Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẠM HUY HOÀNG (Chủ biên) NGUYỄN VĂN SÁU - NGUYỄN THỊ NGUYỆT GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HÀN Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí Trình độ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ trên thế giới, nền kinh tế của nước ta đã có sự phát triển nhanh, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều tiến bộ vượt bậc, việc nắm bắt thông tin cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều trong xã hội. Nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho nghề nghề điện lạnh. Chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật Máy lạnh & Điều hòa không khí của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu đó. Giáo trình Thực tập hàn là mô đun 16 trong chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật Máy lạnh & Điều hòa không khí được biên soạn chi tiết các bước công việc cụ thể, trong mỗi bước có giới thiệu các kiến thức liên quan, hướng dẫn các trình tự thao tác, các yêu cầu về an toàn lao động khi thao tác và cuối cùng là đưa ra các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục để sinh viên rút kinh nghiệm. Khi biên soạn, tôi đã tham khảo và chọn lọc các tài liệu có liên quan về công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với việc sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Quá trình biên soạn tôi đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày..... tháng 5 năm 2021 Biên soạn Chủ biên: Th.s Phạm Huy Hoàng 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 MỤC LỤC ......................................................................................................... 2 Bài 1 Nội quy và kỹ thuật an toàn trong thực tập hàn ................................. 7 1.1. Lý thuyết liên quan.................................................................................. 7 1.1.1. Nội qui xưởng thực tập hàn.............................................................. 7 1.1.2. Kỹ thuật an toàn ............................................................................... 8 1.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 11 1.2.1. Trình tự thao tác ............................................................................. 11 1.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 12 1.4. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục.................................................. 12 1.5. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 12 Bài 2 Hàn một số mối hàn cơ bản (Hàn các linh kiện điện tử) .................. 13 2.1. Lý thuyết liên quan................................................................................ 13 2.1.1. Thực chất, đặc điểm và phân loại hàn vảy ..................................... 13 2.1.2. Vật liệu hàn vảy mềm .................................................................... 14 2.1.3. Mỏ hàn vảy thiếc ............................................................................ 15 2.1.4. Các yêu cầu của mối hàn................................................................ 18 2.1.5. Các kỹ thuật hàn cơ bản ................................................................. 20 2.1.6. Kiểm tra chất lượng mối hàn ......................................................... 37 2.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 39 2.2.1. Bản vẽ chi tiết................................................................................. 39 2.2.2. Trình tự thao tác ............................................................................. 41 2.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 41 2.3.1. Giữ đúng tư thế khi làm việc ......................................................... 41 2.3.2. Đeo kính bảo hộ ............................................................................. 42 2.3.3. Dọn dẹp bàn hàn............................................................................. 42 2.4. Các khuyết tật thường gặp .................................................................... 42 2.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm................................................ 45 2
