Xem mẫu

  1. Chương 6 PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI Trong quản lý nhà nước về thương mại, pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất, có tính hiệu lực và hiệu quả cao. Mục tiêu của chương này là giúp người học hiểu rõ bản chất, những nguyên lý, cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật về thương mại. Nội dung chương trình bày bản chất và vai trò của pháp luật về thương mại, các bộ phận cấu thành trong hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại, những yêu cầu đối với pháp luật về thương mại, nghiên cứu nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong xây dựng và thi hành pháp luật về thương mại. Trong chương này cũng giới thiệu những khái quát về khung khổ pháp lý đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. 6.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI 6.1.1. Khái niệm và phân loại a. Khái niệm pháp luật về thương mại Pháp luật nói chung được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm phát luật) thể hiện ở ý chí giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. [1] Trong quản lý nhà nước về thương mại, pháp luật về thương mại được xem là một công cụ quản lý quan trọng, nó là phương tiện được Nhà nước sử dụng để xác lập khung khổ pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường. Bởi vậy, về bản chất pháp luật về thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh những 139
  2. quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thương mại, kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp luật về thương mại có một số thuộc tính cơ bản sau: Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về thương mại: - Các hoạt động thương mại của thương nhân, như: Hoạt động mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động mua, bán trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thương mại, như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại, giải thể và phá sản doanh nghiệp... Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thương mại ngoài thương nhân còn là các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động mang tính tổ chức, như: Đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản doanh nghiệp... Thứ ba, công cụ pháp luật mang tính cưỡng chế và quyền lực của Nhà nước. Là phương thức tác động trực tiếp của Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên thị trường, nó bắt nguồn từ chức năng kinh tế và quyền lực của Nhà nước. Đặc điểm của công cụ này là hiệu quả tác động rất rõ ràng, thời gian tác động ngắn. b. Phân loại hệ thống pháp luật về thương mại  Theo hệ thống ngành luật. Hệ thống ngành luật thương mại bao gồm toàn bộ các quy phạm, các chế định có mối quan hệ hữu cơ với nhau, được sắp xếp logic có tính liên tục và tạo thành thể thống nhất. Trong đó, mỗi quy phạm, mỗi chế định giữ một vị trí nhất định. Theo tiếp cận này, hệ thống ngành Luật Thương mại bao gồm các bộ phận quy phạm pháp luật cơ bản sau: - Các quy định pháp luật về thương nhân và các loại thương nhân; 140
  3. - Các quy định pháp luật về hành vi thương mại và các loại hành vi thương mại; - Các quy định pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; - Các quy định pháp luật về phá sản và tài phán trong thương mại; - Các quy định pháp luật khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. [1]  Xét theo khía cạnh mức độ giá trị pháp lý và cơ quan ban hành, ở nước ta có hai loại văn bản pháp luật về thương mại, đó là các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Cụ thể: - Các văn bản quy phạm pháp luật. Trong quản lý nhà nước về thương mại, các văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại bao gồm ba loại: Thứ nhất, các văn bản do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Hiến pháp; Luật; Nghị quyết; Pháp lệnh. Thứ hai, các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thực thi văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, như: Lệnh; Quyết định; Chỉ thị; Nghị định; Thông tư. Thứ ba, các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Các văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm: Phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Hình thức văn bản, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) 141
  4. được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội, trong một phạm vi nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội; và các quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện. - Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật về thương mại là những văn bản có tính chất cá biệt do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật, được sử dụng một lần trong đời sống xã hội và thường được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng cụ thể, như: Các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác đối với cán bộ, công chức nhà nước...  Xem xét về phạm vi và mục đích ban hành, các văn bản pháp luật về thương mại có thể chia thành hai nhóm. Thứ nhất, nhóm những quy định pháp luật ban hành có phạm vi và đối tượng riêng cho lĩnh vực thương mại, như: Luật Thương mại, Luật Trọng tài thương mại, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Du lịch... Thứ hai, những quy định pháp luật có phạm vi điều chỉnh chung cho nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và theo đó có liên quan đến thương mại, ví dụ: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... 6.1.2. Vai trò của pháp luật về thương mại Chức năng chủ yếu và cơ bản của phát luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo và phát triển xã hội theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật về thương mại thông qua việc thực hiện chức năng này trở thành một công cụ quản lý nhà nước về thương mại có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó trở thành phương tiện để Nhà nước hình thành môi trường hoạt động thương mại công bằng, bình đẳng, tạo cơ sở cho việc phát triển và hội nhập thương mại có hiệu quả với khu vực và thế giới. 142
