Xem mẫu

  1. Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN TẢI VÀ CÔNG TÁC THƢƠNG VỤ 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN TẢI. 1.1.1. Các khái niệm. Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiét cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài ngƣời, theo Các Mác đƣợc tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp... trong quá trính sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố đó. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lƣợng vật chất nhất định nhƣ: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phƣơng tiện vận tải ... Hơn nữa, đối tƣợng lao động (hàng hoá, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định. Vì vậy, Các Mác đã viết: Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến ra, còn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó cũng trải qua 3 giai đoạn sản xuất khác nhau là thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí; đó là ngành vận tải, không kể vận tải người hay vận tải hàng hoá. Vận tải là một quá trình sản xuất, bao gồm nhiều yếu tố (bộ phận) hợp thành, mà mỗi yếu tố là một mắt xích của quá trình sản xuất vận tải. Cũng nhƣ bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất vận tải đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản, đó là: xếp hàng lên phƣơng tiện (hành khách lên phƣơng tiện); vận chuyển (di chuyển) hàng hoá, hành khách và dỡ hàng ra khỏi phƣơng tiện (hành khách rời khỏi phƣơng tiện). Mỗi yếu tố bao gồm tập hợp các công việc (tác nghiệp) khác nhau. Các tác nghiệp chủ yếu của quá trình sản xuất vận tải hàng hoá gồm: + Xếp hàng lên phương tiện: bao gồm các công việc về chuẩn bị hàng để gửi; phân loại, đóng gói hàng hoá; phân hàng hoá theo luồng tuyến và theo ngƣời nhận hàng; xếp hàng lên phƣơng tiện; cân, đong, đo, đếm hàng hoá; kiểm hoá; chằng buộc hàng; hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết để giao nhận hàng hoá trong quá trình vận tải. + Vận chuyển hàng hoá: bao gồm các công việc về lựa chọn phƣơng tiện, lập hành trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo theo thời gian biểu và biểu đồ vận hành; đảm bảo chất lƣợng vận tải. + Dỡ hàng ra khỏi phương tiện: bao gồm các tác nghiệp tƣơng tự nhƣ khi xếp hàng lên phƣơng tiện nhƣng trình tự thì ngƣợc lại. Tất cả các yếu tố của quá trình vận tải đều diễn ra ở trong không gian (vị trí) và thời gian khác nhau. Do đó, có thể khái niệm vận tải nhƣ sau: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Sự di chuyển vị trí của hành khách và hàng hoá trong không gian rất đa dạng, phong phú nhƣng không phải tất cả các di chuyển đều đƣợc coi là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con ngƣời tạo ra với mục đích nhất định để thoả mãn nhu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. 1
  2. Cũng giống nhƣ các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình vận tải (trừ vận tải đƣờng ống) đều có Chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ sản xuất đều tạo ra sản phẩm nhất định. Chu kỳ sản xuất vận tải đó là chuyến. Chuyến là tập hợp đầy đủ các yếu tố của quá trình vận tải, kể từ khi phương tiện đến địa điểm xếp hàng này tới lúc phương tiện đến địa điểm xếp hàng tiếp theo sau khi đã hoàn thành các yếu tố của quá trình vận tải. Trong Kinh tế học hiện đại, vận tải đƣợc xếp vào ngành sản xuất dịch vụ, thuộc khu vực DỊCH VỤ (Sector Service) trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product). Thuật ngữ DỊCH VỤ lúc đầu dùng để chỉ các hoạt động cung ứng hậu cần trong quân đội, sau đó đƣợc đƣa vào các lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, dịch vụ phát triển rất đa dạng, có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống kinh tế-xã hội. Theo nghiã hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho ngƣời khác hay cộng đồng, làm một việc để đáp ứng một nhu cầu nào đó của con ngƣời nhƣ: vận tải; sửa chữa, bảo dƣỡng các thiết bị máy móc hay công trình ... Theo Các Mác, dịch vụ là hàng hoá, cũng nhƣ các hàng hoá khác, có giá trị sử dụng đồng thời có giá trị trao đổi. Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm để chỉ toàn bộ các hoạt động, mà kết quả của chúng không tồn tại dƣới dạng hình thái vật thể thông thƣờng. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, môi trƣờng của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Dịch vụ không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyền thống nhƣ: vận tải, bƣu điện, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, thƣơng mại ... mà còn lan tỏa tới những lĩnh vực rất mới mẻ nhƣ: bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ văn hoá, dịch vụ hành chính, tƣ vấn và cả đến dịch vụ dịch vụ tháp tùng ... Nhƣ vậy, có thể định nghĩa một cách tổng quát: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Dịch vụ ra đời, tồn tại và phát triển vì nhu cầu của ngƣời sử dụng. Do đó, sự xuất hiện của dịch vụ là tất yếu khách quan của sự hợp tác phân công lao động, của tiến bộ khoa học và công nghệ, cũng nhƣ của đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, trên góc độ kinh tế hàng hoá, dịch vụ không bao hàm những hoạt động lao động nhằm mục đích tự phục vụ cho quá trình hoạt động của chủ thể sản xuất hoặc tự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân ngƣời nào đó. Vai trò của dịch vụ. - Dịch vụ phát triển thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất phát triển năng động, hiệu quả, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đáp ứng đƣợc những nhu cầu ngày càng nhiều vẻ của đời sống xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cộng đồng. - Phát triển dịch vụ tạo ra nhiều chỗ làm việc, thu hút một số lƣợng lớn lực lƣợng lao động xã hội, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Dịch vụ phát triển làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng hiệu quả, đảm bảo sự tăng trƣởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và phát triển bền vững. - Dịch vụ phát triển góp phần làm biến đổi sâu sắc về tri thức khoa học, về chất lƣợng nguồn nhân lực ... làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế theo xu hƣớng tiến bộ trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của dịch vụ. 2
