cm. Lớp này có tác dụng tạo cho các lớp vữa trát sau này bám chắc vào bề mặt cần trát. Chiều dày của lớp này thường bằng 1/3 tổng chiều dày cần trát. Lớp nền là lớp vữa thứ 2. Vữa trát lớp nền có độ sụt từ 7÷9 cm. Đây là lớp vữa cơ bản tạo nên chiều dày cần thiết và làm phẳng bề mặt được trát. Chiều dày của lớp vữa nền thường bằng 2/3 chiều dày lớp vữa định trát. Lớp vữa phủ ở ngoài cùng có chiều dày khoảng 2÷3 mm,được trát bằng vữa có độ sụt từ 10÷15 cm trộn từ cát hạt nhỏ lọt qua sàng 1,5 x 1,5mm. Lớp này có tác dụng làm phẳng Hình 1-1: Cấu tạo lớp vữa trát toàn bộ bề mặt và tạo độ bóng khi xoa nhẵn. 1. Lớp vữa lót; 2. Lớp vữa nền; 2. Tác dụng của lớp vữa trát. 3. Lớp vữa mặt Lớp vữa trát có tác dụng làm cho công trình được sạch, đẹp, bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động có hại của khí quyển, góp phần làm tăng tuổi thọ của công trình nhất là các công trình bằng gạch. II. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA LỚP VỮA TRÁT - Vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình. - Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu của thiết kế. - Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn. 6
  8. - Các cạnh, đường gờ chỉ phải sắc, thẳng, ngang bằng hay thẳng đứng. III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA LỚP VỮA TRÁT 1. Các chỉ tiêu đánh giá. Đánh giá chất lượng lớp vữa trát dựa vào một số chỉ tiêu theo bảng 1-1 Độ sai lệch (mm) Chỉ tiêu đánh giá Tốt Khá Đạt yêu cầu 1. Đồ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m: - Đối với công trình yêu cầu trát tốt 1,5 2 3 - Đối với công trình bình thường 2 5 5 2. Lệch bề mặt so với phương đứng - Đối với công trình yêu cầu trát tốt, trên toàn 6 8 10 bộ chiều cao nhà không vượt quá - Đối với công trình bình thường toàn bộ 8 10 15 chiều cao nhà không vượt quá 3. Lệch so với phương ngang, phương thẳng đứng của bệ cửa sổ, cửa đi, cột trụ: - Đối với công trình trát tốt, trên toàn bộ các 3 4 5 cấu kiện không vượt quá - Đối với công trình bình thường không vượt 3 5 10 quá 4. Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế với công 11,5 ±2 ±3 trình chát tốt không vượt quá 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. a) Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc của lớp vữa trát: Gõ vào mặt trát nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chặt vào bề mặt trát. b) Kiểm tra độ thẳng đứng: - Dùng thước tầm, ni vô, thước nêm: Theo phương pháp này độ cấm sâu của thước nêm là độ sai lệch về thẳng đứng. Thao tác kiểm tra xem hình 1-2. Thước nêm làm bằng gỗ tốt có khả năng chống mài mòn. Cấu tạo xem hình 1-3. Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm người ta đánh dấu các vị trí tại đó thước có độ dày 1, 2, 3 mm. - Dùng thước đuôi cá và dây dọi: (xem hình 1-4) Theo phương pháp này khoảng cách giữa dây và điểm giữa chân thước là độ sai lệch thẳng đứng. 7
