Xem mẫu

  1. BÀI 6. CHUYỂN CÁC TRỤC BỐ TRÍ VÀO BÊN TRONG CÔNG TRÌNH Hệ thống các trục bố trí đã được đánh dấu trên khung định vị và được cố định bằng các mốc chôn ở bên ngoài công trình sẽ dần dần bị mất tác dụng do các bức tường được xây cao dần. Để tiếp tục các công tác bố trí và lắp ráp thiết bị về sau, cần phải chuyển các trục chính từ ngoài vào bên trong công trình. Việc chuyển các trục bố trí cần được làm ngay từ lúc còn có thể ngắm thông suốt giữa các điểm đối diện của trục, có nghĩa là lúc chiều cao của các bức tường bao được xây chưa quá 1m. Việc chuyển trục được tiến hành bằng máy kinh vĩ theo cách dóng hướng các điểm cùng tên trên các cạnh đối diện của khung định vị phía ngoài và đánh dấu lại trên các mốc trắc địa phía trong toà nhà. Tuỳ thuộc vào kích thước của công trình và độ chính xác cần thiết của việc lắp ráp các thiết bị mà trục phía trong nhà được đánh dấu bằng các kiểu mốc khác nhau: + Với toà nhà không lớn lắm thì chỉ cần gắn vào tường những mấu sắt và đánh dấu vị trí trục lên đó. Nếu căng một sợi dây thép nhỏ giữa các điểm đánh dấu trục trên các mấu sắt đó, ta sẽ có trục dọc và ngang để dựa vào đó tiến hành các công tác xây lắp tiếp theo. Thông thường người ta đánh dấu các trục bên trong tòa nhà bằng các dấu trục kim loại gắn lên mặt bê tông của sàn nhà tại vị trí có thể bảo toàn được lâu dài và có thể đặt được máy kinh vĩ trên dấu mốc đó. + Với những toà nhà công nghiệp lớn, việc bố trí lắp ráp bên trong phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao thì những trục chính quan trọng cần được cố định bằng những mốc chôn ngầm dưới mặt nền nhà và phía trên có nắp bảo vệ. Đồng thời với việc đánh dấu và chôn các mốc cố định vị trí trục, người ta còn chuyển vào bên trong toà nhà những dấu mốc độ cao. Chúng được đặt ở những vị trí nền móng vững chắc nhất hoặc đặt chung với các mốc mặt bằng chôn dưới nền móng tòa nhà... 3.4. THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA TRÊN MẶT SÀN MÓNG Lưới khống chế trắc địa trên mặt bằng móng được thành lập trong xây dựng các nhà cao tầng dân dụng và công nghiệp. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của ngôi nhà, các điểm lưới được chiếu lần lượt theo thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên từng tầng. Hệ thống các mốc cố định các trục ở phía ngoài toà nhà sẽ dần bị mất tác dụng khi công trình được xây cao khỏi mặt đất, che khuất hướng ngắm thông giữa các mốc cùng một trục nằm trên 2 phía đối diện của công trình. Do vậy ngay khi hoàn thành việc đổ bê tông mặt sàn tầng trệt (còn gọi là mặt bằng gốc). Cần phải nhanh chóng thành lập ngay trên đó một lưới bố trí cơ sở nằm ở phía trong công trình. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của toà nhà, các điểm của lưới được chiếu lần lượt theo phương thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên 50
  2. từng tầng. Các mạng lưới khống chế bên ngoài móng và trên mặt bằng móng được tính trong cùng một hệ toạ độ vuông góc giả định. Lưới khống chế trên mặt bằng móng có dạng phù hợp với hình dạng mặt bằng của công trình và thường thành lập theo các đồ hình: lưới tứ giác trắc địa đơn, tứ giác trắc địa kép, đa giác trung tâm, có thể sử dụng số liệu gốc tối thiểu của lưới khống chế thi công móng ở bên ngoài công trình. Các cạnh của lưới được bố trí song song và cách trục chính của công trình từ 0,5  1,0m phụ thuộc vào kích thước của cột sao cho tại các điểm của lưới thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác. Chiều dài cạnh của lưới thường từ 20  50m tuỳ thuộc vào kích thước và hình dạng của công trình. Sử dụng các chương trình lập sẵn theo thuật toán bình sai gián tiếp để ước tính độ chính xác của các phương án đo lưới tương tự như lưới khống chế bên ngoài móng. Độ chính xác đo các yếu tố của lưới được xác định dựa trên tiêu chuẩn sai số trung phương vị trí tương hỗ tại vị trí yếu nhất của lưới khoảng 1,5  2mm. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng móng nên áp dụng phương pháp tam giác đo góc cạnh với thiết bị sử dụng là máy toàn đạc điện tử. Ngoài lưới khống chế mặt bằng, cần lập các điểm khống chế độ cao làm cơ sở cho công tác bố trí trên mặt bằng móng, đồng thời độ cao các điểm này cũng được chuyền lên các tầng xây dựng để phục vụ công tác bố trí và đo vẽ hoàn công phần trên mặt đất của công trình. Các mốc khống chế độ cao có thể gắn trên móng trong quá trình đổ bê tông hoặc đánh dấu lên các cột nhà tại tầng một của công trình. Để kiểm tra, các tuyến đo nối độ cao cần tạo thành các vòng khép. Công việc tiếp theo được tiến hành tuần tự như sau: 3.4.1 . Chọn điểm sơ bộ đánh dấu trên mặt bằng cơ sở. Vị trí các điểm của lưới trên mặt bằng móng được bố trí từ các điểm khống chế bên ngoài công trình. Có thể chọn các điểm này tại các vị trí hố kỹ thuật của toà nhà để thuận tiện cho việc chiếu lên các tầng. Do đặc điểm mặt bằng móng của toà nhà cao tầng thường không lớn lắm nên chúng ta có thể sơ bộ bố trí các điểm lưới này