  3. - Sản phẩm dịch vụ không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể ngay cả trong trƣờng hợp nó có tính sản xuất vật chất. Thông thƣờng, một sản phẩm hàng hoá đƣợc sản xuất ra tồn tại hữu hình. Ngƣời sử dụng có thể nhìn thấy, cảm nhận đƣợc sản phẩm bằng các giác quan, thể hiện qua hình dáng, màu sắc, nhãn hiệu ... Nhƣng đối với sản phẩm dịch vụ thì ngƣời sử dụng không thể sờ thấy, nhìn thấy, ngửi đƣợc chúng trƣớc khi sở hữu. - Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Quá trình đƣa dịch vụ tới ngƣời sử dụng luôn là quá trình vận động song hành giữa sản phẩm dịch vụ và ngƣời tạo ra dịch vụ. - Trong nhiều trƣờng hợp, hoạt động dịch vụ sau khi đã đƣợc thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi mà vẫn còn nguyên vẹn. Những yếu tố cấu thành trên không phải là sản phẩm dự trữ của dịch vụ. Nó chỉ là tiềm năng tạo nên dịch vụ, còn bản thân dịch vụ không có sản phẩm lƣu kho, dự trữ để có thể làm phần đệm, điều chỉnh sự thay đổi của nhu cầu thị trƣòng nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác. Nếu xét về mặt thuật ngữ thì độ co giãn của cung (sản phẩm dịch vụ) biểu hiện chậm hơn so với các hàng hoá khác. - Chất lƣợng dịch vụ không ổn định. Chất lƣợng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng tùy thuộc vào ngƣời cung ứng cũng nhƣ phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Nếu nhƣ các nhà sản xuất có thể xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn thống nhất cho sản phẩm của mình, ổn định tiêu chuẩn đó trong một thời gian và dễ dàng kiểm tra sự chấp hành các tiêu chuẩn này trên thực tế, thì ngƣợc lại, ngƣời ta khó có thể xây dựng các tiêu chuẩn cố định cho sản phẩm dịch vụ. Nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng tiếp xúc, sự tác động qua lại giữa ngƣời cung ứng dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ. Vì vậy, chỉ có thể tiêu chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ ở chừng mực nhất định mà không thể đạt đƣợc mức độ tiêu chuẩn hoá nhƣ đối với sản phẩm hữu hình khác. Phân loại dịch vụ. - Phân loại theo lĩnh vực phục vụ: + Dịch vụ có tính chất sản xuất (Dịch vụ gần với sản xuất trực tiếp) bao gồm: dịch vụ vận tải, bƣu điện, cung ứng vật tƣ kỹ thuật, dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa tƣ liệu sản xuất, vật phẩm phục vụ sinh hoạt ... Dịch vụ có tính chất sản xuất nhằm di chuyển, bảo quản hay phục hồi những giá trị sử dụng đã tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Chúng bảo tồn hoặc tăng lƣợng lao động xã hội kết tinh trong của cải vật chất. Do đó, lao động dịch vụ có tính chất sản xuất trực tiếp tham gia vào việc tạo ra thu nhập quốc dân. Dịch vụ có tính chất sản xuất đƣợc chia 2 loại: Nhóm dịch vụ sản xuất và nhóm dịch vụ tổ chức quá trình lƣu thông sản phẩm. + Dịch vụ không có tính chất sản xuất (Dịch vụ phi vật thể) bao gồm: các dịch vụ về giáo dục đào tạo; y tế; văn hoá nghệ thuật; thể dục thể thao; giải trí; thẩm mỹ; du lịch ... nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của cuộc sống con ngƣời. Trình độ kinh tế càng phát triển, nhu cầu đối với nhóm dịch vụ này càng tăng. - Phân loại theo đối tượng phục vụ: + Dịch vụ có tính chất xã hội (hay dịch vụ công cộng). Loại này đáp ứng nhu cầu đời sống cộng đồng nhƣ: dịch vu giải trí ở công viên, dịch vụ an dƣỡng, chữa bệnh, dịch vụ du lịch ... Tuy nhiên không phải tất cả các hoạt động mang lại lợi ích chung đều đƣợc coi là dịch vụ công cộng; mà chỉ có những dịch vụ nào đó do công quyền hoặc chủ thể đƣợc chính quyền uỷ nhiệm đứng ra thực hiện thì mới đƣợc gọi là dịch vụ công cộng. Những yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ này thƣờng không bị mất đi, mà đƣợc bảo tồn để phục vụ chung cho cộng đồng. Phúc lợi xã hội là nguồn chủ yếu để đầu tƣ cho loại dịch vụ này. 3
  4. + Dịch vụ có tính chất cá nhân (hay dịch vụ sinh hoạt cá nhân) bao gồm các dịch vụ phục vụ đời sống vật chất, văn hoá, thẩm mỹ và tình cảm của con ngƣời. Sản phẩm của dịch vụ này tuy đƣợc thông qua trao đổi, song đều thuộc quyền sở hữu cá nhân ngƣời tiêu dùng. - Phân loại theo phương thức thanh toán: + Dịch vụ phải trả tiền: sau khi đƣợc phục vụ, ngƣời sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho ngƣời kinh doanh dịch vụ. Nói cách khác, ngƣời kinh doanh dịch vụ thu đƣợc một khoản tiền sau khi đã hoàn thành các hoạt động dịch vụ của mình. + Dịch vụ không phải trả tiền: sau khi đƣợc phục vụ, ngƣời sử dụng dịch vụ không phải trả tiền cho các dịch vụ công cộng. Nhà nƣớc là ngƣời đầu tƣ cho các hoạt động dịch vụ đó, không có mục đích kinh doanh. Tuy vậy, xét đến cùng, Nhà nƣớc hay tổ chức xã hội nào đó là ngƣời tài trợ, là ngƣời trả tiền cho các hoạt động dịch vụ công cộng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các trƣờng hợp dịch vụ không phải trả tiền khác đều do tính chất kinh doanh chi phối nhƣ: quảng cáo, chào hàng ... nhƣng do phƣơng thức thanh toán, ngƣời tiêu dùng “cảm thấy” nhƣ không phải trả tiền. - Theo cách phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hiệp Quốc (CPC): Theo đó, dịch vụ đƣợc chia thành 4 loại sản phẩm cấp I; 27 loại sản phẩm cấp II, 94 loại sản phẩm cấp III, 253 loại sản phẩm cấp IV; 586 loại sản phẩm cấp V. Ở nƣớc ta hiện nay, cũng lấy cách phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hiệp Quốc làm căn cứ để phân loại sản phẩm các ngành kinh tế nói chung, dịch vụ nói riêng. Vì vậy, dịch vụ đƣợc phân thành 4 nhóm ngành lớn sau: + Dịch vụ thƣơng mại, dịch vụ khách sạn và nhà hàng. + Dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. + Dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ và công nghiệp chế biến. + Dịch vụ cá nhân, xã hội và công cộng. Trong từng nhóm, dịch vụ lại đƣợc chia thành các loại cấp I, II, III, IV và V. Xu hƣớng phát triển dịch vụ trong cơ chế thị trƣờng. - Ngành dịch vụ chuyển dịch theo hƣớng phát triển nhanh các lĩnh vực dịch vụ có hàm lƣợng khoa học cao, đảm bảo những điều kiện cho việc tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao chất lƣợng đời sống của cộng đồng dân cƣ. - Nhiều ngành dịch vụ có hàm lƣợng khoa học và công nghệ cao, phát triển vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia và liên kết thành thị trƣờng dịch vụ thống nhất toàn cầu. Các dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính-tín dụng, dịch vụ vận tải quốc tế, dịch vụ Internet ... có xu hƣớng gia tăng. - Các ngành dịch vụ mới phát triển làm dịch chuyển lao động xã hội từ khu vực I (nông nghiệp) sang khu vực II (công nghiệp) và tiến tới khu vực III (dịch vụ). Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, lĩnh vực dịch vụ tăng lên không ngừng. Dịch vụ trở thành một bộ phận năng động, một xu hƣớng phát triển tất yếu trong nền kinh tế học hiện đại. Tình hình phát triển dịch vụ ở một số nƣớc. - Ở Mỹ, từ năm 1991 (thời điểm chính thức phục hồi tăng trƣởng kinh tế), 100% việc làm mới đƣợc tạo ra từ ngành dịch vụ. Đến nay, 73 % số lao động trong khu vực dịch vụ; 25 % lao động trong khu vực công nghiệp và chỉ có 2 % lao động trong khu vực nông nghiệp. - Ở Nhật Bản, Chính phủ luôn xem xét việc phát triển khu vực dịch vụ là “việc làm mềm hoá nền kinh tế ”, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và hơn 50 % số lƣợng lao động ở khu vực này. 4
