Xem mẫu

  1. BÀI 3: THỰC HIỆN CÁC PHÉP TOÁN SỐ CỦA PLC Mã mô đun: MĐ18-03 * Giới thiệu Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về các phép toán số của PLC để giải quyết cho những yêu cầu điều khiển rộng rãi hơn. * Mục tiêu của bài: Kiến thức - Trình bày được các phép toán so sánh, các phép toán số. Kỹ năng - Vận dụng được các bài toán vào thực tế: Lập trình, kết nối, chạy thử... Năng lực tự chủ và trách niệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần làm việc nhóm cho sinh viên. * Nội dung bài: 1. CHỨC NĂNG TRUYỀN DẪN. 1.1. Truyền Byte, Word, Doubleword. Bảng 3.1. Bảng giới hạn vùng toán hạng và dạng dữ liệu hợp lệ 54
  2. - Phép truyền Move Byte sẽ thực hiện copy dữ liệu Byte tại ngõ vào IN và truyền tới Byte tại ngõ ra OUT. - Phép truyền Move Word sẽ thực hiện copy dữ liệu Word tại ngõ vào IN và truyền tới Word tại ngõ ra OUT. - Phép truyền Move DoubleWord sẽ thực hiện copy dữ liệu doubleword tại ngõ vào IN và truyền tới doubleWord tại ngõ ra OUT. - Phép truyền Real sẽ thực hiện copy một số thực 32 bit tại Double Word ngõ vào IN và truyền tới doubleWord tại ngõ ra OUT. Khi xảy ra lỗi thì ngõ ENO bị SET = 0 1.2. Truyền một vùng nhớ dữ liệu. Phép truyền Block Move Byte, Block Move word, Block Move Doubleword sẽ thực hiện truyền một số lượng Byte (N) có địa chỉ Byte đầu tạị ngõ vào IN sang vùng nhớ có địa chỉ đầu tại ngõ ra OUT. N là số lượng Byte có giới hạn từ 1 đến 255. Bảng 3.2. Bảng giới hạn vùng toán hạng và dạng dữ liệu hợp lệ truyền vùng nhớ Ví dụ về truyền một mảng dữ liệu BLKMOV: Trong ví dụ này một mảng dữ liệu thứ nhất gồm 4 Byte (N= 4) thuộc vùng nhớ V có địa chỉ đầu từ VB0 được truyền đến một vùng nhớ V có địa chỉ đầu từ VB 100 (mảng 2). Dữ liệu tại mảng 1 vẫn không đổi. 55
  3. Bảng 3.3. Biểu diễn chương trình truyền một mảng dữ liệu dạng soạn LAD, FBDvà STL. 2. CHỨC NĂNG SO SÁNH. Các phép so sánh có thể sử dụng là so sánh ==, , >, >=, < ,
  4. * So sánh số nguyên Integer: IN1=IN2, IN1 > IN2, IN1 >=IN2, IN1 IN2, IN1 >=IN2, IN1
  5. So sánh số thực: Dùng để so sánh 2 số thực : IN1 với IN2. Các phép so sánh có thể sử dụng là: IN1=IN2, IN1 > IN2, IN1 >=IN2, IN1
  6. Byte 0 Năm (0 ÷ 99) Byte 1 Tháng (0 ÷ 12) Byte 2 Ngày (0 ÷ 31) Byte 3 Giờ (0 ÷ 23) Byte 4 Phút (0 ÷ 59) Byte 5 Giây (0 ÷ 59) Byte 6 0 Byte 7 0 Ngày trong tuần Riêng giá trị về ngày trong tuần là một số tương ứng Bảng 3.9. Bảng giá trị về ngày trong tuần Chủ nhật Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bẩy 1 2 3 4 5 6 7 Các lệnh đọc, ghi: READ_RTC (LAD) TODR (STL) Lệnh đọc nội dung của đồng hồ thời gian thực vào bộ đệm 8 byte được chỉ thị trong lệnh bằng toán hạng T. SET_RTC (LAD) TODW (STL) Lệnh ghi nội dung của bộ đệm 8 byte được chỉ thị trong lệnh bằng tóan hạng T vào đồng hồ thời gian thực. 4. CÁC BÀI TẬP ỨNG DỤNG 4.1. Điều khiển hệ thống đèn giao thông - Nêu yêu cầu công nghệ Hệ thống đèn giao thông tại một ngã tư hoạt động theo mô tả sau: + Đèn xanh sáng trong thời gian 50 giây + Đèn vàng sáng trong thời gian 10 giây + Đèn đỏ sáng trong thời gian 60 giây 59