  4. 2.6. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 46 Bài 3 Sử dụng thiết bị hàn hơi....................................................................... 47 3.1. Lý thuyết liên quan................................................................................ 47 3.1.1. Thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng .................................... 47 3.1.2. Khí hàn ........................................................................................... 48 3.1.3. Thiết bị hàn khí .............................................................................. 49 3.1.4. Các loại ngọn lửa hàn..................................................................... 53 3.1.5. Kết nối thiết bị hàn hơi................................................................... 53 3.1.6. Điều chỉnh ngọn lửa hàn ................................................................ 57 3.1.7. Hàn đường thẳng trên mặt phẳng ................................................... 58 3.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 60 3.2.1. Trình tự thao tác ............................................................................. 60 3.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 61 3.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục......................................... 61 3.5. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 62 Bài 4 Kỹ thuật hàn ống đồng với đồng ........................................................ 63 4.1. Lý thuyết liên quan................................................................................ 63 4.1.1. Các loại vảy hàn ............................................................................. 63 4.1.2. Đặc điểm khi hàn đồng và hợp kim của đồng ............................... 63 4.1.3. Vật liệu hàn .................................................................................... 64 4.1.4. Kỹ thuật hàn nối ống đồng ............................................................. 65 4.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 69 4.2.1. Bản vẽ chi tiết................................................................................. 69 4.2.2. Trình tự thao tác ............................................................................. 71 4.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 72 4.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục......................................... 73 4.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm................................................ 73 4.6. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 74 Bài 5 Hàn ống đồng với ống thép .................................................................. 75 5.1. Lý thuyết liên quan................................................................................ 75 3
  5. 5.1.1. Hàn giáp mối thép các bon thấp ở vị trí hàn bằng ......................... 75 5.1.2. Hàn đồng với thép .......................................................................... 78 5.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 78 5.2.1. Bản vẽ chi tiết................................................................................. 78 5.2.2. Trình tự thao tác ............................................................................. 80 5.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 81 5.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục......................................... 81 5.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm................................................ 82 5.6. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 83 Bài 6 Hàn tổ hợp ống...................................................................................... 84 6.1. Lý thuyết liên quan................................................................................ 84 6.1.1. Thao tác chuẩn bị ống đồng ........................................................... 84 6.2. Nội dung thực hành ............................................................................... 85 6.2.1. Bản vẽ chi tiết................................................................................. 85 6.2.2. Trình tự thao tác ............................................................................. 86 6.3. Yêu cầu về an toàn lao động ................................................................. 87 6.4. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục......................................... 88 6.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm................................................ 88 6.6. Câu hỏi ôn tập ....................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 94 4