  5. Vai trò của pháp luật về thương mại thể hiện ở những khía cạnh sau: a. Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đảm bảo sự phát triển hài hòa, vững chắc nền kinh tế - xã hội Các hoạt động thương mại trên thị trường phản ánh hàng loạt quan hệ về kinh tế - xã hội, chúng đan xen nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối lẫn nhau. Trong đó, trước hết là quan hệ giữa người mua và người bán, giữa những người mua với nhau, giữa những người bán với nhau, giữa các khâu trong quá trình lưu thông và cung ứng hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng, tầng lớp dân cư, giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế... Điều chỉnh hài hòa, hợp lý và kịp thời các quan hệ nói trên là điều kiện cần thiết và bắt buộc để đảm bảo sự phát triển bền vững thương mại và nền kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nếu hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại phù hợp sẽ tạo ra tiền đề pháp lý vững chắc để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thương mại, đảm bảo phát huy có hiệu quả và bền vững mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, các địa phương cho phát triển thương mại và nền kinh tế - xã hội. b. Tạo căn cứ pháp lý để Nhà nước xây dựng môi trường bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực thương mại, cũng như của nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế nói chung và các thương nhân nói riêng vừa cạnh tranh với nhau vì mục đích lợi nhuận, lại vừa hợp tác để phát triển và thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ luật pháp quy định. Bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, các thương nhân bao gồm hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, bình đẳng về quyền lợi và bình đẳng về nghĩa vụ. Hai mặt này phải thường xuyên tương ứng với nhau, không được tách rời nhau và càng không được đối lập với nhau. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan, là phương thức 143
  6. để đạt được mục đích của các chủ thể kinh tế trên thương trường. Trong điều kiện đó, luật pháp là công cụ quan trọng của Nhà nước để vừa khuyến khích được cạnh tranh, vừa kiểm soát và chống lại sự độc quyền, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, là cơ sở nâng cao hiệu quả không những trong lĩnh vực thương mại mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. c. Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển thương mại bền vững Phát triển kinh tế và thương mại theo mô hình kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng ngày càng sâu sắc và tiêu cực đến công bằng xã hội; đến tài nguyên, môi trường sinh thái và gia tăng nhanh sự phân hoá giàu nghèo ở mọi quốc gia, cũng như đem đến những thách thức cho khả năng duy trì sự tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Nói cách khác, quá trình thực hiện thương mại hóa và tự do hoá thương mại đang có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc và toàn diện đến sự phát triển bền vững ở các quốc gia hiện nay. Trong điều kiện đó, các quy phạm pháp luật về thương mại có vai trò là cơ sở pháp lý, công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh các hành vi thương mại trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu của sự phát triển thương mại bền vững. Chẳng hạn, các văn bản pháp luật tạo lập môi trường phát triển thương mại; Đảm bảo sự bình đẳng và công bằng lợi ích giữa các tầng lớp, chủ thể kinh tế trong các quan hệ thương mại trên thị trường; Hay các văn bản pháp luật liên quan đến việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên... d. Một số vai trò cụ thể của pháp luật về thương mại. Ngoài những vai trò chung nói trên, vai trò của pháp luật về thương mại còn thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất, các quy định pháp luật tạo ra khung khổ pháp lý cho sự tham gia và hoạt động của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Thông qua các quy định pháp luật, Nhà nước có thể cho phép nhóm đối tượng này mà không cho phép nhóm đối tượng khác tham gia vào kinh doanh 144
  7. trên thị trường một lĩnh vực hay ngành hàng nào đó. Đây là vai trò khá phổ biến của các định chế pháp lý về thương mại. Có thể ví dụ ở đây một số quy định điển hình nhất trong các quy định pháp lý thuộc dạng này như: - Quy định không cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được tham gia cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ nhất định. Dành quyền kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ đó cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do Nhà nước lập nên chỉ để kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ đó. Một số lĩnh vực thường thấy áp dụng các quy định dạng này như lĩnh vực cung ứng dịch vụ kiểm định, chứng thực, mật mã cơ yếu, lĩnh vực cung ứng hàng hoá phục vụ an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia... - Quy định không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh một số ngành hàng, lĩnh vực nhất định. Chỉ cho phép các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài với một tỷ lệ góp vốn bắt buộc nhất định được phép kinh doanh, tham gia thị trường. Một số lĩnh vực thường thấy áp dụng các quy định dạng này