  7. * Các ngõ ra hiển thị đèn: Q0.0: đèn xanh tuyến 1 Q0.1: đèn vàng tuyến 1 Q0.2: đèn đỏ tuyến 1 Q0.3: đèn xanh tuyến 2 Q0.4: đèn vàng tuyến 2 Q0.5: đèn đỏ tuyến 2 Hình 3.1. Sơ đồ nối dây trên PLC với thiết bị ngoại vi Hình 3.2. Sơ đồ nối dây mạch động lực - Chương trình điều khiển: 60
  8. - Vẽ sơ đồ LAD 61
  9. 4.2. Điều khiển chuông báo giờ học - Nêu yêu cầu công nghệ Viết chương trình điều khiển một chuông báo giờ học như sau: + 7 giờ chuông reo báo hiệu vào lớp + 8 giờ 30 phút báo hiệu giờ giải lao + 9 giờ chuông reo báo hiệu vào học 62
  10. + 11 giờ chuông reo báo hiệu kết thúc buổi học Hình 3.3. Sơ đồ nối dây mạch động lực Hình 3.4. Sơ đồ nối dây trên PLC - Chương trình điều khiển: sơ đồ LAD 63
  11. Yêu cầu thực hiện: 1. Điều khiển hệ thống đèn giao thông - Vẽ sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi và mạch động lực - Viết chương trình điều khiển - Chạy mô phỏng chương trình 2. Điều khiển chuông báo giờ học - Vẽ sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi và mạch động lực - Viết chương trình điều khiển - Chạy mô phỏng chương trình Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Viết chương trình điều khiển cho 1 hệ thống theo yêu cầu sau: + 7 giờ chuông reo báo hiệu vào lớp 64
  12. + 8 giờ 30 phút báo hiệu giờ giải lao + 9 giờ chuông reo báo hiệu vào học + Hệ thống chỉ làm việc vào các ngày hành chánh; thứ 7, chủ nhật nghi và các ngày quốc lễ chuông không reo. 65
  13. BÀI 4: LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC S7-200 Mã mô đun: MĐ18-04 * Giới thiệu Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về một số các bài tập ứng dụng về các mạch điện điều khiển dùng trong hệ thống lạnh điều khiển bằng PLC. * Mục tiêu của bài: Kiến thức: - Phân tích qui trình công nghệ của một số tủ điện điều khiển. Kỹ năng: - Lập trình được một số mạch ứng dụng thường gặp trong thực tế. - Kết nối, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ thuật. Năng lực tự chủ và trách niệm: - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần làm việc nhóm cho sinh viên * Nội dung bài: 1. LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ QUAY MỘT CHIỀU. 1.1. Viết và download chương trình 1.1.1. Yêu cầu công nghệ Mô tả: Cho một hệ thống có 1 động cơ kđb 3 pha được điều khiển bởi 2 nút nhấn ON (để điều khiển động cơ quay một chiều) và nút nhấn OFF (để điều khiển động cơ ngừng hoạt động). Có rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ. 1.1.2. Sơ đồ kết nối - Sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi: 66
  14. Hình 4.1. Sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi Hình 4.2. Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch động lực 1.1.3. Viết chương trình và download - Lập bảng địa chỉ vào ra Bảng 4.1. Bảng địa chỉ Kí hiệu Địa chỉ Giải thích S1 I0.0 Nút nhấn khởi động, NO S2 I0.1 Nút nhấn dừng, NC 67
