Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ, cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. 2
  4. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Trang bị điện dùng cho học sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp ngành Điện công nghiệp, Điện dân dụng. Các bài thực hành chủ yếu hướng dẫn các thao tác cơ bản được sắp xếp theo hệ thống nguyên công, từ nguyên công chuẩn bị đến nguyên công lắp đặt, vận hành. Để học sinh hình thành được kỹ năng như kiểm tra, sửa chữa, đấu dây một số mạch điện điều khiển khống chế động cơ điện một pha, ba pha đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Giáo trình này có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn ban đầu của giáo viên, đồng thời sinh viên có thể sử dụng trong suốt quá trình thực tập mà không cần giáo viên phải giải thích thêm. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian, nội dung và bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho phù hợp. Giáo trình có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học củng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng do biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Trân thành cảm ơn Nhóm tác giả 3
  5. 4
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trang bị điện Mã số mô đun: MĐ14 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 82 giờ, Kiểm tra: 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ sở và học song song với mô đun: Lắp đặt hệ thống cấp điện, Máy điện, Bảo dưỡng sửa chữa máy điện. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Phân tích được nguyên lý của sơ đồ làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và chọn phương án cải tiến mới. - Kỹ năng : + Lắp đặt, sửa chữa các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều. + Lắp ráp các mạch bảo vệ và tín hiệu. + Lắp ráp, sửa chữa các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài... + Vận hành, sửa chữa hư hỏng trong các máy sản suất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện... + Vận hành mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tích cực, chủ động trong công việc được giao. + Có tinh thần hợp tác tích cực trong quá trình thực hiện công việc, trách nhiệm cao trong việc bảo vệ thiết bị máy móc. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 5
  7. 6
  8. Bài 1: Đấu mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng KĐT đơn 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Phân tích được sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng khởi động từ đơn. + Trình bày được nguyên tắc đấu nối, vận hành, yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng khởi động từ đơn. - Kỹ năng: + Lắp ráp thành thạo mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng khởi động từ đơn. + Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển, động lực và bảo vệ trên trong tủ điện đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn. + Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng khởi động từ đơn. + Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm, tuân thủ các quy tắc an toàn và tác phong công nghiệp khi thực tập. + Nghiêm túc trong học tập, có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao. 2. Nội dung của bài: Đấu mạch điện điều khiển động cơ ba pha bằng khởi động từ đơn 2.1. Đấu mạch điện điều khiển. 2.1.1. Phân tích sơ đồ. a. Sơ đồ nguyên lý: b. Mã hóa sơ đồ: 7
