Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC NGÀNH/NGHỀ: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:........ /QĐ-... ngày ………tháng...... năm…… của Hiệu trưởng Quảng Ninh, năm 2021
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vii Chương 1 QUẢN LÝ KỸ THUẬT CẤP THOÁT NƯỚC ........................................1 1.1. Quy định chung ..................................................................................................... 1 1.2. Các yêu cầu đối với các công trình và thiết bị trên hệ thống cấp thoát nước ....... 2 1.3. Tổ chức các trạm điều độ ...................................................................................... 2 1.3.1. Nhiệm vụ của trạm điều độ ............................................................................. 2 1.3.2. Nhiệm vụ của nhân viên trạm điều độ ............................................................ 3 1.4. Công tác quản lý hệ thống cấp thoát nước khi có sự cố ....................................... 3 1.5. Quản lý các vùng bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước ............................. 3 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................ 4 Chương 2 QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THU NƯỚC ........................................5 2.1. Yêu cầu đối với công trình thu nước..................................................................... 5 2.1.1. Quy định chung............................................................................................... 5 2.1.2. Kiểm tra và sửa chữa công trình thu nước ...................................................... 5 2.2. Công trình thu nước mặt ....................................................................................... 6 2.3. Công trình thu nước ngầm .................................................................................... 7 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................ 9 Chương 3 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .........................................................................................10 3.1. Yêu cầu chung ..................................................................................................... 10 3.1.1. Các đường ống cấp nước .............................................................................. 10 3.1.2. Khi nối ống ................................................................................................... 10 3.1.3. Yêu cầu đối với các công trình trên đường ống cấp nước ............................ 11 i
  3. 3.1.4. Yêu cầu đối với công tác sơn ống ................................................................ 11 3.2. Mạng lưới đường ống cấp nước .......................................................................... 11 3.2.1. Nhiệm vụ công tác quản lý mạng lưới đường ống ....................................... 13 3.2.2. Nhóm công việc của công tác quản lý mạng lưới ........................................ 13 3.2.3. Phân vùng tách mạng.................................................................................... 14 3.2.4. Đội quản lý đường ống ................................................................................. 14 3.2.5. Tổ bảo dưỡng đường ống ............................................................................. 14 3.2.6. Tổ sửa chữa................................................................................................... 14 3.3. Bể chứa nước và đài nước................................................................................... 15 3.4. Đồng hồ đo nước và tính toán lưu lượng nước ................................................... 16 3.4.1. Điều kiện kỹ thuật quản lý, chọn và đặt đồng hồ ......................................... 16 3.4.2. Quản lý đồng hồ ở các trạm bơm và kiểm tra lượng nước ra....................... 16 3.4.3. Chống hao hụt nước và kiểm tra công tác của các ống nhánh vào nhà ........ 16 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 .............................................................................. 17 Chương 4 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THIÊN NHIÊN ......................... 18 4.1. Yêu cầu chung..................................................................................................... 