Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN Nghề: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Trình độ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN… ngày….tháng….năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) Đà Nẵng, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trình độ Cao đẳng nghề, giáo trình Trang bị điện là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 140 giờ gồm có: Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ thống trang bị điện - điện tử Bài 1: Các phần tử điều khiển trong hệ thống trang bị điện - điện tử Bài 2: Tự động khống chế truyền động điện Bài 3: Trang bị điện máy cắt kim loại Trong quá trình sử dụng giáo trình, tùy theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, tháng 9 năm 2017 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS.Trần Đăng Cường 2
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .......................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3 GIÁO TRINH MÔ ĐUN............................................................................................... 7 BÀI MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ.................................................................................................................................. 9 Mục tiêu:........................................................................................................................ 9 Nội dung chính: ............................................................................................................. 9 1. Đặc điểm của hệ thống trang bị điện ............................................................... 9 2. Yêu cầu đối với hệ thống trang bị điện công nghiệp ..................................... 11 Câu hỏi và bài tập: ....................................................................................................... 13 BÀI 1: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀN KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................... 14 Mục tiêu:...................................................................................................................... 14 Nội dung chính: ........................................................................................................... 14 1. Các phần tử bảo vệ......................................................................................... 14 2. Các phần tử điều khiển .................................................................................. 15 3. Rơ le ............................................................................................................... 22 4. Các thiết bị đóng cắt không tiếp điểm ........................................................... 26 5. Các phần tử điện từ ........................................................................................ 28 Câu hỏi và bài tập: ....................................................................................................... 30 BÀI 2: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN .................................. 32 Mục tiêu:...................................................................................................................... 32 Nội dung chính: ........................................................................................................... 32 1. Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC): ................................................... 32 2. Các yêu cầu của TĐKC: ................................................................................ 32 3. Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC: ...................................................... 33 4. Các nguyên tắc điều khiển ............................................................................. 38 5. Các sơ đồ điều khiển điển hình ...................................................................... 47 6. Các khâu bảo vệ và liên động trong TĐKC TĐĐ. ........................................ 89 Nội dung thực hành:............................................................................................. 93 Bài 1: Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc không đảo chiều .............................................................................................................................. 93 3