bằng mắt và thước thép sao cho các điểm được chọn này gần với giá trị thiết kế. Các điểm đã được chọn cần được đánh dấu cẩn thận bằng cách khoan và gắn trực tiếp trên sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại hoặc đục dấu chữ thập mảnh trên tấm kim loại đã được gắn chặt vào sàn bê tông. 3.4.2 . Đo đạc các yếu tố trong của lưới. Vì mạng lưới có các cạnh ngắn, cho nên cần có biện pháp để hạn chế tối đa ảnh hưởng của sai số định tâm máy, tiêu ngắm và gương phản xạ. các cạnh của lưới được đo bằng thước thép chính xác đã kiểm nghiệm hoặc máy đo dài độ chính xác cao. Độ chính xác đo cạnh cỡ  0,5mm, với sai số trung phương tương đối là 1:50000. Quá trình đo yêu cầu phải là người có chuyên môn thực hiện và phải tuân thủ các quy định ghi trong tiêu chuẩn và quy phạm của chuyên ngành. 51
  3. Với trường hợp số góc đo lớn hơn 2 vòng cần phải tính ngay giá trị góc trung bình sau mỗi trạm đo, đồng thời kiểm tra biến động của sai số 2C có nằm trong yêu cầu cho phép hay không, độ chênh lệch góc giữa các vòng đo, độ chênh lệch khoảng các giữa lần thuận và đảo và chênh lệch khoảnh cách giữa đo đi, đo về đối hướng. 3.4.3.Xử lý số liệu đo đạc. Việc xử lý các số liệu đo đạc được thực hiện theo các bước sau đây: Kiểm tra số liệu đo đạc hiện trường : Bao gồm kiểm tra sổ đo, kiểm tra sai số khép góc, kiểm tra các cạnh trung bình giữa các lần đo đi đo về. Mục đích phát hiện sai số thô tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục sửa chữa hoặc đo lại nếu không đạt yêu cầu, việc kiểm tra cần có 2 người độc lập với nhau. Tính toán số liệu đo : Sau khi không còn sai số thô tiến hành tính toán xử lý toán học các trị đo để xác định toạ độ, độ chính xác vị trí các điểm trong lưới. Công việc này được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng với sự hỗ trợ của máy tính theo các chương trình đã được lập sẵn hiện nay. Cuối cùng, in ấn toạ độ các điểm sau khi tính toán phục vụ cho công tác hoàn nguyên. 3.4.4. Hoàn nguyên điểm của lưới về vị trí thiết kế. Sau khi tính toán bình sai lưới vừa đo cần hoàn nguyên các điểm khống chế về vị trí cách trục biên của công trình từ 0,6 m đến 1,0 m. Do phạm vi công trình nhỏ, việc bố trí sơ bộ được thực hiện bằng thước thép hoặc bằng máy điện tử nên yếu tố hoàn nguyên là rất nhỏ. Hơn nữa hệ toạ độ được chọn cho việc thi công nhà cao tầng thường là hệ trục toạ độ giả định songsong với trục của công trình. Vì vậy việc hoàn nguyên có thể thực hiện với độ chính xác cao theo trình tự của ví dụ sau đây( hình 3.16): T1 T1 T D A1 A A T2 Hình 3.16. Sơ đồ bố trí hoàn nguyên Ví dụ : Điểm A của lưới đã được bố trí sơ bộ, đo đạc và tính toán toạ độ, yêu cầu phải hoàn nguyên về vị trí thiết kế A1. Trình tự thực hiện như sau: + Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm A dọi tâm cân bằng máy chính xác ngắm về một điểm khác trong lưới sao cho số đọc trên vành độ ngang là 0O00'00", đánh dấu được điểm T1 cách máy từ 5 đến 10 m (Trường hợp máy có 52
  4. sai số 2C cần phải đo thuận đảo bằng cách sau khi định hướng ở vị trí thuận quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 0O00'00" đánh dấu trên hướng ngắm cách điểm A từ 5 đến 10m một điểm T. Sau đó đảo kính quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 180O00'00" cũng đánh dấu trên hướng ngắm này cách điểm A từ 5 đến 10m một điểm D. Nếu không có sai số 2C thì điểm T và D phải trùng nhau, nhưng có sai số 2C nên 2 điểm này không trùng nhau vì vậy điểm T1 sẽ là điểm giữa của đoạn T và D) + Dùng dây bật mực bật một đường thẳng nối A và T1, đây chính là phương song song với trục X hay N. + Quay máy đi 90o00'00" trên hướng này với khoảng cách 5 đến 10 m ta đánh dấu được điểm T2 (trường hợp máy có sai số 2C các thực hiện như trên sau khi quay máy đi 90o00'00" ở lần thuận thì lần đảo chúng ta quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 270O00"00"). +Dùng dây bật mực bật một đường thẳng nối A và T 2 đây chính là phương song song với trục Y hay E. X = X A 1 − X A + Xác định các yếu tố hoàn nguyên: Y = YA 1 − YA + Đặt các giá trị hoàn nguyên lên các trục toạ độ xác định điểm A 1 bằng eke và thước thẳng. Với phương pháp này có thể đạt được độ chính xác hoàn nguyên khoảng  1mm + Các toạ độ sau khi hoàn nguyên sẽ được đánh dấu lại trên mặt sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại được khoan đặt vào trong bê tông hoặc dấu chữ thập đục mảnh trên tấm kim loại đã gắn chặt vào sàn bê tông. Các mốc này được khoanh bằng sơn đỏ ghi rõ tên mốc bên cạnh để tiện cho việc sử dụng. + Độ chính xác vị trí điểm sau khi hoàn nguyên. Ta có góc phương vị và khoảng cách hoàn nguyên được tính theo công thức : Y  M = arctg X ; Với dM là cạnh và  M là phương vị cần hoàn nguyên dM = X + Y 2 2 Gọi : mP : là sai số vị trí điểm hoàn nguyên md : là sai số đo khoảng cách thường được đo bằng thước với độ chính xác  1mm m  : là sai số xác định hướng. m 2 Ta có : m P = m + d . 2 2 2 ; Trong đó '= 3438 là hằng số phút  d Như vậy nếu biết được khoảng cách và sai số xác định hướng m  ta có thể tính được sai số vị trí điểm hoàn nguyên, kết quả tính với các khoảng cách và sai số định hướng cho trước thể hiện bằng bảng 3.2: 53