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên môn học: THỰC TẬP HÀN Mã số mô đun: MĐ 16 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I. Vị trí tính chất của mô đun: * Vị trí: Là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề, nghề Kỹ thuật Máy lạnh & Điều hòa không khí. * Tính chất: Là mô đun cơ sở hỗ trợ trong quá trình học các môn học chuyên môn. II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này sinh viên có khả năng: * Về kiến thức: - Trình bày được trình tự các bước công việc khi thực hiện hàn * Về kỹ năng: - Hàn được các mối hàn thiếc và linh kiện điện tử thông dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Hàn được các mối hàn kết nối ống đồng với ống đồng và ống đồng với ống sắt bằng phương pháp hàn khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện cho sinh viên thái độ nghiên túc, cẩn thận, kiên trì, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian Thực hành, Thi/ Stt Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiện, Kiểm số thuyết thảo luận, bài tra tập Bài 1: Nội quy xưởng hàn và kỹ thuật an toàn 1 1 1 1.1. Nội quy phân xưởng 1.2. Kỹ thuật an toàn 5
  7. Bài 2: Hàn một số mối hàn thông dụng 2.1. Hàn chồng 14 6 8 2.2. Hàn điểm 2 2.3. Hàn khuyết 2.4. Hàn nối thẳng 2.5. Hàn nối rẽ nhánh Bài 3: Sử dụng thiết bị hàn hơi 3.1. Dụng cụ, vật liệu hàn. 25 8 16 1 3 3.2. Kết nối thiết bị hàn hơi 3.3. Lấy lửa và điều chỉnh ngọn lửa hàn hơi Bài 4: Kỹ thuật hàn ống đồng với đồng 4.1. Hàn hai ống có đường 12 5 7 4 kính bằng nhau 4.2. Hàn hai ống có đường kính khác nhau Bài 5: Hàn ống đồng với ống sắt 5 5.1. Hàn thuận 25 6 18 1 5.2. Hàn ngang 5.3. Hàn ngược Bài 6: Hàn tổ hợp ống 6.1. Hàn tổ hợp ống đồng 6 với ống đồng 13 4 8 1 6.2. Hàn tổ hợp ống đồng với ống sắt Tổng cộng 90 30 57 3 2. Nội dung chi tiết: 6
  8. Bài 1 Nội quy và kỹ thuật an toàn trong thực tập hàn Thời gian: 1 giờ (Lý thuyết: 1, thực hành: 0) Mục tiêu: - Trình bày được nội quy an toàn xưởng thực tập hàn. - Kiểm tra được an toàn thiết bị dụng cụ trước khi vận hành. - Thực hiện các kỹ thuật an toàn nhằm tránh tai nạn lao động trong quá trình thực hành. - Rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sắp xếp trong quá trình thực hành. Nội dung: 1.1. Lý thuyết liên quan 1.1.1. Nội qui xưởng thực tập hàn 1.1.1.1. Trước khi thực tập - Những người không có nhiệm vụ không vào xưởng thực hành. - Giảng viên, Giáo viên, Học sinh-Sinh viên phải có mặt tại xưởng thực hành trước giờ học từ 5 đến 10 phút để kiểm tra tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư… nhận bàn giao xưởng thực hành và ghi sổ giao ca. Nếu phát hiện trang thiết bị hỏng, mất thì phải báo ngay cho bộ phận quản lý. - Giáo viên, Học sinh-Sinh viên phải có đầy đủ bảo hộ lao động, đeo thẻ theo quy định, quần áo đầu tóc gọn gàng. 1.1.1.2. Trong khi thực tập - Thực hiện các công việc khi đã được giáo viên hướng dẫn, phân công, không làm việc riêng. - Học sinh thực tập trong xưởng nếu cần ra hoặc vào xưởng thực tập phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. - Trước khi sử dụng các thiết bị trong xưởng phải kiểm tra an toàn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu thấy không an toàn và không được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. - Người sử dụng các thiết bị có trong xưởng thực tập phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn, qui trình sử dụng thiết bị đó. - Trước khi sử dụng các thiết bị trong xưởng phải kiểm tra an toàn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu thấy không an toàn và không được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. 7
