Xem mẫu

CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN

Các dự án phát triên nông thôn rất đa dạng, từ cấp nước và vệ sinh, đường giao thông,
hệ thống điện, quy hoạch sử dụng đất đến trường học và các cơ sở dịch vụ công cộng
khác. Chương này đề cập chủ yếu đến các vấn đề tài chính và hoàn chi phí của các dự
án cấp nước và vệ sinh nông thôn để giải thích và minh họa các nguyên tắc cơ bản.
Những nguyên tắc này có thể áp dụng cho các dự án và các loại dịch vụ khác với một
số điều chỉnh phù hợp với đặc thù của từng loại dự án và dịch vụ.
5.1. Nước là một loại hàng hóa
Chương trình nghị sự 21 và Các nguyên tắc Dublin đưa khái niệm coi nước là một loại
hàng hóa thành một chương trình nghị sự toàn cầu. Khái niệm này đã được chấp nhận
một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đang tồn tại những sự lẫn lộn có cơ sở
về nghĩa chính xác của một số nguyên tắc. Nhiều trong số những người không chuyên
về kinh tế không hiểu rõ các hàm ý của các khái niệm "Nước là một loại hàng hóa kinh
tế" hay "Nước là một loại hàng hóa kinh tế và xã hội". Rogers và các đồng sự (1998)
đã giải thích những vấn đề này thông qua việc công thức hóa khái niệm nước là một
loại hàng hóa và giải thích bằng các ví dụ thực tế các công cụ kinh tế có thể sử dụng
để chi phối hiệu quả dùng nước về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
5.1.1. Ước tính chi phí sử dụng nước
Có một số nguyên tắc chung trong việc đánh giá giá trị kinh tế của nước và các chi phí
đi kèm với việc cung cấp nước. Thứ nhất, sự hiểu biết cặn kẽ về các chi phí liên quan
đến việc cung cấp nước là các điểm mấu chốt. Thứ hai, từ việc dùng nước một người
có thể tạo ra giá trị, các giá trị này có thể bị ảnh hưởng bởi độ tin cậy của việc cấp
nước và bởi chất lượng nước. Các chi phí và giá trị này có thể được xác định một cách
riêng rẽ hoặc thông qua phân tích của cả một hệ thống toàn vẹn. Trong bất cứ hoàn
cảnh nào, mục tiêu sử dụng nước một cách bền vững đòi hỏi rằng giá trị và chi phí
phải cân bằng nhau; tổng chi phí phải bằng giá trị sử dụng bền vững.
Hình 5.1 mô tả bằng sơ đồ tổ hợp của các thành phần khác nhau của các chi phí. Ba
khái niệm quan trọng được thể hiện trong sơ đồ này, đó là: Tổng chi phí cấp nước;
Tổng chi phí kinh tế; và Tổng chi phí. Mỗi một thành phần được cấu thành bởi các yếu
tố riêng biệt cần được giải thích thêm.
• Tổng chi phí cấp nước

96

Tổng chi phí cấp nước bao gồm các chi phí gắn liền với việc cung cấp nước cho khách
hàng chưa kể đến các phụ phí hoặc các sử dụng khác của nguồn nước. Tổng chi phí
cung cấp nước bao gồm 2 thành phần riêng rẽ: Chi phí vận hành và duy tu, và giá vốn.
Cả hai thành phần này đều phải được đánh giá như tổng chi phí kinh tế của các nhập
lượng.
Chi phí vận hành và duy tu: Các chi phí này gắn liền với vận hành hàng ngày của hệ
thống cấp nước. Các chi phí thường gặp bao gồm chi phí mua nước thô, điện để bơm,
nhân công, các vật liệu sửa chữa và chi phí đầu vào cho việc quản lý và vận hành các
bể chứa, trạm xử lý và phân phối nước. Trong thực tế ít có sự tranh cãi về cách xác
định chi phí vận hành và duy tu.
Giá vốn: Chi phí này phải bao gồm các chi phí sử dụng vốn và lãi gắn liền với các hồ
chứa, các trạm xử lý nước, các hệ thống chuyển và phân phối nước.
• Tổng chi phí kinh tế
Tổng chi phí kinh tế là tổng của chi phí cấp nước, chi phí cơ hội gắn liền với việc sử
dụng cho các mục tiêu khác của cùng một nguồn nước và những phụ phí kinh tế áp đặt
lên những người dùng nước khác do việc tiêu thụ nước của một người dùng nước cụ
thể nào đó.
Chi phí cơ hội: Chi phí này tính đến thực tế rằng bằng việc tiêu thụ nước, người dùng
nước này gây khó khăn cho những người dùng nước khác. Nếu những người dùng
nước khác có một giá trị nước cao hơn thì xã hội phải chịu một chi phí cơ hội do sự
phân bổ nguồn nước không hợp lý này gây ra. Chi phí cơ hội chỉ bằng không khi
không có bất kỳ một mục tiêu dùng nước nào khác hoặc hoàn toàn không xảy ra sự
khán hiếm nước. Việc bỏ qua chi phí cơ hội đánh giá thấp giá trị của nước, dẫn đến
những thất bại trong đầu tư và gây ra sự phân bổ không rất hợp lý tài nguyên nước
giữa các hộ dùng nước.