  5. - Ở các nƣớc NIE, tỷ lệ dịch vụ trong GDP khá cao: Singapore - 64,6% ; Hồng Kông - 85,2%; Hàn Quốc - 51,6%. Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, dịch vụ đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp và bó gọn trong khâu phân phối lƣu thông và chủ yếu do Nhà nƣớc quản lý. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, dịch vụ đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ dƣới nhiều hình thức mới nhƣ: dịch vụ cho sản xuất; dịch vụ tiêu dùng cá nhân, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tƣ vấn ... Đến nay, vị thế của dịch vụ trong GDP ngày càng đƣợc khẳng định, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. 1.1.2. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. - Vận tải có một vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nƣớc. Hệ thống vận tải đƣợc ví nhƣ mạch máu trong cơ thể con ngƣời, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một nƣớc và giao thông vận tải nói chung phải đi trước một bước. - Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ khâu sản xuất, đến khâu lƣu thông, tiêu dùng và an ninh quốc phòng ... Trong sản xuất, cần phải vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lƣu thông. Các Mác đã viết: Lưu thông có nghĩa là hành trình thực tế của hàng hoá trong không gian được giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục của quá trình sản xuất ở bên trong quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông ấy. Ngành vận tải có nhiệm vụ đƣa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá. Theo Các Mác: Sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá trình di chuyển đó. - Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau đây: + Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. + Vận tải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lƣợng hàng hoá và hành khách cần di chuyển ở phạm vi trong nƣớc và ngoài nƣớc. + Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các địa phƣơng, mở rộng giao lƣu, trao đổi hàng hoá trong nƣớc và quốc tế. + Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao Chất lượng cuộc sống dân cƣ. + Mở rộng quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài. + Tăng cƣờng khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nƣớc. + Vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống cung ứng (logistics) của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty. Trong từng đơn vị này đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất. Hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua nguyên, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên liệu và thành phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng nhƣ trên gọi là logistics. Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất. 1.1.3. Phân loại vận tải. Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức phân loại. Những tiêu thức phân loại chủ yếu nhƣ: a. Căn cứ vào tính chất của vận tải, có thể phân ra: 5
  6. + Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy, công ty ... nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con ngƣời phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phƣơng tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cƣớc vận tải. Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lƣợng hàng hoá của vận tải nội bộ không tập hợp vào khối lƣợng chung của ngành vận tải. + Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hoá hay hành khách cho mọi đối tƣợng trong xã hội để thu tiền cƣớc vận tải. b. Căn cứ vào phƣơng tiện (phƣơng thức) thực hiện quá trình vận tải: - Vận tải đƣờng biển. - Vận tải thuỷ nội địa. - Vận tải hàng không. - Vận tải đƣờng bộ. - Vận tải đƣờng sắt. - Vận tải đƣờng ống. - Vận tải trong thành phố (Metro, Tramway, Trolaybus, Bus ...). - Vận tải đặc biệt. c. Căn cứ vào đối tƣợng vận chuyển: - Vận tải hành khách. - Vận tải hàng hoá. d. Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: - Vận tải đơn phương thức (Unimodal Transport) là: trƣờng hợp hàng hoá hay hành khách đƣợc vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phƣơng thức vận tải duy nhất. - Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) là: việc vận chuyển đƣợc thực hiện bằng ít nhất là 2 phƣơng thức vận tải, nhƣng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một ngƣời chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. - Vận tải đứt đoạn (Segmented Transport) là việc vận chuyển đƣợc thực hiện bằng 2 hay nhiều phƣơng thức vận tải, nhƣng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 hay nhiều ngƣời chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. e. Phân loại theo các tiêu thức khác nhƣ: phân loại vận tải theo cự ly vận chuyển; theo khối lƣợng vận tải; theo phạm vi vận tải ... 1.2. VẬN TẢI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ. 1.2.1. Mối quan hệ giữa vận tải và ngoại thương. Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế (là việc chuyên chở đƣợc tiến hành trên lãnh thổ của ít nhất 2 nƣớc) và ngoại thƣơng (buôn bán quốc tế) có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Lênin có nói: Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài. Khi buôn bán quốc tế phát triển lại tạo nhu cầu để thúc đẩy vận tải phát triển. Vận tải phát triển tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có thể thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Đối với thƣơng mại quốc tế, vận tải có những tác dụng sau đây: 6