  9. Hình 1-2: Kiểm tra thẳng đứng mặt trát bằng thước tầm, ni vô, thước nêm 1. Thước tầm; 2. Ni vô; 3. Thước nêm. Hình 1-3: Thước nêm Hình 1-4: Kiểm tra mặt thẳng đứng mặt trát bằng thước đuôi cá 1. Thước đuôi cá; 2. Dây dọi; 3. Trục giữa của thước. 8
  10. c) Kiểm tra độ phẳng mặt trát: Thông thường dùng thước tầm 2m kết hợp với thước nêm để kiểm tra. Độ cấm sâu của thước nêm vào khe hở giữa thước và bề mặt lớp vữa trát là độ sai lệch về độ phẳng mặt trát (hình 1-5). Chú ý: cần tập trung kiểm tra ở vị trí chân tường, đỉnh tường, nơi giao nhau giữa 2 mặt phẳng trát. d) Kiểm tra góc vuông: Đặt thước vuông vào góc tường đã trát. Khe hở giữa thước với một trong hai cạnh Hình 1-5: của thước góc là độ sai lệch về góc vuông Kiểm tra độ phẳng của mặt trát (hình 1-6). e) Kiểm tra ngang bằng: Dùng thước tầm, nivô đạt vào đáy dầm, mặt trần, mặt trên của gờ, lan can để kiểm tra ngang bằng. khe hở giữa một trong hai dấu thước và mặt trát là độ sai lệch về ngang (hình 1-7). Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng 1-1 ta có thể kết luận chất lượng của công tác trát ở mức độ tốt, khá, yếu, đạt yêu cầu Hình 1-6: Hìn hay kém Kiểm tra vuông góc bằng thước vuông 9
  11. CÂU HỎI: 1. Hãy trình bày cấu tạo, tác dụng của lớp vữa trát? 2. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật của lớp vữa trát? 3. Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát? 4. Hãy trình bày các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng của lớp vữa trát? 10
  12. BÀI 2 THAO TÁC TRÁT A. Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của các loại dụng cụ trát. - Trình bày được các thao tác trát. * Kỹ năng: - Sử dụng được các loại dụng cụ trát. - Thực hiện được các kỹ năng lên vữa. - Thực hiện được các kỹ năng cán phẳng. - Thực hiện được các kỹ năng xoa nhẵn . * Thái độ: - Cần cù, chịu khó trong học tập. - Chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. Nội dung: I. DỤNG CỤ, VẬT TƯ TRÁT Số lượng/ Số lượng/ STT Dụng cụ STT Dụng cụ 1HSSV 1HSSV 1 Bay 1 cái 6 Dây dọi 1 cái 2 Bàn lên vữa 1 cái 7 Máng vữa 1 cái 3 Bàn xoa 1 cái 8 Xô 1 cái 4 Thước tầm 2m 1 cây 9 Leng 2 (1 lớp) 5 Ni vô 0,6m 1 cây 10 Thùng bê (rỗng) 1 cái Số lượng/ Số lượng/ STT Vật tư STT Vật tư 1HSSV 1HSSV 1 Xi măng AG PC30 15 kg 2 Cát vàng 50 lít 1. Dụng cụ để lên vữa: - Bay trát thông dụng (hình 2-1): Dùng để trát những bề mặt rộng. - Bay lá đề (hình 2-2): Dùng để trát những bề mặt rộng, trát góc. Hình 2-1: Bay thông dụng Hình 2-2: Bay lá đề 11
