Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Quảng Ninh, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình thực hành điện – điện tử cơ bản được biên soạn theo chương trình khung của nghề điện công nghiệp đã được thông qua. Nội dung các bài thực hành được xây dựng sát với thực tế. Các kỹ năng được mô tả và hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh học nghể Khi biên soạn giáo trình này chúng tôi đã bám sát vào chương trình khung đã được xây dựng và nhận thấy tầm quan trọng của môn học Thực hành điện – điện tử cơ bản là môn học thực hành chuyên môn đầu tiên trong toàn bộ chương trình học Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời gian là 90 tiết bao gồm: Bài 1: Cấp cứu người bị tai nạn điện Bài 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng Bài 3: Sử dụng dụng cụ cầm tay Bài 4: Nối dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt Bài 5: Đấu nối mạch điện chiếu sáng cơ bản Bài 6: Đo dòng điện, đo điện áp Bài 7: Đo điện năng 1 pha Bài 8: Đo điện năng 3 pha Bài 9: Đọc, đo, kiểm tra một số cảm biến thông dụng Bài 10: Đọc, đo, kiểm tra linh kiện điện tử Bài 11: Lắp một số mạch điện tử cơ bản Trong quá trình biện soạn giáo trình này với sự đóng góp những ý kiến quý báu từ các thầy cô trong khoa Điện- Điện tử và các thầy, cô đồng nghiệp tôi đã cố gắng để đưa những phần kiến thức phù hợp và kỹ năng cần thiết cho người học. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô để giáo trình được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Uông Bí, ngày….....tháng…năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hậu 2
  4. MỤC LỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 2. BÀI 1: CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN .............................................. 6 3. BÀI 2: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠNNĂNG .................................................. 13 4. BÀI 3: SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY .................................................... 21 5. BÀI 4: NỐI DÂY DẪN DÂY CÁP ÉP ĐẦU CỐT ....................................... 29 6. BÀI 5: ĐẤU MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN ................................... 37 7. BÀI 6: ĐO DÒNG ĐIỆN, ĐO ĐIỆN ÁP ....................................................... 57 8. BÀI 7: ĐO ĐIỆN NĂNG 1 PHA .................................................................... 63 9. BÀI 8: ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA .................................................................... 69 10. BÀI 9: ĐỌC, ĐO, KIỂM TRA MỘT SỐ CẢM BIẾN THÔNG DỤNG ..... 80 11. BÀI 10: ĐỌC, ĐO, KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ ............................. 86 12. BÀI 11: LẮP MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN ................................. 100 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thực hành điện - điện tử cơ bản Mã môn học: MH 11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Là môn học chuyên môn - Tính chất: Là môn học thực hành - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học này giúp cho học sinh học nghề hình thành những kỹ năng thực hành cơ bản đầu tiên như: sử dụng dụng cụ và đồng hồ vạn năng, đấu nối được dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt là những kỹ năng rất cần thiết cho nghề điện công nghiệp Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức:Trình bày được trình tự các bước cấp cứu người bị tai nạn điện, sử dụng đồng hồ vạn năng, sử dụng dụng cụ cầm tay, nối dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt, đấu nối mạch điện chiếu sáng cơ bản, đo dòng điện, đo điện áp, đo điện năng 1 pha và 3 pha, đọc, đo một số cảm biến thông dụng, đọc, đo linh kiện điện tử, lắp ráp một số mạch điện tử. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các bước cấp cứu được người bị tai nạn điện theo đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay và các dụng cụ đo lường đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật + Đấu, nối được dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt và các mạch điện chiếu sáng cơ bản đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Đọc, đo, kiểm tra và xác định chất lượng của linh kiện điện tử và một số cảm biến thông dụng + Lắp ráp được một số mạch điện tử cơ bản đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm, tuân thủ các quy tắc an toàn và tác phong công nghiệp khi thực tập. Nội dung của môn học/mô đun: 4
  6. BÀI 1: CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN Giới thiệu: Là bài học mở đầu, giúp người học biết cấp cứu người bị tai nạn điện trong quá trình học thực hành với nghề điện công nghiệp Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước cấp cứu người bị tai nạn điện - Thực hiện được các bước cấp cứu được người bị tai nạn điện theo đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Phát huy tính tích cực, chủ động trong công việc, tuân thủ quy tắc an toàn. Nội dung chính: 1. Điều kiện thực hiện 1.1.1. Hiện trường luyện tập - Xưởng thực hành điện công nghiệp - Một số tranh ảnh về tình huống người bị điện giật - Một số tranh ảnh về phương pháp hô hấp nhân tạo - Máy tính kết nối máy chiếu… 1.1.2. Dụng cụ, vật tư - Sào tre, gậy gỗ, ván khô, vải khô, ủng và găng tay cao su - Tủ lạnh, dây dẫn điện để thực hành 2 tình huống giả định - Chiếu hoặc nilon để trải ra nằm khi thực tập cấp cứu hô hấp nhân tạo 2. Trình tự thực hiện 2.1. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện 2.1.1. Giả định tình huống 1 Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện Hình 1.1: Nạn nhân chạm tay vào tủ lạnh bị rò điện Cách xử lí: Nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến tủ lạnh và thực hiện như sau: - Ngắt cầu dao, áp tô mát, rút phích cắm điện, nắp cầu chì ở vị trí gần nhất 5
  7. - Lót tay bằng vải khô nắm vào tóc, tay hoặc chân kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh Yêu cầu : Chú ý: Không nắm vào người bị tai nạn điện bằng tay không . Không tiếp xúc với cơ thể trần của nạn nhân 2.1.2. Giả định tình huống 2 Một người bị dây điện trần của lưới điện hạ áp 220V bị đứt chạm vào người Hình 1.2: Nạn nhân bị dây điện trần 220V đè lên người Cách xử lí - Đứng trên ván gỗ khô hoặc đi ủng và đeo găng tay cao su, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi cơ thể nạn nhân Chú ý: Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện Hình 1.3: Dùng sào tre và ván gỗ giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện 6
  8. 2.2. Xác định tình trạng cơ bản nạn nhân 2.2.1. Nạn nhân vẫn tỉnh Trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh, không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không cần sơ cứu chữa. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốc hoặc loạn nhịp tim 2.2.2. Nạn nhân bị ngất không thở hoặc thở không đều, co giật và run Trong trường hợp nạn nhân bị ngất không thở hoặc thở không đều, co giật và run nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tín mạng vì vậy cần phải tiến hành sơ cứu làm thông đường thở và hô hấp nhân tạo 2.3. Thực hiện sơ cứu 2.3.1. Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh - Để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng mát sau đó báo nhân viên y tế Hình 1.4: Liên hệ với viên y tế 2.3.2. Trường hợp nạn nhân bị ngất không thở hoặc thở không đều, co giật và run Thực hiện sơ cứu theo 3 phương pháp sau: a. Làm thông đường thở Đặt nạn nhân nằm ngửa, quỳ bên cạnh nắm lấy tay và đầu gối của nạn nhân kéo mạnh về phía mình, sao cho khi xoay trục dọc của người không bị thay đổi. Sau đó gập tay của nạn nhân đệm dưới má và đặt chân tạo thế ổn định nhằm giữ thông đường hô hấp để đờm, dãi có thể tự chảy ra. Có thể làm thông đường thở bằng cách lấy đờm, dãi trong miệng nạn nhân ra Chú ý: Đặt nạn nhân nằm nghiêng đúng tư thế 7