  9. 2.1.2. Nguyên tắc đấu nối, vận hành. Quá trình đấu nối mạch điện phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Trước khi đấu nối phải kiểm tra, cắt nguồn điện. - Đấu nối phụ tải trước, đấu nối nguồn điện sau cùng. - Chỉ được vận hành mạch điện khi đã có hiệu lệnh. - Đấu nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý đã được mã hóa. - Đấu nối mạch điện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật. - Đấu đúng màu dây, đúng tiết diện dây, chính xác các vị trí đấu nối trên khí cụ điện. - Dây nối chắc chắn, đúng theo sơ đồ đi dây mạch điện điều khiển. - Dây dẫn trong máng phải sóng, gọn đẹp, không quá căng cũng không quá chùng. - Dây dẫn đã đánh dấu được sắp xếp khoa học. - Mạch hoạt động đúng theo nguyên lý, an toàn. 2.1.4. Quy trình thực hiện. a. Đọc sơ đồ. Đọc tổng quan mạch điện, đọc theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải, giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên sơ đồ 8
  10. * Sơ đồ nguyên lý: Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển Bảng 1.2: Ý nghĩa các ký hiệu trên sơ đồ nguyên lý TT Kí hiệu Ý nghĩa Ghi chú 1 CB2 Áp tô mát 1 cực 2 OL1 Cặp tiếp điểm thường đóng của Rơ le nhiệt 3 PB0 Nút ấn đơn thường đóng 4 PB1 Nút ấn đơn thường mở 5 K2 Cặp tiếp điểm thường mở của công tắc tơ 6 K Cuộn dây của công tắc tơ * Mã hóa sơ đồ: 9
  11. Hình 1.2. Sơ đồ mã hóa mạch điện điều khiển b. Lắp ráp mạch: Đấu dây mạch điện theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải, đấu nối nguồn điện sau cùng, tuân thủ bảng 1.3. Bảng1.3: Phương pháp đấu dây mạch điện điều khiển Dụng cụ - Yêu cầu kỹ Nội dung Phương pháp - Thao tác Vật tư thuật - Đấu CB2 (O) → OL1 (95) - Đấu OL1 (96) → đầu PB0 - Đấu đúng sơ đồ ĐẤU mã hóa DÂY - Đấu cuối PB0 → đầu PB1 → K2 (14) - Dây dẫn điện MẠCH - Đấu nối đúng vị - Đấu cuối PB1 → K2 (13)→ K (A1) - Máy bắt vít ĐIỆN trí, gọn đẹp ĐIỀU - Đấu A2 → X1 (pha O) - Tuốc lơ vít - Tiếp xúc chắc KHIỂN. - Đấu CB2 (I) → CB1 (5) → X1 chắn - Đấu X1 (O), (C) → Áp tô mát nguồn. c. Kiểm tra nguội. - Là phương pháp kiểm tra mạch vừa đấu hoạt động đúng nguyên lý, an toàn. - Tuyệt đối không được cấp nguồn điện cho mạch khi kiểm tra nguội. 10
  12. - Quy trình kiểm tra tuân thủ nghiêm bảng 1.4. Bảng 1.4: Quy trình kiểm tra nguội mạch điện điều khiển. Phương pháp - Dụng cụ - Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Thao tác Vật tư Đồng hồ vạn năng thang đo x10Ω, tại cầu đấu X1 đặt 1 que đo tại C, 1 que - Kim chỉ giá trị  đo tại O. (đứng yên) KIỂM TRA - Đóng áp tô mát CB2 NGUỘI - Đồng hồ vạn năng MẠCH ĐIỆN - Ấn nút PB1 - Kim chỉ giá trị điện - Bút thử điện. - Ấn núm công tắc tơ trở cuộn hút (RCH) ĐIỀU KHIỂN. Kéo RESET rơ le nhiệt: - Kim chỉ giá trị  - Ấn nút PB1, ấn núm (đứng yên) công tắc tơ K d. Vận hành thử. - Trước khi vận hành thử, thu dọn gọn hiện trường, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Quy trình vận hành tuân thủ nghiêm bảng 1.5. Bảng 1.5: Quy trình vận hành thử mạch điện điều khiển Nội dung Phương pháp - Thao tác Dụng cụ - Vật tư Yêu cầu kỹ thuật - Đóng áp tô mát nguồn, - Nguồn điện ba pha - Mạch có điện, chưa tác đóng áp tô mát CB2. động - Bút thử điện VẬN - Ấn nút PB1 - Cáp 3 pha (4x2,5 - Công tắc tơ tác động HÀNH mm2) MẠCH ĐIỆN - Ấn nút PB0 - Công tắc tơ mất điện ĐIỀU - Ấn nút PB1, kéo RESET rơ - Công tắc tơ đang tác KHIỂN. le nhiệt động sẽ nhả - Cắt áp tô mát CB2, cắt áp tô - An toàn điện mát nguồn. 2.1.5. Sửa chữa hư hỏng. - Quá trình đấu nối, vận hành luôn tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật, tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà mạch điện hoạt động không đúng nguyên lý, mất an toàn. - Bảng sai phạm là cơ sở để xác định nguyên nhân gây hư hỏng mạch điện đồng thời đưa ra cách phòng tránh và khắc phục đảm bảo mạch điện hoạt động đúng yêu cầu. Bảng1.6: Sai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 11