  13. - Bay trát vẩy (hình 2-3): Dùng để đưa vữa lên tường, trần theo phương pháp vẩy. Hình 2-3: Bay trát vẩy - Bay lá muống (hình 2-4): Dùng để trát nơi có diện tích hẹp, đánh màu và láng bề mặt. - Bay lá tre (hình 2-5): Dùng để đắp, kẽ vẽ hoa văn trang trí, trát ở nơi có diện tích hẹp. Hình 2-4: Bay lá muống Hình 2-5: Bay lá tre Tất cả các loại bay đều phải làm bằng thép có tính đàn hồi cao. - Bàn tà lột ( hình 2-6) : Được làm bằng gỗ ít thấm nước. Dùng để đưa vữa lên tường. Hình 2-6: Bàn tà lột 12
  14. 2. Dụng cụ xoa nhẵn - Bàn xoa (hình 2-7) : Dùng để xoa nhẵn bề mặt lớp vữa trát. Cũng có thể dùng để lên vữa. Hình 2-7: Bàn xoa - Bàn xoa làm từ gỗ ít thấm nước, có khả năng chống mài mòn khi sử dụng. - Bàn xoa góc (hình 2-8 và 2-9) : Dùng để xoa nhẵn các góc trong và ngoài (góc lồi và góc lõm). Hình 2-8: Bàn xoa góc trong (góc lõm) Hình 2-9: Bàn xoa góc ngoài (góc lồi) - Các loại bàn xoa này có thể làm bằng thép hay gỗ. 3. Dụng cụ Cán phẳng: Dùng thước tầm để cán phẳng. Thước tầm được làm bằng gỗ hoặc bằng nhôm, chiều dài L = 1m ÷ 3m 4. Dụng cụ Ni vô, dọi : Dùng để kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng bề mặt trát. II. THAO TÁC TRÁT 1. Thao tác lên vữa. Có thể lên vữa bằng bay, bàn xoa hay bàn tà lột. a) Lên vữa bằng bay (hình 2-10). Lấy vữa vào bàn xoa. Gạt vữa vào mặt dưới của bay. Áp bay vào bề mặt cần trát, ấn nhẹ và đưa bay lên phía trên. Lên vữa bằng tay vữa sẽ bám dính tốt hơn với bề mặt cần trát, nhưng năng suất không cao. Hình 2-10: Lên vữa bằng bay b) Lên vữa bằng bàn xoa, bàn tà lột: (hình 2-11 và 2-12) 13
  15. Hình 2-11: Lên vữa bằng bàn xoa Hình 2-12: Lên vữa bằng bàn tà lột - Lấy vữa vào bàn xoa - Áp nghiêng bàn xoa vào tường, đồng thời day nhẹ và kéo lên phía trên. Chú ý: Giữ đều khoảng cách mép dưới bàn xoa với mặt tường để lớp vữa có độ dày tương đối đều nhau. Dùng bàn tà lột lên vữa nhanh hơn, nhưng phải dùng 2 tay để thao tác. Lên vữa bằng bàn xoa, bàn tà lột nhanh hơn lên vữa bằng bay, thường để dùng lên lớp vữa thứ 2, 3 của lớp vữa trát, ở nơi có diện tích rộng là phù hợp. Không nên dùng để lên lớp vữa thứ nhất vì theo phương pháp này, không tạo ra độ bám dính của vữa với bề mặt cần trát bằng phương pháp này dùng bay lên vữa. 2. Thao tác cán phẳng. Vữa trát cần được cán phẳng bằng thước tầm. Trước khi cán cần dấp nước cho ướt thước. Hai tay cầm đặt 2 đầu thước lên hai dãy mốc ở phía dưới khu vực đã trát và đưa thước lên phía trên. Trong quá trình cán vữa dư ra sẽ dồn lại trên bề mặt thước. Dựng nghiêng thước dùng bàn xoa gạt nhẹ xuống hộc vữa để dừng lại. Hình 2-14: Vị trí của thước tầm so với bề mặt lớp vữa trát Hình 2-13: Cán phẳng bằng thước tầm khi cán phẳng 14
