Xem mẫu

  1. Khả năng không chuyển dịch của đất đai dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. 1. 4.2. Xu thế phát triển của việc sử dụng đất 1.4.2.1 . Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất càng mở rộng. Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưng hiệu quả sử dụng Thời kỳ quá độ chuyển từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. 1.4.2.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển, sử dụng đất đai lừ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh đã kéo theo xu thế từng bước phức tạp hoá và chuyên môn hoá cơ cấu sử dụng đất. Tiến bộ KHKT đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sử dụng đất rất hạn chế, chủ yếu sử dụng bề.mặt của đất đai, nông nghiệp thì độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước ít được khai thác, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây dựng chủ yếu là chọn mặt bằng. Khi khoa học công nghệ được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng, ruộng nước phát triển... đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ con người. Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ yêu cầu nẩy sinh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hoá sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô. 1.4.2.3. Sử dụng đất đai phát triển theo xu hướng xã hội hoá và công hữu hoá Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống. Việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng yêu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội.
  2. Xã hội hoá sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hoá sản xuất. Vì vậy, xã hội hoá sử dụng đất và công hữu hoá là xu thế tất yếu Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hoá sản xuất cao hơn, cần phải thực hiện xã hội hoá và công hữu hoá sử dụng đất. 2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI -CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai Để hiểu khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai, cần tìm hiểu khái niệm về quy hoạch và đất đai dưới góc độ quản lý đất đai. Về thuật ngữ có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất đai như sau: quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định, bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa chuẩn về đất đai. Theo cách hiểu thông thường, đất đai là phần nổi của mặt địa cầu mà trên đó con người và vạn vật đi lại, sinh sống... Tuy nhiên, dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu thuật ngữ “đất đai” như sau: Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia (không thể có quốc gia mà không có đất đai). Đất đai là loại tài sản đặc biệt - bất động sản - tức là loại lài sản không thể di rời được (điều 181 - Bộ luật dân sự). Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoảnh đất, vạc đất, mảnh đất miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước,. nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mcụđích khác nhau Qui hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: -Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất). -Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...). - Pháp chế: (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
  3. Như vậy, có thể định nghĩa: quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất, kinh tế, kỹ thuật và pháp chê) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội -môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất. Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác lập sựổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội với hiệu quả cao. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai phát huy lợi thế ngành và lãnh thổ, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm nghiêm trọng quĩ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của từng địa phương, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện cụ thể như sau: a) Tính lịch sử -xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (nhưđiều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bâng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
  4. Qui hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). Ở nước ta hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau: b)Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện ở hai mặt: -Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. -Quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội, như: Khoa học tự nhiên, KH - XH, dân số và đất đai, sản xuất nông công nghiệp, môi trường sinh thái... Với đặc điểm này, quy hoạch có tính chất tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. c)Tính dài hạn: quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (phương hướng, chính sách và biện pháp sử đụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất đai từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Căn cứ vào các dự báo cụ thể biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng (như thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...) từđó xác định quy hoạch ngắn và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, là căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
  5. d) Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất các ngành, như: -Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng. -Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành. -Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng. -Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất. Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định. e) Tính chính sách: quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai với mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. h)Tính khả biên: Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều đó thể hiện tính khả biến của quy hoạch - quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “Qui hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 2.2. Những căn cứ pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai (bình quân mỗi năm phải chuyển khoảng 30.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác). Việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề bức xúc và cần được quan tâm hàng đầu. Ý chí của toàn Đảng, toàn dân quan tâm đến vấn đề đất đai được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, giúp giải đáp. về mặt nguyên tắc cho những vấn đề cần đặt ra là:
  6. -Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất đai. -Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai. -Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. -Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 2.2.1 . Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất đai Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một hoạt động chiến lược quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam nêu rõ trong các văn kiện Đảng, trong Hiến pháp và các luật. -Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”; “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II, điều 18). Điều 1 Luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều 13 Luật đất đai xác định một trong những nội dung quản lý Nhà ước về đất đai là “Qui hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”. Điều 19 Luật đất đai khẳng định “Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. -Nghị định số 01/1997/QH-9, Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 11 (tháng 4/1997) về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước… - Ngày 1/10/2001 Chính phủđã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Nghị định này quy định cụ thể việc lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đánh dấu một bước phát triển trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng. Do vậy, để quản lý và sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả nhất cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất đai. 2.2.2. Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai Điều 16 Luật đất đai quy định: -Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
  7. -Uỷ ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình (qui hoạch theo lãnh thổ hành chính) trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. -Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt (qui hoạch ngành). -Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Nghị định 68/2001/NĐ-CP, Chính phủ quy định: Tổng cục Địa chính chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình. Bộ quốc phòng, Bộ công an lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho mục đích quốc phòng, an ninh. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và kế hoạch điều chỉnh bổ sung hàng năm của UBND cấp tỉnh; UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử đụng đất hàng năm của cấp dưới. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có quyền quyết định, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất đai thuộc thẩm quyền của mình. Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, như: chuyển đất nông nghiệp trồng lúa nước sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây lâu năm, chuyển đất trồng cây lâu năm sang trồng cây hàng năm, chuyển đất chưa sử dụng sang trồng rừng. 2.2.3. Nội dung lập quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất đai Luật đất đai (điều 17, năm 1993) quy định nội dung tổng quát của quy hoạch sử dụng đất đai như sau: - Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. -Điều chỉnh việc khoanh định các loại đất nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Nội dung kế hoạch sử dụng đất đai được điều 17, Luật đất đai 1993 quy định: -Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch (từ tổng thể đến cụ thể, quy hoạch trước, kế hoạch sau). -Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch (chỉnh lý từ dưới lên).
  8. 2.2.4. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Qui định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất đai trong phạm vi cả nước như sau: -Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. -UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp dưới trực tiếp. Điều 23 của Luật đất đai năm 1993 quy định thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như sau: -Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng năm của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. -Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (Hiến pháp và Luật đất đai), còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản của các ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, như: Nghị định 404/CP, ngày 7/11/1990 ; Nghị định 34/CP, ngày 23/4/1994; Chỉ thị 247/TTg, ngày 28/4/1995; Chỉ thị 245/TTg, ngày 2/4/1996; Thông tư 106/QHKH-RD, ngày 15/4/1991; Công văn 03/CV-ĐC, ngày 29/4/1995; Công văn 862/CV-ĐC, ngày 16/7/1996; Công văn 518/CV-ĐC, ngày l0/9/1997; Quyết định 657/QĐ-ĐC, ngày 28/1/1995, Nghị định 68/2001/NĐ-CP. 2.3. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau: -Nhiệm vụđặt ra đối với quy hoạch. -Số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch. -Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như: loại hình, dạng, hình thức quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (điều chỉnh quan hệ sử dụng đất như: tư liệu sản xuất) từ tổng thểđến thiết kế chi tiết.
  9. Đối với nước ta, Luật đất đai năm 1993 (điều 16, 17, 18) quy định: quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. Qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có các dạng sau: Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đai các vùng. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: Từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước. Qui hoạch sử dụng đất đai cho các vùng chuyên môn hoá - sản xuất hàng hoá có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị hành chính. Do tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản phẩm chuyên môn hoá phải kết hợp phát triển tổng hợp để xây dựng đầy đủ và hợp lý đất đai. Qui hoạch sử dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất, như tư liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: quy hoạch đất trồng trọt, quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch giao thông, quy hoạch rừng phòng hộ... quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp có thể .tiến hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hoá hoặc có thể độc lập ở ngoài vùng. Qui hoạch theo ngành: Dựa trên cơ sởđiều tra đánh giá khả năng thích nghi của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sử dụng đất phù hợp với đặc điểm từng ngành để có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, một số ngành đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai của ngành mình, như: ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi..., nhưng tiến hành còn rất chậm. Hai loại quy hoạch này liên quan chặt chẽ với nhau. Các ngành tuy có khác nhau về mục đích sử dụng đất, nhưng đều được phân bố trên cùng một lãnh thổ cụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại một lúc nhiều ngành). Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát triển các ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm toàn bộ hoặc một số dạng quy hoạch theo ngành.