  9. - Không tự ý bỏ ra ngoài gây mất trật tự, đùa nghịch đi lại lộn xộn và xả rác bừa bãi. - Cấm uống rượu, bia, hút thuốc lá, nhai kẹo cao su… Sử dụng hung khí, chất gây cháy nổ. Nghỉ học phải có giấy phép, có lý do chính đáng. Nghỉ ốm phải có giấy xác nhận của Y Bác sỹ. - Tuyệt đối không tự ý đem các thiết bị, dụng cụ… ra khỏi xưởng thực hành khi chưa được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn hoặc người quản lý. - Khi ngừng thực tập hoặc mất điện phải ngắt cầu dao điện vào máy hoặc các thiết bị đang sử dụng. - Trong khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ mới hiện đại nếu có hiện tượng khác nạ như có tiếng kêu khác thường, mất mát, hỏng hóc....phải ngừng hoạt động đồng thời báo cho giáo viên hướng hoặc người có trách nhiệm giải quyết. - Khi để xảy ra mất an toàn lao động cho người, thiết bị phải ngắt điện, cấp cứu người bị nạn (nếu có); giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho giáo viên hướng dẫn hoặc người có trách nhiệm giải quyết; - Bảo vệ tài sản trang thiết bị trong phòng học (xưởng thực hành). Khi làm hỏng dụng cụ, trang thiết bị… tùy theo mức độ nặng nhẹ, phải bồi thường theo quy định của nhà trường. 1.1.1.3. Kết thúc buổi thực tập - Ngắt điện vào máy, lau sạch sẽ các trang thiết bị dụng cụ… và cho dầu mỡ vào những chỗ cần thiết của thiết bị, dụng cụ. - Vệ sinh phong học, xưởng thực hành (gồm nền nhà, bảng, bàn ghế, tường, cửa kính…) sạch sẽ; tắt đèn, quạt, khóa cửa và bàn giao xưởng cho người quản lý. 1.1.1.4. Yêu cầu Giảng viên, Giáo viên và Học sinh-Sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các điều Nội quy trên. 1.1.2. Kỹ thuật an toàn 1.1.2.1. Kỹ thuật an toàn lao động khi hàn hồ quang tay a. Kỹ thuật an toàn tránh ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim loại nóng chảy bắn ra - Khi làm việc phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như mặt lạ cùng kính hàn, mũ , găng tay, giày da, quần áo bạt... - Xung quanh nơi làm việc không để những chất dễ cháy, dễ nổ, lúc làm việc trên cao phải có những tấm che để tránh những kim loại nóng chảy nhỏ giọt xuống làm người ở dưới bị bỏng hoặc gây nên hỏa hoạn. 8
  10. - Xung quanh nơi làm việc pải để những tấm che, trước khi mồi hồ quang phải quan sát bên cạnh để tránh những tia sáng hồ quang ảnh hưởng đến sức khỏe của những người làm việc xung quanh. b. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh bị điện giật - Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao cần phải tiếp đất tốt để tránh tình trạng hở điện gây nên tai nạn. - Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt, tránh tình trạng bị đè hỏng hoặc bị cháy. - Khi ngắt hoặc đóng cầu dao thường phải đeo găng tay da khô và nghiêng đầu về một bên để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên. - Tay cầm kìm hàn, găng tay da, quần áo làm việc và giày phải khô ráo. - Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi giày cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để lót ở dưới chân. - Khi làm việc ở trong các thùng, ống và những vật đựng bằng kim loại thì phải đệm những tấm cách điện dưới thùng hoặc ống đó. - Khi làm việc ở nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải tảng bị đầy đủ bóng đèn. - Nếu có người bị điện giật thì phải lập tức ngắt nguồn điện hoặc tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không được dùng tay để kéo người bị điện giật. c. Kỹ thuật an toàn phòng nổ, trúng độc và những nguy hại khác - Khi hàn các vật chứa chất dễ cháy nổ (bình xăng, dầu...) thì phải cọ rửa sạch và để khô sau đó mới hàn. - Khi làm việc trong các nồi hơi hoặc trong những thùng lớn thì qua một thời gian nhất định phải đổi ra ngoài để hô hấp không khí mới. - Khi cạo, làm sạch xỉ hàn phải đeo kính trắng để đề phòng xỉ hàn bắn vào mắt gây tai nạn. - Chỗ làm việc phải thông gió tốt, đặc biệt khi hàn những kim loại màu thì càng phải chú ý hơn. - Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn và phải buộc dây cáp trên giá cố định, tuyệt đối không được khoác vào người. 1.1.2.2. Kỹ thuật an toàn trong hàn và cắt bằng khí a. An toàn đối với chai chứa khí - Các chú ý về an toàn trong bảo quản, vận chuyển Chỉ sử dụng các chai còn trong hạn sử dụng 9