18 4.2. Thiết bị hóa chất.................................................................................................. 19 4.3. Các công trình làm trong nước mặt .................................................................... 20 4.3.1. Công trình hóa chất ...................................................................................... 20 4.3.2. Công trình bể trộn ......................................................................................... 20 4.3.3. Công trình bể phản ứng ................................................................................ 20 4.3.4. Công trình bể lắng ........................................................................................ 21 4.3.5. Công trình bể lọc .......................................................................................... 22 4.4. Công trình khử sắt ............................................................................................... 24 4.5. Công trình khử trùng ........................................................................................... 25 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 .............................................................................. 26 Chương 5 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC ............................................ 28 5.1. Yêu cầu chung..................................................................................................... 28 5.2. Mạng lưới thoát nước.......................................................................................... 29 5.3. Thông rửa mạng lưới thoát nước ........................................................................ 30 5.4. Kênh mương thoát nước và hồ điều hòa ............................................................. 30 ii
  4. 5.5. Các nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động khi quản lý mạng lưới thoát nước . 31 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 .............................................................................. 32 Chương 6 CÁC CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC THẢI .................................33 6.1. Điều kiện làm việc của các công trình làm sạch nước thải ................................. 33 6.2. Các biện pháp đảm bảo chế độ làm việc của trạm làm sạch nước thải ............... 34 6.3. Công tác kiểm tra sự làm việc của trạm làm sạch nước thải............................... 35 6.4. Song chắn rác ...................................................................................................... 36 6.5. Bể lắng cát ........................................................................................................... 39 6.6. Bể lắng hai vỏ...................................................................................................... 42 6.7. Bể lọc sinh học .................................................................................................... 43 6.8. Bể aeroten............................................................................................................ 44 6.9. Tổ chức phục vụ các công trình làm sạch nước thải ........................................... 46 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 .............................................................................. 47 Chương 7 QUẢN LÝ TRẠM BƠM CẤP THOÁT NƯỚC .....................................48 7.1. Các quy định chung về công tác quản lý trạm bơm cấp thoát nước ................... 48 7.1.1. Yêu cầu của trạm bơm cấp I ......................................................................... 48 7.1.2. Yêu cầu kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong trạm bơm cấp I ............ 49 7.1.3. Quy định của công nhân vận hành trong trạm bơm cấp I ............................. 50 7.1.4. Sự cố máy bơm và biện pháp khắc phục ...................................................... 51 7.2. Quản lý kỹ thuật trạm bơm và các tổ máy .......................................................... 52 7.2.1. Yêu cầu về các thiết bị trong trạm bơm ........................................................ 52 7.2.2. Yêu cầu hồ sơ kỹ thuật khi quản lý trạm bơm .............................................. 53 7.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của nhân viên trực máy bơm ............................................ 54 7.3. Quản lý trạm bơm thoát nước ............................................................................. 59 7.4. Đường ống kỹ thuật, van khóa và các thiết bị đo lường ..................................... 61 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 .............................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 64 iii