  16. a) Cán phẳng cho mặt trát tường. Dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc để cán. Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dính thước và cán sẽ nhẹ tay. Trong khi cán cần lưu ý không để đầu thước chệch khỏi dải mốc, không ấn thước mạnh lên dải mốc. Khi vữa đã đầy thước cần dừng cán, đưa thước ra gạt vữa vào hộc. Có thể phải cán làm nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong một lượt cần quan sát mặt trát xem chỗ nào cạnh thước không cán qua đó là những chỗ còn lõm. Dùng bay, bàn xoa bù vữa vào những vị trí đó rồi cán lại. b) Cán phẳng cho mặt trát trần, dầm. b.1- Cán phẳng mặt trát trần: Hai tay cầm hai đầu thước, đưa mặt cạnh thước áp sát mặt trần. Đưa thước di chuyển qua lại và dịch chuyển từ phía ngoài vào phía mình đến khi mặt thước bám sát dải mốc (hình 2-15). Hình 2-15: Cán vữa trần theo hai dải mốc 1. Dải mốc; 2. Thước cán. Đối với họng trần (giao tuyến giữa tường với trần hoặc dầm với trần) thước được cán dọc theo giao tuyến (hình 2-16). Hình 2-16: Cán dọc thước họng trần Cán hết lượt nếu thấy còn các vị trí lõm dùng bay hoặc bàn xoa bù vữa cán lại đến khi toàn bộ trần phẳng với dải mốc. b.2- Cán phẳng mặt trát dầm: 15
  17. Trát đáy dầm dựa vào hai cạnh thước tầm dùng thước ngắn tựa lên thước tầm để cán Hình 2-17 Trát thành dầm dựa vào 2 dải mốc dùng thước tầm để cán phẳng vữa thành dầm Hình 2-18 Chú ý khi cán gần cạnh đáy dầm thước phải đưa từ dưới lên để không làm hỏng cạnh đáy dầm. 3. Thao tác xoa nhẵn: Làm sạch và tạo ẩm cho bàn xoa, áp bàn xoa vào lớp vữa đã cán và xoa tròn, có thể xoa cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Vữa xoa vừa ép một lực nhất định lên ban xoa. Lực ép này khác nhau theo từng vị trí trên bề mặt vữa trát. Đầu tiên xoa rộng vòng, sau xoa hẹp dần. Xoa làm nhiều lần, lần xoa sau nhẹ hơn lần xoa trước, tới khi mặt trát bóng là được. Có trường hợp khi xoa xong mặt trát không được nhẵn như xuất hiện các vết “lông măng” là do vữa trát còn ướt đã tiến hành xoa nhẵn. Hình 2-19: Dùng bàn xoa để xoa nhẵn lớp vữa trát 16
  18. Trường hợp này nếu cần xoa ngay phải phủ lên một lớp vật liệu khô như cát, xi măng, rồi cạo đi “sau đó mới xoa. Cũng có khi trên bề mặt lớp vữa trát khi xoa xong xuất hiện một lớp mỏng hạt cát, trường hợp này gọi là mặt trát bị “cháy”. Nguyên nhân là do lớp vữa trát bị khô vì vậy trước khi xoa cần dùng chổi cỏ nhúng nước làm ẩm vị trí cần xoa. a) Xoa nhẵn cho mặt trát tường. Khi mặt vữa trát vừa se thì tiến hành xoa nhẵn. Kiểm tra xem xoa nhẵn được chưa bằng cách : Dùng bàn xoa thử nếu bàn xoa di chuyển được nhẹ nhàng, bề mặt lớp vữa thấy mịn là có thể xoa nhẵn được. Cũng có thể xảy ra trường hợp lớp vữa trát khô không đều, chỗ xoa được, chỗ không thể xoa được do còn ướt hay đã bị khô. Khi đó những chỗ ướt cần để lại xoa sau. Nếu diện tích chỗ ướt ít có thể làm giảm độ ẩm bằng cách phủ lên bề mặt bằng cát khô sau đó gạt đi và có thể xoa đồng thời với chỗ khác. Ở những chỗ bị khô phải nhúng ướt bàn xoa và dùng chổi cỏ nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa. Thường phải xoa làm nhiều lần, lần sau nhẹ tay hơn lần trước cho tới khi mặt vữa trát được