  5. 1. Các bước và cách thực hiện công việc........................................................... 93 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 95 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................. 95 Bài 2: Lắp Mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc có đảo chiều gián tiếp ................................................................................................................ 96 1. Các bước và cách thực hiện công việc........................................................... 96 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 98 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................. 98 Bài 3: : Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha pha rô to lồng sóc có đảo chiều quay trực tiếp.............................................................................................. 99 1. Các bước và cách thực hiện công việc........................................................... 99 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 101 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 101 Bài 4: : Mạch hãm động cơ KĐB 3 pha rôto lồng sóc ...................................... 101 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 101 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 103 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 104 Bài 5: : Mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc nhiều cấp tốc độ 104 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 104 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 106 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 106 Bìa 6:Sơ đồ điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn không đảo chiều.. 107 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 107 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 109 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 109 Bài 7: Sơ đồ điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn có đảo chiều ....... 109 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 110 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 112 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 112 Bài 8:Sơ đồ điều khiển động cơ một chiều ........................................................ 112 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 112 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 114 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 115 Bài 9:Các khâu bảo vệ và liên động trong TĐKC TĐĐ. ................................... 115 4
  6. 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 115 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 118 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 118 Câu hỏi và bài tập: ..................................................................................................... 118 BÀI 3: TRANG BỊ ĐIỆN MÁY CẮT KIM LOẠI .............................................. 120 Mục tiêu:.................................................................................................................... 120 Nội dung chính: ......................................................................................................... 120 1. Khái niệm chung về máy cắt gọt kim loại: .................................................. 120 2. Trang bị điện máy tiện ................................................................................. 121 3. Trang bị điện nhóm máy phay ..................................................................... 127 3.2. Trang bị điện máy phay ME-1000, ME-250: ........................................... 129 4. Trang bị điện nhóm máy doa. ...................................................................... 133 5. Trang bị điện nhóm máy khoan ................................................................... 139 6. Trang bị điện máy mài ................................................................................. 146 Nội dung thực hành ............................................................................................ 154 Bài 1: Trang bị điện máy tiện 1A64 .................................................................. 154 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 154 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 157 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 157 Bài 2:Trang bị điện máy phay ME-1000, ME-250:........................................... 158 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 158 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 161 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 161 Bài 3 Trang bị điện máy doa 2450, 2620: ......................................................... 161 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 161 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 164 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 165 Bài 4: Trang bị điện máy khoan cần 3A55 : ...................................................... 165 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 165 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 168 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 168 Bài 5: Trang bị điện máy mài 3A12 .................................................................. 168 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 168 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 171 5