  11. Thông thường việc vận chuyển chai bằng tay rất khó khăn, nên sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe chở chai v.v.). Có thể lăn chai ở trạng thái nghiêng nhưng không được kéo lê, lăn chai đặt nằm Chai phải được bảo vệ để tránh bị cắt, va đập. Không được để chai bị rơi hay va đập vào nhau. Không dùng chai làm con lăn, giá đỡ. Chai phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng để nhận biết loại khí. Khi có nghi ngờ về thành phần khí, phải trả lại chai không được sử dụng. Chai đã sử dụng hết khí phải để riêng, đánh dấu rõ ràng Khi bảo quản chai, nhà để chai phải đảm bảo thông gió. Không để chai oxy cùng gian nhà với các Không đặt chai gần nguồn nhiệt hay chạm vào dây điện b. Khi sử dụng chai Các chai, đặc biệt là chai LPG, C2H2 phải đặt ở vị trí đứng và được cố định chắc chắn. Khi mở van chai phải mở bằng tay, mở từ từ. Nếu không mở được phải trả lại chai, không cố tình dùng các dụng cụ khác để mở. Áp kế và van giảm áp phải phù hợp với loại khí và áp suất khí bên trong chai. Không được phép tự sửa chữa chai, van giảm áp. Không cho phép tia lửa, kim loại nóng chảy, dây điện, khí nóng hay ngọn lửa tiếp xúc với chai Không được để dầu mỡ dây vào chai oxy Không được phép dùng oxy thay thế cho khí nén, khí ni tơ trong các phương tiện dùng khí nén hay khi thử đường ống Chỉ mở không quá 1,5 vòng đối với van chai C2H2 Không được phép dùng 1 chai ôxy cho 2 chai khí cháy bằng cách sử dụng nối chữ T trên đường ống cấp khí Biện pháp xử lý khi phát hiện chai bị rò rỉ: Ngưng sử dụng, khóa ngay van chai, đưa chai ra vị trí thoáng gió, xa nguồn nhiệt và tia lửa, đặt biển báo và thông báo cho người cung cấp chai. c. Chú ý an toàn trong quá trình hàn cắt bằng khí Không dùng ống mềm quá dài, tránh để ống bị xoắn. Ống phải được bảo vệ không để xe hay các vật khác cán qua 10
  12. Xử lý ngay các vị trí xì hở, các đầu nối ống bị hở phải cắt hay thay mới, không được phép băng bó. Định kỳ kiểm tra ống mềm. Kiểm tra độ kín bằng cách nạp khí trơ vào ống đến áp suất làm việc rồi nhúng vào nước Ống mềm phải được bảo vệ tránh tia lửa hàn, xỉ hàn và dầu mỡ. Khi không sử dụng phải bảo quản cẩn thận. Khi mồi lửa, trước hết phải mở van ôxy, sau đó mới mở van khí cháy. Nếu mở van khí cháy trước, nếu áp lực ôxy không đủ có thể gây ra cháy ngược Không được phép để mỏ hàn, mỏ cắt quá nóng có thể gây hiện tượng cháy ngược. Khi thay mỏ hàn, mỏ cắt phải khóa van giảm áp, không được bẻ gập ống Khi ngưng cắt/hàn trong thời gian ngắn có thể khóa van trên mỏ cắt/hàn, không cần khóa van chai. Nếu ngưng/hàn cắt trong thời gian dài, phải: 1) Khóa van chai 2) Mở van mỏ cắt để xả hết khí thừa trong ống 3) Đóng van mỏ cắt và xả lỏng hết vít điều chỉnh trên van giảm áp. 1.2. Nội dung thực hành 1.2.1. Trình tự thao tác Tt Trình tự thao tác Thiết bị, dụng cụ và vật tư Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị thiết bị, Dụng cụ, thiết bị an toàn và - Đúng, đủ chủng loại dụng cụ an toàn và trang bị bảo hộ lao động - Đảm bảo chất lượng trang bị bảo hộ lao động - Đảm bảo thông số kỹ thuật 2 Sử dụng trang bị Trang bị bảo hộ nghề hàn - Đúng công việc hàn bảo hộ nghề hàn 3 Thao tác kỹ thuật Dụng cụ, thiết bị an toàn và - Đúng, đủ chủng loại an toàn hàn điện trang bị bảo hộ lao động - Đảm bảo chất lượng hồ quang và thông số kỹ thuật 4 Thao tác kỹ thuật Dụng cụ, thiết bị an toàn và - Xác nhận của người an toàn hàn và cắt trang bị bảo hộ lao động giám sát bằng khí 11
  13. 1.3. Yêu cầu về an toàn lao động - Sinh viên phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động phù hợp - Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ an toàn nghề hàn 1.4. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục Tt Lỗi thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Thiết bị, dụng cụ Chưa nắm rõ được Cần nắm vững các nội chưa đầy đủ, không công việc dung công việc đúng loại 2 Sử dụng chưa thành Chưa nắm rõ nội dung Xem lại kiến thức an toàn thạo hoặc không kiến thức về an toàn lao động nghề hàn đúng các thiết bị, lao động nghề hàn dụng cụ an toàn 3 Thao tác không an Thao tác không đúng Nắm vững các kỹ thuật an toàn kỹ thuật, nhanh toàn khi làm việc 4 Dụng cụ không sạch Ý thức về vệ sinh Nâng cao ý thức về vệ sẽ, gọn gàng ATLĐ chưa cao sinh ATLĐ 5 Không sử dụng trang Ý thức về vệ sinh Nâng cao ý thức về vệ bị bảo hộ cá nhân ATLĐ chưa cao sinh ATLĐ hộ khi làm việc 1.5. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Trình bày kỹ thuật an toàn lao động khi hàn hồ quang tay? Câu 2. Trình bày kỹ thuật an toàn lao động khi hàn và cắt bằng khí? Câu 3. Anh (chị) có biện pháp như thế nào để thực hiện tốt nội quy trong quá trình thực tập tai xưởng hàn? 12