  5. Bảng 3.2. Sai số vị trí điểm trục sau hoàn nguyên m mP mP mP mP mP mP mP (d=0.05m) (d=0.10m) (d=0.2m) (d=0.3m) (d=0.4m) (d=0.5m) (d=1m) 1' 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 10' 1.0mm 1.0mm 1.1mm 1.3mm 1.5mm 1.8mm 3.0mm 20' 1.0mm 1.1mm 1.5mm 2.0mm 2.5mm 3.1mm 5.9mm 60' 1.3mm 2.0mm 3.6mm 5.3mm 7.0mm 8.8mm 17.5mm Theo số lệu tính trên bảng 3.2 với khoảng các hoàn nguyên nhỏ hơn 0.1 m thì sai số định hướng hoàn nguyên cho phép đến 1O. Khi khoảng cách hoàn nguyên càng lớn thì phải định hướng càng chính xác. Do các điểm bên trong của lưới được chọn sơ bộ bằng thước thép và được đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử độ chính xác đo góc từ 1" đến 5 " độ chính xác đo cạnh khoảng vài mm . Vì vậy khoảng cách hoàn nguyên là nhỏ vì vậy có thể đặt máy tại một điểm của lưới (lưới bố trí bên trong). Sau khi dọi tâm cân bằng máy ngắm về một điểm khác trong lưới lấy giá trị 0O00'00" coi đó là 1 hướng của trục toạ độ trên hướng này đánh dấu một điểm các vị trí đặt mát 5 đến 10 m sau đó bật mực để được hướng thứ nhất, quay máy đi 90O00'00" ta được hướng trục toạ độ thứ 2 thao tác tiếp theo như cách hoàn nguyên đã nói ở trên ta sẽ lầ lượt hoàn nguyên tất cả các điểm một cách nhanh chóng với độ chính xác yêu cầu. 3.4.5. Đo kiểm tra các yếu tố của lưới sau khi hoàn nguyên Dùng máy toàn đạc điện tử dùng chế độ đo toạ độ để kiểm tra các toạ độ của lưới, kiểm tra các góc và các cạnh trường hợp các điểm bị sai số vượt quá hạn sai cho phép thì phải hoàn nguyên lại. Có thể dùng máy kinh vĩ và thước thép để đo đạc kiểm tra các yếu tố sau khi hoàn nguyên. Ghi chép cẩn thận toạ độ các vị trí bị sai lệch để có cơ sở phục vụ xây dựng báo cáo sau này. 3.5. BỐ TRÍ CÁC TRỤC CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH: 3.5.1. Bố trí các trục chính của công trình từ các điểm của lưới bố trí bên trong. Sau khi xây dựng lưới bố trí bên trong công trình chúng ta xử dụng ngay các điểm này của lưới để bố trí các trục chính của công trình. Do mỗi đơn nguyên hay mỗi khối nhà đều có 4 điểm khống chế với các cạnh song song (hoặc vuông góc) với các trục chính vì vậy có thể dùng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ quang cơ phối hợp với thước thép để bố trí khá dễ dàng. Giả thiết các trục chính trong toà nhà là X 1 X 1 , X 2 X 2 , Y 1 Y 1 , Y 2 Y 2 đã được thể hiện trên bản vẽ thiết kế (hình 3.17). Các điểm A,B,C,D là các điểm lưới bố trí bên trong công trình đã được đo đạc và hoàn nguyên về đúng vị trí thiết kế. Để bố trí được các trục trên về đúng vị trí thiết kế ta thực hiện theo trình tự sau: 54
  6. Đặt máy kinh vĩ (hay máy toàn đạc điện tử) tại một điểm khống chế (A), định hướng máy tới điểm khống chế thứ 2 (D). Trên hướng ngắm này dùng thước thép để đo khoảng cách từ điểm khống chế thứ 2 (D) về phía trục Y2Y2 bằng giá trị đã thiết kế đã định trước ta đánh dấu được điểm 1. Quay máy đi 90 O trên hướng ngắm này từ điểm B về phía trục X1X1 bằng giá trị đã thiết kế đã định trước ta đánh dấu được điểm 2. Tiếp tực quay máy đi 90 O nữa theo hướng ngắm kể từ A ta đánh dấu được điểm 3. Quay máy đi 90 O một lần nữa theo hướng ngắm kể từ A ta đánh dấu được điểm 4. Hình 3.17. Sơ đồ bố trí các điểm trục chính từ lưới bố trí bên trong công trình Chuyển máy sang điểm C lần lượt làm như tại điểm A ta đánh dấu được các điểm 5, 6, 7, 8 như hình vẽ. Bằng cách bật mực từ (1 và 7 ; 6 và 4; 3 và 5; 2 và 8) ta được các trục chính X1X1, X2X2, Y1Y1, Y2Y2 đồng thời giao của các trục này chính là các điểm trục chính cần bố trí. 3.5.2. Bố trí các trục chi tiết của công trình. Đặt máy kinh vĩ (hay máy toàn đạc điện tử) tại một điểm khống chế, định hướng máy tới điểm khống chế thứ 2 (cùng nằm trên một trục). Trên hướng ngắm này dùng thước thép để đo khoảng cách giữa các trục chúng ta xác định được vị trí các trục trên mặt bằng cơ sở. Lần lượt làm như vậy với các cạnh khác của lưới tại các điểm giao cắt của các trục sẽ được đánh dấu lại trên mặt sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại được khoan đặt vào bê tông, hoặc có thể dùng các đinh bê tông có dấu tâm tròn ở đầu mũ đóng hoặc gắn trực tiếp lên sàn bê tông. Các điểm dấu mốc này được khoanh băng sơn đỏ và ghi ký hiệu bên cạnh để tiện cho việc sử dụng. Vị trí của các trục chi tiết trên mặt bằng được cố định bằng cách bật mực. Độ chính xác bố trí các trục nằm trong khoảng từ 2 đến 3 mm. 55