  9. Hình 1.5: Thực hiện thao tác làm thông đường thở b. Hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp Quỳ trên lưng nạn nhân: Đặt 2 lòng bàn tay vào 2 mạng sườn, ngón cái đặt trên lưng Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng 1 bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra Động tác 1: Đẩy hơi ra Nhô toàn thân về phía trước dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chỗ mạng sườn để hoành các mô dồn lên nén phổi đẩy hơi ra. Miệng đếm nhịp 1,2,3 Động tác 2: Hút khí vào Nới tay ngả người về phía sau và nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở rồi hút khí vào miệng dếm 4,5,6. Làm đều đặn như vậy theo nhịp thở Hình 1.6: Thực hiện thao tác đẩy hơi ra và hút khí vào c. Hô hấp nhân tạo theo phương pháp hà hơi thổi ngạt Là cách làm đơn giản, có nhiều hiệu quả và ưu điểm hơn cả vì người thực hiện sơ cứu dễ thực hiện và kiểm tra được đường thở của nạn nhân. Thực hiện theo các thao tác sau: Động tác 1: Thổi vào mũi Quỳ bên cạnh nạn nhân đặt một tay lên trán và đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở. Tay kia nắm vào cằm, ấn mạnh lên giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Hít một hơi dài, miệng mở to, ngậm lên mũi nạn nhân, ép chặt rồi thổi mạnh, không khí đi vào phổi làm ngực nạn nhân phồng lên. Tiếp tục ngẩng đầu lên hít hơi khác lúc này ngực nạn nhân sẽ xẹp xuống và tự thở. Làm khoảng 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tĩnh lại hẳn 8
  10. Chú ý: Phải giữ đầu và mồm nạn nhân cho đúng tư thế thì đường thở mới thông, thổi mới có hiệu quả Hình 1.7: Thực hiện thao tác thổi vào mũi Động tác 2: Thổi vào miệng Quỳ bên cạnh nạn nhân đặt một tay lên trán và đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở. Tay kia giữ chặt lấy cằm, ngón tay cái đặt vào miệng hoặc ngoài miệng. Cách lấy hơi thổi ngạt tương tự như thổi vào mũi, nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm. Chú ý: Đặt nạn nhân cho đúng tư thế thì đường thở mới thông, thổi mới có hiệu quả Hình 1.8: Thực hiện thao tác thổi vào miệng Động tác 3: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực Khi tim nạn nhân không hoạt động khi cần có 2 người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ 5 lần xoa bóp tim/ 1 lần thổi ngạt Cách xoa bóp tim: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn cứng, một tay đặt lên trên phần tim ở khoang xương sườn thứ 3 từ dưới lên, tay kia đấm mạnh lên 3 cái. Nếu không có hiệu quả thì đặt hai tay chéo lên phần tim, dùng cả sức thân người ấn cho lồng ngực nén xuống 3-4cm. Làm như vậy từ 60-80 lần/phút Chú ý: Đặt nạn nhân cho đúng tư nếu đặt sai tư thế có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân hoặc khiến nạn nhân tự cắn lưỡi. 2.3. Kiểm tra tình trạng nạn nhân sau sơ cứu Sau khi sơ cứu xong tiến hành kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ. Tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. 9
  11. 2.4. Di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế Kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình di chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục. 3. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 3.1. Không xem xét nguồn điện đã ngắt chưa Đây là sai lầm lớn nhất và cũng nguy hiểm nhất. Người cứu quá vội vàng, mất bình tĩnh dùng tay kéo nạn nhân khỏi nguồn điện. Nhưng nếu nguồn điện chưa ngắt, người cứu cũng bị điện giật do cơ thể nạn nhân dẫn điện. Biện pháp: Cần xem xét kỹ xem nguồn điện đã được ngắt chưa để có biện pháp an toàn khi cứu người bị tai nạn điện 3.2. Vội vàng đưa nạn nhân đi cấp cứu Người cứu đã bỏ lỡ mất 3 phút ép tim, thổi ngạt để cứu sống nạn nhân. Nếu hô hấp nhân tạo kịp thời, đúng cách ở những phút đầu tiên có khả năng cứu nạn nhân bị ngưng thở khi điện giật. Ngược lại, nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời nạn nhân có