  13. Sai phạm thường Biện pháp phòng tránh, TT Nguyên nhân gặp khắc phục - Do chưa đóng Áp tô mát CB2 - Cắt áp tô mát, dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra - Không tiếp xúc tại các vị trí mạch từng phân đoạn, khắc phục Mạch điện không 1 điện điều khiển (từ CB2 đến A2) lại hoạt động - Rơ le nhiệt ở trạng thái tác động - Tác động lại Reset rơle (cặp tiếp điểm 95-96 mở ra) nhiệt - Đấu nhầm tiếp điểm K2, NO thành Cắt áp tô mát CB1, CB2, Đóng Áp tô mát NC dùng đồng hồ vạn năng đo 2 mạch tác động ngay. kiểm tra từng phân đoạn - Nối tắt các vị trí: PB1, K2 và khắc phục lại Ấn PB1 công tắc tơ Đấu thiếu tiếp điểm duy trì K2 hoặc Kiểm tra, vệ sinh hoặc 3 tác động, buông tay chưa tiếp xúc, hoặc công vênh han gỉ thay mới tiếp điểm. mất điện Ấn PB0 công tắc tơ Kiểm tra, đấu lại đúng 4 tác động, buông tay Mã hóa sai nút ấn PB1 thành PB0 đúng vị trí. dừng. Mạch không bảo vệ - Hỏng tiếp điểm OL1, nối tắt vị trí Kiểm tra đấu lại hoặc thay 5 được khi có sự cố OL1 mới Rơ le nhiệt - Nối tắt cuộn hút công tắc tơ K Kiểm tra, đấu lại đúng vị 6 Ngắn mạch - Chạm đầu dây từ cầu đấu X1 trí. 2.1.6. Thay thế cải tiến mới. - Thay thế Công tắc tơ - Thay thế Rơ le nhiệt - Thay thế áp to mát… 2.2. Đấu mạch điện động lực. 2.2.1. Phân tích sơ đồ. 2.2.2. Nguyên tắc đấu nối, vận hành. Quá trình đấu nối mạch điện phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Trước khi đấu nối phải kiểm tra, cắt nguồn điện. - Đấu nối phụ tải trước, đấu nối nguồn điện sau cùng. - Chỉ được vận hành mạch điện khi đã có hiệu lệnh. - Đấu nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý đã được mã hóa. - Đấu nối mạch điện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật. - Đấu đúng màu dây, đúng tiết diện dây, chính xác các vị trí đấu nối trên khí cụ điện. - Dây nối chắc chắn, đúng theo sơ đồ đi dây mạch điện điều khiển. 12
  14. - Dây dẫn trong máng phải sóng, gọn đẹp, không quá căng cũng không quá chùng. - Dây dẫn đã đánh dấu được sắp xếp khoa học. - Mạch hoạt động đúng theo nguyên lý, an toàn. 2.2.4. Quy trình thực hiện. a. Đọc sơ đồ: Đọc tổng quan mạch điện, đọc theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải và giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên sơ đồ *. Sơ đồ nguyên lý Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện động lực Bảng 1.8: Ý nghĩa các ký hiệu trên sơ đồ nguyên lý TT Kí hiệu Ý nghĩa Ghi chú 1 A, B, C, O Nguồn điện xoay chiều 3 pha 2 CB1 Áp tô mát 3 pha (3 cực) Các cặp tiếp điểm thường mở động lực công 3 K1 tắc tơ 4 OL Các phần tử đốt nóng của Rơ le nhiệt 5 M Động cơ điện xoay chiều 3 pha 13
  15. *. Mã hóa sơ đồ Hình 1.4. Sơ đồ mã hóa mạch điện động lực b. Lắp ráp mạch: : Đấu dây mạch điện theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải, đấu nối nguồn điện sau cùng, tuân thủ bảng 1.9. Bảng 1.9: Phương pháp đấu dây mạch điện động lực Nội dung Phương pháp - Thao tác Dụng cụ - Vật tư Yêu cầu kỹ thuật - Đấu X1 (A, B) → CB1 (1, 3) - Đấu đúng sơ đồ mã - Đấu CB1 (2, 4, 6) → K1 (L1, hóa DÂY L2, L3) - Dây dẫn điện ĐẤU - Đấu nối đúng vị MẠCH ĐIỆN - Đấu OL1 (T1, T2, T3) → X2 - Máy bắt vít trí, gọn đẹp ĐỘNG LỰC - Đấu X2→ ĐC (a, b, c) - Tuốc lơ vít - Tiếp xúc chắc chắn - Đấu X1 (A, B, C, O) → Áp tô mát nguồn c. Kiểm tra nguội. - Là phương pháp đảm bảo mạch vừa đấu hoạt động đúng nguyên lý, an toàn. - Tuyệt đối không được cấp nguồn điện khi kiểm tra nguội. - Quy trình kiểm tra tuân thủ nghiêm bảng 1.10. 14
  16. Bảng 1.10: Quy trình kiểm tra nguội mạch điện động lực Nội dung Phương pháp -Thao tác Dụng cụ - Vật tư Yêu cầu kỹ thuật - Đồng hồ vạn năng ở thang đo x10Ω. Tại cầu đấu X1 đặt 1 que đo tại A, 1 que đo tại B, đóng áp tô mát CB1, ấn núm công tắc - Khi chưa tác động KIỂM TRA tơ K - Mạch điện đấu kim chỉ giá trị  NGUỘI nối hoàn thiện - Cố định 1 que đo tại B di - Khi tác động K kim MẠCH ĐIỆN chuyển 1 que đo đến C, ấn núm - Đồng hồ vạn chỉ giá trị điện trở ĐỘNG LỰC năng công tắc tơ K động cơ (RĐC) - Cố định 1 que đo tại C di chuyển 1 que đo đến A, ấn núm công tắc tơ K d. Vận hành thử. - Vì các động cơ chạy không tải, nên khi vận hành thử không được cấp điện quá lâu. - Quá trình vận hành thử tuân thủ nghiêm bảng 1.11. Bảng 1. 