  7. BÀI 7. LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC KẾT CẤU XÂY DỰNG Chỗ giao cắt của các đường bật mực chính là các điểm trụ, cột của công trình. Các điểm này cũng được đánh dấu bằng các đinh bê tông và khoanh bằng sơn đỏ, ghi ký hiệu như trong bản vẽ thiết kế, để tiện cho quá trình thi công. Sau khi đã xác định được các điểm trục các đơn vị thi công căn cứ vào hướng dóng thẳng dùng thước thép đặt các khoảng cách tương ứng để xác định vị trí đường biên của các cột, vị trí cầu thang, vị trí tường thang máy ... Đối với các chi tiết còn lại trên mặt bằng, người ta thường bố trí chúng từ các trục chính theo phương pháp toạ độ vuông góc. Yêu cầu độ chính xác bố trí các chi tiết thường được cơ quan thiết kế ấn định và được ghi vào trong hồ sơ thiết kế công trình. Nhưng thông thường phải nhỏ hơn  5mm . Đặc biệt quan trọng đối với công trình công nghiệp. Các kết cấu cơ bản của công trình công nghiệp dạng nhà khung một tầng có kích thước lớn được biểu diễn trên hình 3.18. Hình 3.18. Các yếu tố kết cấu của nhà công nghiệp một tầng. Cột được đặt trên các hướng trục được bố trí dọc và ngang của ngôi nhà. Khoảng cách giữa các trục dọc gọi là nhịp, giữa các trục ngang gọi là bước của cột. Đế cột được đặt trên móng của chúng. 56
  8. Mối liên hệ dọc của các cột được đảm bảo nhờ giàn vì kèo và các cột, còn mối liên hệ ngang nhờ giàn mái. Mái và tường thường được lắp dựng bằng các tấm đúc sẵn. 2.1. Quy trình thực hiện Khi xây dựng nhà công nghiệp, tiến hành khối lượng lớn các công tác trắc địa chuyển bản thiết kế ra ngoài thực địa, chuẩn bị, kiểm tra, thành lập lưới khống chế thi công… Từ các điểm lưới khống chế thi công chuyển ra thực địa trục chính và trục cơ bản của các ngôi nhà, công trình trên mặt đất và công trình ngầm. Khi bố trí chi tiết cần xác định vị trí của các kết cấu riêng biệt từ trục cơ bản đã được chuyển và đánh dấu trên thực địa. 2.1.1. Công tác trắc địa chuẩn bị cho lắp ráp Sau khi móng đã được xây dựng xong và kết quả đo vẽ hoàn công cho thấy công tác bố trí móng đạt kết quả yêu cầu, thì có thể bàn giao móng cho bộ phận xây lắp để tiến hành lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu kỹ thuật. Để đảm bảo cho các công tác lắp đặt này được thuận tiện và chính xác, cần phải tiến hành một số công việc chuẩn bị như sau: 2.1.2. Chọn các trục lắp ráp Trong công tác xây dựng, các trục bố trí thường được chọn trùng với các trục đối xứng mặt bằng của công trình. Các trục đối xứng này thực chất là các đường hình học để dựa vào đó người ta bố trí các đường ranh giới móng, trục các hàng cột. Mép tường ngoài và các phần khác của tòa nhà. Nhưng đối với việc lắp đặt các kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật thì trục lắp ráp cần được chọn sao cho có thể đảm bảo thuận tiện nhất cho các công tác trắc địa phục vụ lắp ráp. Để thỏa mãn yêu cầu này, trục lắp ráp được chọn sao cho chúng vừa song song với trục của nền móng, vừa trùng với một số đường thẳng quan trọng nào đó về mặt quy trình kỹ thuật. Trục được chọn như vậy sẽ tiện lợi hơn trong việc đặt các thiết bị vào vị trí thiết kế. Ví dụ: Khi lắp ráp đường chuyển động của các dây truyền băng tải (hình 3.19a) người ta không chọn trục đối xứng của đường làm trục lắp ráp mà chọn trục hay mép thẳng đứng của một trong các đường dẫn hướng. Còn khi đặt các khối thiết bị hoặc tổ máy có dạng hình trụ nằm thành một dãy liên tục thì chọn trục lắp ráp là đường thẳng đi qua các đường sinh ngoài cùng của các khối hình trụ (hình 3.19b). Dựa vào các đường thẳng đó mà đặt các máy móc thiết bị vào vị trí thiết kế bằng máy kinh vĩ hoặc bằng dây căng… 57
  9. Hình 3.19. Nói chung việc chọn trục lắp ráp được quyết định sau ki nghiên cứu tỉ mỷ các bản vẽ nền móng, các bản vẽ bố trí tổng quát các thiết bị cũng như bản vẽ của từng tổ máy, tìm hiểu các sơ đồ kỹ thuật… Việc chọn trục lắp ráp cũng cần lưu ý đến khả năng sử dụng các trục đó đến việc kiểm tra định kỳ độ ổn định của các tổ máy trong quá trình hoạt động sau này. Để thuận tiện cho công tác trắc địa thì trục lắp ráp phải chọn sao cho giữa các điểm chon mốc của trục sau khi đã đặt thiết bị vẫn có thể nhìn thông suốt nhau và thuận lợi cho việc đo đạc trên toàn bộ đường thẳng hàng. Dự định chọn các trục lắp ráp phải được thông qua kỹ sư trưởng thiết kế và kỹ sư trưởng lắp máy. Sau đó tùy thuộc vào độ 1 chính xác theo yêu cầu của việc đặt và điều chỉnh 7 2 3 các tổ hợp máy mà bố trí các loại dấu mốc thích hợp. 2.1.3. Chọn mốc cố định trục 4 Mốc cố định trục lắp ráp cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Các mốc phải cố định, nghĩa là cấu tạo và 5 độ chon sâu của chúng phải đảm bảo sự biến động về mặt bằng và độ cao của các mốc là nhỏ hơn so với hạn sai cho phép đối với công tác lắp ráp. 6 - Các mốc cần phải giữ được lâu dài vì chúng không những cần thiết trong quá rình lắp ráp mà còn dung để kiểm tra định kỳ các tổ hợp máy trong quá trình hoạt động và để qua trắc biến dạng nền móng. - Cấu tạo của các mốc phải được đảm bảo cho việc định tâm máy và bảng ngắm nhanh Hình 3.20. Cấu tạo chóng với độ chính xác cao. mốc chôn sâu P.X.Muraviev 58