là: Lĩnh vực cung ứng dịch vụ viễn thông liên lạc, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ phân phối hàng hoá... - Quy định chỉ cho phép các doanh nghiệp đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định (như về tài chính, trình độ lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật...) mới được tham gia kinh doanh vào thị trường một số ngành hàng, lĩnh vực nhất định. Một số lĩnh vực thường thấy là lĩnh vực kinh doanh các ngành hàng năng lượng, nhiên liệu, khí đốt, lĩnh vực kinh doanh các ngành dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục... Thứ hai, các quy định pháp lý có vai trò tác động tới các đối tượng hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh trên thị trường và tạo ra khung khổ pháp lý đối với các chủ thể kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Thông thường, đó là những quy định về loại hàng hoá, dịch vụ được phép hay không được phép kinh doanh, loại hàng hoá, dịch vụ 145
  8. hạn chế kinh doanh hoặc loại hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm những điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh... Hay đó cũng có thể là những quy định về mức độ chất lượng, quy cách, thậm chí là cả mẫu mã của những loại hàng hoá được kinh doanh trên thị trường. Ví dụ: Quy định cấm kinh doanh đối với một số chủng loại hàng hoá; Quy định về chất lượng sản phẩm hàng hoá phải bảo đảm đủ những điều kiện nhất định mới được phép lưu thông, kinh doanh trên thị trường... Thứ ba, bên cạnh các quy định về các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường, các đối tượng hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh trên thị trường, các quy định pháp lý còn có vai trò tác động tới việc hình thành và điều chỉnh cách thức các chủ thể kinh doanh hàng hoá trên thị trường. Thông thường, đó sẽ là những quy định về việc cho phép các doanh nghiệp được kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ nhất định dưới dạng này mà không được kinh doanh dưới dạng khác, hoặc kinh doanh dưới dạng này nhưng phải theo những quy tắc nhất định. Ví dụ, đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, việc kinh doanh phân phối mặt hàng xăng dầu được quy định bắt buộc dưới hình thức đại lý hoặc tổng đại lý cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo một quy chế riêng mà không được kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào khác. Các đại lý và tổng đại lý phân phối xăng dầu phải tuân thủ những quy định theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý kinh doanh xăng dầu và Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM, Quyết định số 11/2007/QĐ-BTM về ban hành và sửa đổi, bổ sung Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu. Theo đó: - Mọi cửa hàng, điểm bán lẻ xăng dầu không thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hoặc hệ thống phân phối của Tổng đại lý do doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thiết lập đều không được phép kinh doanh xăng dầu trên thị trường. - Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc một thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu. 146
  9. - Đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc một thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu. - Cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu phải chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp đó; Phải niêm yết giá bán các loại xăng dầu theo hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết; Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật và tên, biểu tượng (lô-gô) của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu theo hướng dẫn của doanh nghiệp đó. - Chỉ được mua, bán xăng dầu với các thương nhân trong hệ thống (trừ việc bán cho người tiêu dùng) và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra." Thứ tư, các quy định pháp lý có vai trò tác động tới sự hình thành và phát triển các không gian kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế, là nơi các chủ thể kinh doanh tổ chức hoạt động kinh doanh và là nơi mà các mặt hàng trong những ngành hàng hoá khác nhau được buôn bán, trao đổi và lưu thông. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh phân phối hàng hoá tổng hợp, hình thức kinh doanh qua các siêu thị, trung tâm thương mại bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2004. Theo đó, việc đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động kinh doanh của các siêu thị, trung tâm thương mại phải tuân theo một số quy định cơ bản như sau: “- Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp siêu thị, trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của địa phương. 147
  10. - Khi lập dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại của Quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng siêu thị, trung tâm thương mại. - Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau: + Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của siêu thị hoặc trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. + Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của siêu thị, trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng. + Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng. + Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ. + Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành. + Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh. - Không được kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây: 148