thể chết trên đường đi cấp cứu Biện pháp: Thực hiện một số thao tác sơ cứu đơn giản như: làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu 3.3. Để nạn nhân làm nguyên tư thế khi có dấu hiệu tỉnh lại Người sơ cứu cần phải chuyển nạn nhân sang tư thế hồi phục (nằm nghiêng sang phải), giúp nạn nhân dễ thở, không gây chèn ép tim phổi hay hít phải dịch nôn của chính họ. Mắc sai lầm này sẽ dẫn đến hậu quả nạn nhân có thể chết trong chờ xe cấp cứu Biện pháp: Nạn nhân cần được sơ cứu và được đặt nằm đúng tư thế để thông đường thở 3.4. Hô hấp nhân tạo sai kỹ thuật Nếu đặt tay sai vị trí, có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. Ví dụ, tay đặt không đúng vị trí tim ép lồng ngực mà đặt lệch xuống phần bụng. Lúc này, mỗi khi ép xuống sẽ đẩy hơi lên tim, gây nguy hiểm cho nạn nhân Biện pháp: Hô hấp nhân tạo đúng các thao, động tác để không gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Phân tích các sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục khi cấp cứu người bị tai nạn điện? Câu 2: Trình bày cách hô hấp nhân tạo nạn nhân bị tai nạn điện theo phương pháp nằm sấp? Câu 3: Trình bày cách hô hấp nhân tạo nạn nhân bị tai nạn điện theo phương pháp hà hơi thổi ngạt? Câu 4: Trình bày cách hô hấp nhân tạo nạn nhân bị tai nạn điện theo phương pháp làm thông đường thở? 10
  12. Bài tập thực hành Bài 1: Thực hành sơ cứu người bị điện giật khi đang đứng dưới đất chạm tay vào tủ lạnh bị rò điện Bài 2: Thực hành sơ cứu người bị điện giật khi bị dây điện trần của lưới điện hạ áp 220V bị đứt chạm vào người 11
  13. PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP Ngành/nghề: Điện công nghiệp MH/MĐ: Thực hành điện- điện tử cơ bản BÀI 1: CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN Họ và tên học sinh: ……………….. Lớp: …………. Khóa: ……………. Vị trí luyện tập:……………………. Tiêu chí đánh giá: ………………. Điểm Nội dung đánh Điểm Ghi TT Tiêu chí đánh giá đạt giá chuẩn chú được 1 Chuẩn bị Đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị 0,5đ - Kiểm tra 1,0đ 2 Thao tác - Đánh giá nhanh 0,5đ - Sơ cứu 1,0đ - Sơ cứu đúng phương pháp 3,0đ - Sơ cứu đúng kỹ thuật 2,0đ 3 Kỹ thuật - Đảm bảo an toàn trong qua trình 1,0đ thực hiện Sơ cứu đúng quy trình, an toàn 4 Thời gian 1,0đ trong thời gian 20’ Tổng điểm: 10 điểm Chú ý: - Bài làm có thời gian quá 5 phút không tính điểm. - Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì không tính điểm, không đánh giá quá trình luyện tập. Ngày …… tháng …… năm …… GIÁO VIÊN HD …………………. 12
  14. BÀI 2: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG Giới thiệu: Là bài học giúp người học biết cách sử dụng được đồng hồ vạn năng vào quá trình thực hành các bài tập kỹ năng của môn học Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước sử dụng đồng hồ vạn năng. - Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật - Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. Điều kiện thực hiện 1.1. Hiện trường luyện tập - Xưởng thực hành điện công nghiệp - Bảng sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục - Máy tính kết nối máy chiếu… 1.2. Dụng cụ vật tư - Đồng hồ vạn năng (VOM) - Một số linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, transistor, triac… - Nguồn điện 1 chiều - Nguồn điện xoay chiều 2. Trình tự thực hiện 2.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh đồng hồ trước khi đo Hình 2.1: Đồng hồ vạn năng khi được hiệu chỉnh 13
  15. Di chuyển thang đo của ĐHVN về thang đo điện trở Rx10 chập 2 đầu que đo vào nhau sau đó điều chỉnh nút điều chỉnh để kim chỉ thị của ĐHVN về 0Ω như hình 2.1 Yêu cầu: Kim chỉ thị của ĐHVN phải được điều chỉnh về đúng vị trí 0Ω Chú ý: Tránh chạm tay vào đầu que đo của đồng hồ 2.2. Xác định đại lượng cần đo, chọn vùng đo, thang đo Sau khi xác định được đại lượng cần đo tiến hành chọn vùng đo như hình 2.2 và các thang đo phù hợp với giá trị cần đo Hình 2.2: Các vùng đo của đồng hồ vạn năng Đại lượng cần đo, vùng Phương pháp Yêu cầu Chú ý đo, thang đo Đo điện trở (Rx1; Rx10; - Tính toán đại lượng điện Ước lượng giá Rx100; Rx1K; Rx10K) trở cần đo trị đo để chọn - Chọn thang đo phù hợp thang đo, vùng đo cho phù hợp Đo điện áp xoay chiều -Tính toán đại lượng điện áp Ước lượng giá (DCx0,1; DCx0,5; cần đo trị đo để chọn DCx2,5; DCx10; - Xác định nguồn điện thang đo, vùng DCx50; DCx250; đo cho phù hợp DCx1000) - Chọn thang đo phù hợp 14
