Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN 1 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP & CAO ĐẲNG Ban hành theo QĐ số: 70/QĐ-CĐN, ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang – Năm 2019
  2. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN: TRANG BỊ ĐIỆN 1 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HỆ: CAO ĐẲNG NGHỀ MÃ MÔN HỌC: MĐ21 SƠ TÍN CHỈ: 5 Thời lượng: 136h Trang * Bài 1: Sửa chữa thiết bị điều khiển mạch điện máy điện (16h: T1-16): ....................................................1 – 49 *Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha quay 1 chiều(16h: T17-32)............................... 50-76 Kiểm tra lần 1 *Bài 3: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha quay 2 chiều(16h: T32-47)............................... 77-99 Kiểm tra lần 2 *Bài 4: Lắp đặt sửa chữa mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ (32h: T48-79) .............................. 100-131 Kiểm tra lần 3 *Bài 5: Lắp đặt sửa chữa mạch hãm động động cơ KĐB 3 pha (24h: T80-103) ........................................................... 132-158 Kiểm tra lần 4 *Bài 6: Lắp đặt sửa chữa mạch khống chế hành trình chuyển động (32h: T104-136) .............................................. 159-184 KIỂM TRA HẾT MÔN
  3. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN BÀI 2: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH MÁY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA QUAY 1 CHIỀU Thời lượng: 16h(LT: 1h; TH: 15h) A.BÀI THỰC HÀNH : (LT: 1h; TH: 15h) Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển 1 động cơ không đồng bộ 3 pha, có: P= 1.5KW; U= 220V/380V (/Y); I= 5.8A/3.4A; f= 50HZ; cosφ= 0,8; η= 84; RPM= 1430V/P. - Mạch điều khiển động cơ quay 1 chiều. - Mạch sử dụng khởi động từ và CB. - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch. - Mạch có các đèn báo pha, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, vôn kế. - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện. * Thang điểm: - Vẽ sơ đồ mạch............................................................................... 1,0 điểm - Mỹ thuật ........................................................................................ 1,0 điểm - Kỹ thuật ......................................................................................... 1,0 điểm - Mạch hoạt động............................................................................. 4,0 điểm - Sửa mạch ....................................................................................... 2,0 điểm - An toàn và vệ sinh công nghiệp .................................................... 1,0 điểm * MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài nầy, người học có khả năng: - Vẽ được các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đi dây, sơ đồ lắp đặt và trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha quay 1 chiều. - Lắp đặt và sửa chữa được các mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha quay 1 chiều, thông dụng. - Tổ chức được nơi thực tập khoa học và an toàn. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 50
  4. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN I. PHẦN LÝ THUYẾT: (1h) 1.Sơ đồ mạch: a. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực: Nguồn 3 pha L1 L2 L3 0 L1 L2 L3 0 CB CB ÑBN ĐBN A A RN OL ĐC ÑC b. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: L1 CB L1 0 OFF CB ON A ON OL OFF A 1 3 5 4 2 A1 A ĐK ĐSC ĐK OL OL 6 ĐSC N Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 51