  7. - Đảm bảo chuyên chở khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong thƣơng mại quốc tế. - Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trƣờng trong buôn bán quốc tế. - Vận tải quốc tế ảnh hƣởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của các quốc gia. Do đó, vận tải quốc tế đƣợc coi là “lĩnh vực xuất nhập vô hình” (Invisible Trade), góp phần cải thiện hay làm trầm trọng thêm cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nƣớc. 1.2.2. Vai trò của vận tải hành khách quốc tế. Vận tải hành khách quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong du lịch quốc tế, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa các nƣớc và đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. Theo Quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam xác định mục tiêu phấn đấu năm 2000 đón đƣợc 2 triệu khách du lịch quốc tế và 11 triệu khách nội địa; năm 2010 đón đƣợc 6 triệu lƣợt khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa đạt tổng thu nhập quốc dân du lịch 1,60 tỷ USD năm 2000 và 5,0 - 6,0 tỷ vào năm 2010. Năm 1994 tỷ lệ GDP du lịch mới chiếm 3,5% GDP của cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 15%. 1.3. SẢN PHẨM VẬN TẢI. Các Mác cho rằng: Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt thể hiện qua sản phẩm của chúng cũng có tính đặc biệt. Sản phẩm vận tải là “hàng hoá đặc biệt”, chúng cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá là lƣợng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây: - Sản phẩm do các phƣơng tiện vận tải tạo ra ở địa bàn nằm ngoài vị trí của doanh nghiệp, là không gian luôn thay đổi chứ không cố định nhƣ trong các ngành khác. - Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tƣợng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thƣớc của đối tƣợng lao động. - Sản phẩm vận tải không tồn tại dƣới hình thức vật chất thông thƣờng và khi sản xuất ra là đƣợc tiêu dùng ngay, hay nói cách khác, sản phẩm vận tải mang tính vô hình. Trong ngành vận tải, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải để tiêu dùng về sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi. - Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian và qua đó để làm tăng giá trị của hàng hoá hoặc thoả mãn nhu cầu thay đổi vị trí của hành khách theo thời gian. 1.3.1. Đơn vị đo sản phẩm vận tải. Hiện nay, đơn vị đo sản phẩm vận tải phải sử dụng đồng thời 2 tiêu thức, đó là: Khối lượng vận chuyển và lượng luân chuyển. Khối lƣợng vận chuyển -  Q. - Khối lƣợng hàng hoá vận chuyển - Volume of Freight -  Q, Tấn (T). - Khối lƣợng hành khách vận chuyển - Volume of Passengers -  Q, Lƣợt ngƣời, Hành khách, (HK). 7
  8. Lƣợng luân chuyển -  P. - Lƣợng hàng hoá luân chuyển - Volume of Freight Traffic -  P, Tấn.Km (T. Km). - Lƣợng hành khách luân chuyển - Volume of Passengers Traffic -  P Hành khách.Km (HK.Km). Ngoài ra, đối với vận tải container: khối lƣợng vận chuyển đƣợc tính bằng TEU (Twenty feet Equivalent Unit) và lƣợng luân chuyển đƣợc tính là TEU.Km; trong vận tải hành khách bằng xe con, taxi ... thì đơn vị đo sản phẩm vận tải là Km doanh nghiệp, Km đƣợc trả tiền ... 1.3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải. Chất lƣợng (Quality) - là toàn thể các đặc tính của hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu của ngƣời mua hoặc khách hàng. Chất lƣợng sản phẩm là nguồn quan trọng trong sự phân biệt sản phẩm, nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng những lợi thế cạnh tranh. Các chỉ tiêu chất lượng của hàng hoá, dịch vụ. Chỉ tiêu chất lƣợng là đặc trƣng định lƣợng các thuộc tính cấu thành chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Nhƣ vậy, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ luôn bao gồm nhiều chỉ tiêu. Những chỉ tiêu này đƣợc xác lập ngay trong thiết kế và đƣợc kiểm tra, đánh giá để so sánh, đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Các chỉ tiêu chất lƣợng đƣợc xác lập theo nhiều cách khác nhau và đƣợc phân hoá chi tiết thành nhiều cấp độ khác nhau tạo nên cây chỉ tiêu chất lƣợng. Với hàng hoá tiêu dùng, các chỉ tiêu chất lƣợng thƣờng đƣợc tập hợp thành các nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: - Các chỉ tiêu chức năng, công dụng: bao gồm các chỉ tiêu đặc trƣng cho việc hoàn thành chức năng cơ bản của sản phẩm; chức năng bổ sung, hỗ trợ; đặc trƣng thể hiện khả năng hoàn thiện các thao tác, điều khiển của sản phẩm; các chỉ tiêu về độ tin cậy, độ bền chắc. - Các chỉ tiêu ecgônômic: đặc trƣng cho sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu nhân trắc, tâm lý của con ngƣời; đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho ngƣời sử dụng sản phẩm; tối ƣu hoá mọi tác động sinh lý và tâm lý liên quan đến việc sử dụng sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu ecgônômic đƣợc xử lý trong hệ thống tƣơng tác gồm 3 nhân tố: con ngƣời-sản phẩm-môi trƣờng. Các chỉ tiêu ecgônômic khá phức tạp đƣợc chia thành các chỉ tiêu cơ sở nhƣ: các chỉ tiêu thuận tiện sử dụng; an toàn (an toàn cơ học, an toàn sinh học, an toàn điện, an toàn hoá học, an toàn về cháy, nổ) sử dụng. - Các chỉ tiêu về thẩm mỹ: đặc trƣng cho khả năng thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời theo tập quán, lứa tuổi, nghề nghiệp, theo vùng, khí hậu ... - Các chỉ tiêu xã hội và kinh tế: đặc trƣng cho sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ có chức năng xác định với nhu cầu cần thiết của xã hội, nói lên tính hợp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Các chỉ tiêu kinh tế thể hiện ở chi phí mua sắm và chi phí sử dụng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá hàng hoá, dịch vụ đƣợc quyết định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc thông qua các chính sách thuế; giá cả .... Do có sự khác nhau về đặc điểm của từng phƣơng thức vận tải nên chất lƣợng dịch vụ vận tải đƣợc đánh giá theo từng phƣơng thức vận tải khác nhau: vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. Các tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá: - Tính đảm bảo, an toàn và độ tin cậy. + Đảm bảo số lƣợng hàng hoá vận tải. + Đảm bảo chất lƣợng hàng hoá vận tải. 8