  11. + Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật, như: hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh... + Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. + Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định. + Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...). + Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. + Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật."... 6.2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH KHUNG KHỔ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI Ngoài hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, các hoạt động thương mại trong điều kiện tự do hóa và hội nhập còn chịu sự điều chỉnh của các định chế quốc tế về thương mại. Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, các bộ phận cấu thành khung khổ pháp lý về thương mại sẽ được xem xét bao gồm: 6.2.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia - Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước. Hiến pháp xác định chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước nên Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực thương mại. Liên quan đến lĩnh vực hoạt động thương mại, Hiến pháp nước ta hiện nay ghi nhận những vấn đề quan trọng sau: 149
  12. + Xác định rõ định hướng cũng như mục đích xây dựng nền kinh tế của đất nước. + Xác định rõ chế độ sở hữu nhà nước. + Công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong kinh doanh. + Ghi nhận sự tự do kinh doanh của công dân. + Ghi nhận các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư. + Xác định rõ các công cụ quản lý kinh tế, cũng như quy tắc xử lý những vi phạm trong kinh doanh... Những quy định liên quan đến chế độ kinh tế và các quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nói chung và các thương nhân nói riêng. Do vậy, Hiến pháp là cơ sở pháp lý và là một công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về thương mại. - Bộ luật dân sự. Sau Hiến pháp, Bộ luật dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực thương mại. Đối với quản lý nhà nước về thương mại, Bộ luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thông qua việc quy định về các vấn đề: Tài sản và sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, chuyển quyền sử dụng đất... Bộ luật dân sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ thương mại phát triển trong môi trường pháp lý thống nhất, rõ ràng, có độ tin cậy cao. Cùng với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật dân sự góp phần xây dựng nên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất cho các hoạt động thương mại phát triển. - Các luật do Quốc hội thông qua. Các văn bản pháp luật về thương mại do Quốc hội thông qua bao gồm: 150
  13. + Các luật quy định về địa vị pháp lý của các thương nhân, như: Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã... + Các luật quy định cụ thể về các loại hành vi thương mại, như: Luật Thương mại; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Ngân hàng... + Luật phá sản quy định thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với thương nhân lâm vào tình trạng phá sản. - Các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật về thương mại bao gồm: + Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp tồn tại những hoạt động mà hiện chưa có văn bản luật điều chỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ ban hành các pháp lệnh để điều chỉnh các hoạt động đó. Ở nước ta trước đây có khá nhiều pháp lệnh điều chỉnh các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại, ví dụ: Pháp lệnh giá; Pháp lệnh đo lường; Pháp lệnh trọng tài thương mại;... nhưng hiện nay đã được luật hóa. Một số Pháp lệnh về tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam,... vẫn đang còn hiệu lực thi hành. + Nghị định của Chính phủ. Trong thực tiễn, để điều chỉnh các hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại, Chính phủ cần thiết phải ban hành các nghị định để hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản luật của Quốc hội hoặc các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong một số trường hợp cụ thể, khi chưa có văn bản luật hoặc pháp lệnh thì nghị định của Chính phủ sẽ là văn bản chính để điều chỉnh các hoạt động đó. Hiện nay, ở Việt Nam còn khá nhiều nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực thương mại. - Các văn bản dưới luật khác. Để hướng dẫn cụ thể các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại, các bộ, các cơ quan ngang bộ còn ban hành các thông tư hướng dẫn. Các nghị quyết, quyết định và chỉ thị của một số cơ quan có thẩm quyền được ban hành trong quá trình quản lý nhà nước về thương mại cũng thuộc các văn bản dưới luật nằm trong hệ thống các quy phạm pháp luật về thương mại. 151
  14. 6.2.2. Các định chế thương mại quốc tế a. Các điều ước quốc tế về thương mại Điều ước quốc tế về thương mại là những thỏa thuận được ký kết giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ, có hiệu lực ràng buộc thực hiện, điều chỉnh quan hệ thương mại theo xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các điều ước quốc tế về thương mại ngày nay có vai trò ngày càng quan trọng. Các vai trò này thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Cố định tương đối những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế về thương mại đã được thừa nhận chung. - Phát triển những quy tắc mới về những vấn đề thương mại quốc tế cho tới nay vẫn chưa được chuẩn hóa. - Là một trong những phương tiện, cách thức để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế, để thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. Có hai loại điều ước quốc tế điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế: Thứ nhất, là các điều ước quốc tế quy định những nguyên tắc pháp lý chung, mang tính chỉ đạo đối với các hành vi thương mại của các thương nhân giữa các quốc gia khác nhau. Ví dụ như các Hiệp định của GATT/WTO quy định về nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT) trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Thứ hai, là các điều ước quy định một cách trực tiếp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Ví dụ, một điều ước điển hình thuộc loại này là Công ước của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, được 11 nước ký kết ngày 01/01/1980 tại Viên (Áo). Công ước quy định thủ tục ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 152