  5. LỜI NÓI ĐẦU Nước sạch là nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất của mọi người dân, cũng là điều kiện hết sức cần thiết và quan trọng đối với đời sống - kinh tế và xã hội. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế cộng với sự đóng góp của nhân dân cả nước đã xây dựng được nhiều công trình cấp thoát nước. Đến nay, các công trình đã và đang hoạt động nhưng công tác quản lý, vận hành và khai thác ở một số đơn vị chưa được thực hiện đúng quy định. Do đó, nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng hoặc không phát huy được hiệu quả trong quá trình khai thác. Vấn đề quản lý và khai thác để đảm bảo cho công trình cấp nước được an toàn, bền vững, phục vụ tốt đời sống của nhân dân, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho những năm trước mắt và lâu dài. Do vậy, tác giả biên soạn tài liệu “Quản lý và khai thác công trình cấp thoát nước” nhằm mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản về công tác quản lý và khai thác công trình cấp thoát nước. Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Đào Duy Khơi iv
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thời gian kiểm tra, thau rửa và sửa chữa công trình thu nước .......................7 Bảng 2.2. Những nguyên nhân chủ yếu xảy ra làm giảm công suất giếng .....................8 Bảng 2.3. Công tác sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn các giếng khoan ...............................9 Bảng 3.1. Đường kính ống chính và đường kính ống nhánh cho phép .........................10 Bảng 4.1. Hệ số phân chia lưu lượng ............................................................................22 Bảng 4.2. Một số sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục trong trạm khử trùng nước bằng Clo .........................................................................................................................25 Bảng 6.1. Mẫu bảng theo dõi chế độ làm việc tại song chắn rác ..................................37 Bảng 6.2. Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục ................................................38 Bảng 6.3. Mẫu bảng ghi nội dung công việc vận hành bể lắng cát ...............................40 Bảng 6.4. Một số hư hỏng cần gạt bùn và biện pháp khắc phục ...................................41 Bảng 6.5. Một số sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục ở bể lắng đợt I ...............42 Bảng 6.6. Mẫu bảng theo dõi vận hành ở bể lắng .........................................................42 Bảng 6.7. Mẫu bảng theo dõi vận hành bể lắng hai vỏ .................................................43 Bảng 6.8. Mẫu bảng theo dõi vận hành bể lọc sinh học ................................................44 Bảng 6.9. Các sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục với bể aeroten ..........................45 Bảng 6.10. Các vấn đề thường gặp khi vận hành quá trình bùn hoạt tính ....................46 Bảng 7.1. Các sự cố, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi quản lý máy bơm trong trạm bơm cấp nước ........................................................................................................56 Bảng 7.2. Các sự cố, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi quản lý máy bơm trong trạm bơm giếng khoan ...................................................................................................58 v