  7. 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 171 Bài 6:Trang bị điện máy mài 3A161 ................................................................. 171 1. Các bước và cách thực hiện công việc......................................................... 171 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 174 3. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 174 Câu hỏi và bài tập: ..................................................................................................... 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 175 6
  8. GIÁO TRINH MÔ ĐUN Tên mô đun: TRANG BỊ ĐIỆN Mã mô đun: ĐCN04 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Trang bị điện được bố trí sau khi hoàn thành các môn học thuộc nhóm môn cơ sở. Mô đun này cần phải học sau khi hoàn thành cỏc mụn học/mô-đun Máy điện, Cung cấp điện - Tính chất: Là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là môn học bắt buộc Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các mạch điều khiển khống chế động cơ 3 pha, các máy cắt gọt kim loại - Về kỹ năng: + Phân tích nguyên lý, cách thực hiện, phạm vi ứng dụng... của các phương pháp điều chỉnh tốc độ (ĐChTĐ) động cơ 3 pha, động cơ một chiều. + Đọc, vẽ và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều. + Phân tích qui trình làm việc và yêu cầu về trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại (máy khoan, tiện, phay, bào, mài...). cho các máy sản suất (băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...). + Đọc, vẽ và phân tích được sơ đồ mạch điện cho các loại máy nói trên. + Tính chọn được công suất động cơ điện dùng trang bị cho máy sản xuất - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong công tác làm việc + Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt các mạch điện 7
  9. + Lắp đặt được các mạch điện. + Kiểm tra và thử mạch. Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung của mô đun: Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian( 140) Thực Hành/ Số Thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT Nghiệm/ số thuyết tra* Thảo Luận/ Bài Tập Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ 1 6 6 thống trang bị điện - điện tử Các phần tử điều khiển trong hệ 2 6 5 1 thống trang bị điện - điện tử Tự động khống chế truyền động 3 74 16 55 3 điện 4 Trang bị điện máy cắt kim loại 54 18 34 2 Cộng: 140 45 89 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành. 8
  10. BÀI MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Mục tiêu:  Phân tích được đặc điểm của hệ thống trang bị điện.  Vận dụng đúng các yêu cầu hệ thống trang bị điện khi thiết kế, lắp đặt.  Rèn luyện tính cẩn thận, và nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. Nội dung chính: 1. Đặc điểm của hệ thống trang bị điện 2. Yêu cầu đối với hệ thống trang bị điện công nghiệp 1. Đặc điểm của hệ thống trang bị điện + Chức năng: Hệ thống trang bị điện - tự động hóa các máy sản xuất là tổng hợp các thiết bị điện được lắp ráp theo một sơ đồ phù hợp nhằm đảm bảo cho các máy sản xuất thực hiện nhiệm vụ sản xuất Hệ thống các máy sản xuất giúp cho việc: Nâng cao năng suất máy Đảm bảo độ chính xác gia công Rút ngắn thời gian máy Thực hiện các công đoạn gia công khác nhau theo một trình tự cho trước. Hệ thống trang bị điện- tự động hóa cần có: Các thiết bị động lực Các thiết bị điều khiển Các phần tử tự động 9