  16. Đo điện áp một chiều - Tính toán đại lượng điện áp Ước lượng giá (DCx0,1; DCx0,5; cần đo trị đo để chọn DCx2,5; DCx10; - Xác định nguồn điện thang đo, vùng DCx50; DCx250; đo cho phù hợp DCx1000) - Chọn thang đo phù hợp Đo dòng điện một chiều -Tính toán đại lượng dòng Ước lượng giá (DcμAx50; DCmAx2,5; điện cần đo trị đo để chọn DCmAx25; - Xác định dòng điện thang đo, vùng DCmAx250; DCAx2,5) - Chọn thang đo phù hợp đo cho phù hợp 2.3. Đo giá trị Nội dung Phương pháp Yêu cầu Chú ý Đo điện trở - Di chuyển thang đo của - Xác định được giá trị Không (Hình 2.3) ĐHVN về vùng đo điện trở điện trở cần đo để chọn chạm đồng (Rx1; Rx10; Rx100; Rx1K; thang đo phù hợp. thời 2 tay Rx10K) - Trong trường hợp chưa vào 2 đầu - Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu xác định được giá trị cần que đo điện trở cần đo đo thì di chuyển thang đo có giá trị từ cao xuống thấp Đo điện áp - Di chuyển thang đo của - Xác định được giá trị - Đặt que xoay chiều ĐHVN về vùng đo điện trở điện áp xoay chiều cần đo đúng (Hình 2.4) (ACx10; ACx50; ACx250; đo để chọn thang đo phù cực tính ACx1000) hợp. -Tránh - Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu nhầm que điện áp cần đo. Que đỏ đặt vào - Trong trường hợp chưa đo dương nguồn, que đen đặt vào xác định được giá trị cần âm nguồn đo thì di chuyển thang đo có giá trị từ cao xuống thấp Đo điện áp - Di chuyển thang đo của - Xác định được giá trị - Đặt que một chiều ĐHVN về vùng đo điện điện ápmột chiều cần đo đo đúng (Hình 2.5) áp(DCx0,1; DCx0,5; DCx2,5; để chọn thang đo phù cực tính DCx10; DCx50; DCx250; hợp. -Tránh DCx1000) nhầm que - Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu - Trong trường hợp chưa đo điện áp cần đo. Que đỏ đặt vào xác định được giá trị cần dương nguồn, que đen đặt vào đo thì di chuyển thang âm nguồn đo có giá trị từ cao xuống thấp Đo dòng - Di chuyển thang đo của - Xác định được giá trị Đặt que đo điện một ĐHVN về vùng đo dòng điện điện áp một chiều cần đo đúng cực chiều (DCμAx50; DCmAx2,5; để chọn thang đo phù tính 15
  17. (Hình 2.6) DCmAx25; DCmAx250; hợp. Tránh DCAx2,5) - Trong trường hợp chưa nhầm que - Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu xác định được giá trị cần đo dòng điện cần đo. Que đỏ đặt đo thì di chuyển thang vào dương nguồn, que đen đặt đo có giá trị từ cao vào âm nguồn xuống thấp Hình 2.3: Đo điện trở 16
  18. Hình 2.4: Đo điện áp xoay chiều Hình 2.5: Đo điện áp 1 chiều 17
  19. Hình 2.6: Đo dòng điện 1 chiều Ngoài các chức năng đo điện trở, điện áp, dòng điện như trên thì đồng hồ vạn năng được sử dụng để đo, kiểm tra chất lượng linh kiện điện tử, kiểm tra thiết bị điện, khí cụ điện, đo kiểm tra hoạt động của mạch... 2.4. Đọc giá trị Đọc giá trị Phương pháp Yêu cầu Chú ý Đọc giá trị điện Đọc trên vạch (trên mặt số) Ω theo Đọc chính xác Đơn vị tính trở biểu thức sau: là Ω hay Số đo= Giá trị kim chỉ thị x thang đo KΩ là do chọn thang đo Đọc giá trị điện Đọc trên các vạch còn lại trên mặt số Đọc chính xác Đơn vị tính áp xoay chiều (trừ vạch Ω) theo biểu thức sau: là V Số đo= Giá trị kim chỉ thị x (thang đo/vạch đo) Đọc giá trị điện Đọc trên các vạch còn lại trên mặt số Đọc chính xác Đơn vị tính áp một chiều (trừ vạch Ω) theo biểu thức sau: là V Số đo= Giá trị kim chỉ thị x (thang đo/vạch đo) Đọc giá trị dòng Đọc trên các vạch còn lại trên mặt Đọc chính xác Đơn vị tính một chiều số (trừ vạch Ω) theo biểu thức sau: là mA hay 18
nguon tai.lieu . vn