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Công trình thu nước mặt ven bờ loại phân lý.................................................. 7 Hình 3.1. Hệ thống mô hình mạng lưới cấp nước ......................................................... 12 Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước ............................................................................... 19 Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương......... 29 Hình 6.1. Công nghệ trạm xử lý nước thải .................................................................... 34 Hình 7.1. Trạm bơm cấp I – Trạm bơm cấp II .............................................................. 48 Hình 7.2. Trạm bơm thoát nước kiểu kết hợp ............................................................... 60 Hình 7.3. Máy nghiền rác .............................................................................................. 61 vi
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 2 MNCN Mực nước cao nhất 3 MNTN Mực nước thấp nhấp 4 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 5 BLĐTBXH Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội 6 MPN Most Probable Number (Số có thể xảy ra nhất) vii
  9. Chương 1 QUẢN LÝ KỸ THUẬT CẤP THOÁT NƯỚC 1.1. Quy định chung Công tác quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước đô thị là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo vận hành khai thác các công trình cấp thoát nước một cách liên tục đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật, an toàn và hiệu quả kinh tế. Cán bộ và công nhân vận hành hệ thống cấp thoát nước đòi hỏi là những người nắm vững quy trình công nghệ và tính năng hoạt động của các công trình, đảm bảo chất lượng công trình đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn lao động khi quản lý hệ thống cấp thoát nước. Các cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống cấp thoát nước liên tục cập nhật số liệu và nghiên cứu chế độ làm việc của toàn bộ hệ thống để từ đó phân tích ưu nhược điểm của đặc tính kỹ thuật khi hoạt động của các công trình đang hiện hành và so sánh với thiết kế từ đó đề xuất nhiều sáng kiến cải tiến để nên nâng cao hiệu suất làm việc. Chỉ được phép đưa vào vận hành các hệ thống cấp thoát nước vào hoạt động khi có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật và các biện pháp tổ chức đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, được đào tạo bài bản có chuyên môn đã được đơn vị tuyển dụng tiến hành kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp về những vấn đề chuyên môn của ngành cấp thoát nước, các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ được phép làm việc trong các hệ thống cấp thoát nước. Công nhân vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước cần được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định hiện hành phù hợp với chức danh nghề nghiệp. Các gian làm việc phải cần được bố trí chiếu sáng đầy đủ cả ngày lẫn đêm; để chiếu sáng cục bộ khi làm việc tại những khu ẩm ướt của hệ thống cấp thoát nước chỉ được dùng đèn điện di động có điện áp không quá 12V. Việc bố trí thiết bị cần đảm bảo sự đi lại, làm việc thuận tiện và an toàn. Trong các gian làm việc của hệ thống cấp thoát nước cần bố trí tủ thuốc cấp cứu, chủng loại số lượng thuốc phù hợp với số lượng người làm việc thường xuyên và tính chất của các chấn thương có thể xảy ra. 1
  10. 1.2. Các yêu cầu đối với các công trình và thiết bị trên hệ thống cấp thoát nước Các ngôi nhà và công trình của hệ thống cấp thoát nước (trạm bơm, các công trình đơn vị trong trạm xử lý nước cấp hoặc xử lý nước thải, bể chứa nước, đài nước,…) nên được theo dõi kỹ trong năm đầu tiên vận hành để phát hiện các chỗ nứt, sụt lún, các điểm biến dạng… Hàng tháng, cần kiểm tra độ lún của công trình theo các mốc chuẩn cố định hoặc tạm thời. Từ năm thứ hai việc kiểm tra thực hiện theo kế hoạch căn cứ vào điều kiện địa phương và trạng thái công trình. Các gian máy nên có sổ theo dõi trạng thái kết cấu ngôi nhà và công trình. Đặc biệt phải chú ý theo dõi độ lún và độ rạn nứt của bệ móng các thiết bị (bơm, động cơ điện). Thường xuyên theo dõi trạng thái các gối đỡ của đường ống. Khi có hiện tượng sụt lún của mạng lưới, bộ phận, giếng và công trình cần phải chú ý đến trạng thái mối nối mềm của đường ống qua tường. Các công trình cấp thoát nước cần phải đảm bảo chế độ nhiệt độ tối ưu do đó cần thiết kế hệ thống thông gió trong trạm bơm, nhà chuẩn bị phèn và hóa chất, giàn mưa, …và một số các công trình khác. 1.3. Tổ chức các trạm điều độ 1.3.1. Nhiệm vụ của trạm điều độ Lập tiến độ sản xuất theo định kỳ. Quản lý đồng bộ và thống nhất mọi mặt hoạt động của các tuyến ống