  11. Nhằm tự động hoá một phần hoặc toàn bộ các quá trình sản xuất của máy, hệ thống trang bị điện- tự động hóa sẽ điều khiển các bộ phận công tác thực hiện các thao tác cần thiết với những thông số phù hợp với quy trình sản xuất. + Nhiệm vụ của hệ thống trang bị điện - tự động hóa Nhận và biến đổi năng lượng điện thành dạng năng lượng khác để thực hiện nhiệm vụ sản xuất thông qua bộ phận công tác Khống chế và điều khiển bộ phận công tác làm việc theo trình tự cho trước với thông số kỹ thuật phù hợp. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, giảm nhẹ điều kiện lao động cho con người. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sản xuất. + Kết cấu của hệ thống trang bị điện- tự động hóa Phần thiết bị động lực: Là bộ phận thực hiện việc biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất. Thiết bị động lực gồm: Động cơ điện Nam châm điện, li hợp điện từ trong các truyền động từ động cơ sang các máy sản xuất hay đóng mở các van khí nén, thuỷ lực... Các phần tử đốt nóng trong các thiết bị gia nhiệt... Các phần tử phát quang như các hệ thống chiếu sáng... Các phần tử R, L, C, để thay đổi thông số của mạch điện để làm thay đổi chế độ làm việc của phần tử động lực Thiết bị điều khiển: Là các khí cụ đóng cắt, bảo vệ, tín hiệu nhằm đảm bảo cho các thiết bị động lực làm việc theo yêu cầu của máy công tác. Các trạng thái làm việc của thiết bị động lực được đặc trưng bằng: Tốc độ làm việc của các động cơ điện hay của máy công tác Dòng điện phần ứng hay dòng điện phần cảm của động cơ điện Mômen phụ tải trên trục động cơ... 10
  12. Tùy theo quá trình công nghệ yêu cầu mà động cơ truyền động có các chế độ công tác khác nhau. Khi động cơ thay đổi chế độ làm việc, các thông số trên có thể có giá trị khác nhau. Việc chuyển chế độ làm việc của động cơ truyền động được thực hiện tự động nhờ hệ thống điều khiển. Như vậy: Hệ thống khống chế truyền động điện là tập hợp các khí cụ điện và dây nối được lắp ráp theo một sơ đồ nào đó nhằm đáp ứng việc việc điều khiển, khống chế và bảo vệ cho phần tử động lực trong quá trình làm việc theo yêu cầu công nghệ đặt ra. 2. Yêu cầu đối với hệ thống trang bị điện công nghiệp + Các chỉ tiêu điều chỉnh tốc độ. Phạm vi điều chỉnh Còn gọi là tầm điều chỉnh, là tỉ số giữa tốc độ cao nhất và tốc độ thấp nhất có thể điều chỉnh được. D= nmax: tốc độ cao nhất. nmin : tốc độ thấp nhất. D = 1 - 10: Đối với ĐC - DC kích từ độc lập, kích từ song song. D = 1 - 3: Đối với ĐKB. Tính trơn trợt: còn gọi là độ bằng phẳng, độ mịn, độ tinh. Nó được biểu thị bằng tỉ số giữa 2 cấp tốc độ kề nhau:  =   1: Hệ trơn trợt (hệ được điều chỉnh mịn, tinh).   1: Hệ điều chỉnh nhảy cấp. 11
  13. Hướng điều chỉnh: là khả năng có thể điều chỉnh cao hơn hay thấp hơn tốc độ cơ bản (tốc độ định mức). Độ cứng của đặc tính cơ: là tỉ số giữa sự thay đổi của mô men tải và sự thay đổi tương ứng của tốc độ động cơ. M = n Với: M: Độ thay đổi mô men tải; n: Độ thay đổi tốc độ quay của động cơ;    : Đặc tính cơ tuyệt đối cứng (lý tưởng).  = 100 -10: Đặc tính cơ cứng (ĐKB, ĐC - DC kích từ độc lập, kích từ song song).   10: Đặc tính cơ mềm (ĐC- DC kích từ nối tiếp). Độ cứng đặt tính cơ Độ cứng của đặc tính cơ biểu thị qua độ dốc của đường biểu diễn: Đường biểu diễn càng ít dốc thì độ cứng càng cao. Độ ổn định: là khả năng giữ vững tốc độ khi phụ tải thay đổi, phụ thuộc vào đặc tính cơ. Đặc tính cơ càng cứng thì độ ổn định càng cao. Yêu cầu chung của việc điều chỉnh tốc độ động cơ điện 12
  14. Tính kinh tế: các tiêu chuẩn kỹ thuật phải đi đôi với tính kinh tế, nghĩa là có xét đến chi phí đầu tư, chi phí vận hành, thuận tiện trong thao tác bảo quản, thiết bị sử dụng phổ thông dễ thay thế ...v.v. Câu hỏi và bài tập: 1. Nêu đặc điểm của hệ thống trang bị điện? 2. Nêu các yêu cầu đối với hệ thống trang bị điện công nghiệp? 13
  15. BÀI 1: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀN KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Mục tiêu:  Nhận biết được các phần tử điều khiển trong một hệ thống trang bị điện  Mô tả được cấu tạo và giải thích được nguyên lý làm việc của các khí cụ điện điều khiển có trong sơ đồ  Sửa chữa được hư hỏng thông thường của các khí cụ điện điều khiển  Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc Nội dung chính: 1. Các phần tử bảo vệ 2. Các phần tử điều khiển 3. Rơ le 4 Các thiết bị đóng cắt không tiếp điểm 5 Các phần tử điện từ 1. Các phần tử bảo vệ 1.1. Cầu chảy Cầu chảy là khí cụ điện dùng bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch ( hay còn gọi là đoản mạch, chập mạch). Cầu chảy là loại khí cụ điện bảo vệ phổ biến và đơn giản nhất được dùng bảo vệ cho đường dây, máy biến áp, động cơ điện, mạng điện gia đình.. Trường hợp mạch điện bị quá tải lớn và dài hạn cầu chảy cũng tác động, nhưng không nên phát huy tính năng này của cầu chì, vì khi đó thiết bị sẽ bị giảm tuổi thọ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dây. Kí hiệu 14