  5. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN c. Sơ đồ đi dây: 3 pha O CB ĐÈN BÁO NGUỒN OFF A ON RN RN A B C X Y Z ĐC d. Sơ đồ lắp đặt: CB CTT CB RN ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 52
  6. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN 2. Nguyên lý hoạt động: a. Trang bị điện cho mạch: - Động cơ 3 pha 1.5 KW; U=220V/380V, kéo máy công tác. - Aptômat 3 pha 10A, điều khiển đóng cắt và bảo vệ quá tải, ngắn mạch cho mạch động lực. - Bộ khởi động từ đơn GMC9(bộ nút ON, OFF), điều khiển và bảo vệ quá tải cho mạch. - Cầu chì hộp 7A, bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển. - Các đèn báo nguồn, báo sự cố mạch. b. Mở máy: - Cho Động cơ Đ1 hoạt động: Đóng CB, 3 đèn báo nguồn sáng. Ấn nút ON1, cuộn công tắc tơ A có điện, đèn ĐA sáng (mạch pha A đến 1,3,5,7,4,2 về O dây trung tính của nguồn), đóng 3 tiếp điểm chính A bên mạch động lực, cấp điện vào cuộn dây động cơ, động cơ hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm A1 bên mạch điều khiển, để duy trì điện cho cuộn công tắc tơ A. Đóng CB, 3 đèn báo nguồn sáng. Ấn nút ON2, cuộn công tắc tơ B có điện, đèn ĐB sáng (mạch pha A đến 1,3,9,11,8,4,2 về O dây trung tính của nguồn), đóng 3 tiếp điểm chính B bên mạch động lực, cấp điện vào cuộn dây động cơ Đ2, động cơ hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm B1 bên mạch điều khiển, để duy trì điện cho cuộn công tắc tơ B. c. Dừng máy: Ấn nút OFF, cuộn công tắc tơ A mất điện, mở 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực, cắt điện vào cuộn dây động cơ, động cơ ngừng hoạt động. d. Các khâu bảo vệ: - Khi mạch động lực bị ngắn mạch, CB 3 pha sẽ tác động cắt mạch cấp điện vào cuộn dây động cơ. - Khi động cơ bị quá tải cuộn dây đốt nóng RN bên mạch động lực nóng lên, sẽ tác động lên thanh lưỡng kim trong rơle nhiệt, tác động mở tiếp điểm RN1 bên mạch điều khiển, đèn Đ1 tắt. Đồng thời đóng tiếp điểm RN2, đèn Đ2 sáng, cuộn dây công tắc tơ A mất điện, mở 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cắt điện vào động cơ. - Khi mạch điều khiển bị ngắn mạch, dây chảy cầu chì CC1 đứt, cắt điện vào mạch điều khiển, cuộn công tắc tơ A mất điện, mở 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cắt điện vào động cơ. II.Phần thực hành: (15h) 1. Dự trù dụng cụ, thiết bị, vật tư cần thiết: a. Dụng cụ: - Bộ đồ nghề thợ điện ...................................................................... 1 bộ - Bộ dụng cụ đo ............................................................................... 1 bộ b.Thiết bị: - CB 3 pha 10A................................................................................ 1 cái - Công tắc tơ GMC 9 ....................................................................... 1 cái Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 53
  7. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN - Rơle nhiệt ..................................................................................... 1 cái - Nút ấn 2 puton .............................................................................. 1 cái - Cầu chì hộp 3A ............................................................................ 1 cái - Đèn báo (3 đỏ; 1 vàng; 1 xanh) .................................................... 1 bộ - Bộ nguồn thử 3 pha 4 dây ............................................................. 1 bộ - Động cơ 3 pha 2,8 KW; U=220V/380V ....................................... 1 bộ - Tủ điện 300X400 .......................................................................... 1 cái c.Vật tư: - Dây điện đơn mềm 2.5mm2.......................................................... 3 mét - Dây điện đơn mềm 0,5mm2 ......................................................... 