và các công trình trên hệ thống cấp thoát nước. Đảm bảo chế độ làm việc bình thường của toàn bộ hệ thống cấp thoát nước. Kiểm tra việc thực hiện các quy trình kỹ thuật và an toàn lao động khi quản lý, khai thác. Có hai loại trạm điều độ như sau: Điều độ một cấp: quản lý thống nhất hoạt động của toàn bộ các công trình và mạng lưới thuộc hệ thống cấp thoát nước khi tổng chiều dài mạng lưới đường ống phân phối dưới 50 km. Điều độ hai cấp: dùng khi hệ thống cấp thoát nước có tổng chiều dài mạng lưới đường ống trên 50 km trở lên bao gồm trạm điều độ trung tâm (trạm điều độ cấp I) và các trạm điều độ tại chỗ (trạm điều độ cấp II). Trạm điều độ tại chỗ quản lý trực tiếp các tuyến ống hoặc công trình riêng biệt. 2
  11. 1.3.2. Nhiệm vụ của nhân viên trạm điều độ Nhiệm vụ của nhân viên trạm điều bộ bao gồm những công việc sau: - Đảm bảo sự làm việc liên tục và ổn định của các tuyến ống và công trình; - Lập sơ đồ làm việc của các thiết bị, công trình và chế độ xả nước; - Phân tích các sự cố hỏng hóc và tham gia đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống và công trình cấp thoát nước; - Lập các báo cáo kỹ thuật về sự hoạt động của các thiết bị. Bên cạnh các công việc trên, nhân viên điều độ có quyền thay đổi sơ đồ làm việc của các thiết bị và công trình khi điều kiện hoạt động của chúng thay đổi sau khi đã được cấp trên phê duyệt. 1.4. Công tác quản lý hệ thống cấp thoát nước khi có sự cố Lập đội chuyên sửa chữa trực thuộc trạm điều độ để khắc phục sự cố và sửa chữa các thiết bị hư hỏng trên hệ thống cấp thoát nước. Đối với trạm bơm hoặc trạm xử lý nhỏ, đội sửa chữa có thể là các nhân viên vận hành của trạm này. Kế hoạch sửa chữa hàng năm các công trình của hệ thống cấp thoát nước do cơ sở sản xuất phối hợp với đội chuyên sửa chữa lập và được cơ quan quản lý hệ thống cấp thoát nước cấp trên phê duyệt. Tất cả các máy móc và thiết bị dùng để sửa chữa hệ thống cấp thoát nước cần được bảo quản tốt và ở trạng thái sẵn sàng sử dụng được. 1.5. Quản lý các vùng bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước Biện pháp kỹ thuật để bảo vệ nguồn cấp nước và công trình cấp nước được lựa chọn theo các điều kiện địa phương, đặc điểm và tình trạng vệ sinh của nguồn nước, các điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực, địa chất công trình khu vực công trình thu, các điều kiện quản lý, chất lượng nguồn nước cả các phương pháp xử lý nước. Đối với khu vực một (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt) của vùng bảo vệ, vệ sinh nguồn nước mặt cần phải thực hiện các biện pháp sau đây: + Rào ngăn ranh giới khu vực, cấm người lạ mặt và gia súc đi lại; + Cấm xây dựng các công trình không cần thiết cho quản lý và vận hành nước trong khu vực trạm; + Không được sử dụng các loại phân bón và các loại hoá chất độc hại trong khu vực này; + Không được xả vào trong khu vực bất kỳ nước thải nào; 3
  12. + Không được tắm giặt, đánh cá, các loại thể dục thể thao… ở nguồn nước mặt khu vực một. Các loại tàu thuyền qua lại chỉ khi được cấp phép của cơ quan y tế. Đối với khu vực hai (khu vực hạn chế) của vùng bảo vệ, vệ sinh nguồn nước mặt cần phải thực hiện các biện pháp sau đây: + Ngăn ngừa khả năng nhiễm bẩn trực tiếp vào nguồn nước bởi các loại nước thải, phế thải, nước bẩn do tàu bè qua lại và các hoạt động khác; + Ngăn ngừa khả năng làm giảm chất lượng nguồn nước mặt do bón phân, xây dựng công trình, nhà máy, đập nước, phá rừng, … Khi sử dụng nguồn nước ngầm để cấp, vùng bảo vệ vệ sinh cũng phải chia làm hai khu vực: khu vực một là khu vực có công trình thu hoặc giếng khoan (có tính đến sự phát triển tương lai); còn khu vực hai là khu vực bao gồm trạm bơm, trạm xử lý và bể chứa. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1.1: Trình bày các yêu cầu đối với các công trình và thiết bị trên hệ thống cấp thoát nước ? Câu 1.2: Khi có xảy ra sự cố trong quá trình vận hành công trình cấp thoát nước, ta phải làm gì để khắc phục sự cố ? Câu 1.3: Vì sao công tác quản lý các vùng bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước được coi trọng trong khi thiết kế các công trình cấp thoát nước ? Câu 1.4: Thuật ngữ “trạm điều bộ” có ý nghĩa như thế nào? Vai trò và chức năng trạm điều độ trong hệ thống cấp thoát nước ? Câu 1.5. Nhiệm vụ của nhân viên trong trạm quản lý điều độ ? 4