  10. - Nơi bố trí các mốc cần thuận lợi cho việc tiến hành các công tác đo đạc chính xác. - Sơ đồ bố trí và số lượng dấu mốc phải đủ để đảm bảo việc kiểm tra chắc chắn vị trí tương hỗ về mặt bằng và độ cao của chúng. Nói chung tùy thuộc vào độ chính xác cần thiết của việc đặt và kiểm tra thiết bị mà các trục lắp ráp có thể được cố định bằng các mốc cơ sở được chon sâu đến tầng đá gốc, hoặc bằng các mốc kim loại đơn giản được đặt vào trong than móng. Để cố định trục chính của các tổ hợp máy với yên cầu độ chính xác cao cần dùng các mốc ch ôn sâu có cấu tạo như giáo sư P.X.Muraviev đề xuất ( hình 3.20). Phần dưới của mốc là một ống thép (6) có đường kính 200 - 300 mm được đặt vào một lỗ khoan thẳng đứng đến tận lớp đá gố và đổ đầy bê tông trong ống. Phần trên của ống có chừa khoảng một mét không đổ bê tông. Bên trong ống đặt một thanh treo có thể xoay được , người ta gắn vào đó một tâm mốc (2) có các ốc điều chỉnh phía trên (3) và phía dưới (4). Các ốc điều chỉnh phía trên dùng để đua tâm mốc vào hướng thẳng hàng của trục tâm mốc về vị trí thẳng đứng dụa vào một ống thủy đặc biệt bắc ngang. Để giảm ảnh hưởng của giao động nhiệt theo mùa đến mốc, xung quanh mốc người ta xây một giếng bọc (5) để cách nhiệt và ngăn nước. Giếng được xây sâu 3-5m bằng gạch hay đổ bê tông với đường kính của giếng lớn hơn 1 m. Ở khoảng giữa ống thép và giếng được đổ đầy loại vật liệu cách nhiệt như xỉ than, thủy tinh...ở phần đầu và mặt ngoài ống thép có gắn thêm một dấu mốc có dạng chỏm cầu (7) bằng thép không rỉ để làm mốc thủy chuẩn cơ sở trên giếng có một nắp (1) để bảo vệ các đầu mốc. Để cố định các trục phụ thường dùng các dấu mốc kiểu đơn giản hơn (hình 3.21). Đầu mốc được hạn chế bằng thép không rỉ, phần dưới có độ dài 20- 30cm. Các mốc này được lắp vào trong các lỗ đục vào móng, tường, cột, hoặc vào các tấm bê tông nguyên khối. Vị trí của các trục được dánh dấu bằng một lỗ khoan nhỏ trên đầu mốc và mốc được bảo vệ bằng một nắp đậy nhỏ. Đối với các mốc kiểu phức tạp thì đầu mốc được chế tạo có dạng đặc biệt (hốc lõm hình trụ hoặc trụ có đầu chỏm cầu...) dùng để định tâm cưỡng bức máy kinh vĩ hoặc bẳng ngắm chuyên dùng đặt trên nó (hình 3.22) Hình 3.21. Dấu mốc cố định các trục phụ 59
  11. Hình 3.22. Các dạng mốc định tâm cưỡng bức 2.1.4. Đo kiểm tra các trụ lắp ráp Trước khi dặt thiết bị cần phải kiểm tra cẩn thận độ vuông góc và khoảng cách thiết kế giữa cac trục lắp ráp. Để làm việc này, giao điểm của các trục dọc và trục ngang được chuyển trực tiếp lên bề mặt móng bằng máy kinh vĩ quang học theo phương pháp giao hội đường thẳng hàng và cố định bằng các mốc tạm thời (trên hình 3.23) là các điểm I, A/I, B/I, II,A/II, B/II. Sau đó đo khoảng cách giữa các trục dọc (giữa các điểm I, A/I, B/I,II, A/II, B/II) và khoảng cách giữa các trục ngang (giữa các điểm I và II) bằng lưới thép đã được kiểm nghiệm có căng bằng lực kế hoặc bằng thước dây Invar (tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác đo cạnh). Khi đo các khoảng cách bằng thước thép, để đánh dấu vị trí điểm cuối của mỗi đoạn đặt thước đo trên móng thì trước khi đo cần làm một số việc chuẩn bị như: đinh hướng tuyến, đánh dấu sơ bộ tương đoạn đặt thước và tại đó đổ một ít vữa xi măng rồi gắn vào đó một tấm kim loại mềm để khi đặt thước đo , người ta sẽ vạch dấu lên tấm kim loại này. Dùng máy kinh vĩ để điều chỉnh đầu thước đặt đúng tuyến đo. Khi tuyến đo đi qua các hốc lõm, các lỗ cửa trên móng thì tại đó phải làm sàn lát hoặc đậy lại bằng một tấm gỗ. Nếu tuyến đo không ngang bằng thì các điểm gãy khúc cần được đo độ cao và tính số hiệu chỉnh do độ dốc thước và chiều dài đo được. Hình 3.23. Sơ đồ các trục lắp ráp 60
  12. Nếu các mốc nằm trên một tấm bê tông liền khôi (không có chỗ nối) và khoảng cách được đo bằng thước thép, thì thông thường trong bố trí và đo kiểm tra các trục lắp ráp không cần tính đến số hiệu chỉnh nhiệt độ bởi vì hệ số giãn nở bê tông và của thép gần bằng nhau. Đồng thời với việc đo các khoảng cách, tai các điểm I,II ta đo kiểm tra góc giữa các trục bàng máy kinh vĩ quang học với 2 đên 3 vòng đo. Kết quả đo góc và đo dài được so sánh với các số liệu thiết kế, nếu sai lệch vượt quá hạn sai thì phải hiệu chỉnh chút ít vị trí các trục bằng cách sê dịch hợp lí các điểm trên các mốc cố định. 2.1.5. Lập lưới độ cao thi công Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các kết cấu xây dựng và thiết bị kĩ thuật với độ chính xác cao, cần phải lập một hệ thống dày đặc các mốc độ cao thi công. Các mốc được gắn trên bệ móng, trên tường hoặc trên các dãy cột nhà đã được lắp dựng. Để thuận lợi cho viêc bố trí về độ cao người ta thường đặt một dãy các mốc độ cao thi công ở cùng một độ cao. Muốn vậy mốc độ cao được chế tạo theo kiểu vít vặn , đầu vít có dạng chỏm cầu. Vít được vặn vào một tấm gá có lỗ khoan ren. Tấm gá được hàn vào cột kim loại hoặc gắn vào lỗ đục trên tường , trên các cột bê tông...