10 mét - Dây điện 3 pha mềm 3x4mm2 ..................................................... 5 mét - Đôminô 12mm ............................................................................. 2 cây - Vít bắt gỗ 2cm .............................................................................. 30 con - Dây rút .......................................................................................... 1 bịt - Băng keo ...................................................................................... 1 cuộn - Vòng số ........................................................................................ 20 số 2. Lắp mạch: * Bước 1: Kiểm tra thiết bị và động cơ. - Kiểm tra công tắc tơ: + Dùng ôm kế đo kiểm tra liền mạch cuộn dây hút và các tiếp điểm thường đóng, thường mở (bằng cách dùng tay ấn lõi thép động xuống sau đó đo độ tiếp xúc của các tiếp). + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa 3 tiếp điểm động lực của công tắc tơ. - Kiểm tra rờle nhiệt: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm thường đóng và thường mở. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa 3 cực động lực của rờle nhiệt. - Kiểm tra bộ nút bấm: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm thường đóng và thường mở (dùng tay tác động các nút bấm khi đo). - Kiểm tra CB: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa các cực của CB. - Kiểm tra động cơ: + Dùng tay quay nhẹ trục kiểm tra phần cơ + Dùng đồng hồ ôm kế đo kiểm tra liền mạch của 3 cuộn dây. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra cách điện pha và cách điện giữa 3 cuộn dây với lõi thép stato. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 54
  8. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN * Bước 2: Lắp thiết bị vào vị trí. - Sơ đồ lắp đặt: CTT CB CB RN ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN - Dựa theo sơ đồ lắp đặt lấy dấu vị trí lắp các thiết bị trong thân tủ và cánh cửa tủ. - Khoan lỗ lắp đèn báo và bộ nút bấm vào nắp tủ điện. - Lắp CB, cầu chì, công tắc tơ, rờle nhiệt, các trạm đấu dây (các đôminô) vào thân tủ điện. * Bước 3: Đi dây mạch điều khiển. L1 - Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: CB L1 0 OFF CB ON A ON OL OFF A 1 3 5 4 2 A1 A ĐK ĐSC ĐK OL OL 6 ĐSC N - Dùng dây điện đơn mềm có tiết diện 0,5mm2 nối từ nguồn điện vào cầu chì (số 1), từ cầu chì đến nút bấm OFF và đèn báo Đ2 (số 3), từ nút bấm OFF đến nút bấm ON và tiếp điểm thường mở A1 (số 5), từ nút bấm ON đến cuộn dây công tắc tơ A và tiếp điểm thường mở A1, đèn báo Đ1 (số 7), từ cuộn dây công tắc tơ A đến tiếp điểm thường đóng rờ le nhiệt và đèn báo Đ1 (số 4), từ tiếp điểm thường đóng rơ le nhiệt về dây 0 của nguồn điện và tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt (số 2), từ tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt đến đèn báo Đ2 (số 6). Sau đó đi dây 3 đèn báo nguồn. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 55
  9. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN * Bước 4: Kiểm tra và thử mạch điều khiển. - Kiểm tra nguội: Dùng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra: + Kiểm tra mạch hoạt động: đặt 2 que đo vào đầu A và 0, dùng tay ấn nút bấm ON, nếu đồng hồ báo 1 giá trị điện trở thì mạch tốt, buông tay ấn khỏi nút bấm, đồng hồ báo R=∞ thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch chưa hoạt động, phải kiểm tra lại. + Kiểm tra mạch dừng: đặt 2 que đo vào đầu A và 0, dùng tay ấn nút bấm ON, sau đó ấn nút bấm OFF, đồng hồ báo R=∞ thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch chưa hoạt động, phải kiểm tra lại. - Thử mạch: Sau khi kiểm tra nguội mạch hoạt động tốt, tiến hành cho nguồn điện 1 pha vào thử mạch. + Cho mạch hoạt động: An nút bấm ON, công tắc tơ A hoạt động, ấn nút bấm OFF, công tắc tơ A ngừng hoạt động, thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch chưa hoạt động, phải kiểm tra lại. * Bước 5: Đi dây mạch động lực: - Sơ đồ nguyên lý mạch động lực: Nguồn 3 pha L 1 L2 L 3 0 L1 L2 L3 0 CB CB ÑBN ĐBN A A RN OL ÑC ĐC Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 56