  13. Chương 2 QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THU NƯỚC 2.1. Yêu cầu đối với công trình thu nước 2.1.1. Quy định chung Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh môi trường xung quanh các công trình thu nước trong cấp nước theo TCVN 33:2006 “Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – tiêu chuẩn thiết kế”. Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và thuận tiện cho công nhân vận hành và sửa chữa giếng thu. Trong trường hợp miệng hút xa bờ phải có tín hiệu và dấu hiệu an toàn (cờ hiệu, đèn hiệu), còn khi các công trình gần bờ, khu xung quanh công trình thu nước phải được rào chắn. 2.1.2. Kiểm tra và sửa chữa công trình thu nước Khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa các công trình thu nước phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong công tác thủy văn. Trước khi xuống giếng phải kiểm tra sự có mặt của các hơi khí độc, các khí nguy hiểm cháy nổ dưới giếng. Chỉ những người biết bơi mới được phép tiến hành các công tác kiểm tra và sửa chữa miệng hút của các công trình thu nước mặt. Khi làm việc phải bố trí thuyền cấp cứu với đầy đủ các phương tiện cấp cứu cần thiết (phao bơi, ...), ở phía trên phải bố trí có ít nhất là hai người để theo dõi và giúp người làm việc dưới nước. Khi lòng sông sâu, nước chảy xiết và miệng hút ở độ sâu lớn hơn 0,6m trở lên thì phải sử dụng thợ lặn. Việc thau rửa lưới chắn rác ở miệng hút được quy định cho từng trường hợp cụ thể như sau: + Khi tốc độ dòng nước nhỏ, lưới ở độ sâu không quá 2m và ít bẩn thì có thể đứng trên thuyền để tiến hành công việc. + Khi dòng nước sâu và chảy xiết phải dùng thợ lặn. Đối với lưới kiểu tháo được tháo lên bờ để cọ rửa. - Khi kiểm tra và cọ rửa các bộ phận làm sạch cơ học có lưới quay phải ngắt mạch điện nhờ khí cụ điện chuyên dùng (cầu dao, áp tô mát, …) đồng thời cần có các biện pháp đề phòng hiện tượng đóng mạch điện tình cờ hay cố ý (khóa hãm khí cụ điện, treo 5
  14. biển “Cấm đóng điện khi có người đang làm việc”). - Chỉ được tiến hành công việc khi lưới quay dừng hoàn toàn. - Việc làm vệ sinh giếng tiến hành ít nhất mỗi năm một lần. Khi đó có thể dùng bơm hút bùn cặn để lấy cặn. - Phải có đèn chiếu sáng mới được tiến hành kiểm tra và sửa chữa các công trình thu nước mặt vào ban đêm hoặc lúc thời tiết xấu. - Khi kiểm tra và sửa chữa đường hầm thu nước trong núi, công nhân phải đeo mặt nạ phòng độc, đeo dây an toàn, một đầu dây do người ở bên ngoài giữ để theo dõi và xử lý khi cần thiết. - Trường hợp giếng thu nước mạch ngang có sân hoặc hành lang trung gian thì sân và hành lang phải có lan can cao 0,8 m bao quanh. Đầu cầu thang xuống buồng chứa nước nên có cửa kiểu song sắt rộng 0,8m. Khi kiểm tra sửa chữa giếng thu mạch ngang không có sàn trung gian phải: kiểm tra xác định sự có mặt của các khí cháy nổ và độc hại ở dưới giếng. Trường hợp tối quá không nhìn rõ thì phải dùng đèn thợ mỏ, đèn pin hoặc đèn di động. Việc tiến hành kiểm tra, sửa chữa dưới giếng phải do hai người thực hiện, một trong hai người đó phải ngồi ở miệng giếng, người xuống giếng phải mang phao bảo hiểm, dây an toàn, một đầu dây do người trực ở miệng giếng giữ. 2.2. Công trình thu nước mặt Để đảm bảo cho công trình thu nước mặt hoạt động bình thường cần phải thường xuyên theo dõi quan sát diễn biến nguồn nước: mực nước, sự chuyển động phù sa, sự bồi lở và đáy sông, chất lượng nước… kết quả phân tích nước và diễn biến nguồn nước phải được ghi vào sổ trực. Khi phát hiện thấy chế độ thủy văn cũng như chất lượng nguồn nước thay đổi bất thường cấp phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Cần phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của công trình thu: đo chiều sâu đáy sông tại họng thu nước, mức độ lắng cặn trong ống tự chảy hay ống xi phông, kết cấu ngăn thu, ngăn hút và các thiết bị trong ngăn thu, ngăn hút. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để quản lý công trình thu nước là: - Thau rửa các lưới chắn rác khỏi bị rong rêu và các vật nổi khác làm tắc; - Súc rửa ống tự chảy không cho lắng bùn; - Nạo vét bùn trong các giếng thu nước; 6