  14. Bài 2 Hàn một số mối hàn cơ bản (Hàn các linh kiện điện tử) Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước thực hiện hàn một số mối hàn cơ bản - Hàn được một số mối hàn cơ bản đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động và rèn luyện tác phong công nghiệp. Nội dung: 2.1. Lý thuyết liên quan 2.1.1. Thực chất, đặc điểm và phân loại hàn vảy 2.1.1.1. Thực chất Hàn vảy là phương pháp nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian gọi là vảy hàn (kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại chi tiết hàn). Sự hình thành mối hàn ở đây chủ yếu dựa vào quá trình hòa tan và khuếch tán của vảy hàn (do vảy hàn chảy) vào kim loại vật hàn ở chỗ nối cho đến khi vảy hàn đông đặc. 2.1.1.2. Đặc điểm Hàn vảy được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, vì chúng có những đặc điểm sau: - Có tính kinh tế cao. - Do không gây ra sự thay đổi thành phần hóa học của kim loại vật hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt không có, do vậy vật hàn không bị biến dạng. - Có thể hàn được các kết cấu phức tạp mà các phương pháp hàn khác khó thực hiện được. - Có khả năng hàn được các kim loại khác nhau. - Năng suất hàn cao và không đòi hỏi công nhân bậc cao. 2.1.1.3. Phân loại - Tùy thuộc vào hình dạng vật hàn, kim loại của vật hàn mà có nhiều loại vảy hàn. Nếu căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn có thể chia ra làm hai nhóm sau: - Vảy hàn mềm: Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 4500C, có độ cứng nhỏ, tính chất cơ học thấp. Loại vảy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, làm việc ở điều kiện nhiệt độ thấp. Ví dụ: vảy hàn Sn – Pb với 61%Sn và 39%Pb (vảy hàn này dùng để hàn vảy thiếc)… 13
  15. + Vẩy hàn mềm gồm: Thiếc hàn và vật liệu hàn đặc biệt. - Vảy hàn cứng: Có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao(>5000C) thường từ 720~?9000C. Vảy hàn nàycó độ cứng và độ bền cơ học tương đối cao. Vảy hàn cứng dùng để hàn các chi tiết chịu lực lớn. Ví dụ trong chế tạo máy dùng vảy hàn cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu…Loại vảy hàn này thường dùng là đồng thau, bạc, niken… 2.1.2. Vật liệu hàn vảy mềm 2.1.2.1. Thiếc hàn Thiếc hàn được sử dụng để tạo liên kết có tính bền vững giữa các chi tiết. Yêu cầu thiếc hàn phải sạch sẽ, ít lẫn tạp chất. Thiếc hàn được chế tạo dưới nhiều dạng khác nhau. Thiếc nguyên chất được chế tạo dưới dạng thanh. Thiếc hợp chất được chế tạo theo kiểu dây cuốn tròn, lõi rỗng chứa nhựa thông bên trong dây. a. Thiếc hàn Thiếc hàn là hợp kim thiếc - chì. Thiếc hàn gồm các loại: Thiếc hàn 25, thiếc hàn 30, thiếc hàn 33, thiếc hàn 40, thiếc hàn 50, thiếc hàn 60 và thiếc hàn 90 (90%Sn, 30%Pb). Loại thiếc hàn 25 đến 50 sử dụng chủ yếu để hàn sắt tây. Thiếc hàn 60 được sử dụng để hàn đồng hồ điện, thiếc hàn 90 sử dụng để hàn các dụng cụ chứa thức ăn. b. Vẩy hàn mềm đặc biệt Trên cơ sở hợp kim thiếc - chì người ta đưa thêm một số nguyên tố: Cu, Zn, Bi, Cd sẽ tạo ra vật liệu hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp để hàn các kết cấu đảm bảo các yêu cầu đặc biệt: hàn tấm kẽm mỏng, dụng cụ bảo hiểm nhiệt... Vẩy hàn mềm đặc biệt thường sử dụng là: Hợp kim Sn - Pb - Bi Thành phần của hợp kim gồm: 15,5%Sn + 32,5%Pb + 52%Bi. Hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy khoảng 96ºC. Hợp kim Sn - Pb - Cd - Bi. Thành phần của hợp kim gồm: 13,3%Sn + 26,7%Pb + 10%Cd + 50Bi. Hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy khoảng 60ºC. 2.1.2.2. Thuốc hàn (chất trợ dung) a. Vai trò của chất trợ dung Muốn có mối hàn tốt, cần phải lấy hết bụi bẩn và phần kim loại bị ôxy hóa còn bám trên bề mặt để làm sạch kim loại. Chất trợ dung được dùng để biến đổi bộ phận kim loại đã bị ôxy hóa bề mặt kim loại thành những thành phần dễ bị phân rã rồi loại bỏ nó ra. 14