ở mức độ cao đã được đặt sơ bộ từ trước. Để đặt được các đầu mốc vào đúng độ cao mong muốn thì phải truyền độ cao từ một mốc thủy chuẩn gần nhất đến từng mốc. Khi đó vặn vít để nâng lên hoặc hạ xuống một cách từ từ mia thủy chuẩn đặt trên nó , đến khi qua máy thủy bình ta nhận được số đọc trên mia đúng bằng số đọc đã được tính toán trước tương ứng với gót mia ở độ cao cần đặt. Sau khi kiểm tra cẩn thận có thể dùng hàn điện để cố định vít vặn với tấm gá (hình 3.24). Độ cao của các mốc thủy chuẩn thi công cần được kiểm tra định kì bằng tuyến đo thủy chuẩn giữa các mốc thủy chuẩn cơ sở. 2.2. Công tác trắc địa phục vụ lắp đặt Để lắp đặt các kết cấu xây dựng đã được chế tạo sẵn đúng vị trí thiết kế thì cần phải tiến hành một số công tác chuẩn bị. Trong đó có việc đánh dấu trục trên các cấu kiện xây dựng mà điển hình là các cột bê tông hoặc kim loại có kích thước và trọng lượng lớn (hình 3.25). Các cột được đánh số theo tên gọi của trục.Số hiệu của nó thường được việc viết dưới dạng kết hợp một chự và một biểu thị cột nằm ở giao điểm của trục dọc và ngang (ví dụ: A/1, K/8...). Trục của cột được đánh dấu bằng vạch mảnh thẳng đứng dọc theo thân cột bằng sơn đỏ trên bốn mặt thân cột. Các dấu trục ở chân cột dùng để điều chỉnh đặt cột vào đúng vị trí mặt bằng,còn dấu trục ở đỉnh cột dùng để hiệu chỉnh cột vào đúng vị trí thẳng đứng khi lắp dựng. Ngoài ra ở phía trên đế cột người ta vạch thêm một vạch ngang phụ. Trước khi dựng cột các khoảng cách từ vach ngang phụ này tới mặt phẳng tựa các cầu dầm chìa (dầm Công xôn), đến trỗ gắn nối các vì kèo, đến đỉnh 61
  13. cột...được đo bằng thước thép cuộn. Các kết quả đo được ghi vào sổ đối với riêng từng cột. Như vậy khi cột đã được dựng lên ta chỉ cần xác định độ cao của vạch ngang phụ trên cột là có thể xác định được độ cao của các mặt tựa trên cột từ đó tính được độ dày của các tấm đệm lót để đưa các mặt tựa này về đúng độ cao theo thiết kế. Hình 3.24. Dạng mốc độ cao kiểu vít vặn 1. Cột kim loại 2. Tấm gá 3. Vít vặn Hình 3.25. Các dấu trục trên 4. Chỏm cầu cột nhà công nghiệp Ở móng cột, người ta gắn Móng cột những giấu mốc được làm bằng những đoạn sắt hình chữ U hoặc I. Mặt trên của các dấu mốc được Mốc đánh đặt ngang bằng với độ cao thiết dấu trục kế của mặt móng. Chuyển các cột trục dọc và ngang của cột lên mặt Đế cột của các dấu mốc này bằng máy kinh vĩ (hình 3.26). Hình 3.26. Bố trí dấu trục cột trên móng cột 2.2.1. Điều chỉnh vị trí mặt bằng Hiện nay trong xây dựng công nghiệp, kỹ thuật lắp ráp đang được áp dụng rộng rãi. Do vậy công tác trắc địa trong xây dựng, ngoài nhiệm vụ bố trí công trình còn phải phục vụ việc lắp ráp các kết cấu công trình vào đúng vị trí thiết kế. 62
  14. Các nhà xưởng công nghiệp hiện nay thường được xây dựng dưới dạng các nhà cao một tầng có các cột lớn bằng kim loại hoặc bê tông cốt thép. Ở phần trên của các cột có dầm Công xôn để đặt dầm và đường ray cần trục. Các cột nhà công nghiệp được đặt trên các móng đặc biệt đúc sẵn hoặc đổ khuôn bê tông cốt thép tại chỗ. Do đó công việc đặt các cột vào vị trí thiết kế mặt bằng, độ cao và độ thẳng đứng là công việc đầu tiên trong lắp dựng các kết cấu xây dựng. a. Đặt các cột bằng kim loại Các cột bằng kim loại trong các nhà xưởng công nghiệp thường có kích thước và trọng lượng lớn. Dầm Công xôn để đặt các đường cần trục được hàn vào phần phía trên của cột, còn gốc cột được hàn với một đế thép dày, trên đó có các lỗ khoan sẵn để cố định chân cột vào các chốt bulông nền (hình 3.27) . Như vậy trên mỗi cột sẽ được đặt lên móng sao cho các chốt bulông nền vào đúng các lỗ tương ứng ở đế cột, các vạch trục được đánh dấu trên 4 mặt ở chân cột trùng với các trục dọc và ngang được đánh dấu trên các mốc gắn ở mặt trên của móng cột. Việc đặt các cột vào đúng vị trí mặt bằng được tiến hành sau khi đã đưa mặt phẳng tựa của đế cột lên đúng độ cao thiết kế (khi cần thiết có thể cho thêm một tấm đệm lót vào đáy cột để nâng nó lên đúng độ cao thiết kế). Việc điều chỉnh độ cao đế cột được tiến hành bằng máy thủy chuẩn. Đồng thời với việc điều chỉnh vị trí mặt bằng của gốc cột, người ta điều chỉnh đầu cột để đưa cột về vị trí thẳng đứng nhờ dây dọi hoặc bằng mặt phẳng thẳng đứng được tạo thành bởi 2 máy kinh vĩ. - Độ lệch dấu trục ở gốc so với trục bố trí ≤ ± 5 mm. - Độ lệch của dấu trục ở đầu cột so với phương thẳng đứng sẽ tùy thuộc vào chiều cao của cột, không vượt quá các giá trị sau: H < 4,5 m - ± 10mm H = 4,5 ÷ 15m - ± 15mm H > 15m - 0,001H (nhưng không > ± 35mm). - Độ lệch độ cao mặt tựa của móng cột so với thiết kế ≤ ± 3 mm. Để đưa cột về vị trí thẳng đứng có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp dùng quả dọi: Đây là phương pháp đơn giản nhất để điều chỉnh độ thẳng đứng của cột. Quả dọi được thả xuống từ đỉnh cột. Nguồn sai số chủ yếu trong phương pháp này là sự dao động của dây dọi do ảnh hưởng của đối lưu không khí. Để giảm ảnh hưởng của nguồn sai số này cần dùng quả dọi nặng. Độ chính xác đặt thẳng đứng bằng dây dọi là vào khoảng 1/1000 chiều cao của cột. - Phương pháp dùng mặt phẳng ngắm chuẩn của hai máy kinh vĩ (hình 3.28): Phương pháp này được dùng khi dựng các cột lớn. Khi đó trên hai hướng dọc và ngang của cột và ở cách gốc cột một khoảng d ≥ h (h là chiều cao của cột 63
