Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Thực hành họa viên Xây dựng NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 70 /QĐ – CĐN ngày 11 tháng 01 năm 2019 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2019
  2. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thực hành họa viên xây dựng trình bày về các cách triển khai bản vẽ theo TCVN phù hợp với trình độ cao đẳng. Nhằm giúp các sinh viên: - Trình bày được cách vẽ bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, nước, ... thuộc công trình dân dụng bằng phần mềm AutoCad. - Khai triển bản vẽ kiến trúc : mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết. - Khai triển bản vẽ điện, nước : mặt bằng bố trí, sơ đồ không gian, bảng thống kê vật tư. - Khai triển bản vẽ kết cấu : mặt bằng móng, chi tiết móng ; mặt bằng cột, chi tiết cột; mặt bằng – mặt cắt dầm; mặt bằng – mặt cắt sàn; mặt bằng – mặt cắt cầu thang; bảng thống kê thép. Giáo trình được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng cơ bản ở các trường cao đẳng theo tiêu chuẩn hiện hành. Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp thì học hết tất cả các nội dung của giáo trình. Nội dung chính: - Bài 1: Vẽ khai triển bản vẽ kiến trúc - Bài 2: Vẽ khai triển bản vẽ điện, nước - Bài 3: Vẽ khai triển bản vẽ kết cấu - Bài 4: Kiểm tra - Bài 5: Ôn tập hết môn Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn đã giúp đỡ tôi, cũng như các giáo viên trong Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. An Giang, ngày 30 tháng 06 năm 2018 Tham gia biên soạn Ngô Bích Hòa 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 MỤC LỤC .............................................................................................. 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ........................................................................ 3 BÀI 1: VẼ KHAI TRIỂN BẢN VẼ KIẾN TRÚC ................................ 5 1. MẶT BẰNG CÁC TẦNG. ................................................................... 5 2. CÁC MẶT ĐỨNG CỦA CÔNG TRÌNH. .......................................... 17 3. MẶT CẮT CỦA CÔNG TRÌNH. ....................................................... 22 4. CÁC CHI TIẾT KIẾN TRÚC. ........................................................... 27 BÀI 2: KHAI TRIỂN BẢN VẼ ĐIỆN, NƯỚC ................................... 41 1. MẶT BẰNG BỐ TRÍ ĐIỆN, NƯỚC. ................................................ 41 2. SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN ĐIỆN, NƯỚC. ............................................. 45 BÀI 3: KHAI TRIỂN BẢN VẼ KẾT CẦU ......................................... 49 1. MẶT BẰNG MÓNG, CHI TIẾT MÓNG. .......................................... 49 2. MẶT BẰNG CỘT, CHI TIẾT CỘT. .................................................. 53 3. MẶT BẰNG – MẶT CẮT DẦM. ..................................................... 53 4. MẶT BẰNG – MẶT CẮT SÀN. ...................................................... 54 5. MẶT BẰNG – MẶT CẮT CẦU THANG. ....................................... 