  10. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN - Sơ đồ đi dây mạch động lực: Nguồn 3 pha L1 L2 L3 CB A OFF ON RN RN A B C ĐC X Y Z - Dùng 3 sợi dây điện đơn mềm có S= 2.5mm2, nối từ 3 cực dưới của CB đến 3 cực trên của tiếp điểm chính công tắc tơ. - Dùng 3 sợi dây điện đơn mềm có S= 2.5mm2, nối từ 3 tiếp điểm chính phía dưới của công tắc tơ đến 3 cực trên của rờ le nhiệt. - Dùng 3 sợi dây điện đơn mềm có S= 2.5mm2, nối từ 3 cực dưới của rờ le nhiệt, đến 3 cực đôminô. - Từ 3 cực đôminô nối đến 3 dây của động cơ. * Bước 6: Kiểm tra và thử mạch động lực: - Kiểm tra nguội: Dùng tay ấn lõi thép động của công tắc tơ cho các tiếp điểm đóng lại, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở, đo từng pha từ CB đến rờ le nhiệt, nếu đồng hồ báo R=0 thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch bị hở. * Bước 7: Lắp tủ điện và động cơ vào vị trí: - Đặt tủ điện vào vị trí, lấy dấu, khoan lổ bắt tắc kê, lắp tủ điện cố định vào vị trí. - Đặt động cơ vào vị trí bắt ốc nền và đấu dây động cơ lên tủ điện. * Bước 8: Thử toàn mạch: - Đấu nguồn điện vào CB. - Đóng CB cấp nguồn điện 3 pha vào mạch. - Ấn nút bấm ON cho động cơ hoạt động. - Đo dòng điện không tải và có tải. - Ấn nút bấm OFF cho động cơ dừng. Nếu mạch hoạt động đúng yêu cầu của bài thực hành thì xem như mạch hoàn thành, nếu mạch hoạt động không đúng thì kiểm tra lại. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 57
  11. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN 3. Sửa chữa hư hỏng mạch: Thực hiện theo trình tự sau: a. Hỏng cầu chì: Cách sửa chữa như sau: - Dùng bút thử điện kiểm tra vị trí số 3 trên sơ đồ, nếu bút không sáng thì cầu chì bị đứt - Cắt nguồn điện, tháo nắp cầu chì thay dây chảy mới cùng loại. - Cấp nguồn điện vào thử mạch. Có thể dùng Ôm kế để kiểm tra. b. Hỏng bộ nút bấm: Cách sửa chữa như sau: - Cắt nguồn điện, dùng đồng hồ đo điện trở kiểm tra nguội: + Kiểm tra nút bấm OFF: Đặt 2 que đo vào 2 cực số 3 và 5(số qui ước trên sơ đồ nguyên lý), nếu đồng hồ báo R= ∞ thì nút bấm OFF bị hở, mở tiếp điểm ra sửa chữa lại. + Kiểm tra nút bấm ON: Đặt 2 que đo 2 cực số 5 và 7(số qui ước trên sơ đồ nguyên lý), dùng tay ấn nút ON, nếu đồng hồ báo R= ∞ thì nút bấm ON bị hở, mở tiếp điểm ra sửa chữa lại. Sau khi sửa chữa xong cho nguồn điện vào thử mạch. c. Hỏng bộ công tắc tơ: Cách sửa chữa như sau: - Cắt nguồn điện, dùng đồng hồ đo điện trở kiểm tra nguội: + Kiểm tra cuộn dây công tắc tơ: Đặt 2 que đo vào 2 cực số 7 và 4, nếu đồng hồ báo R=∞ thì cuộn dây bị đứt, mở công tắc tơ ra nối dây hay quấn lại. + Kiểm tra tiếp điểm duy trì A1 và động lực: Đặt 2 que đo vào 2 cực số 5 và 7, dùng tay ấn lõi thép động, nếu đồng hồ báo R=∞ thì tiếp điểm bị hở, mở công tắc tơ sửa chữa lại tiếp điểm. Các tiếp điểm mạch động lực kiểm tra tương tự. Sau khi sửa chữa xong cho nguồn điện vào thử mạch. d. Hỏng Rờ le nhiệt: Cách sửa chữa như sau: - Cắt nguồn điện, dùng đồng hồ đo điện trở kiểm tra nguội: + Kiểm tra tiếp điểm thường đóng: Ấn nút phục hồi bằng tay, đặt 2 que đo vào 2 cực số 2 và 4, nếu đồng hồ báo R= ∞, thì tiếp điểm đã bị hỏng. Tháo ra sửa lại, sau đó cho điện vào thử mạch. + Kiểm tra tiếp điểm thường mở: Ấn nút phục hồi bằng tay, Đặt 2 que đo vào 2 cực số 2 và 3, nếu đồng hồ báo R= 0, thì tiếp điểm đã bị hỏng. Tháo ra sửa lại, sau đó cho điện vào thử mạch. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 58