97

Các phụ phí
môi trường

= GIÁ TRỊ
BỀN VỮNG
TRONG SỬ
DỤNG

Các phụ phí
kinh tế
TỔNG CHI
PHÍ
Chi phí cơ hội

Giá vốn
Chi phí
O&M

TỔNG CHI
PHÍ KINH
TẾ

Tổng
chi phí
cấp
nước

Hình 5.1: Các nguyên tắc chung cho chi phí của nước
(Rogers et al., 1998)
Các phụ phí kinh tế: Phụ phí kinh tế phổ biến nhất là các phụ phí đi kèm với các tác
động của ngăn nước/lấy nước ở thượng lưu hoặc của việc xả nước ô nhiễm xuống hạ
lưu. Có cả các phụ phí kinh tế liên quan đến việc khai thác quá mức hoặc gây nhiễm
bẩn các nguồn nước chung (hồ chứa, nước ngầm). Các phụ phí kinh tế có thể dương
hoặc âm, và việc đặc trưng hóa từng tình huống cụ thể để đánh giá các phụ phí này và
điều chỉnh tổng chi phí là một việc quan trọng.
Phụ phí dương xảy ra, ví dụ, khi tưới mặt đồng thời thỏa mãn yêu cầu bốc thoát
hơi nước của cây trồng và tái bổ sung cho nguồn nước ngầm. Việc tưới nước
khi đó một cách có hiệu quả đã cung cấp dịch vụ bổ sung nước ngầm. Tuy
nhiên hiệu quả thực của "dịch vụ bổ cập nước ngầm" này sẽ phụ thuộc vào cân
bằng tổng thể giữa tổng lượng bổ cập và tốc độ khai thác nước ngầm.
Phụ phí âm có thể áp đặt các chi phí cho người dùng ở hạ lưu nếu như nguồn
nước tưới hồi quy bị nhiễm mặn.
• Tổng chi phí
Tổng chi phí dùng nước bằng tổng của tổng chi phí kinh tế và các phụ phí về môi
trường. Các chi phí này phải được xác định dựa trên những thiệt hại về môi trường do
việc dùng nước gây ra hoặc ở dạng chi phí xử lý nước để đạt được chất lượng nước
ban đầu.

98

Phụ phí môi trường: Là các chi phí gắn liền với việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và
hệ sinh thái. Bởi vậy nếu việc ô nhiễm nguồn nước làm tăng chi phí sản xuất và tiêu
thụ nước ở hạ lưu thì đó là các phụ phí kinh tế, nhưng nếu nó gây các tác động xấu đến
sức khỏe cộng đồng hoặc hệ sinh thái thì đó là các phụ phí môi trường.
5.1.2. Các thành phần của giá trị nước
Để cân bằng kinh tế, giá trị của nước được đánh giá bằng giá trị sử dụng phải vùa bằng
tổng chi phí sử dụng nước. Tại điểm cân bằng này, mô hình kinh tế cổ điển biểu thị
rằng phúc lợi xã hội được tối đa hóa. Trong thực tế, giá trị sử dụng nước được trông
đợi thường cao hơn tổng chi phí ước tính do những khó khăn trong ước tính các phụ
phí môi trường khi tính toán tổng chi phí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá trị sử
dụng nước có thể thấp hơn tổng chi phí, tổng chi phí kinh tế hoặc ngay cả tổng chi phí
cấp nước. Điều đó xảy ra do các mục tiêu chính trị và xã hội được đặt cao hơn mục
tiêu kinh tế.
Giá trị thiết yếu