  9. + Đảm bảo an toàn (an toàn cho ngƣời điều khiển và phƣơng tiện vận tải, hàng hoá vận tải, ngƣời và công trình mà phƣơng tiện đi qua). + Đảm bảo độ tin cậy về thời gian vận tải, địa điểm giao nhận hàng hoá, giá cƣớc .... - Tính nhanh chóng, kịp thời. + Nhanh chóng, kịp thời khâu gửi hàng. + Nhanh chóng, kịp thời khâu vận chuyển hàng hoá. + Nhanh chóng, kịp thời khâu nhận hàng. - Tính thuận tiện. + Thuận tiện khâu chuẩn bị hàng để gửi. + Thuận tiện trong khi làm thủ tục vận tải. + Mức độ tham gia của ngƣời gửi hàng vào quá trình vận chuyển. + Thuận tiện khâu nhận hàng. + Cung cấp thông tin về hàng hoá vận tải đƣợc nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác - Tính kinh tế. + Xem xét lợi ích tổng hợp của ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu thụ và đơn vị vận tải nhƣ: chi phí cho bao bì, đóng gói hàng hoá vận tải; tác động của vốn lƣu động dự trữ có liên quan đến vận tải; chi phí bảo quản hàng hoá; chi phí khác có liên quan. + Chi phí vận chuyển hàng hoá. + Chi phí cho xếp dỡ hàng hoá. + Chi phí cho đại lý và chi phí khác. Các tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. - Tính đảm bảo, an toàn và độ tin cậy. + Đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho hành khách. + Đảm bảo độ tin cậy theo thời gian biểu và biểu đồ vận hành ... - Tính nhanh chóng, kịp thời. + Đảm bảo thời gian chuyến đi (theo phƣơng pháp O - D) của hành khách. + Đảm bảo thời gian phục vụ hành khách (thời gian hoạt động) + Khoảng cách thời gian giữa các chuyến. + Đảm bảo thời gian giao nhận hành lý (nếu có). - Tính thuận tiện, tiệm nghi. + Thuận tiện khâu chuẩn bị cho chuyến đi nhƣ: địa điểm, phƣơng thức bán vé cho hành khách và hành lý. + Thuận tiện cho hành khách đổi tuyến, đổi chuyến và khi sử dụng nhiều phƣơng thức. + Thuận tiện cho hành khách lên phƣơng tiện, trong khâu vận chuyển. + Hệ số đổi tuyến, đổi tuyến và thời gian hoạt động của tuyến trong ngày. 9
  10. + Chỗ ngồi, và bố trí chỗ ngồi trong phƣơng tiện. + Hệ số sử dụng trọng tải. + Các thiết bị phụ trợ và các dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách trong quá trình vận tải. - Tính kinh tế. + Giá cƣớc vận tải hành khách. + Giá cƣớc hành lý, hàng bao gửi và chi phí khác. + Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chuyến đi. 1.3.3. Kiểm tra đánh giá chất lượng hàng hoá. dịch vụ. Để quản lý chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ đòi hỏi phải kiểm tra chất lƣợng một cách có hệ thống, thƣờng xuyên và định kỳ; đồng thời đámh giá mức chất lƣợng của sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng - là sự kiểm tra mức độ phù hợp của các chỉ tiêu chất lƣợng so với yêu cầu đề ra, qua những quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ, các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra chất lƣợng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có hệ thống ở tất cả các khâu. Qua kiểm tra sẽ có sự đánh giá chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ nhƣng chƣa thật toàn diện, đầy đủ và chính xác vì có một số chỉ tiêu chất lƣợng chƣa đƣợc đề cập đến trong quá trình kiểm tra. - Đánh giá mức chất lượng - là tổng hợp những hoạt động đƣợc tiến hành, trong đó có kiểm tra chất lƣợng, để so sánh tổng giá trị các chỉ tiêu chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ đƣợc đánh giá với tổng giá trị các chỉ tiêu gốc (tiêu chuẩn) tƣơng ứng. Nhƣ vây, đánh giá mức chất lƣợng có nghĩa rộng hơn kiểm tra chất lƣợng. Đánh giá mức chất lƣợng thƣờng đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau: nghiên cứu động thái biến đổi chất lƣợng theo thời gian, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, phân tích chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ mới, dự báo chất lƣợng; chứng nhận và cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Mục đích của đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ nhằm định lƣợng các chỉ tiêu chất lƣợng và tổ hợp những chỉ tiêu đó theo nguyên tắc xác định để biểu thị chất lƣợng sản phẩm, trên cơ sở đó có thể đƣa ra các quyết định phù hợp về chiến lƣợc sản phẩm, dịch vụ. Để đánh giá một chỉ tiêu chất lƣợng nào đó thông thƣờng ngƣời ta so sánh giá trị của chúng với giá trị tƣơng ứng đƣợc chọn làm chuẩn, kết quả so sánh là giá trị tƣơng đối.  Các hình thức kiểm tra chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Các hình thức kiểm tra chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ đã và đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay là: - Kiểm tra toàn bộ là kiểm tra tất cả các sản phẩm, dịch vụ về các chỉ tiêu (tiêu thức) đƣợc quy định. Kiểm tra toàn bộ đƣơng nhiên có khả năng đảm bảo kết quả chính xác, tin cậy nhƣng tốn nhiều thời gian và chi phí. - Kiểm tra đại diện (điển hình) là kiểm tra một số trong toàn bộ tổng thể để đánh giá chất lƣợng. Tính phức tạp của hình thức kiểm tra đại diện là: phải đảm bảo tính đại diện để kết quả kiểm tra đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Do đó, cần phải tiến hành một số ccong việc nhƣ: xác định kích thƣớc mẫu, cách lấy mẫu ...  Các phƣơng pháp xác định chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Các phƣơng pháp xác định chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ phổ biến gồm: 10
  11. - Phương pháp cảm quan là phƣơng pháp sử dụng các giác quan của con ngƣời cùng với những dụng cụ đo lƣờng thông thƣờng phù hợp để để xác định chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Thông qua cảm quan và kinh nghiệm nghề nghiệp để có thể đƣa ra nhận định, đánh giá chất lƣợng. - Phương pháp thí nghiệm là phƣơng pháp đƣợc thực hiện trong phòng thí nghiệm với các thiết bị phân tích chuyên dùng để đƣa ra những giá trị rõ ràng, khách quan, chính xác với độ tin cậy cao. - Phương pháp chuyên gia là dựa vào kết quả của phƣơng pháp cảm quan, phƣơng pháp thí nghiệm để tổng hợp, xử lý, phân tích kết quả mà các chuyên gia có thể đánh giá chất lƣợng.  Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Để đánh giá chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ có thể sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phương pháp vi phân. Theo phƣơng pháp này, các chỉ tiêu chất lƣợng riêng lẻ đƣợc so sánh với các chỉ tiêu riêng lẻ tƣơng ứng của theo chuẩn và thu đƣợc chỉ tiêu tƣơng đối. Do không xác định trọng số của các chỉ tiêu nên khó có kết quả chính xác. - Phương pháp tổng hợp. Theo phƣơng pháp này, các chỉ tiêu chất lƣợng riêng lẻ đƣợc xác định theo các trọng số khác nhau đòi hỏi nhìn nhận một cáh tổng hợp, đánh giá một cách chính xác chất lƣợng. - Phương pháp hỗn hợp. Phƣơng pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu riêng lẻ tập hợp thành nhóm, mỗi nhóm lại xác định trọng số và đánh giá so sánh với chuẩn quy định. 1.3.4. Lựa chọn sơ bộ phương thức vận tải hàng hoá. Tất cả các phƣơng thức vận tải đều có thể tham gia chuyên chở hàng hoá. Tuy nhiên, lựa chọn phƣơng thức nào để vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: loại hàng, cự ly vận chuyển, loại bao bì, yêu cầu của khách hàng .... Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến là đặc điểm, ƣu, nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng hợp lý của từng phƣơng thức vận tải. Bảng so sánh tính lợi thế: ƣu việt (1 là tốt nhất, 5 là kém nhất) của từng phƣơng thức vận tải theo một số các tiêu thức nhƣ: tốc độ, tính đều đặn, độ tin cậy, khả năng vận chuyển, tính linh hoạt, giá thành ... Xếp Tốc độ Tính đều đặn Độ tin cậy Năng lực vận Tính cơ động Giá thành hạng chuyển linh hoạt 1 Vận tải hàng Vận tải Vận tải Vận tải đƣờng Vận tải ô tô Vận tải không đƣờng ống đƣờng ống thuỷ đƣờng thuỷ 2 Vận tải ô tô Vận tải ô Vận tải ô tô Vận tải đƣờng Vận tải đƣờng Vận tải tô sắt sắt đƣờng ống 3 Vận tải Vận tải hàng Vận tải Vận tải ô Vận tải hàng Vận tải đƣờng sắt không đƣờng sắt tô không đƣờng sắt 11