  15. - Phòng kỹ thuật của công ty cấp nước phải lập và hướng dẫn cho công nhân quy trình thực hiện các công tác này. Hình 2.1. Công trình thu nước mặt ven bờ loại phân lý 1. Ngăn thu 2. Cửa thu – Song chắn rác 3. Ống hút; 4. Cửa thông – Lưới chắn rác 5. Ngăn hút 6. Ngăn quản lý 7. Rãnh đặt ống Bảng 2.1. Thời gian kiểm tra, thau rửa và sửa chữa công trình thu nước Tên công trình và các Thời hạn Thời hạn Thời hạn sửa chữa loại công việc Kiểm tra Thau rửa Nhỏ Lớn Tùy theo Tùy theo Lưới và họng thu ở chế 6 tháng/lần mức độ cần 6 tháng/lần mức độ cần độ làm việc bình thường thiết thiết Vào thời kỳ nước lũ nhiều rác, cành cây Đường ống tự chảy Kè bờ giếng thu nước 6 tháng/lần Hút cặn bùn khỏi giếng Thường Tùy mức độ trước và sau 6 tháng/lần thu xuyên cặn lũ Kè lát lại phần ốp ở giếng thu Kiểm tra tình trạng làm Tùy theo Thường Tùy mức độ việc của các van, miệng 1 năm/lần mức độ cần xuyên tích cặn hút, lưới thu ống hút thiết Kiếm tra các loại đồng 6 tháng/lần hồ đo lưu lượng, áp lực, Tùy mức độ Tối thiểu 2 Tối thiểu 5 trước và sau các thiết bị, điện bảo vệ tích cặn năm/lần năm/lần lũ và điều khiển Tối thiểu 3 Đập đê, kênh xả Tùy theo 6 tháng/lần năm/lần 3 tháng/lần mức độ cần Tối thiểu 5 Giếng khoan thu nước thiết 6 tháng/lần năm/lần 2.3. Công trình thu nước ngầm Để theo dõi, quản lý, đảm bảo cho công trình thu nước ngầm hoạt động bình thường cần phải có đủ các tài liệu sau: 7
  16. - Tình hình địa chất thủy văn khu vực, mặt cắt địa chất giếng khoan; - Sổ nhật ký giếng khoan, biên bản thổi rửa giếng; - Các bảng kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước, bản vẽ thiết kế giếng và quy định vùng bảo vệ vệ sinh; Cần phải có nhật ký quản lý ghi các lần thử, các chỉ số khai thác chính, các sai sót trong quá trình hoạt động, các lần kiểm tra phân tích nước, các thay đổi điều kiện làm việc, nội dung các lần sửa chữa,… Hàng năm trước mùa lũ, cần tiến hành tổng kiểm tra giếng, máy móc thiết bị và đường ống. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ nhật ký. Khi tổng kiểm tra, cần nghiên cứu đánh giá mức hao mòn và lý do thay đổi công suất máy, thay đổi điều kiện khai thác nguồn nước, tình trạng ống vách, miệng hút, chất lượng nước,… Trên cơ sở kết quả tổng kiểm tra cần đề ra các biện pháp và kế hoạch, sửa chữa cụ thể, khôi phục lại chế độ làm việc bình thường của giếng. Mỗi ca trực phải đo mực nước động bằng phao nổi. Trước khi đo mực nước tĩnh ta cần ngừng máy bơm để công việc đo đạc có độ chính xác cao hơn. Phải thường xuyên kiểm tra công suất của từng giếng bằng đồng hồ đặt trên đường ống đẩy của máy bơm. Các kết quả đo và sự hoạt động của giếng phải được ghi vào sổ trực ca. Những sai sót của giếng đều biểu hiện ở các chỉ tiêu sau: công suất, các mực nước tĩnh và mực nước động, lưu lượng giếng và chất lượng nước. Trong trường hợp đặc biệt nếu công suất giếng bị giảm và chất lượng nước giếng bị xấu đi thì cần phải tiến hành kiểm tra ngay. Trên cơ sở đó phải có biện pháp sửa chữa hoặc không cho phép sử dụng giếng. Bảng 2.2. Những nguyên nhân chủ yếu xảy ra làm giảm công suất giếng Mực nước tĩnh Mực nước động Lưu lượng giếng Nguyên nhân Không đổi Cao hơn trước Không đổi Bơm không tốt Giảm dần Giảm dần Không đổi Vùng giảm áp tăng Giảm từng chu Ảnh hưởng của các giếng Giảm từng chu kỳ Không đổi kỳ lân cận Phần thu nước của giếng Không đổi Thấp hơn trước Giảm không tốt Hầu như không Thấp hơn trước Không đổi Mất nước ở trên mức động đổi Thấp hơn trước Thấp hơn trước Giảm Mất nước dưới mức động 8
  17. Bảng 2.3. Công tác sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn các giếng khoan Sửa chữa nhỏ Sửa chữa lớn Kiểm tra tình trạng giếng bơm hút nước thử. - Dựng và tháo lắp giếng khoan khi sửa chữa - Thay thế các chi tiết của bơm bị mòn, sửa giếng. lại cụm vòng đỡ trục bơm. - Quan sát tình trạng kỹ thuật của giếng, ống - Thay dầu bỏ đi trong bình dầu. vách, bộ lọc và thay thế mới. - Trang bị bộ phận báo các mức nước động - Thau rửa giếng, gia cố nền móng giếng và tĩnh. chống sụt lở, kích hạ bơm và các bộ phận của - Tháo và lắp bộ phận dâng nước lên. Tháo chúng. và lắp bơm. - Thổi rửa và phục hồi công suất giếng. - Xác định đặc tính và mức độ tích đọng hoặc - Thay thế thiết bị đưa nước lên nằm dưới sâu độ tắc bộ phận thu nước của giếng. trong giếng. - Làm sạch bộ phận thu nước của giếng khỏi - Bịt kín (trám) giếng không được phép sử bị tắc và lắng đọng bùn cát. dụng. Sau khi sửa chữa khử trùng giếng bằng - Thả ống hút xuống sâu thêm, sát trùng giếng Clo. bằng Clo. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu 2.1: Trình bày các yêu cầu quản lý đối với công trình thu nước? Câu 2.2: Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để quản lý công trình thu nước mặt? Câu 2.3: Trình bày công tác quản lý công trình thu nước ngầm? Câu 2.4: Hãy kể tên các công việc khi sửa chữa công trình thu? Câu 2.5: Hãy trình bày công tác sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn đối với công trình thu trạm bơm giếng khoan? 9