  15. cần dựng), người ta đặt 2 máy kinh vĩ, cân bằng máy cẩn thẩn để đưa trục quay của máy về vị trí thẳng đứng. Cả hai máy đều được định hướng tới dấu trục gốc cột tương ứng (các dấu trục này đã được làm trùng với các dấu tương ứng ở mặt trên của móng cột). Sau đó hướng ống kính lên đỉnh cột, điều chỉnh cột theo hai hướng vuông góc để cho dấu trục phía trên đỉnh cột ở cả hai mặt cột đồng thời nằm đúng trong mặt phẳng ngắm chuẩn của cả hai máy. Như vậy cột đã được đưa về vị trí thẳng đứng. Khi điều chỉnh để dựng cột bằng phương pháp này chỉ tiến hành ở một vị trí bàn độ cho nên phải cân bằng máy thật cẩn thận. Hình 3.27. Cột kim loại Hình 3.28. 1. Móng cột 2. Mốc đánh dấu trục 3. Dấu trụốt buc phía dưới 4. Đế cột 7. Dầm và ray cần trục 5. Chốt bu lông nền 8. Dấu trục phía trên 6. Dấu vạch ngang phụ Sau khi cột đã được lắp dựng và cố định sơ bộ xong, để kiểm tra độ thẳng đứng một cách chắc chắn hơn, người ta chiếu dấu trục ở phía trên xuống phía dưới ở hai vị trí thuận và đảo ống kính, lấy vị trí trung bình 2 vết trục được chiếu xuống gốc cột, sau đó đo độ lệch giữa dấu vạch trung bình này so với dấu trục phía dưới. Sai lệch này phải < 1/1000 chiều cao của cột và không được lớn hơn 35mm. 64
  16. Hình 3. 29. Sơ đồ bố trí phương pháp ngắm cạnh sườn Nếu có nhiều cột nằm thẳng đứng trên hướng của một trục nào đó thì để đo vẽ hoàn công các cột đã được lắp dựng, người ta tiến hành áp dụng phương pháp " ngắm cạnh sườn" (còn gọi là "thủy chuẩn cạnh sườn"). Nội dung phương pháp này như sau (hình 3.29). Trên đoạn cần kiểm tra, bố trí một trục A1A'1 song song và cách trục lắp dựng dãy cột AA' một khoảng l  1m. Các điểm A1; A'1 được chôn mốc cố định. Khi kiểm tra dãy cột máy kinh vĩ được cân bằng và định tâm tại điểm đầu A 1, còn bảng ngắm được định tâm tại điểm cuối A'1, định hướng máy kinh vĩ về bảng ngắm. Sau đó bằng cách nâng, hạ ống kính, người ta đọc số trên mia được đặt lần lượt ở phía trên đỉnh và phần dưới gốc của từng cột. Mia luôn được đặt ngang bằng và vuông góc với mặt bên của cột (vuông góc với mặt phẳng chuẩn trực của máy kinh vĩ đã được định hướng theo trục A1A'1). Lấy trị trung bình của các số đọc trên mia từ hai vị trí bàn độ. Hiệu của trị trung bình các số đọc ở phía trên bti và phía dưới bdi đặc trưng cho độ nghiêng ngang của mỗi cột, biểu thị bằng đơn vị độ dài: ∆li = bti - bti còn hiệu số ∆ai của khoảng cách cố định 1 và trị trung bình số đọc trên mia phía dưới của mỗi cột (bdi): ∆ai = 1 - bdi đặc trưng cho độ chính xác của việc đặt các gốc cột vào vị trí mặt bằng thiết kế. Như vậy chỉ cần đặt máy tại điểm đầu định hướng tới bảng ngắm ở điểm cuối và di chuyển mia lần lượt qua từng cột, ta có thể kiểm tra được độ nghiêng ngang của từng cột theo hướng vuông góc với trục dãy cột. Còn độ lệch dọc của các cột thì được kiểm tra bằng cách lần lượt đặt máy kinh vĩ trên hướng trục ngang của mỗi cột và chiếu bằng 2 vị trí thuận đảo ống kính dấu trục ở phía trên xuống dưới. Độ sai lệch giữa hình chiếu của dấu trục phía trên so với dấu trục của móng không được quá 1/1000 chiều cao của cột. b. Đặt các cột bằng bê tông cốt thép vào vị trí thiết kế Các cột bê tông cốt thép đúc sẵn sẽ được lắp dựng trên các móng đặc biệt được chế tạo sẵn hoặc được đổ bê tông tại chỗ và được gọi là các móng " cốc". Móng cốc có một số dạng như ở hình 3.30. 65
  17. Hình 3.30. Một số dạng móng cốc - Khi dựng ván khuôn đổ móng cốc cần đặc biệt lưu ý độ song song của thành phía trong của cốc với các trục dọc và ngang của móng. Thành phía trong cốc phải thẳng đứng, không bị nghiêng. Ngoài ra giữa thành cốc và vị trí thiết kế mặt biên của cột cần chừa một khoảng hở rộng 2-3 cm để sau này sẽ chèn vữa xi măng vào. - Khi đổ bê tông móng cốc hoặc đặt cốc vào vị trí dựng cột, nên để đáy cốc thấp hơn độ cao thiết kế khoảng vài Centimet (hình 3.31). Trước khi dựng cột các trục của dãy cột được chuyển lên các mốc gắn xung quanh móng và đánh dấu lại trên cốc bằng một nét mảnh. Để đặt cột vào trong cốc đúng vị trí thiết kế trước tiên cần đo kiểm tra hoàn công độ cao đáy cốc. So sánh giữa độ cao đáy của từng cốc và độ cao thiết kế của đế cột, từ đó tính toán độ dày lớp vữa xi măng đổ thêm vào đáy cốc để đưa dần đáy cốc lên đến độ cao thiết kế của đế cột. Dùng cần cẩu để đặt cột vào móng cốc. Khi đó người ta sẽ điều chỉnh để làm trùng các dấu trục trên đế cột với các trục dọc và ngang của móng. Sau khi đã nêm giữ cố định gốc cột trong cốc bằng các nêm hay bằng một khuôn đặc biệt, người ta bắt đầu việc đặt cột vào vị trí thẳng đứng bằng cách thả các quả dọi nặng dọc theo cặp dấu trục ở phía trên và phía dưới trong 2 mặt bên nhau của cột. Việc kiểm tra hoàn công độ thẳng đứng của các cột bằng bê tông cốt thép được tiến hành bằng máy kinh vĩ. Khi đó trục dọc của dãy cột có thể được chuyển trực tiếp lên đầu trên của dãy cột đã được dựng và đo được độ lệch ngang của mỗi cột so với nó. Hình 3.31. Cột bê tông cốt thép 66