  12. 4 Vận tải Vận tải Vận tẩi Vận tải hàng Vận tải đƣờng Vận tải ô tô đƣờng thuỷ đƣờng sắt đƣờng thuỷ không thuỷ 5 Vận tải Vận tải Vận tải hàng Vận tải đƣờng Vận tải đƣờng Vận tải hàng đƣờng ống đƣờng thuỷ không ống ống không 1.4. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN TẢI. 1.4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý của nƣớc ta nằm dài từ vĩ tuyến 8031‟ đến 23022‟ bắc bán cầu. Theo quy ƣớc về khí hậu: - Khí hậu xích đạo: từ xích đạo 0 0 đến 10 0 vĩ bắc, nam. - Khí hậu nhiệt đới: từ 100 - 300 vĩ bắc, nam. - Khí hậu cận nhiệt đới: từ 300 - 400 vĩ bắc, nam Theo đó, nƣớc ta nằm hầu hết nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có vùng cực nam thuộc vùng khí hậu xích đạo. Nƣơc ta có hơn 3500 km bờ biển, bình quân 90 km2 có 1 km bờ biển; cứ 25 km bờ biển có 1 cửa sông. Rừng chiếm 60% diện tích tự nhiên song độ che phủ ngày càng suy giảm. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiều đợt mƣa, bão, lũ lụt ... ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình vận tải. 1.4.2. Ảnh hưởng của thành phần không khí. Quá trình vận tải chủ yếu diễn ra trong tự nhiên, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thành phần không khí. Thành phần không khí bao gồm: Ni tơ: 78%; ô xy: 21%; ac gong: 0,93% và một số chất khác nhƣ: ozon, cacbonic; bụi, hơi nƣớc ... - Ni tơ là loại khí trơ, không có tác dụng tiêu cực trong việc bảo quản hàng hoá. - Ô xy là thành phần có tye trọng khá lớn. Khi nhiệt độ cao, hiện tƣợng ô xy hoá càng mạnh làm cho các mặt hàng nhƣ: cao su, chất dẽo bị lão hoá; kim loại bị han rỉ nhanh, dầu mỡ bị biến chất. - Cacbonic (CO2) có hàm lƣợng trung bình khoảng 0,03%, ở các thành phố lớn có thể lên tới 0,7%. Khi bảo quản hàng hoá nhƣ: thóc, gạo, ngô, rau quả ... nếu có nồng độ CO 2 thích hợp sẽ có tác dụng tích cực kìm hãm sự hoạt động của nhiều loại vi sinh vật. Theo nghiên cứu của V.S. Zagorianski thì nồng độ CO2 từ 10 - 20%thì đa số mốc bắt đầu ngừng hoạt động. Song hàm lƣợng CO2 quá mức sẽ làm cho hàng hoá dễ biến chất, thay đổi màu sắc tự nhiên. - Hàm lƣợng bụi trong không khí có ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng hàng hoá. Bụi làm cho hàng hoá bị nhiễm bẩn và là nguồn mang các bào tử vi khuẩn mốc, vi trùng ... làm biến chất hàng hoá. - Hơi nƣớc, đặc biệt là hơi nƣớc biển là dung dịch chứa nhiều chất điiện ly làm cho kim loại bị han rỉ rất nhanh, các mặt hàng bằng sợi dễ bị mục nát, các hàng hoá khác cũng dễ bị biến chất. 1.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Nhiệt độ là đại lƣợng đặc trƣng cơ bản nhất về khả năng biến đổi trạng thái vật lý, hoá học của hàng hoá. Hiện nay, thƣờng sử dụng 2 loại nhiệt kế để đo nhiệt độ. 12
  13. - Nhiệt kế Cenxiuyt - coi 00C là điểm chảy của nƣớc đá và 1000C là điểm sôi của nƣớc. Ký hiệu: 0 C. - Nhiệt kế Farenhet - coi + 320F là điểm chảy của nƣớc đá và + 2120F là điểm sôi của nƣớc. Ký 0 hiệu: F. Trong vận tải và đời sống ngƣời ta vẫn sử dụng đồng thời cả 2 loại nhiệt kế trên. Cách chuyển đổi từ 0C sang 0F và ngƣợc lại: 0 100 5 0 C= ( 0F - 32 ) = ( F – 32 ). 212  32 9 0 212  32 0 9 F= C + 32 = 0C + 32. 100 5 Nhiệt độ trung bình hàng năm ở nƣớc ta là: 22,70C; trong đó: nhiệt độ cực đại 42,80C; cực tiểu 0 là -3,1 C. Khi nhiệt độ cao: lƣơng thực bị biến chất, thực phẩm tƣơi sống chóng bị ôi thiu, rau quả giảm chất lƣợng; xăng dầu bay hơi nhanh và dễ lắng căn; xi măng, cao su, thuỷ tinh, sành sứ, vải sợi ... đều bị biến chất. Do đó, khi vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ hàng hoá cần tránh nhiệt độ cao; đặc biệt vào mùa hè, phƣơng tiện phải che chắn tốt để đảm bảo chất lƣợng hàng hoá trong quá trình vận tải. 1.4.3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Không khí ngậm hơi nƣớc gọi là độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí đƣợc biểu thị qua: độ ẩm bảo hoà; độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tƣơng đối. - Độ ẩm bảo hoà (Độ ẩm cực đại) là lƣợng hơi nƣớc tối đa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ và áp suất cụ thể. Ký hiệu - A; đơn vị: gam/m3. Trong điều kiện áp suất cố định: 760 mmHg, khi nhiệt độ tăng thì độ ẩm bảo hoà cũng tăng theo. Ví dụ: t0 = 00C thì A = 4,84 gam/m3, t0 = 100C thì A = 9,38 gam/m3. t0 = 200C thì A = 17,12 gam/m3, t0 = 300C thì A = 30,04 gam/m3. - Độ ẩm tuyệt đối là số lƣợng hơi nƣớc thực tế (tính bằng gam) chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ và áp suất cụ thể. Ký hiệu - a; đơn vị: gam/m3. Ví dụ: trong điều kiện áp suất cụ thể: 760 mmHg; ở nhiệt độ t = 200C thì: a ≤ A: 17,12 gam/m3 . Độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm của nƣớc ta: 18,0 gam/m3. - Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối (a) với độ ẩm bảo hoà (A) ở nhiệt độ và áp suất cụ thể. Ký hiệu - r; đơn vị %. a r= 100 (%) A Độ ẩm tƣơng đối của không khí biểu thị sự khô, ƣớt của không khí trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cụ thể. Ở nƣớc ta, độ ẩm tƣơng đối khá cao; số giờ có độ ẩm lớn hơn 80% chiếm tới 78% số giờ của cả năm. 13