56 6. BẢNG THỐNG KÊ THÉP. ................................................................ 57 BÀI 4: KIỂM TRA ............................................................................... 61 1. ĐỀ BÀI .............................................................................................. 61 2. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ..................................... 62 BÀI 5: ÔN TẬP HẾT MÔN................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 70 PHỤ LỤC.............................................................................................. 72 PHỤ LỤC 1: QUI ĐỊNH VỀ CHIỀU DÀY CÁC NÉT .......................... 72 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÁCH GHI KÍCH THƯỚC BẢN VẼ ............... 72 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ KÝ HIỆU TRÊN BẢN VẼ KIẾN TRÚC ......... 74 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ CÁC CẤU TẠO CHUẨN KIẾN TRÚC ........... 76 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ KÝ HIỆU ĐIỆN ................................................ 79 PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ GHI CHÚ KẾT CẤU ........................................ 81 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC HÀNH HỌA VIÊN Mã mô đun: MĐ 29 Thời gian thực hiện mô đun: 60giờ (Lý thuyết: 28 giờ, thực hành: 29 giờ, kiểm tra: 3 giờ). Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học: - Vị trí: Là mô đun thực hành nghề được bố trí giảng dạy sau tất cả các modun. - Tı́nh chất: Tạo điều kiện cho học sinh tổng hợp lại kiến thức đã học trước khi hoàn thành khóa học. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Trình bày được cách vẽ bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, nước, ... thuộc công trình dân dụng bằng phần mềm AutoCad. - Về kỹ năng: + Khai triển bản vẽ kiến trúc : mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết. + Khai triển bản vẽ điện, nước : mặt bằng bố trí, sơ đồ không gian, bảng thống kê vật tư. + Khai triển bản vẽ kết cấu : mặt bằng móng, chi tiết móng ; mặt bằng cột, chi tiết cột; mặt bằng – mặt cắt dầm; mặt bằng – mặt cắt sàn; mặt bằng – mặt cắt cầu thang; bảng thống kê thép. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính chính xác. Nội dung môn học: Thời gian (giờ) TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 1: Vẽ khai triển bản vẽ kiến trúc 24 8 16 1. Mặt bằng các tầng 2 2 2. Các mặt đứng của công trình 2 2 3. Mặt cắt của công trình 2 2 4. Các chi tiết kiến trúc 2 10 Kiểm tra định kỳ lần 1 4 Bài 2: Vẽ khai triển bản vẽ điện, 2 8 2 6 nước 1. Mặt bằng bố trí điện, nước 1 3 2. Sơ đồ không gian điện, nước 1 3 3
  5. Thời gian (giờ) TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 3 Bài 3: Vẽ khai triển bản vẽ kết cấu 20 6 14 1. Mặt bằng móng, chi tiết móng 1 3 2. Mặt bằng cột, chi tiết cột 1 1 3. Mặt bằng – mặt cắt dầm 1 1 4. Mặt bằng – mặt cắt sàn 1 3 5. Mặt bằng – mặt cắt cầu thang 1 3 6. Bảng thống kê thép 1 3 Kiểm tra định kỳ lần 2 2 Ôn tập hết môn 2 2 2 Tổng cộng 60 18 36 6 4