  12. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN B.BÀI THỰC HÀNH 2+KIỂM TRA LẦN 1: (8h) Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển 1 động cơ không đồng bộ 3 pha, có: P= 1.5KW; U= 220V/380V (/Y); I= 5.8A/3.4A; f= 50HZ; cosφ= 0,8; η= 84; RPM= 1430V/P. - Mạch điều khiển động cơ quay 1 chiều, điều khiển 2 nơi. - Mạch sử dụng khởi động từ và CB. - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch. - Mạch có các đèn báo pha, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế. - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện. * Thang điểm: - Vẽ sơ đồ mạch ...................................................................... 1,0 điểm - Mỹ thuật ................................................................................ 1,0 điểm - Kỹ thuật................................................................................. 1,0 điểm - Mạch hoạt động .................................................................... 4,0 điểm - Sửa mạch ............................................................................... 2,0 điểm - An toàn và vệ sinh công nghiệp ............................................ 1,0 điểm *Mục tiêu: Sau khi học xong bài nầy, người học có khả năng: - Vẽ được các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đi dây, sơ đồ lắp đặt và trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch máy điện điều khiển 1 động cơ không đồng bộ 3 pha quay 1 chiều, điều khiển 2 nơi. - Lắp đặt và sửa chữa được các mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha quay 1 chiều, điều khiển 2 nơi, thông dụng. - Tổ chức được nơi thực tập khoa học và an toàn. I. SƠ ĐỒ MẠCH: 1. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực: L1 L2 L3 0 Nguồn 3 pha 0 CB CB ĐBN ĐBN A A RN OL ĐC ĐC Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 59
  13. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN 2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: L1 FUSE A ON1 RN1 OF 1 A CC1 3 OFF1 5 OFF2 2 0 7 9 4 F 1 ON2 OFF 2 Đ1 A1 RN2 ON 1 ON 2 A 6 Đ2 A ÑBSC ÑB OL OL N 3. Sơ đồ đi dây mạch điều khiển: 3 pha 0 CB Đèn báo nguồn A RN RN A B C X Y Z Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 60
  14. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN 4. Sơ đồ lắp đặt: CTT CB CC RN ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN TỦ ĐIỆN VỊ TRÍ 1 CB 1pha ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN TỦ ĐIỆN VỊ TRÍ 2 5. Nguyên lý hoạt động: a. Trang bị điện cho mạch: * Tủ điện 1: - Động cơ 3 pha 2,8 KW; U=220V/380V, kéo máy công tác. - Aptômat 3 pha 10A, điều khiển đóng cắt và bảo vệ quá tải, ngắn mạch cho mạch động lực. - Bộ khởi động từ đơn GMC9(bộ nút ON, OFF), điều khiển và bảo vệ quá tải cho mạch. - Cầu chì hộp 3A, bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển. - Các đèn báo nguồn, báo sự cố mạch. * Tủ điện 2: - Các đèn báo nguồn, báo sự cố mạch. - Bộ nút ON, OFF, điều khiển tắt, mở động cơ. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 61