  14. Khi độ ẩm tƣơng đối tăng lên, các vi sinh vật phát triển nhanh, hiện tƣợng ô xy hóa tăng mạnh. Để đo độ ẩm tƣơng đối ngƣời ta sử dụng ẩm kế hoặc dùng giấy đo độ ẩm - CoCl2 clorua coban. 1.4.4. Ảnh hưởng của các nhân tố khác. Hoạt động của vi sinh vật và côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chất lƣợng của hàng hoá, đặc biệt là hàng lƣơng thực, thực phẩm. - Vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn; men; mốc ... + Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, kích thƣớc rất nhỏ chỉ từ 1 - 3 micron (1 micron = 10 -3 mm), hình dáng đa dạng, thông thƣờng dạng hình cầu. Trong điều kiện thuận lợi từ 1 tế bào sau 4 giờ đã sản sinh ra đƣợc 256 tế bào. + Men thuộc loại đơn bào, hình tròn; bầu dục, kích thƣớc nhỏ: 10 micron, sinh trƣởng bằng nẩy mầm. + Mốc có cấu tạo đa dạng (đa bào và đơn bào) kích thƣớc lớn hơn vi khuẩn và men. Trên bề mặt thực phẩm chúng tạo thành những lớp mỏng màu xanh nhạt, màu xám. - Côn trùng gồm mối, mọt, gián, kiến, chuột ... là nguyên nhân gây ra hao hụt và giảm chất lƣợng hàng hoá. Khảo sát 1 kho chứa 80 tấn lƣơng thực, 1 năm số lƣợng lƣơng thực hao hụt do chuột gây ra có thể lên đến 4 - 5 % (3,2 – 4,0 tấn). Ngoài những yếu tố đã nêu ở trên, còn các yếu tố khác tác động đến quá trình bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá mà trong quá trình tổ chức cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp và có hiệu quả. 1.5. CÔNG TÁC THƢƠNG VỤ VẬN TẢI. Để thực hiện qúa trình vận tải hàng hoá, hành khách cần phải tiến hành tổng hợp nhiều tác nghiệp. Những tác nghiệp này liên quan đến các khâu của quá trình vận tải, mà các nội dung chủ yếu liên quan đến công tác thƣơng vụ vận tải bao gồm: - Nghiên cứu và khai thác thị trƣờng vận tải hàng hoá và hành khách. - Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách bằng đơn hoặc đa phƣơng thức. - Tổ chức các trạm hàng hoá nhằm tiếp nhận, bảo quản, giao nhận, vận chuyển hàng hoá và thực hiện các dịch vụ về vận tải. - Hoàn thành những thủ tục, giấy tờ cần thiết cho quá trình vận tải hàng hoá, hành khách, xây dựng chính sách giá cƣớc vận tải. - Soạn thảo và tổ chức thực hiện những văn bản pháp quy về vận tải hàng hoá và hành khách; ký kết hợp đồng vận tải với các đơn vị có liên quan. - Đề xuất các phƣơng án sản xuất kinh doanh vận tải, các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tập hợp và giải quyết những khiếu nại, vƣớng mắc, kiến nghị ... có liên quan về vận tải hàng hoá, hành khách và hành lý ... - Tổ chức các dịch vụ vận tải theo hƣớng đa dạng hoá dịch vụ và dịch vụ vận tải quốc tế. - Tổ chức hội nghị khách hàng, kiểm tra và đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải. - Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nƣớc về công tác thƣơng vụ. 14
  15. - Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn về thƣơng vụ vận tải cho các cán bộ công nhân viên chức. 15
  16. Chương 2 - HÀNG HOÁ, HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ. 2.1.1. Khái niệm về hàng hoá và đặc tính của hàng hoá.  Khái niệm về hàng hoá (nói chung). Hàng hoá (nói chung) là vật thể nhờ những thuộc tính của mình, thoả mãn đƣợc nhu cầu nào đó của con ngƣời. Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm lao động của xã hội. Để trở thành hàng hoá thì sản phẩm lao động, trƣớc hết thoả mãn nhu cầu của con ngƣời, phải có ích; mặt khác phải nhằm mục đích trao đổi thông qua mua bán trên thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng với những đặc trƣng của nó vai trò của hàng hoá đƣợc đề cao; ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm hợp thị hiếu và có chất lƣợng. Hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. - Giá trị sử dụng nói lên tính có ích của hàng hoá, khả năng của hàng hoá thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời. Giá trị sử dụng đƣợc quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên của vật nhƣ tính chất vật lý, hoá học, sinh học và những thuộc tính do kết quả lao động của con ngƣời tạo ra cho nó. Nói đến giá trị sử dụng, tính có ích của hàng hoá là phải gắn với công dụng của vật phẩm hàng hoá. Công dụng của một vật làm cho vật ấy có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng chỉ đƣợc thể hiện qua sử dụng hay tiêu dùng. Cùng với sự tiến hoá của lịch sử loài ngƣời, sự phát triển của sản xuất xã hội và những tiến bộ của khoa học công nghệ, con ngƣời tạo ra sản phẩm càng nhiều thuộc tính mới, đặc trƣng mới và do đó làm tăng tính đa dạng của giá trị sử dụng. Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hoá là nó phải thoả mãn nhu cầu của ngƣời mua, thoả mãn nhu cầu xã hội, nó phải thể hiện với tƣ cách là giá trị sử dụng xã hội. Vật phẩm không đƣợc mua bán trong quá trình trao đổi sẽ mất đi giá trị sử dụng của mình. Khác với trƣờng hợp sản phẩm đƣợc làm ra không nhằm mục đích trao đổi mà chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân ngƣời làm ra nó, thì giá trị sử dụng đó là giá trị sử dụng cá biệt và đƣơng nhiên sản phẩm đó chƣa phải là hàng hoá. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. trong điều kiện sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi mà ẩn sau là giá trị. - Giá trị là lao động xã hội đã vật hoá trong hàng hoá. Mọi sản phẩm do con ngƣời tạo ra đều chứa đựng lao động, nhƣng chỉ trong những điều kiện lịch sử nhất định lao động đó mới mang hình thức xã hội của giá trị. Lƣợng giá trị của hàng hoá đƣợc quyết định bởi số lƣợng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó.  Khái niệm về hàng hoá trong vận tải (gọi tắt là hàng hoá). Khái niệm về hàng hoá trong kinh tế học nói chung khác với khái niệm hàng hoá trong vận tải. Trong vận tải, hàng hoá đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Tất cả nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nông lâm thổ sản, cây con các loại ... mà đơn vị vận tải nhận để vận chuyển kể từ lúc xếp hàng lên phương tiện ở nơi gửi đến khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện ở nơi nhận được gọi là hàng hoá. Đặc tính vận tải của hàng hoá. Tổng hợp những tính chất, đặc điểm để từ đó xác định điều kiện và kỹ thuật vận chuyển xếp dỡ và bảo quản hàng hoá đƣợc gọi là đặc tính vận tải của hàng hoá. 16