  6. BÀI 1: VẼ KHAI TRIỂN BẢN VẼ KIẾN TRÚC Mục tiêu: - Vẽ được các bản vẽ kiến trúc trên phần mềm Autocad theo tỉ lệ 1/100; 1/50; 1/20 trên khổ giấy hiện hành: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết. - Rèn luyện cho người học tính chính xác và kiên nhẫn. Nội dung chính: 1. MẶT BẰNG CÁC TẦNG. a) Khái niệm chung về bản vẽ kiến trúc. - Bản vẽ kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cơ cấu của một khu vực, một quần thể hay một công trình cụ thể, căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được công trình. - Bản vẽ thiết kế kiến trúc sử dụng phương pháp đồ hoạ, dùng đường nét miêu tả là chủ yếu, thường dùng 3 loại hình biểu diễn: + Hình chiếu thẳng góc: đa số sử dụng loại hình chiếu này; + Hình chiếu phối cảnh: mô tả hình dáng chung hoặc một phần, một bộ phận, một góc không gian bên trong hay ngoài công trình; + Hình chiếu trục đo (ít sử dụng): để mô tả bổ sung các chi tiết. b) Qui cách trình bày bản vẽ mặt bằng các tầng. - Mặt bằng mái: Là hình chiếu bằng của toàn bộ phần mái che công trình. Tuỳ qui mô công trình, mặt bằng mái được vẽ ở những tỷ lệ khác nhau 1/100, 1/200, 1/400, 1/500…. Trên hình vẽ mặt bằng mái, phải chỉ rõ đường phân thuỷ, hướng thoát nước, các kích thước và trục định vị cho công trình. - Các hình chiếu bằng - mặt bằng: Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà. + Mặt bằng thu được là lát cắt của một mặt phẳng cắt qua ngôi nhà, cao hơn mặt sàn (hoặc nền) khoảng 1÷1.5m. + Mỗi tầng phải có mặt bằng riêng, nếu chúng khác nhau. Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau, chỉ cần vẽ mặt bằng tầng điển hình. + Các loại nét vẽ ở mặt bằng dựa trên các nét vẽ cơ bản đã học. Các nét vẽ đường bao quanh các tường, cột vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua, dùng nét cắt (1.5, 2)b. Các nét vẽ phần hình chiếu của các bộ phận còn lại sau mặt phẳng cắt dùng nét trên cơ bản b. Nếu cần phải vẽ các thiết bị trong nhà, chiều dày nét nên chú ý lấy nhỏ hơn nét b để bản vẽ rõ ràng, mạch lạc. + Ở bản vẽ kỹ thuật mặt bằng vẽ theo theo tỷ lệ 1/100, 1/50 cụ thể có các yêu cầu sau: 5
  7.  Ở tỷ lệ 1/50:  Qui định có từ 3-5 lần ghi kích thước  Kích thước tất cả các chi tiết, bộ phận, các lổ cửa, mảng tường;  Khoảng cách các trục tường, trục cột;  Kích thước lọt lòng và chiều dày tường;  Kích thước tổng chiều dài trục đầu và trục cuốI;  Kích thước phủ bì choán chỗ lớn nhất của công trình theo chiều dọc và chiều ngang  Các trục tường, cột được kéo dài ra ngoài đường ghi kích thước ngoài cùng khoảng 5 ÷ 6mm và tiếp vào đó là các vòng tròn đường kính d = 8 ÷ 10mm bằng nét cơ bản, các vòng tròn phải thẳng hàng ghi các con số 1- 2 -3… từ trái qua phải theo hàng ngang, và ghi các chữ cái A-B-C …. Theo chiều đứng từ dưới lên gọi là trục định vị.  Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài, chiều rộng Mỗi phòng, bề dày các tường, vách ngăn,…tên gọi và diện tích sử dụng của từng phòng (đơn vị là m2), tên gọi các chi tiết và các loại cửa, kích thước và số bậc thang, hướng đi lên của nhánh thang.  