  15. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN b. Mở máy và dừng máy: * Tủ điện 1: - Đóng CB, 6 đèn báo nguồn ở 2 tủ sáng. Ấn nút ON1 (mạch kín từ pha A đến 1,3,5,7,4,2 về O dây trung tính của nguồn), cuộn công tắc tơ A có điện, đóng tiếp điểm A1 mạch điều khiển, để duy trì điện cho cuộn công tắc tơ A, đèn Đ1 sáng, đồng thời đóng 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực, cấp điện nguồn cho động cơ hoạt động. Muốn dừng máy ấn nút OFF1, hở mạch vị trí 3, 5, cuộn CTT A mất điện, mở tiếp điểm chính mạch động lực, cắt nguồn điện vào động cơ, động cơ ngừng hoạt động. * Tủ điện 2: - Muốn cho máy hoạt động, ấn nút ON2 (mạch kín từ pha A đến 1,3,5,7,4,2 về O dây trung tính của nguồn), mạch hoạt động tương tự như tủ điện 1. Muốn dừng máy ấn nút OFF2, mạch ngừng hoạt động tương tự như tủ điện 1. Khi tủ điện 1 đang ấn nút ON1 cho mạch hoạt động, nếu ta muốn dừng, thì ấn OFF2, mạch sẽ mất điện ngừng hoạt động. d. Các khâu bảo vệ: - Khi mạch động lực bị ngắn mạch, CB 3 pha sẽ tác động cắt mạch cấp điện vào cuộn dây động cơ. - Khi động cơ bị quá tải cuộn dây đốt nóng RN bên mạch động lực nóng lên, sẽ tác động lên thanh lưỡng kim trong rơle nhiệt, tác động mở tiếp điểm RN1 bên mạch điều khiển, đèn Đ1 tắt. Đồng thời đóng tiếp điểm RN2, đèn Đ2 sáng, cuộn dây công tắc tơ A mất điện, mở 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cắt điện vào động cơ. - Khi mạch điều khiển bị ngắn mạch, dây chảy cầu chì CC1 đứt, cắt điện vào mạch điều khiển, cuộn công tắc tơ A mất điện, mở 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cắt điện vào động cơ. II. THỰC HÀNH LÁP MẠCH: 1. Dự trù dụng cụ, thiết bị, vật tư cần thiết: a. Dụng cụ: - Bộ đồ nghề thợ điện ...................................................................... 1 bộ - Bộ dụng cụ đo ............................................................................... 1 bộ b.Thiết bị: - CB 3 pha 10A................................................................................ 1 cái - Công tắc tơ GMC 9 ....................................................................... 1 cái - Rơle nhiệt ..................................................................................... 1 cái - Nút ấn 1 puton(ON) ..................................................................... 2 cái - Nút ấn 1 puton(OFF) .................................................................... 2 cái - Cầu chì hộp 3A ............................................................................ 1 cái - Đèn báo (6 đỏ; 2 vàng; 2 xanh) .................................................... 10 bóng - Bộ nguồn thử 3 pha 4 dây ............................................................. 1 bộ Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 62
  16. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN - Động cơ 3 pha 2,8 KW; U=220V/380V ....................................... 1 bộ - Tủ điện 300X400 .......................................................................... 1 cái c.Vật tư: - Dây điện đơn mềm 2.5mm2.......................................................... 3 mét - Dây điện đơn mềm 1.5mm2.......................................................... 15 mét - Dây điện đơn mềm 0,5mm2 ......................................................... 15 mét - Dây điện 3 pha mềm 3x4mm2 ..................................................... 5 mét - Đôminô 12mm ............................................................................. 1 cây - Vít bắt gỗ 2cm .............................................................................. 30 con - Dây rút .......................................................................................... 1 bịt - Băng keo ...................................................................................... 1 cuộn - Vòng số ........................................................................................ 20 số 2. Lắp mạch: * Bước 1: Kiểm tra thiết bị và động cơ. - Kiểm tra công tắc tơ: + Dùng ôm kế đo kiểm tra liền mạch cuộn dây hút và các tiếp điểm thường đóng, thường mở (bằng cách dùng tay ấn lõi thép động xuống sau đó đo độ tiếp xúc của các tiếp). + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa 3 tiếp điểm động lực của công tắc tơ. - Kiểm tra rờle nhiệt: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm thường đóng và thường mở. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa 3 cực động lực của rờle nhiệt. - Kiểm tra bộ nút bấm: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm thường đóng và thường mở (dùng tay tác động các nút bấm khi đo). - Kiểm tra CB: + Dùng ôm kế đo kiểm tra độ tiếp xúc của các tiếp điểm. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra độ cách điện giữa các cực của CB. - Kiểm tra động cơ: + Dùng tay quay nhẹ trục kiểm tra phần cơ + Dùng đồng hồ ôm kế đo kiểm tra liền mạch của 3 cuộn dây. + Dùng đồng hồ Mêgômmét kiểm tra cách điện pha và cách điện giữa 3 cuộn dây với lõi thép stato. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 63
  17. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN * Bước 2: Lắp thiết bị vào vị trí. - Sơ đồ lắp đặt: CTT CB CC RN ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN TỦ ĐIỆN VỊ TRÍ 1 CB 1pha ON OFF ĐÔMI NÔ THÂN TỦ ĐIỆN CỬA TỦ ĐIỆN TỦ ĐIỆN VỊ TRÍ 2 - Dựa theo sơ đồ lắp đặt lấy dấu vị trí lắp các thiết bị như CB, cầu chì, công tắc tơ, rờle nhiệt, các cầu đấu dây (các đôminô)trong 2 thân tủ điện 1 và 2. Khoan lỗ lắp đèn báo và bộ nút ấn vào 2 nắp tủ điện 1 và 2. L1 * Bước 3: Đi dây mạch điều khiển. - Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: FUSE OFF1 OFF2 A ON1 RN1 A CC1 3 OFF1 5 OFF2 7 2 0 9 4 1 ON2 ON1 ON2 A Đ1 A1 RN2 A ÑBSC ÑB 6 Đ2 OL OL N Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 64
  18. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN - Đi dây tủ điện 1: Dùng dây điện đơn mềm có tiết diện 0,5mm2, nối từ nguồn điện vào cầu chì (số 1), từ cầu chì đến nút bấm OFF và đèn báo Đ2 (số 3), từ nút bấm OFF đến nút bấm ON và tiếp điểm thường mở A1 (số 5), từ nút bấm ON đến cuộn dây công tắc tơ A và tiếp điểm thường mở A1, đèn báo Đ1 (số 7), từ cuộn dây công tắc tơ A đến tiếp điểm thường đóng rờ le nhiệt và đèn báo Đ1 (số 4), từ tiếp điểm thường đóng rơ le nhiệt về dây 0 của nguồn điện và tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt (số 2), từ tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt đến đèn báo Đ2 (số 6). Sau đó đi dây 3 đèn báo nguồn. - Đi dây tủ điện 2: Dùng dây điện đơn mềm có tiết diện 1,5mm2, nối từ tủ điện 1 đến tủ điện 2 nguồn điện vào cầu chì (số 1), từ cầu chì đến nút bấm OFF và đèn báo Đ2 (số 3), từ nút bấm OFF đến nút bấm ON và tiếp điểm thường mở A1 (số 5), từ nút bấm ON đến cuộn dây công tắc tơ A và tiếp điểm thường mở A1, đèn báo Đ1 (số 7), từ cuộn dây công tắc tơ A đến tiếp điểm thường đóng rờ le nhiệt và đèn báo Đ1 (số 4), từ tiếp điểm thường đóng rơ le nhiệt về dây 0 của nguồn điện và tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt (số 2), từ tiếp điểm thường mở rờ le nhiệt đến đèn báo Đ2 (số 6). Sau đó đi dây 3 đèn báo nguồn. * Bước 4: Kiểm tra và thử mạch điều khiển. - Kiểm tra nguội: Dùng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra: + Kiểm tra mạch hoạt động: đặt 2 que đo vào đầu A và 0, dùng tay ấn nút bấm ON, nếu đồng hồ báo 1 giá trị điện trở thì mạch tốt, buông tay ấn khỏi nút bấm, đồng hồ báo R=∞ thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch chưa hoạt động, phải kiểm tra lại. + Kiểm tra mạch dừng: đặt 2 que đo vào đầu A và 0, dùng tay ấn nút bấm ON, sau đó ấn nút bấm OFF, đồng hồ báo R=∞ thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch chưa hoạt động, phải kiểm tra lại. - Thử mạch: Sau khi kiểm tra nguội mạch hoạt động tốt, tiến hành cho nguồn điện 1 pha vào thử mạch. + Cho mạch hoạt động: An nút bấm ON, công tắc tơ A hoạt động, ấn nút bấm OFF, công tắc tơ A 3 pha L1 L2 L3 ngừng hoạt động, 0 thì mạch tốt, nếu ÑBN CB ngược lại thì mạch CB ĐÈN BÁO chưa hoạt động, NGUỒN phải kiểm tra lại. * Bước 5: Đi dây A A mạch động lực: - Sơ đồ nguyên lý mạch động lực: RN OL ÑC 3 pha ĐC Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 65