  16. b. Công dụng Công dụng làm sạch: bề mặt kim loại thường bị bẩn vì bụi rác, dầu mỡ. Ngoài ra khi để trong không khí, bề mặt kim loại sẽ tác dụng vơi sô xy trong không khí tạo ra lớp màng ô xít. Có thể dùng các dung môi để làm sạch rác bui, dầu mỡ, đối với các màng ô xít thì phải dùng chất trợ dung (là nhựa thông trong lõi của thiếc hàn). Hình 2.1 Mặt cắt tiếp xúc chất hàn và kim loại cơ bản Công dụng chống ô xy hóa: Vật liệu hàn khi nóng chảy và kim loại cơ bản gia nhiệt tới 220-3000C, đây là trạng thái dễ bị ôxy hóa hơn khi ở nhiệt độ thông thường. Nếu dùng chất trợ dung thuộc dòng Rosin sẽ tạo ra được lớp màng chất trợ dung bọc lấy bề mặt kim loại cơ bản và tránh được ô xy hóa. Công dụng làm giảm độ căng bề mặt của mối hàn: chất hàn chảy sẽ phải chịu lực căng bề mặt (lực làm co bề mặt dịch thể). Để có mối hàn tốt, phải giảm sức căng này để chất chảy có thể ngấm vào khoảng giữa hai kim loại được hàn. Tác hại ăn mòn: Chất trợ dung có tác dụng tẩy sạch, do đó tùy cách sử dụng mà nó lại có tác hại ăn mòn (sau khi sử dụng một thời gian, hiện tượng này mới xuất hiện nên phải chú ý đặc biệt là khi hàn những linh kiện và dây nhỏ cần phải dùng loại chất trợ dung không có tác dụng ăn mòn. 2.1.3. Mỏ hàn vảy thiếc a. Mỏ hàn thiếc điều chỉnh được nhiệt độ b. Mỏ hàn thiếc thường Hình 2.2 Mỏ hàn thiếc 15
  17. 2.1.3.1. Lựa chọn mỏ hàn phù hợp với tiết diện của kim loại được hàn Để có mối hàn chắc chắn phải làm nóng kim loại hàn tới nhiệt độ hàn thích hợp rồi làm chảy vật liệu hàn. Việc gia nhiệt không được thừa (nóng quá) hay thiếu. Vì vậy, việc lựa chọn mỏ hàn phù hợp là rất quan trọng. Bảng 2.1 Các loại mỏ hàn thiếc Phân loại Chủng Loại Công suất tiêu chuẩn 15W, 20W, 25W, 30W,40W, 50W, 60W, 80W, 100W, 120W, 200W, 300W, 500W Điện trở cách điện Theo tiêu chuẩn JIS Cấp AA – 500V/1000MΩ hoàn toàn Cấp A – 500V/10MΩ Cấp B – 500V/1MΩ Cấu tạo bên ngoài Dạng trực tiếp: Dạng súng: Thông thường, mỏ hàn tốt là mỏ hàn có tính truyền nhiệt tốt. Nhiệt dung lượng của mỏ hàn được biểu thị theo công suất (W). Nhiệt độ hàn thích hợp cao hơn 40-500C so với pha lỏng. Tùy tính chất của kim loại giáp nối, kích cỡ, hình dạng sẽ có mức độ hấp thụ nhiệt khác nhau, nên để duy trì được nhiệt độ hàn cần phải chọn mỏ hàn thích hợp theo các dữ kiện trên. 2.1.3.2. Mũi hàn có nhiệm vụ gì Mũi hàn có nhiệm vụ quan trọng là tiếp xúc trực tiếp với kim loại cần nối và truyền nhiệt. do đó cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Có nhiệt dung lượng thích hợp - Có tính truyền nhiệt tốt - Có tính dẫn hàn tốt - Không bị chất hàn, chất trợ dung ăn mòn - Khó bị ô xy hóa bề mặt Kim loại đồng (Cu) được dùng làm mũi hàn. Tuy đồng dễ bị ăn mòn nhưng gần đây bằng biện pháp xử lý bề mặt đặc biệt đã phòng chống được tác hại này (mũi hàn chống ăn mòn). Với những mũi hàn này tuyệt đối không được bào mòn mũi hàn.Có nhiều dạng mũi hàn được tạo ra cho phù hợp với mục đích sử dụng. 16
  18. Bảng 2.2 Hình dạng mũi hàn và mục đích sử dụng Hình dạng Mục đích sử dụng Dạng C Cực dạng khối, bản chịu nhiệt trung chuyển, những vật có nhiệt dung lượng tương đối lớn. Các đường dây điện nói chung Dạng BC Nối các mạch có cực kề sát với nhau. Hàn mạch trên bảng in (tránh được đoản mạch do chất hàn quá nhiều, nhưng vì nhiệt dung lượng nhỏ đi nên phải chú ý khi hàn liên tục) Dạng B Không nên dùng vì diện tiếp xúc với chất hàn nhỏ, nhiệt dung sẽ không đủ 2.1.3.3. Tác dụng của mũi hàn và cách sử dụng Mũi hàn ngoài việc được làm nóng kim loại cơ bản còn được dùng để điều chỉnh và hút chất hàn đi. Dùng mũi hàn để dính và di chuyển chất hàn có thể làm chất trọ dung phân giải trước khi bắt đầu hàn (sinh hắc ín) và là nguyên nhân làm thoái hóa chất hàn. Cho nên, làm nóng kim loại cơ bane, rồi áp chất hàn vào kim loại cơ bản để chảy là nguyên tắc cần tuân thủ đúng. Ngoài ra, mũi mỏ hàn còn bị bắn do dính phải các chất các bon hóa trong chất trợ dung, các ô xít có trong chất hàn, nên cần phải luyện thói quen thỉnh thoảng lau mũi hàn bằng miếng lau (miếng xốp có nước) trong khi gia công. Bảng 2.3 Cách làm chảy chất hàn A Cách làm tốt. Trước hết làm nóng kim loại cơ bản, rồi cho chất hàn chảy vào phần kim loại cơ bản gần với mũi hàn nhất. B Cách làm tốt. Khi kim loại cơ bản nhỏ, áp chất hàng vào kim loại cơ bản rồi áp mỏ hàn từ phía trên để làm chảy chất hàn. C Cách làm không tốt. Hầu hết chất trợ dung bị phân giải thành khói nên chất hàn không bám tốt. Môi trường gia công cũng bị ảnh hưởng xấu 17