Cần ghi đầy đủ các độ dốc nền thoải, độ dốc thoát nước, các cao trình. Chú ý độ cao của các nền, sàn được ghi ngay tại chỗ, có cao độ ấy để hình dung ra không gian của mặt bằng (mặt đứng, mặt cắt,…) của chi tiết đó (nếu ở cùng bản vẽ, nửa dưới ta cũng dùng 1 nét cắt 2b).  Trên mặt bằng còn ghi các ký hiệu chỉ vị trí các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc bằng các nét cắt ngang ở vị trí mặt phẳng cắt. Ở đầu nét có mũi tên chỉ hướng nhìn và chữ (hoặc số) ký hiệu vị trí mặt phẳng cắt (vd: mặt cắt I-I, mặt cắt A-A).  Thể hiện ký hiệu các trang thết bị cố định như thiết bị vệ sinh (xí,chậu rửa, ..) bếp, tủ tường…, thể hiện một phần chất liệu mặt sàn với những ghi chú kỹ thuật cần thiết đi kèm (chú ý ở tỷ lệ này không vẽ các ký hiệu vật dụng rời như: bàn, ghế, giường…)  Ở tỷ lệ 1/100  Qui định có từ 2-3 lần ghi kích thước  Kích thước các trục định vị;  Kích thước tổng chiều dài trục;  Kích thước phủ bì công trình  Ghi các cao trình chính, các trục định vị, xác định vị trí của vệt cắt.  Tuỳ theo yêu cầu, thể hiện có chọn lọc ký hiệu các vật dụng rời (tiêu biểu cho nội dung sử dụng của từng phòng) và diễn hoạ để nhấn phân biệt các không gian phụ trợ như hành lang, bếp, nhà vệ sinh…. Và các không gian chính. 6
  8.  Chú ý:  Không vẽ bóng, không vẽ cây bao cảnh trong bản vẽ mặt bằng kỹ thuật kiến trúc.  Nếu công trình có bồn hoa xây cố định, sàn nội cảnh, thì có thể ký hiệu cây cỏ, hoa lá một cách tiêu biểu, chọn lọc. c) Trình tự vẽ mặt bằng tầng: - Bước 1: Tạo khổ giấy theo đúng kích thước. + Tùy vào kích thước của mặt bằng cần thiết kế mà chọn các loại khổ giấy khác nhau như A0, A1,…, A4 + Tùy vào kích thước của mặt bằng cần thiết kế mà chọn tỉ lệ vẽ khác nhau: TL 1/100; TL 1/50, …. + Dùng lệnh mvsetup.  Enter the scale factor: chọn tỉ lệ bản vẽ Hình 1.1: Các loại khổ giấy in  Enter the paper width: bề rộng khổ giấy vẽ Enter the paper height: bề cao khổ giấy vẽ - Bước 2: Tạo các lớp theo yêu cầu. + Khi vẽ các chi tiết của mặt bằng phải quản lý các chi tiết theo Layer (lớp). + Dùng lệnh Layer  Xuất hiện bảng Layer Properties Manager Hình 1.2: Bảng Layer Properties Manager 7
  9. + Bảng hệ thống layer vẽ bản vẽ kiến trúc tham khảo: TT TÊN MÀU DẠNG ĐƯỜNG TÊN ĐƯỜNG ĐỘ DÀY GHI CHÚ THỂ HIỆN LAYER NÉT IN 1 0 7 CONTINUOUS 0 Nét mặc định. 2 0-khung 7 CONTINUOUS 0 Khung bản vẽ và khung tên. 3 1-ract Red CENTER 1mm Nét ranh đất xây dựng công trình. 4 1-cgdd Yellow ACAD_ISO02W100 0.5mm Nét ranh chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. 5 1-text 7 CONTINUOUS 0.18mm Ghi chú, tiêu đề ... 6 1-dc 252 ACAD_ISO07W100 1mm Đường cắt. 7 1-ta 60 CONTINUOUS 0.18mm Nét block các ký hiệu: trục, dấu cắt, cao độ... 8 1 252 CONTINUOUS 0.18mm Nét mảnh. 9 1-02 252 ACAD_ISO02W100 0.18mm Nét mảnh cách khoảng. (thể hiện các chi tiết khuất) 10 1-gi-04 252 ACAD_ISO04W100 0.18mm Nét mảnh lưới, trục cột, trục đà. 11 1-gi-04-d 252 ACAD_ISO04W100 0.18mm Nét mảnh lưới, trục đường giao thông. 8