  19. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN - Sơ đồ đi dây mạch động lực: 3 pha O CB ĐÈN BÁO NGUỒN A OFF ON RN RN A B C ĐC X Y Z - Dùng dây điện đơn mềm có S= 4mm2 nối từ CB đến tiếp điểm chính của công tắc tơ, từ tiếp điểm chính của công tắc tơ đến rờ le nhiệt. * Bước 6: Kiểm tra và thử mạch động lực: - Kiểm tra nguội: Dùng tay ấn lõi thép động của công tắc tơ cho các tiếp điểm đóng lại, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở, đo từng pha từ CB đến rờ le nhiệt, nếu đồng hồ báo R=0 thì mạch tốt, nếu ngược lại thì mạch bị hở. * Bước 7: Lắp tủ điện và động cơ vào vị trí: - Đặt tủ điện vào vị trí, lấy dấu, khoan lổ bắt tắc kê, lắp tủ điện cố định vào vị trí. - Đặt động cơ vào vị trí bắt ốc nền và đấu dây động cơ lên tủ điện. * Bước 8: Thử toàn mạch: - Đấu nguồn điện vào CB. - Đóng CB cấp nguồn điện 3 pha vào mạch. - Ấn nút bấm ON cho động cơ hoạt động. - Đo dòng điện không tải và có tải. - Ấn nút bấm OFF cho động cơ dừng. Nếu mạch hoạt động đúng yêu cầu của bài thực hành thì xem như mạch hoàn thành, nếu mạch hoạt động không đúng thì kiểm tra lại. 3. Sửa chữa hư hỏng mạch: - Giáo viên phá 1 số hư hỏng thông dụng của mạch, như hư cầu chì, bộ nút ấn, công tắc tơ, rơ le nhiệt, hay hở dây nguồn... - Sinh hoạt với SV về cách kiểm tra sửa chữa mạch, phải dựa theo nguyên lý hoạt động của mạch mà phán đoán hư hỏng mạch, sau đó mới tiến hành kiểm tra và sửa chữa mạch. Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 66
  20. Giáo trình TRANG BỊ ĐIỆN 1 - 136h – Bài 2 KHOA ĐIỆN C.BÀI THỰC HÀNH LÀM THÊM: Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, có: P= 1.5KW; U= 220V/380V (/Y); I= 5.8A/3.4A; f= 50HZ; cosφ= 0,8; η= 84; RPM= 1430V/P. - Mạch điều khiển 2 động cơ độc lập, quay 1 chiều. - Mạch sử dụng khởi động từ và CB. - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch. - Mạch có các đèn báo pha, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, vôn kế. - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc trên tủ điện. * Thang điểm: - Vẽ sơ đồ mạch............................................................................... 1,0 điểm - Mỹ thuật ........................................................................................ 1,0 điểm - Kỹ thuật ......................................................................................... 1,0 điểm - Mạch hoạt động............................................................................. 4,0 điểm - Sửa mạch ....................................................................................... 2,0 điểm - An toàn và vệ sinh công nghiệp .................................................... 1,0 điểm *Mục tiêu: Sau khi học xong bài nầy, người học có khả năng: - Vẽ được các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đi dây, sơ đồ lắp đặt và trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch máy điện điều khiển 2 động cơ không đồng bộ 3 pha độc lập, quay 1 chiều,. - Lắp đặt và sửa chữa được các mạch máy điện điều khiển 2 động cơ không đồng bộ 3 pha độc lập, quay 1 chiều. - Tổ chức được nơi thực tập khoa học và an toàn. I.Sơ đồ A B C 0 L1 L2 L3 N mạch: 1. Sơ đồ nguyên lý CB CB ÑBN ĐBN mạch động lực: K1 K2 K1 K2 OL1 OL2 1RN 2RN ÑC ÑC ĐC1 ĐC2 3 pha 3 pha Giáo viên Trần Minh Tâm Trang 67
nguon tai.lieu . vn