Điều chỉnh cho các mục
tiêu xã hội
Hiệu ích thực của việc
sử dụng gián tiếp

TỔNG GIÁ TRỊ
GIÁ TRỊ
KINH TẾ

Hiệu ích thực của dòng
chảy hồi quy
Giá trị đối với người
dùng của nước

Hình 5.2: Các nguyên tắc chung cho giá trị sử dụng của nước
(Rogers et al., 1998)
Hình 5.2 mô tả bằng sơ đồ các thành phần của giá trị trong sử dụng của nước, giá trị
này bằng tổng của các giá trị kinh tế và giá trị thiết yếu. Các thành phần của giá trị
kinh tế bao gồm:
- Giá trị đối với người dùng của nước
- Các hiệu ích thực của dòng chảy hồi quy
- Các hiệu ích thực của việc sử dụng gián tiếp
- Các điều chỉnh cho các mục tiêu xã hội
• Giá trị kinh tế

99

-

Giá trị đối với người dùng của nước: Đối với các hộ dùng nước công nghiệp và
nông nghiệp giá trị đối với người dùng của nước tối thiểu bằng giá trị biên của
sản phẩm. Đối với dùng nước cho sinh hoạt, mức độ tự nguyện chi trả cho việc
sử dụng nước biểu thị biên dưới của giá trị của nước.
Các hiệu ích thực của dòng chảy hồi quy: Dòng chảy hồi quy từ các hộ dùng
nước nông nghiệp, công nghiệp và đô thị tạo thành một yếu tố quan trọng của
các hệ thống thủy văn, bởi vậy tác động của các dòng chảy hồi quy phải được
tính đến khi đánh giá giá trị và chi phí của nước.
Các hiệu ích thực của việc sử dụng gián tiếp: Ví dụ điển hình về hiệu ích sử
dụng gián tiếp xảy ra với các hệ thống tưới, các hệ thống này cung cấp nước
cho các mục đích sinh hoạt và chăn nuôi, điều đó có thể dẫn đến việc cải thiện
điều kiện sức khỏe và tăng thu nhập của các hộ nông dân nghèo.
Các điều chỉnh cho các mục tiêu xã hội: Đối với việc dùng nước trong sinh
hoạt và nông nghiệp, có thể có sự điều chỉnh giá trị để phục vụ các mục tiêu xã
hội, ví dụ: xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và an ninh lương thực.
Những điều chỉnh này phải được tính đến để thể hiện các mục tiêu xã hội khác
nhau.

-

-

-

• Giá trị thiết yếu
Các hiệu ích được chia thành hai nhóm chính: Các giá trị đối với người dùng hiện tại
và Các giá trị thiết yếu. Các giá trị đối với người dùng hiện tại lại được chia thành hiệu
ích trực tiếp và hiệu ích gián tiếp. Các giá trị thiết yếu thường khó định nghĩa và xác
định, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể coi như các giá trị phụ thêm của việc sử
dụng tài nguyên.
Tại sao người sử dụng phải trả tiền cho các dịch vụ nước và vệ sinh:
-

Quỹ vốn sẵn có không đủ để đáp ứng đầy đủ cho các chi phí và hoạt động
Quỹ công cộng sẵn có không đủ để đáp ứng các chi phí tái diễn
Sự can thiệp và kiểm soát của nhà nước đã được chứng minh là kém hiệu quả
và ít hiệu lực
Hiệu ích kinh tế và xã hội của điều kiện cấp nước và vệ sinh được cải thiện là
quá gián tiếp để có thể đảm bảo rằng các dịch vụ này nên được cung cấp
miễn phí
Việc trợ cấp làm mất đi quyền hạn của người dùng thông qua việc từ chối các
lựa chọn của họ
Trợ cấp không khuyến khích tính hiệu quả của chi phí (cost-effectiveness) và
việc phát triển của các giải pháp rẻ tiền.
Bằng chứng của nhu cầu và mức độ tự nguyện chi trả là rất rõ rệt với rất nhiều
người nghèo đang trả với giá khá cao cho các loại dịch vụ
Các phí sử dụng được điều tiết hợp lý sẽ đảm bảo rằng người nghèo sẽ phải
trả ít hơn cho các dịch vụ tốt hơn
Việc trả tiền làm tăng cảm giác của giá trị và cam kết trong số những người sử
dụng
Việc chi trả của người dùng tối đa hóa sự sử dụng của các nguồn vốn sẵn có
Việc chi trả của người dùng cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ

100

nguon tai.lieu . vn