  18. Độ nghiêng ngang của từng cột trong dãy cũng có thể kiểm tra bằng phương pháp thủy chuẩn sườn, còn độ nghiêng dọc cũng được kiểm tra bằng phương pháp giống như đối với cột bằng kim loại. Độ lệch cho phép về vị trí mặt bằng (so với các trục ) và độ cao (So với mặt phẳng thiết kế đã cho) của các bộ phận của cột không được vượt quá ± 5 mm. Độ lệch cho phép của cột so với phương thẳng đứng được quy định cũng như đối với cột bằng kim loại. Sau khi cột đã được dựng xong, người ta đo cao để xác định độ cao vạch ngang phụ từ đó xác định độ cao của các mặt tựa đặt dầm cần trục, đặt giàn vì kèo... Để đặt các kết cấu xây dựng của các công trình cao có yêu cầu độ chính xác cao về độ thẳng đứng của trục (≥ 2÷3 mm/100 m chiều cao) cần áp dụng các máy kinh vĩ có độ chính xác cao hoặc các dụng cụ chiếu thiên đỉnh. c. Công tác trắc địa khi lắp đặt và điều chỉnh các đường cần trục Các yêu cầu cơ bản Các cần trục là phương tiện cơ giới hóa các hoạt động nâng và vận chuyển các máy móc thiết bị nặng trong các nhà xưởng công nghiệp. Cầu trục cầ bao gồm một cầu kim loại đặt trên các bánh dẫn động và di chuyển dọc theo các đường ray đặc biệt được lắp đặt ở độ cao nào đó. Việc nâng vật nặng và chuyển dịch nó theo cầu và đường ray cần trục được thực hiện bằng xe tời. Việc vận hành bình thường của các cần trục cầu phụ thuộc đáng kể vào sự tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về điều kiện hình học của các đường cần trục như: - Mỗi đường ray cần trục phải được đặt thăng bằng và thẳng hàng trong không gian. - Trục của hai ray cần trục phải song song với nhau, nằm trên cùng một độ cao và cách nhau đúng khoảng cách thiết kế. Quy phạm lắp ráp xây dựng đã quy định độ lệch cho phép với các thông số hình học của đường cần trục so với thiết kế như sau (bảng 3.3): Bảng 3.3 Các hạn sai (mm) Các thông số của đường cần trục Trong thời gian Khi lắp đặt vận hành - Hiệu số độ của các đàu ray cần trục trong cùng một mặt phẳng: + Trên các trụ 15 20 + Trong các nhịp 20 25 67
  19. - Hiệu độ của các đầu ray trên các cột lân cận nhau khi khoảng cách l giữa các cột là: + l < 10m 10 15 1 + l > 10m l 20 1000 + Tối đa 15 - - Độ lệch của khoảng cách giữa các trục ray 10 15 - Sự xê dịch tương hỗ của đầu mút các ray 2 3 giáp nối về mặt bằng và độ cao - Độ lệch của ray so với đường thẳng trên 15 20 một đoạn 40m Theo bảng trên thì khi lắp ráp vị trí mặt bằng và độ cao, độ sai lệch cho phép  của trục đường ray so với vị trí thiết kế là 15mm, còn sai lệch cho phép về khoảng cách giữa các trục của các ray cần trục là 10mm. Do vậy sai số trung phương của việc bố trí mỗi đường ray cần trục về mặt bằng và độ cao là: m =  hay m  (2  3) mm 1 5 Lắp đặt đường cần trục * Bố trí về mặt bằng: Công việc đầu tiên trong lắp đặt đường cần trục là bố trí trục của các ray cần trục. Công việc này được bắt đầu trên mặt đất từ trục chính công trình (trục dọc đối xứng của 2 đường ray). Sau đó trục này được chuyển lên các giá chìa đặc biệt được gắn phía trên các dầm hoặc chuyển lên bề mặt bên các cột. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể mà việc bố trí trục đường và chuyển chúng lên độ cao lắp đặt đường cần trục có thể áp dụng các phương pháp sau: Trường hợp 1: Nếu khổ ray không vượt quá chiều dài của thước, thì bố trí trục của một trong hai đường ray cần trục ở phía dưới bằng cách đặt từ trục chính theo đường vuông góc với nó khoảng cách thiết kế giữa trục ray với trục chính (còn gọi là trục của nhịp). Các điểm được bố trí là điểm đầu, điểm cuố và các điểm cách đều nhau từ 50- 60m dọc đường cần trục và được cố định một cách chắc chắn. Trục đường ray được chuyển lên độ cao lắp ráp và được đánh dấu trên các giá chìa đặc biệt được gắn ở phía trên các đàm hoặc trên cột. Bố trí trục đường thứ hai bằng cách đặt các khoảng cách tương ứng bằng các khổ đường cần trục tính từ trục trục đường thứ nhất và cố định vị trí trục đường này trên dãy cột thứ hai. Trong trường hợp khi tầm nhìn thông bị hạn chế, có thể xê dịch song song trục của các đường ray cách biên phía trong của các cột một khoảng từ 10- 68
  20. 15cm. Khi xác định vị trí thiết kế của các trục ray ở phía trên thì phải tính đến lượng xê dịch này. Việc chuyển trục ray từ các điểm đã được cố định ở phía trên có thể được thực hiện bằng dây dọi, chiếu bằng máy kinh vĩ hoặc dùng dụng cụ chiếu thẳng đứng quang học( hình 3.32) Hình 3.32. Sơ đồ chuyền trục đường ray cần trục lên phía trên Trường hợp 2: Khi khổ đường nhỏ hơn chiều dài của thước đo thì vị trí trục bố trí của 2 đường ray có thể được xác định trực tiếp từ trục của nhịp( đã được chôn mốc cố định dưới mặt đất) nhờ máy kinh vĩ và thước thép cuộn( hình 3.33) Hình 3.33. Định tâm và cân bằng máy tại A và bảng ngắm tại B trên trục nhịp, định hướng chuẩn qua hai điểm AB. Trên từng cặp cột theo trục ngang, gắn các giá chìa và kéo căng giữa các cặp giá chìa này một thước thép cuộn. Ở giữa phần kéo căng của thước thép gắn một bảng ngắm đặc biệt có đánh dấu một vạch thẳng đứng. 69
nguon tai.lieu . vn