11: Quy trình vận hành mạch điện Phương pháp - Nội dung Dụng cụ - Vật tư Yêu cầu kỹ thuật Thao tác - Đóng áp tô mát nguồn, - Mạch chưa tác động áp tô mát CB1, CB2. - Công tắc tơ K có điện- - Ấn nút PB1 - Nguồn điện ba pha. động cơ hoạt động VẬN HÀNH - Máy bắt vít. - Ấn nút PB0 - Động cơ ngừng hoạt MẠCH ĐIỆN - Bút thử điện. động ĐỘNG LỰC - Cáp 3 pha (4x2,5 - Ấn nút PB1 kéo Reset Rơ mm2) - Động cơ đang hoạt động le nhiệt OL sẽ ngừng - Cắt áp tô mát CB2, CB1, - An toàn điện áp tô mát nguồn 2.2.5. Sửa chữa hư hỏng. - Quá trình đấu nối, vận hành luôn tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật, tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà mạch điện hoạt động không đúng nguyên lý, mất an toàn. - Bảng sai phạm là cơ sở để xác định nguyên nhân gây hư hỏng mạch điện đồng thời đưa ra cách phòng tránh và khắc phục đảm bảo mạch điện hoạt động đúng yêu cầu. Bảng 1.12: Sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 15
  17. Biện pháp phòng tránh, TT Sai phạm thường gặp Nguyên nhân khắc phục - Do chưa đóng Áp tô mát - Kiểm tra, đóng Áp tô Công tắc tơ có điện, động CB1 mát CB1 1 cơ không hoạt động - Do chưa nối dây từ cầu X1 - Kiểm tra, nối dây từ cầu đến nguồn X1 đến nguồn Ấn PB1 công tắc tơ có Dùng bút thử điện kiểm điện, động cơ không Động cơ bị mất 1 hoặc 2 pha tra Áp tô mát nguồn, 2 quay, lấy tay mồi thì quay mạch động lực kiểm tra CB1, K1, OL và và có tiếng ù bất thường. đấu lại. Kiểm tra đấu lại đúng vị 3 Ngắn mạch 2 trong 3 pha Chạm đầu dây từ cầu đấu X1 trí. 2.2.6. Thay thế cải tiến mới. - Thay thế công tắc tơ - Thay thế hệ thống tiếp điểm công tắc tơ - Thay thế cuộn hút công tắc tơ - Thay thế Rơ le nhiệt - Thay thế hệ thống tiếp điểm Rơ le nhiệt Bài 2: Đấu mạch điện điều khiển động cơ ba pha tại 2 vị trí 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Phân tích được sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ ba pha tại 2 vị trí. + Trình bày được nguyên tắc đấu nối, vận hành, yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện mạch điện điều khiển động cơ ba pha ba pha tại 2 vị trí. - Kỹ năng: + Lắp ráp thành thạo mạch điện điều khiển động cơ ba pha ba pha tại 2 vị trí + Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển, động lực và bảo vệ trên trong tủ điện đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn. + Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng mạch điện điều khiển động cơ ba pha ba pha tại 2 vị trí. + Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm, tuân thủ các quy tắc an toàn và tác phong công nghiệp khi thực tập. + Nghiêm túc trong học tập, có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao. 2. Nội dung của bài: Đấu mạch điện điều khiển động cơ ba pha tại 2 vị trí 2.1. Đấu mạch điện điều khiển. 16
  18. 2.1.1. Phân tích sơ đồ. a. Sơ đồ nguyên lý Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển b. Mã hóa sơ đồ Hình 2.2. Sơ đồ mã hóa mạch điện điều khiển 17
  19. 2.1.2. Nguyên tắc đấu nối, vận hành. Quá trình đấu nối mạch điện phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Trước khi đấu nối phải kiểm tra, cắt nguồn điện. - Đấu nối phụ tải trước, đấu nối nguồn điện sau cùng. - Chỉ được vận hành mạch điện khi đã có hiệu lệnh. - Đấu nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý đã được mã hóa. - Đấu nối mạch điện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật. - Đấu đúng màu dây, đúng tiết diện dây, chính xác các vị trí đấu nối trên khí cụ điện. - Dây nối chắc chắn, đúng theo sơ đồ đi dây mạch điện điều khiển. - Dây dẫn trong máng phải sóng, gọn đẹp, không quá căng cũng không quá chùng. - Dây dẫn đã đánh dấu được sắp xếp khoa học. - Mạch hoạt động đúng theo nguyên lý, an toàn. 2.1.4. Quy trình thực hiện. a. Đọc sơ đồ: Đọc tổng quan mạch điện, đọc theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải, giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên sơ đồ *. Sơ đồ nguyên lý Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển 18
nguon tai.lieu . vn