  15. Các điều ước quốc tế đã được các chính phủ tham gia ký kết hoặc dẫn chiếu tới sẽ được áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại của thương nhân và của doanh nghiệp của các nước đó. Các điều ước quốc tế về thương mại chưa được các quốc gia ký kết hoặc công nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể hoạt động thương mại quốc tế của họ trừ khi chúng được dẫn chiếu đến trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế. Theo các quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam, có hai phương pháp áp dụng điều ước quốc tế về thương mại: - Đối với điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết và phê chuẩn thì sẽ áp dụng các điều ước quốc tế đó. - Đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta chưa tham gia hoặc chưa công nhận thì chỉ áp dụng những điều, khoản không trái với pháp luật Việt Nam và khi có sự thỏa thuận giữa các bên. b. Các tập quán quốc tế về thương mại Các tập quán quốc tế về thương mại cũng có thể trở thành khung pháp luật để Nhà nước sử dụng điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Đó là các thói quen thương mại phổ biến, được áp dụng thường xuyên trên phạm vi toàn cầu, hoặc từng địa phương mà trên cơ sở đó có thể xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên áp dụng. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn các yêu cầu: i) Là một thói quen phổ biến được nhiều người áp dụng và áp dụng thường xuyên; ii) Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất; iii) Là một thói quen có nội dung rõ ràng và người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Một tập quán thương mại quốc tế khá phổ biến là các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) được Phòng Thương mại quốc tế hệ thống hóa từ năm 1937 và được biên soạn lại 10 năm một lần. 153
  16. Các tập quán quốc tế về thương mại cũng chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng mua bán quốc tế quy định sẽ áp dụng nó, khi được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, khi luật quốc gia không quy định hoặc quy định không đầy đủ các chế định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế giữa các bên. Luật Thương mại Việt Nam cũng cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 5 Luật thương mại năm 2005). Các điều ước và tập quán quốc tế về thương mại không chỉ là nguồn luật của công pháp, tư pháp quốc tế mà còn là bộ phận không thể thiếu của khung pháp luật của mỗi quốc gia. Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các điều ước quốc tế toàn cầu và khu vực chúng ta phải ban hành các quy phạm pháp luật trong nước để quản lý nhà nước về thương mại đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện quốc tế đã ký kết. Việc tăng cường giới thiệu rộng rãi các công ước, các tập quán quốc tế về thương mại ở Việt Nam tới các đối tượng có liên quan, trước hết là các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế là hết sức quan trọng và cũng là một nội dung của quản lý nhà nước về thương mại. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tìm hiểu và nâng cao tri thức pháp luật, trở thành các chủ thể tham gia tích cực, năng động trên thương trường quốc tế. Đồng thời, qua đó doanh nghiệp cũng được hưởng các ưu đãi về thương mại có được từ các cam kết đa phương và song phương của Nhà nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Về mặt pháp lý, các cam kết quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết, tham gia trong các thoả thuận, hiệp định song phương và đa phương thì các cam kết này có tính bắt buộc và các nước tham gia ký kết buộc phải thực hiện theo lộ trình đã cam kết. Việc thực thi các cam kết thông thường sẽ được các quốc gia thực hiện thông qua việc pháp lý hoá bằng luật pháp, chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại. 154
  17. 6.3. HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI 6.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại a. Những yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về thương mại Như đã khẳng định ở trên, pháp luật về thương mại là một công cụ chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà nước trong quản lý thương mại. Bởi vậy, để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả, pháp luật về thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Yêu cầu về tính khách quan, tính quy luật Pháp luật là tổng thể các quy phạm do Nhà nước ban hành theo thẩm quyền và thể thức nhất định mang tính khuôn mẫu, tiêu chuẩn, thước đo cho mọi tổ chức và mọi công dân trong các quan hệ xã hội. Đối với pháp luật về thương mại đó là một phân hệ trong hệ thống pháp luật nói chung. Phân hệ pháp luật này điều chỉnh các quan hệ trong lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ - Một loại quan hệ phổ biến và đặc thù của quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật về thương mại là sản phẩm chủ quan của Nhà nước phản ánh các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật kinh tế, các quy luật trong lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Pháp luật thương mại là những thể chế kinh tế, thương mại mà Nhà nước buộc các chủ thể tham gia vào hoạt động lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ phải chấp hành nhằm thúc đẩy thương mại tăng trưởng và phát triển bền vững. Về bản chất, mọi quy luật kinh tế đều phản ánh lợi ích kinh tế. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật về thương mại đi ngược lại lợi ích kinh tế, cản trở, kìm hãm lợi ích kinh tế đều cần phải sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với quá trình phát triển. Trong các yêu cầu đối với pháp luật về thương mại, yêu cầu khách quan và coi trọng quy luật là yêu cầu quan trọng nhất. Pháp luật có tuân thủ yêu cầu này mới có thể đảm bảo được tính hiệu lực và hiệu quả của nó. 155
  18. Để đảm bảo yêu cầu này, công tác xây dựng pháp luật cần được coi trọng, đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình lập pháp và quy trình lập quy của các cơ quan nhà nước từ Quốc hội cho đến các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương. - Yêu cầu về tính cưỡng chế Cưỡng chế là tính chất cơ bản của pháp luật nói chung và pháp luật về thương mại cũng phải đảm bảo tính chất này. Các quy phạm pháp luật phải được Nhà nước đảm bảo thi hành, nếu đối tượng không chấp hành thì Nhà nước cưỡng chế thi hành. Chức năng pháp luật của Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc xây dựng pháp luật mà còn ở quá trình thực thi luật pháp. Thực tế, việc chấp hành của pháp luật chỉ trở thành hiện thực khi Nhà nước thực hiện tốt các công việc: i) Tổ chức tốt công tác thực thi luật pháp; ii) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; iii) Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh; iv) Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp. - Yêu cầu về tính hệ thống Pháp luật của Nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật, tạo thành hệ thống thống nhất. Cơ sở để đảm bảo tính thống nhất là sự thống nhất về chính trị, kinh tế trên cơ sở lợi ích chung thống nhất. Để đảm bảo tính hệ thống của pháp luật về thương mại, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được chấp hành theo quy định thống nhất của Nhà nước. Theo đó, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất. Bởi vậy, văn bản quy phạm pháp luật về thương mại được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. - Yêu cầu về tính hội nhập quốc tế và quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Vì vậy, hội nhập kinh tế và 156
  19. thương mại quốc tế là một nhu cầu nội tại khách quan của mỗi nền kinh tế. Ngày nay, mỗi nền kinh tế dù với thể chế chính trị, đặc điểm lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như chính sách thương mại riêng, nhưng vẫn có thể và cần thiết hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế thông qua việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về thương mại. Trong quá trình đó, các nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế phải được thể chế hóa, pháp luật hóa. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại trong nước, một mặt phải xuất phát từ quan điểm, đường lối, chính sách và luật pháp thương mại của đất nước, biểu thị thái độ chính trị - pháp lý độc lập có chủ quyền của đất nước về hợp tác kinh tế và thương mại, mặt khác phải căn cứ và hội nhập với hệ thống các điều ước quốc tế trên cơ sở xuất phát từ lợi ích của đất nước và lợi ích của nước đối tác, các tổ chức quốc tế. Hay nói cách khác, việc xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp trong quản lý nhà nước về thương mại phải xuất phát từ quan điểm, đường lối, chính sách và luật pháp thương mại của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải đảm bảo hội nhập và phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế về thương mại. Điều này được thể hiện trước hết ở hệ thống pháp luật về thuế quan, phi thuế quan; pháp luật về thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư... b. Các cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về thương mại 1) Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. 2) Văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết. 3) Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. 4) Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc 157
  20. hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân. 6.3.2. Thực thi pháp luật về thương mại a. Khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước Theo sự phân cấp quyền lực nhà nước, cơ cấu bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay gồm ba phân hệ: - Cơ quan trực tiếp thực hiện quyền lập pháp là Quốc hội. - Cơ quan trực tiếp thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ và Ủy ban nhân dân. - Các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền tư pháp là Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Theo cấp bậc hành chính lãnh thổ, cơ cấu bộ máy nhà nước bao gồm: - Cấp Trung ương. - Cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. - Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Cấp xã, phường, thị trấn. Theo sự phân định chức năng, các hoạt động quản lý nhà nước được chuyên môn hóa tạo thành những cơ quan quản lý các ngành, các lĩnh vực. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước ở Trung ương (Chính phủ) chia ra thành các bộ; Bộ máy quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chia ra thành các sở, ban; Bộ máy quản lý các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chia ra thành các phòng. 158
nguon tai.lieu . vn