  17. Đặc tính vận tải của hàng hoá bao gồm: - Đặc tính khối lƣợng và thể tích của hàng hoá. Đặc tính khối lƣợng và thể tích (khối lƣợng riêng và thể tích đơn vị) cho phép xác định việc sử dụng hợp lý dung tích và trọng tải thực tế của phƣơng tiện. - Tính chất vật lý, hoá học của hàng hoá. Tính chất vật lý, hoá học của hàng hoá cùng với các điều kiện khác ảnh hƣởng đến việc xác định quy trình công nghệ vận chuyển hàng hoá đó. - Bao bì và cách đóng gói hàng hoá. Bao bì và cách đóng gói có tác dụng bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải. Cùng một loại hàng hoá, nếu vận chuyển không có bao bì sẽ có yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn khác so với vận chuyển có bao bì.  Những hàng hoá thoả mãn yêu cầu về an toàn (cho ngƣời, phƣơng tiện và hàng hoá) trong các khâu: bảo quản; xếp dỡ và vận chuyển đƣợc coi là những hàng hoá đủ điều kiện về mặt an toàn vận tải.  Về mặt tổ chức quản lý vận tải: Đơn vị vận tải đƣợc quyền từ chối vận chuyển hàng hoá thuộc một trong những trƣờng hợp sau đây: - Hàng cấm lƣu thông. - Hàng đƣợc lƣu thông nhƣng phải có giấy phép mà chủ hàng không có giấy phép kèm theo. - Hàng cần có thiết bị để đảm bảo chát lƣợng, an toàn trong quá trình vận tải nhƣng cả hai bên đều không có thiết bị đó. - Bao bì không đảm bảo an toàn cho quá trình vận tải (vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản). - Hàng cần đƣợc bảo quản, chăm sóc đặc biệt mà bên vận tải không đủ điều kiện đảm nhận hoặc bên có hàng không cử ngƣời đi áp tải. - Hàng hoá có thuộc tính hao hụt tự nhiên mà chƣa thống nhất tỷ lệ hao hụt tự nhiên. 2.1.2. Phân loại hàng hoá trong vận tải. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau, có thể có nhiều cách phân loại hàng hoá vận tải theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo danh điểm hàng hoá. Ở nƣớc ta bảng danh điểm hàng hoá vận tải đƣợc thực hiện thống nhất cho tất cả các ngành vận tải để xây dựng cƣớc phí, xác định chi phí vận chuyển, xếp dỡ, tập hợp khối lƣợng hàng hoá vận tải (thống kê loại hàng vận tải) theo 23 loại hàng: 1. Than đá. 2. Xăng, dầu mỡ. 3. Quặng kim khí. 4. Máy móc, dụng cụ. 5. Vật liệu kim khí. 6. Quặng apatít. 7. Phân bón. 17
  18. 8. Hoá chất. 9. Xi măng. 10. Đất, đá, cát, sỏi. 11. Vôi, gạch, ngói. 12. Gỗ, vật liệu gỗ. 13. Lâm thổ sản. 14. Nông sản (mía cây, hoa quả tƣơi ... ). 15. Thóc, gạo, bột. 16. Ngô. 17. Muối. 18. Thực phẩm (đƣờng, hàng đông lạnh ... ). 19. Vải. 20. Bông và nguyên liệu dệt. 21. Bách hoá. 22. Súc vật sống. 23. Hàng khác. Đối với Cộng hoà Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu các vấn đề vận tải tổng hợp (ốKTé) đề xuất phƣơng án phân loại hàng hoá vận tải theo 11 loại hàng sau: 1. Các sản phẩm nông nghiệp. 2. Các sản phẩm của công nghiệp gỗ, giấy. 3. Quặng kim loại. 4. Sản phẩm của công nghiệp nhiên liệu, điện lực. 5. Vật liệu xây dựng. 6. Sản phẩm của công nghiệp kim khí. 7. Sản phẩm của công nghiệp chế tạo máy và gia công kim khí. 8. Sản phẩm của công nghiệp hoá học. 9. Sản phẩm của công nghiệp hoá học. 10. Sản phẩm của công nghiệp nhẹ và báo chí. 11. Các loại hàng khác. 18
  19.  Theo trạng thái vật lý của hàng hoá vận chuyển đƣợc chia thành 3 nhóm: - Hàng hoá ở thể rắn. - Hàng hoá ở thể lỏng. - Hàng hoá ở thể khí.  Theo phƣơng pháp và kỹ thuật bảo quản gồm 3 nhóm: - Hàng quý, dễ hỏng do ẩm ƣớt và do thay đổi của nhiệt độ - những loại hàng này thƣờng đƣợc bảo quản trong kho kín. - Hàng dễ hỏng do ẩm ƣớt nhƣng không bị ảnh hƣởng của nhiệt độ - những loại hàng này đƣợc bảo quản trong kho có mái che. - Hàng không bị ảnh hƣởng của môi trƣờng xung quanh – những loại hàng này thƣờng đƣợc bảo quản ở bãi.  Theo tính chất hàng hoá đƣợc chia thành: - Hàng mau hỏng. - Hàng ổn định.  Để phục vụ cho công việc định mức xếp dỡ, hàng hoá đƣợc chia ra : - Hàng đóng gói và hàng đơn chiếc. - Hàng nặng và hàng qúa khổ. - Kim loại và sản phẩm kim loại. - Hàng gỗ và sản phẩm của gỗ. - Hàng rời, hàng đổ đống.  Theo cách phân loại đặc trƣng chung cho ngành vận tải, đƣợc chia hàng hoá thành các nhóm: - Hàng có khối lƣợng lớn. Hàng có khối lƣợng lớn: gồm hàng lỏng, hàng rời và hàng đổ đống. Đặc điểm của nhóm này là có khối lƣợng vận chuyển nhiều và tƣơng đối ổn định. Khối lƣợng vận chuyển một lần lớn, mức xếp dỡ cao, vận chuyển nguyên hầm, nguyên tàu, nguyên toa hoặc bằng tàu chuyên dùng, sử dụng các thiết bị xếp dỡ chuyên dùng. - Hàng thông dụng. Hàng thông dụng gồm hàng bao, kiện, thùng, hòm, container, kim loại và sản phẩm kim loại, hàng nặng và hàng quá cỡ, hàng đơn chiếc và các loại hàng khác. Đặc điểm của nhóm hàng này là có hình dạng kích thƣớc rất khác nhau. Nhóm này đƣợc vận chuyển bằng phƣơng tiện thông thƣờng. Đối với hàng container đƣợc vận chuyển bằng phƣơng tiện chuyên dùng. - Hàng đặc biệt. Hàng đặc biệt gồm: các loại hàng phóng xạ nguy hiểm, hàng chóng hỏng, hoa quả tƣơi và súc vật sống. Đặc điểm của nhóm hàng này là đƣợc bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển theo những nguyên tắc, quy định riêng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh, cách ly, phòng chống cháy nổ, kiểm dịch ... 19
  20.  Ngoài ra, hàng hoá vận tải còn dựa vào những đặc trưng khác biệt nhƣ: - Kích thƣớc và trọng lƣợng của hàng hoá (hàng siêu trƣờng, hàng siêu trọng); - Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh của phƣơng tiện (hàng loại 1, 2, 3, 4, 5); - Giá trị hàng hoá vận tải (bậc hàng: 5, 4, 3, 2, 1) - Cự ly vận chuyển (vận chuyển đƣờng ngắn, trung bình, đƣờng dài); - Vị trí giao nhận hàng (vận tải trong nƣớc và quốc tế); - Số lƣợng địa điểm giao nhận trên hành trình (vận chuyển suốt và vận chuyển hàng lẻ); - Hệ số sử dụng quảng đƣờng có hàng (hàng đi, hàng về); - Mức độ nguy hiểm của hàng hoá vận tải (hàng nguy hiểm: chất nổ và vật liệu nổ; các chất ô xy hoá; khí nén và khí hoá lỏng, các chất dễ cháy; chất độc ...). 2.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG HÀNG HOÁ. Ngày 26.12.1964 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định 186/CP bảng đơn vị đo lƣờng hợp pháp của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bảng đơn vị đo lƣờng này đƣợc xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế IS (International Standard) do Viện Tiêu chuẩn Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) ban hành. Tổng cộng có 103 đơn vị với 72 đại lƣợng của 6 lĩnh vực: cơ, điện tử, nhiệt, quang, âm và phóng xạ. Trong vận tải hệ thống đơn vị đo lƣờng thông dụng đƣợc thể hiện ở bảng sau. Tên gọi Ký hiệu Đơn vị tính Tên gọi Ký hiệu Đơn vị tính Kích thƣớc L, l mm; m Thể tích V m3; lít Khối lƣợng m, Q kg, T Khối lƣợng riêng Q Tấn/m3 d= V Thời gian t giờ, s Thể tích đơn vị V m3/tấn u= Q Diện tích S m2 Áp lực P N/m2 p= V Trong đời sống thực tế nói chung và trong vận tải nói riêng, các đơn vị đo lƣờng của Anh, Mỹ, Trung Quốc ... cũng đƣợc thừa nhận và tồn tại khá phỏ biến. Bảng sau giới thiệu một số đơn vị đo thông dụng của Anh, Mỹ. Đơn vị của Anh (Mỹ) Đổi ra hệ đơn vị quốc Đơn vị của Anh (Mỹ) Đổi ra hệ đơn vị quốc tế tế Đơn vị đo kích thước 1 Pound 453,59 gam 1 inch 0,0254 m 1 Longton (Anh) 1.016 kg 1 Feet (Foot) = 12 inch 0,3048 m 1 Longton (Anh) 1.016 kg 1 Yrad = 3 foot 0,9144 m Đơn vị đo thể tích 20
nguon tai.lieu . vn