nhẵn bóng. Trát xong một ô, ta tiến hành trát sang ô khác với trình tự, thao tác đã nêu ở trên. b) Xoa nhẵn cho mặt trát trần. Tại các vị trí giao tuyến giữa trần với tường, trần với dầm… bàn xoa dọc theo giao Hình 2-20: Xoa nhẵn trần bằng tuyến để tạo giao tuyến thẳng (hình 2-20). bàn xoa CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 1. Hãy nêu một số dụng cụ trát vữa? 2. Hãy trình bày thao tác trát? Bài tập 1 Mỗi sinh viên thực hiện thao tác lên lớp vữa trát bằng vữa XM-CV mác 75 với mảng tường dài 3m, cao 1,5m trong thời gian 3 giờ. Yêu cầu: - Thực hiện đúng thao tác lên vữa - Lớp vữa trát tương đối phẳng đều - Chiều dày lớp vữa trát từ 15 đến 20mm Bài tập 2 Mỗi sinh viên thực hiện thao tác cán phẳng, xoa nhẵn lớp vữa trát bằng vữa XM-CV mác 75 với mảng tường dài 3m, cao 1,5m trong thời gian 3 giờ. Yêu cầu: - Thực hiện đúng thao tác cán phẳng, xoa nhẵn - Lớp vữa trát phẳng, bóng nhẵn - Chiều dày lớp vữa trát từ 15 đến 20mm 17
  19. BÀI 3 LÀM MỐC TRÁT A. Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Nêu được vai trò quan trọng của mốc trát. - Trình bày được phương pháp làm mốc trát. * Kỹ năng: - Sử dụng được các loại dụng cụ để làm mốc trát. - Làm được mốc trát bằng vữa, bằng gạch men, bằng gỗ và bằng đinh. * Thái độ: - Biết phối hợp theo nhóm để thực hiện công việc. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động, tiết kiệm vật liệu và vệ sing công nghiệp. B. Nội dung I. DỤNG CỤ, VẬT TƯ MỐC TRÁT Số lượng/ Số lượng/ STT Dụng cụ STT Dụng cụ 1HSSV 1HSSV 1 Bay 1 cái 6 Dây dọi 1 cái 2 Bàn xoa 1 cái 7 Máng vữa 1 cái 3 Thước tầm 2m 1 cây 8 Xô 1 cái 4 Dây gai 1 cuộn 9 Leng 2 (1 lớp) 5 Thước mét 5m 1 cái 10 Ống căng nước 1 cái Số lượng/ Số lượng/ STT Vật tư STT Vật tư 1HSSV 1HSSV 1 Xi măng AG PC30 1 kg 3 Cát vàng 3 lít Miếng gạch dày 6mm, 2 6 miếng KT5x5cm II. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MỐC TRÁT Để bộ phận hay toàn bộ công trình được thẳng đứng, nằm ngang, phẳng cần phải làm mốc trước khi trát. Mốc có chiều dày bằng lớp vữa định trát. Mốc được đắp bằng vữa hay làm bằng các miếng gỗ, gốm gắn lên bề mặt cần trát như tường¸cột, trần, dầm… Cũng có thể dùng đinh đóng lên bề mặt các khối xây để làm mốc. Mốc được phân bố trên bề mặt cần trát. Khoảng cách các mốc theo phương ngang phụ thuộc vào chiều dài thước tầm để cán. Theo phương đứng là độ cao của mỗi đợt giáo (hình 3-1) 18
  20. Hình 3-1: Phân bố mốc trên mặt phẳng trát a) Phải nhỏ hơn chiều cao đợt giáo ; b. Phải nhỏ hơn chiều dài thước tầm để cán Theo phương song song với chiều cán thước người ta dùng vữa nối các mốc lại với nhau, tạo thành các dải mốc (hình 3-2). Hình 3-2: Hệ thống mốc và dải mốc 1. Thước tầm 2. Vữa làm dải mốc 3. 4. Mốc ; 5. Dải mốc Dải mốc là cữ để tì thước khi cán phẳng vữa giữa hai dải mốc. 19
nguon tai.lieu . vn