  10. TT TÊN MÀU DẠNG ĐƯỜNG TÊN ĐƯỜNG ĐỘ DÀY GHI CHÚ THỂ HIỆN LAYER NÉT IN 12 1-di-1 10 CONTINUOUS 0.18mm Nét kích thước sơ bộ. 13 1-di-2 12 CONTINUOUS 0.18mm Nét kích thước chi tiết. 14 1-do 42 CONTINUOUS 0.15mm Nét của và block của. 15 1-wc 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét block trang thiết bị vệ sinh. 16 1-f1 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét các trang thiết bị và block gắn vào công trình : wc, la, bếp, tủ tường... 17 1-f2 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét block các trang thiết bị rời : bàn, ghế, tủ, giường... 18 1-ha-ct 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch công trình trên tổng mặt bằng. 19 1-ha-mai 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch mái. ( tuỳ chọn thêm mái ngói, tôn, bê tông...) 20 1-ha-mai-ngoi 40 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch mái ngói. 21 1-ha-mai-ton 134 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch mái tôn. 22 1-ha-mai-bang 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch mái bằng. 9
  11. TT TÊN MÀU DẠNG ĐƯỜNG TÊN ĐƯỜNG ĐỘ DÀY GHI CHÚ THỂ HIỆN LAYER NÉT IN 23 1-ha-san 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch sân. 24 1-ha-cx 72 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch cây xanh. ( tuỳ chọn theo loại cây ...) 25 1-ha-cx-tham co 72 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch thảm cỏ. 26 1-ha-cx-cay 82 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch cây và block các loại cây. 27 1-ha-w 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch tường xây gạch. 28 1-ha-co 4 (Cyan) CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch cột, đà, sàn bê tông. 29 1-ha-lat gach 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch lát gạch sàn. 30 1-ha-wc 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch lát gạch khu vệ sinh. 31 1-ha-nen 252 CONTINUOUS 0.15mm Nét hatch các lớp nền trên mặt cắt. 32 2 2 CONTINUOUS 0.2mm Nét thấy. ( Nét bậc cấp, cầu thang, (Yellow) bao cửa...) 33 2-02 2 ACAD_ISO02W100 0.2mm Nét thấy cách khoảng. (Yellow) 34 3 3 CONTINUOUS 0.2mm Nét thấy, nét căn bản.( Nét bao, bồn (Green) bông, lan can... ) 10
  12. TT TÊN MÀU DẠNG ĐƯỜNG TÊN ĐƯỜNG ĐỘ DÀY GHI CHÚ THỂ HIỆN LAYER NÉT IN 35 3-02 3 ACAD_ISO02W100 0.3mm Nét thấy cách khoảng, nét căn bản (Green) cách khoảng. 36 3-l 3 CONTINUOUS 0.3mm Nét lề đường giao thông. (Green) 37 4 4 (Cyan) CONTINUOUS 0.5mm Nét cắt, nét dày. 38 4-02 4 (Cyan) ACAD_ISO02W100 0.5mm Nét cắt cách khoảng, nét dày cách khoảng. 39 4-co 4 (Cyan) CONTINUOUS 0.5mm Nét cắt bao bê tông, dần, sàn, cột ... 40 4-d 4 (Cyan) CONTINUOUS 0.5mm Nét đường giao thông. 41 4-wa 4 (Cyan) CONTINUOUS 0.5mm Nét cắt tường xây gạch. 11
  13. - Bước 3: Tạo đường kích thước. + Tùy vào kích thước của mặt bằng cần thiết kế mà tạo các đường kích thước với nhiều tỉ lệ khác nhau: TL 1/100; TL 1/50, …. + Dùng lệnh DIMENSION STYLE  Xuất hiện bảng Dimension Style Manager Hình 1.3: Bảng Dimension Style Manager - Bước 4: Tạo kiểu chữ. + Thống nhất ghi text bằng phông chữ Arial.  Text ghi chú cấu tạo ... chữ thường cao 2,5mm.  TEXT GHI CHÚ TÊN PHÒNG CHỮ IN HOA CAO 2,5mm: SẢNH, HÀNH LANG, PHÒNG GIÁM ĐỐC ...  TEXT CHỮ TRONG KHAI BÁO ĐƯỜNG KÍCH THƯỚC CHỮ IN HOA CAO 2,5mm.  TEXT TIÊU ĐỀ PHỤ CHỮ IN HOA CAO 3mm - 4mm : GHI CHÚ, TỶ LỆ 1/100 ...  TEXT GHI KÝ HIỆU TRỤC CHỮ IN HOA CAO 3mm - 4mm : 1, 2, 3, …, A, B, C, ….  TEXT TIÊU ĐỀ CHÍNH CHỮ IN HOA CAO 6mm - 8mm : MẶT BẰNG TRỆT, MẶT BẰNG LẦU ... 12