  19. Bảng 2.4 Quan hệ giữa hướng rút mũi hàn và lượng chất hàn A B C D E Rút theo Rút thẳng lên Rút ngang Rút xuống Rút theo mặt hướng trục trên chất hàng dính dưới theo mặt thẳng đứng. mỏ hàn vào đầu mỏ phẳng đứng Chất hàn hàn hút chất bằng không dính mũi hàn vào mũi hàn 2.1.4. Các yêu cầu của mối hàn 2.1.4.1. Giữ sạch sẽ bể mặt kim loại cơ bản Bề mặt kim loại trông sạch nhưng vẫn có thể bị bám cát bụi, dấu tay. Ngoài ra khi để lâu trong không khí nó sẽ phản ứng với oxy và tạo thành màng ôxít ở mặt ngoài. Có thể dễ dàng tẩy bỏ dấu tay, rác bụi bằng các dung môi thông thường, còn để loại bỏ màng oxit thì phải dùng chất trợ dung. 2.1.4.2. Dùng đúng lượng chất trợ dung thích hợp Cách dùng chất trợ dung rất quan trọng tới mức có thể nói nó quyết định chất lượng tốt xấu một mối hàn. Phải chọn dùng loại chất trợ dung tuỳ vào chất liêu kim loại cơ bản, tình trạng bề mặt, phương pháp sử dụng.... Ngoài ra cần chú ý là nếu dùng chất trợ dung quá nhiều cũng là nguyên nhân làm giảm tính cách điện. 2.1.4.3. Nhiệt độ hàn thích hợp và gia nhiệt đều Khi gia còng hàn, cần gia công ở nhiệt độ thích hợp và gia nhiệt đều. Việc läng nhiệt độ hàn với mục đích làm tăng năng suất hàn sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và ngược lại sẽ làm giảm năng suất gia công . Tuỳ điều kiện mà nhiệt độ hàn thích hợp xê dịch trên dưới 250°C (bảng 2.5; 2.6). Tuy nhiên khi sử dụng mỏ hàn tuỳ kim loại cơ bản mà nhiệt độ mũi hàn sẽ bị giảm nên cần ước lượng trước và đặt nhiệt độ thích hợp cho đầu mũi hàn. Ngoài ra, xuất phát từ nguyên tắc gia nhiệt đều, khi hàn 2 hay nhiều kim loại cơ bản, cần gia nhiệt từ vật to và dày trước. Chú ý: Định nhiệt độ chuẩn của mũi hàn tùy thuộc theo kích cỡ của kim loại cơ bản. 18
  20. Bảng 2.5 Điều kiện quyết định nhiệt độ hàn Trạng thái chất hàn Dưới 2200C Hnaf không dính do khách tán thiếu 220-2800C Lực Căng kéo lớn Trên 3000C Sinh ra hợp chất giữa các kim loại Flux (Rosin) Trên 2100C Bắt đầu phân giải Bảng mạch in Trên 2600C Mẫu (rãnh hàn) có thể bị bong Bảng 2.6 Điều kiện nhiệt độ tùy thuộc theo thành phần của chất hàn Tỷ lệ thiếc Tỉ lệ chì Nhiệt độ chảy Nhiệt độ hàn Nhiệt độ chuẩn (Sn)(%) (Pb)(%) (0C) thích hợp (0C) mũi hàn (0C) 40 60 238 280-300 330-380 45 55 227 270-290 320-370 50 50 215 260-280 310-360 55 45 203 240-260 300-350 2.1.4.4. Thời gian chuẩn Thời gian gia nhiệt cũng quan trọng như điều kiện nhiệt độ . Thời gian chuẩn được thiết lập quá trạng thái ngẫu khi giữ nguyên nhiệt độ hàn. Thông thường là 2-3 giây (bảng in flexible thì 0,1-1 giây). 2.1.4.5. Cố định kim loại cơ bản Từ lúc bắt đầu hàn tới khi chất hàn cứng lại là rất quan trọng. Đặc biệt chú ý không cho kim loại cơ bản di động khi cố định bằng tay . 2.1.4.6. Làm sạch chất trợ dung tồn đọng Chất trợ dung cần thiết khi hàn nhưng phần dư đọng lại không những là không cần thiết , mà còn có tác hại ăn mòn linh kiện và làm giảm tính cách điện. Chất trợ dung càng đóng cứng lại sẽ càng làm tăng tính hàn nhưng tác hại của phần tử cũng càng lớn. Cho nên, tuỳ chất trợ dung mà cần phải tẩy bỏ phần dư đọng lại. Trong nhiều trường hợp không cần tẩy bỏ chất trợ dung dư. Trong chất trợ dung không có tính ăn mòn, phần dầu sẽ ở trạng thái plastic cứng, có tác dụng bảo vệ vùng hàn khỏi khí ẩm và hiện tượng oxi hoá tạo gỉ. Vì vậy giữ lại phần chất trợ dung tồn dư sẽ làm cho mối hàn được đảm bảo thêm. Nhưng khi cần tẩy bỏ vì lý do mặt ngoài, sẽ cần đến thuốc tẩy bỏ chuyên dụng . 2.1.4.7. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ Trong gia công hàn, điều kiện hàn biến đổi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cho nên sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị là rất quan trọng. Việc quản lý dụng cụ (thiết bị) hàng ngày và nâng cao tay nghề bằng cách tích trữ kinh nghiệm là điểm mấu chốt để có thể gia công mối hàn tốt. 19
nguon tai.lieu . vn