  10. Việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và đáp ứng được những yêu cầu sau: -Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc). -Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn. -Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ. -Đạt hiệu quả cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. 2.4. Yêu cầu của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu vĩ mô (bao quát chung toàn bộ xã hội và cả nước), như: an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội... quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hoá các mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể của từng chủ sử đụng đất khác trên địa bàn. Sự hình thành thị trường bất động sản cùng với các thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường vốn... đã trở thành yêu cầu cấp bách, điều đó cần được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá sử dụng đất đai. Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản (đặc biệt là đất đai và nhà ở) rất sôi động, lại mang tính tự phát đã nẩy sinh nhiều tiêu cực (mua bán, đầu cơ, trục lợi đất đai). Để khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất đai cần phải được lập lại trật tự kỷ cương, tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; xác định đúng giá trị của từng loại đất để sử dụng có hiệu quả, duy trì và phát triển quĩ đất, đảm bảo lợi ích của toàn dân; chăm lo giải quyết nhà ở cho dân, nhất là vùng đô thị, phát triển các doanh nghiệp Nhà nước xây dựng và kinh doanh nhà ở, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và kinh doanh nhà theo sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước. Kế hoạch sử dụng đất đai phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế - xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt: Kế hoạch sử dụng đất đai chú trọng phát triển hình thức không gian; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chú trọng phát triển hình thức thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức không gian nhất định. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai là sự tiếp tục của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai (xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng...) trong thời kỳ kế hoạch.
  11. Thời gian lập kế hoạch sử dụng đất đai thống nhất với thời gian lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và các cấp lãnh thổ hành chính, gồm kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm. Trong đó kế hoạch sử dụng đất 5 năm được xây dựng cùng với quy hoạch sử dụng đất đai. Việc lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm thuộc trách nhiệm của các ngành, các cấp địa phương theo trình tự thời gian như sau: Cấp xã trước ngày 18 tháng 8. Cấp huyện trước ngày 30 tháng 8. Cấp tỉnh và các ngành trước ngày 15/9 -Tổng cục Địa chính báo cáo kế hoạch sử dụng đất đai cả nước lên Chính phủ trong tháng 10 hàng năm . 2.5. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai 2.5.1. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai Thực hiện quy định của Luật đất đai năm (1993, 1998, 2001), theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính về lập quy hoạch sử dụng đất đai năm (1995, 1998, 2001) đến nay đã có 54/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên 300 huyện thị và khoảng 5000 xã phường đã lập quy hoạch sử dụng đất. Tài liệu quy hoạch sử dụng đất các cấp đã phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, là căn cứ để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất phân công lao động, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của từng địa phương và cả nước. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 1996 - 2000 cũng còn một số tồn tại cần rút kinh nghiệm để khắc phục như sau: a) Việc triển khai lập quy hoạch kéo dài, từ lúc lập dự án đến lúc trình phê duyệt phải mất từ 2 - 3 năm đối với quy hoạch cấp tỉnh, 1 - 2 năm đối với quy hoạch cấp huyện, 6 tháng đến 1 năm đối với quy hoạch cấp xã. Mặt khác do có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên quy mô lớn, quy hoạch sử dụng đất mới được phê duyệt lại phải điều chỉnh quy hoạch với những trình tự thủ tục không khác nhiều so với triển khai dự án mới (như dự án quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh Cà Mau và một số tỉnh vùng Tây Nguyên), việc kéo dài thời gian làm quy hoạch lại ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất. b) Quy hoạch sử dụng đất đai phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, vào quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn, yêu cầu bảo vệ môi trường, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, vào hiện trạng quĩ đất và định mức sử dụng đất, vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và phải căn cứ vào kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dự nó đất kỳ trước. Trong thực tiễn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phủ ông thường có sựđiều chỉnh lớn sau mỗi kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân; việc quy hoạch đô thị, đặc biệt là quy hoạch chi tiết triển khai chậm, hiện trạng quĩ đất (số lượng, chất lượng), nhu cầu sử dụng chưa được nắm chắc, thiếu định mức sử
nguon tai.lieu . vn