  14. + Dùng lệnh TEXT STYLE  Xuất hiện bảng Text Style Hình 1.4: Bảng Text Style - Bước 5: Vẽ thiết kế đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu. + Xác định hệ thống lưới cột (Tim trục): Hệ thống lưới cột phải gọn, không để các đường thừa. Sử dụng layer 1-gi-04. + Xác định hệ thống cột: Chú ý chiều chịu lực của cột. Sử dụng layer 4-co. + Xác định hệ thống tường xây: Chú ý độ dày tường, vị trí tường xây theo trục (lệch trục hay giữa trục). Sử dụng theo layer 4-wa. + Xác định hệ thống vách ngăn bằng các vật liệu khác. Sử dụng layer 3 + Xác định hệ thống cửa đi và của sổ: Chú ý sự hợp lý của chiều rộng cửa, chiều cao cửa và hướng mở cửa. Sử dụng layer 2 cho gờ của đi, gờ và bao cửa sổ. Sử dụng layer 1-f-cua cho block cửa. + Xác định hệ thống cầu thang: Chú ý chiều rộng vế thang, chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang, chiều rộng bậc, số bậc thang, lan can tay vịn cầu thang. Sử dụng layer 2 cho bậc thang và layer 3 cho tay vịn cầu thang, sử dụng layer 1-02 cho nét khuất thang. + Xác định hệ thống khu vệ sinh: Chú ý số lượng các trang thiết bị phòng vệ sinh, kích thước phòng vệ sinh, vị trí hộp ghen cấp thoát nước, đánh dấu độ dốc thoát nước sàn và vị trí miệng thu nước sàn. Sử dụng layer 1-f-wc cho các block thiết bị vệ sinh. + Xác định hệ thống hành lang, bậc cấp. Sử dụng layer 2 cho bậc cấp và layer 3 cho nét bao ngoài. + Hatch cột. Sử dụng layer 1-ha-co. + Xác định tên các phòng, ký hiệu phòng, cao độ phòng (cao độ từng công trình cục bộ lấy 0.000 tại sảnh chính của công trình). Sử dụng layer 1-ta để hatch ký hiệu. + Xác định tên các loại cửa đi và cửa sổ. Sử dụng layer 1-ta để hatch ký hiệu. 13
  15. + Xác định kích thước tổng quát từ tim cột và tổng. Sử dụng layer 1-di-1. + Xác định kích thước cụ thể (nếu đủ không gian để thể hiện – nếu không phải thể hiện theo tỷ lệ 1/50). Sử dụng layer 1-di-2. 14
  16. Lưu ý: + Nên dùng dạng đường PLINE hay RECTANG để bản vẽ nhẹ và dễ chọn đối tượng hatch. Hạn chế dùng lệnh Line vì lệnh này có các đường vẽ rời rạc và nặng bản vẽ. + Nên dùng lệnh TRACE để vẽ cột và hatch cột vuông. Lệnh DONUT để vẽ cột và hatch cột tròn. + Nên sử dụng các lệnh hiệu chỉnh khi vẽ thay vì vẽ mới lại toàn bộ cấu kiện gần giống. 15
  17. - Bước 6: Thể hiện bản vẽ đẹp, hợp lý. 16
  18. 2. CÁC MẶT ĐỨNG CỦA CÔNG TRÌNH. a) Qui cách trình bày bản vẽ mặt đứng của công trình. - Các hình chiếu đứng - Mặt đứng công trình: Là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài công trình. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà. - Bản vẽ mặt đứng chính (nơi niều người qua lại hoặc quay ra trục đường chính) cần được diễn tả rất kỹ đôi khi vẽ ở tỷ lệ lớn hơn các mặt đứng ở hướng khác. - Tùy theo mỗi loại sau đây, mặt đứng có những tên gọi khác nhau thể hiện những hướng nhìn khác nhau: + Theo trục định vị: mặt đứng 1 - 4, mặt đứng trục A - B; + Theo hướng công trình: Mặt đứng hướng Bắc, mặt đứng hướng Đông Nam. + Theo trục đường: Mặt đứng trục đường Lý Chính Thắng, mặt đường Trần Quốc Thảo. - Ở bản vẽ kỹ thuật mặt đứng vẽ theo theo tỷ lệ 1/100, 1/50 cụ thể có các yêu cầu sau: + Ở tỷ lệ 1/50:  Quy định phải ghi đầy đủ các kích thước sau:  Kích thước các trục, tổng trục;  Kích thước các bộ phận tiêu biểu trên mặt đứng như: ô văng, sênô, ống khói, cửa sổ mái.  Kích thước chi tiết (vd: bồn hoa trước nhà, tam cấp…), các cửa, các mảng tường…  Yêu cầu đầy đủ các cao trình, các trục định vị, tên cửa, độ dốc mái (nếu công trình là mái dốc). Thể hiện một phần diện tích của hình (hoặc thể hiện trên toàn bộ bản vẽ) chất liệu, vật liệu bề mặt công trình với những ghi chú cần thiết đi kèm. + Ở tỷ lệ 1/100:  Ở tỷ lệ này, chỉ yêu cầu đầy đủ các kích thước chính như kích thước trục, tổng trục, các cao trình cơ bản, các trục định vị, thể hiện một phần vật liệu bề mặt và ghi chú tiêu biểu.  Chú ý: Không vẽ người và cây xanh bao cảnh trên mặt đứng của bản vẽ kỹ thuật kiến trúc. Có thể vẽ gợi ý tiêu biểu một số cây cỏ hoa lá hoặc sân nội cảnh. b) Trình tự vẽ mặt đứng: - Bước 1: Tạo khổ giấy theo đúng kích thước. + Nếu vẽ riêng mặt đứng thì tạo tương tự như vẽ mặt bằng. + Nếu vẽ chung với bản vẽ mặt bằng thì không cần tạo lại khổ giấy. 17
  19. - Bước 2: Tạo các lớp theo yêu cầu. + Nếu vẽ riêng mặt đứng thì tạo tương tự như vẽ mặt bằng. + Nếu vẽ chung với bản vẽ mặt bằng thì có thể sử dụng các layer của mặt bằng để vẽ nếu thiếu có thể tạo thêm các layer thiếu. - Bước 3: Tạo đường kích thước. + Nếu vẽ riêng mặt đứng thì tạo tương tự như vẽ mặt bằng. + Nếu vẽ chung với bản vẽ mặt bằng thì có thể sử dụng các đường kích thước của mặt bằng để vẽ nếu thiếu có thể tạo thêm các đường kích thước thiếu. - Bước 4: Tạo kiểu chữ. + Nếu vẽ riêng mặt đứng thì tạo tương tự như vẽ mặt bằng. + Nếu vẽ chung với bản vẽ mặt bằng thì có thể sử dụng các kiểu chữ đã tạo sẵn. - Bước 5: Vẽ thiết kế đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu. + Mặt đứng tỷ lệ 1/100 :  Xác định hệ thống lưới cột, đà, sàn: Hệ thống lưới phải gọn, không để các đường thừa. Sử dụng layer 1-gi-04.  Xác định hệ thống cột. Sử dụng layer 3  Xác định các lam che nắng, lan can hành lang, tay vịn hành lang hoặc song sắt hành lang… Sử dụng layer 2.  Xác định hệ thống cửa. Sử dụng layer 2 cho khuôn bao và layer 1- f-cua cho khung cánh và các block cửa.  Kẻ jon tường và hatch vật liệu (màu sơn khác nhau …). Sử dụng các loại layer hatch.  Xác định kích thước tổng quát từ tim cột và tổng. Sử dụng layer 1-di-1.  Xác định kích thước cụ thể ( nếu đủ không gian để thể hiện – nếu không phải thể hiện theo tỷ lệ 1/50 ). Sử dụng layer 1-di-2.  Xác định các độ cao : Từ nền đất tự nhiên đến sảnh chính, từ sàn trệt đến sàn lầu …Sử dựng layer 1-ta.  Hatch nền đất. Sử dụng layer 1-ha-nen. + Khai triển mặt đứng tỷ lệ 1/50 :  Phóng lớn mặt đứng từ tỷ lệ 1/100.  Bổ sung các kích thước cụ thể.  Bổ sung ghi chú cụ thể từ mái đến sàn tầng trệt. 18
  20. 19
nguon tai.lieu . vn