  16. Hình 1.1 Ký hiệu cầu chì Cấu tạo: nắp, vỏ và dây chảy Công dụng: Bản chất của cầu chì là một đoạn dây dẫn yếu nhất trong mạch, khi có sự cố đoạn dây này bị đứt ra đầu tiên. Cầu chì dùng bảo vệ thiết bị tránh khỏi dòng ngắn mạch. 1.2. Rơ le nhiệt: Rơ le nhiệt là phần tử dùng để bảo vệ thiết bị điện (động cơ) khỏi bị sự cố quá tải. Rơle nhiệt có dòng làm việc với vài trăm ampe. Nó được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz và dùng ở lưới điện một chiều có điện áp đến 440V. Cấu tạo 1.Thanh lưỡng kim; 4. Lò xo; 2.phần tử đốt nóng; A: Cực nối nguồn; 3.Hệ thống tiếp điểm; B: Cực nối tải. Hình 1.2 Cấu tạo rơ le nhiệt 2. Các phần tử điều khiển 2.1. Công tắc (switch): Công tắc là khí cụ đóng - cắt bằng tay hoặc bằng tác động cơ khí ở lưới điện hạ áp. Công tắc có loại hở và loại kín, có loại dùng để đóng - cắt trực tiếp mạch điện chiếu sáng hay mạch động lực có công suất nhỏ, có loại chỉ dùng trong mạch điều khiển 15
  17. Công tắc thực tế thường được dùng làm các khoá chuyển mạch (chuyển chế độ làm việc trong mạch điều khiển), hoặc dùng làm các công tắc đóng mở nguồn (cầu dao). Hình 1.3 Hình dạng công tắc 2.2. Nút ấn: + Nút nhấn tự phục hồi (push button) Cấu tạo 1.Núm tác động; 4. Tiếp điểm thường mở (NO); 2.Hệ thống tiếp điểm; 5. Tiếp điểm thường đóng (NC) 3.Tiếp điểm chung (com); 6. Lò xo phục hồi. Hình 1.4 Cấu tạo nút ấn Công dụng: Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển, để ra lệnh điều khiển mạch hoạt động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tủ điều khiển. Tín hiệu do nút nhấn tự phục hồi tạo ra có dạng xung như sau. + Nút dừng khẩn (emergency stop) - nút nhấn không tự phục hồi Nút dừng khẩn được dùng để dừng nhanh hệ thống khi xảy ra sự cố. Thông thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp điện cho toàn bộ mạch điều khiển. Khi hệ thống xảy ra sự cố, nhấn vào nút dừng khẩn làm mở tiếp điểm thường đóng ra, cắt điện toàn bộ mạch điều khiển. 16
  18. 2.3. Cầu dao: Cầu dao là thiết bị đóng cắt mạch điện bằng tay ở lưới điện hạ áp. Cầu dao là khí cụ phổ biến trong dân dụng và trong công nghiệp và được dùng ở mạch công suất nhỏ với tần số đóng cắt rất nhỏ. Khi ngắt cầu dao thường xảy ra hồ quang mạnh. Để dập tắt hồ quang nhanh, cần phải kéo lưởi dao ra khỏi kẹp nhanh. Tốc độ kéo tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưởi dao phụ. Lưỡi dao phụ và lưỡi dao chính kẹp trong kẹp lúc dẫn điện. Khi ngắt tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn bị kẹp lại trong kẹp. Lò xo bị kéo căng và tới mức nào đó sẽ bật nhanh, kéo lưỡi dao phụ ra khỏi kẹp. Do vậy hồ quang sẽ bị kéo dài nhanh và bị dập tắt trong thời gian ngắn. Theo kết cấu người ta chia cầu dao ra làm loại 1cực, 2cực, 3 cực, 4 cực, ngoài ra còn có cầu dao 1 ngã, cầu dao 2 ngã Cầu dao còn được phân loại theo cấp điện áp: 250V hoặc 500V, theo dòng điện 5A, 10A……..200A…1000A và có loại hở, loại có hộp bảo vệ Cầu dao thường được kết hợp với cầu chì để bảo vệ ngắn mạch. Cấu tạo: - Lưỡi dao chính (1). - Lưỡi dao phụ (3) - Tiếp xúc tĩnh (ngàm)(2) - Đế cách điện.(5) - Lò xo bật nhanh (4). - Cực đấu dây (6) 17
  19. Hình 1.5 Cấu tạo các bộ phận cầu dao 2.4. Bộ khống chế: Trong các máy móc công nghiệp người ta sử dụng rộng rãi các bộ không chế để làm các khí cụ điều khiển các thiết bị điện. Bộ khống chế được chia ra làm bộ khống chế động lực (còn gọi là tay trang) để điều khiển trực tiếp và bộ khống chế chỉ huy để điều khiển gián tiếp. Bộ khống chế là một loại thiết bị chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hay vô lăng quay. Điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp từ xa thực hiện các chuyển đổi mạch phức tạp để điều khiển khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều, hãm điện... các máy điện và thiết bị điện. Bộ khống chế động lực (còn gọi là tay trang) được dùng để điều khiển trực tiếp các đồ dùng cơ điện có công suất bé và trung bình ở các chế độ làm việc khác nhau nhằm đơn giản hoá thao tác cho người vận hành. Bộ khống chế chỉ huy được dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện có công suất lớn, chuyển đổi mạch điện điều khiển các cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ. Đôi khi nó cũng được dùng đóng cắt trực tiếp các động cơ điện có công suất bé, nam châm điện và các thiết bị điện khác. Bộ khống chế chỉ huy có thể được truyền động bằng tay hoặc bằng động cơ chấp hành. 18
  20. Bộ khống chế động lực còn được dùng để thay đổi trị số điện trở đấu trong các mạch điện. Về nguyên lý bộ khống chế chỉ huy không khác gì bộ khống chế động lực. Chỉ có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ, nhỏ hơn và sử dụng ở mạch điều khiển. 1.Trục quay 4.Các tiếp điểm tĩnh 2.Hình cam 5.Các tiếp điểm động 3.Trục nhỏ có vấu 6.Lò xo đàn hồi Hình 1.6 Bộ khống chế hình cam a. Hình dạng chung b. Bộ phận chính bên trong 1.Trục quay- 2.Vành trượt bằng đồng- 3.Các tiếp xúc tĩnh Hình 1.7 Bộ khống chế hình trống 19
nguon tai.lieu . vn