  18. Chương 3 QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 3.1. Yêu cầu chung 3.1.1. Các đường ống cấp nước Trước khi đưa vào sử dụng phải được thử áp lực, thau rửa, khử trùng theo đúng các yêu cầu của “tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm thi công nghiệm thu” và phải đủ các điều kiện phục vụ cho công tác quản lý như van, các điểm xả … Khi bắt đầu cấp nước, phải dùng áp kế theo dõi áp lực ở đầu và cuối mạng lưới để kiểm tra điều kiện làm việc, đồng thời xác lập một chế độ công tác hợp lý cho khu vực mà mạng lưới cung cấp. Khi khử trùng mạng lưới cấp nước phải được thực hiện các quy định sau: dung dịch clorua vôi đậm đặc sử dụng phải pha chế tại chỗ, công nhân phải có đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện bảo hộ cá nhân. Cơ quan quản lý vận hành phải phối hợp với đơn vị thi công và thiết kế tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Biên bản bàn giao cũng như hồ sơ thiết kế phải do cơ quan quản lý vận hành lưu giữ. 3.1.2. Khi nối ống Khi nối đường ống mới vào đường ống có sẵn phải tuân theo các yêu cầu sau: Bảo đảm độ cứng và độ bền của mối nối; Đường ống nhánh nối vào đường ống chính phải phù hợp theo quy định sau: Bảng 3.1. Đường kính ống chính và đường kính ống nhánh cho phép Đường ống chính (mm) Đường ống nhánh (mm) 100 50 200 50, 75 250 50, 75, 100 300 50, 75, 100 400 50, 75, 100, 150 500 100, 150, 200 600 100, 150, 200 Trong trường hợp nối ống bằng phương pháp hàn (hàn điện, hàn hơi) thì phải thực hiện đầy đủ các quy định đối với công tác hàn trong “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 10
  19. về an toàn lao động nồi hơi và các bình chịu áp lực, QCVN 01:2008/BLĐTBXH ”. Trường hợp nối ống bằng mối nối mặt bích thì vị trí đặt các mối nối phải đảm bảo thuận tiện và an toàn khi lắp đặt. Cấm dùng tay để: - Thử điều chỉnh độ đồng tâm, đồng trục của các lỗ bu lông khi nối mặt bích; - Bôi keo dán lên các đầu nối phải dùng dụng cụ chuyên dùng; 3.1.3. Yêu cầu đối với các công trình trên đường ống cấp nước Các hố van phải có nắp đậy bằng kim loại hoặc bê tông cốt thép, có bậc lên xuống. Nếu bậc thang bằng thép thì phải kiểm tra chống rỉ thường xuyên. Cấm mở nắp hố van bằng tay, phải mở bằng dụng cụ chuyên dùng. Chỉ được vào bể chứa khi đã tháo hết nước. Cấm sửa chữa, tháo lắp ống nước, van khóa và các phụ kiện khác trong bể chứa khi đang dùng nước. Sau khi có công nhân vào bể chứa để kiểm tra, sửa chữa thì bể phải được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng bằng Clorua vôi. Chỉ được tiến hành công tác sửa chữa, kiểm tra các đường ống đặt dưới đường sắt khi được sự đồng ý và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý đường sắt. Các đường ống dẫn nước và công trình trên đường ống dẫn nước phải được kiểm tra ít nhất 6 tháng một lần. 3.1.4. Yêu cầu đối với công tác sơn ống Khi trộn bi tum nóng với xăng để sơn lót ống phải thực hiện các quy định sau: trộn cách nơi đun nóng chảy bi tum và các ngọn lửa trần khác tối thiểu 50m. Nhiệt độ bi tum đem trộn không lớn hơn 700C (3430K). Phải đổ bi tum từ từ vào xăng. Cấm đổ xăng vào bi tum. Phải có sẵn các phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, cát, xẻng, bao tải ướt,…) và các phương án phòng chống cháy. 3.2. Mạng lưới đường ống cấp nước Chỉ được đào đường để sửa chữa đường ống dẫn nước sau khi được phép của cơ quan quản lý đường và đã thông báo cho cơ quan cảnh sát giao thông khu vực đó. Khi đó phải áp dụng các biện pháp an toàn sau đây: + Đặt rào chắn xung quanh khu vực sửa chữa, trên rào chắn phải treo biển ghi rõ tên đơn vị sữa chữa ở nơi dễ nhận biết; + Treo biển cấm “Không có nhiệm vụ miễn vào”; + Khi trời tối, ban đêm phải treo đèn hiệu màu đỏ cách mương đào ít nhất 5m. 11
nguon tai.lieu . vn