  15. RN I0.2 Role nhiệt bảo vệ động cơ, NO K1 Q0.0 Ngõ ra điều khiển động cơ D1 Q0.1 Ngõ ra điều khiển đèn báo. Viết chương trình: Download chương trình: Sau khi đã viết xong chương trình ta tiến hành chạy mô phỏng để kiểm tra lại chương trìng đã viết. Nếu chương trình đã đáp ứng được với yêu cầu công nghệ thì tiến hành download đến PLC, còn nếu chương trình chưa đáp ứng được với yêu cầu công nghê thì tiến hành chỉnh sửa cho đến khi hoàn chỉnh. 1.2. Lắp đặt mạch điện 1.2.1. Kết nối PLC với thiết bị ngoại vi Bảng 4.2. Trình tự kết nối PLC với thiết bị ngoại vi TT Trình tự kết nối Ghi chú 1 Cấp nguồn nuôi 24VDC vào chân L+ và M 2 Liên kết nguồn +24VDC vào các đầu nút S1, S2, RN 3 Liên kết điểm cuối S1 với địa chỉ I0.0 của PLC 4 Liên kết điểm cuối S2 với địa chỉ I0.1 của PLC 5 Liên kết các điểm cuối RN với địa chỉ I0.2 của PLC 6 Liên kết ngõ ra Q0.0 đến cuộn dây R1 7 Liên kết ngõ ra Q0.1 đến cuộn dây R2 8 Liên kết tất cả các điểm cuối cuộn R1, R2 với nguồn M (0VDC) 68
  16. Dựa vào bảng địa chỉ và sơ đồ nối dây để kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi 1.2.2. Kết nối mạch điều khiển Bảng 4.3. Trình tự kết nối dây mạch điều khiển tt Trình tự kết nối Ghi chú 1 Từ CB – tiếp điểm R1 – đầu cuộn dây K 2 Từ CB – tiếp điểm R2 – đầu đèn báo 3 Liên kết tất cả các điểm cuối cuộn dây K, đèn báo với điểm cuối còn lại của CB (với dây trung tính) 1.2.3. Kết nối mạch động lực Bảng 4.4. Trình tự kết nối dây mạch điều khiển tt Trình tự kết nối Ghi chú 1 Đấu nối từ phía sau CB3PH đến các tiếp điểm động lực K – RN – các đầu dây động cơ 2 Kết nối từ tiếp điểm động lực K – RN 3 Kết nối từ tiếp điểm động lực RN – các đầu dây động cơ 1.3. Đo kiểm tra và vận hành - Đo kiểm tra lại nguồn 3 pha - Đo kiểm tra mạch điều kiển 2. LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐẢO CHIỀU QUAY 2.1. Viết và download chương trình 1.1.1. Yêu cầu công nghệ Một động cơ điện 3 pha có thể đảo chiều quay. Khi ấn nút nhấn quay phải “S1” (NO) thì động cơ quay phải, đèn “H1” sáng báo động cơ quay phải. Khi ấn nút nhấn quay trái “S2” (NO) thì động cơ quay trái, đèn “H2” sáng báo động cơ quay trái. Động cơ có thể dừng bất cứ lúc nào nếu ấn nút nhấn dừng “S3” (NC) 69
  17. hoặc xảy ra sự cố quá dòng làm cho tiếp điểm (NC) của thiết bị bảo vệ “Q1” (motor CB) tác động. Khi dừng thì đèn báo “H0” sáng. Việc đảo chiều quay không thể thực hiện được sau khi nút dừng “S3” được ấn và chưa hết 5s chờ cho động cơ dừng hẳn. Đèn báo chờ đợi “H3” sẽ chớp tắt với tần số 1Hz trong thời gian chờ động cơ dừng hẳn. 1.1.2. Sơ đồ kết nối - Sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi: Hình 4.3. Sơ đồ kết nối PLC với thiết bị ngoại vi - Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch động lực Hình 4.4. Sơ đồ kết nối mạch điều khiển và mạch động lực 70
  18. 1.1.3. Viết chương trình và download Sau khi đã viết xong chương trình ta tiến hành chạy mô phỏng để kiểm tra lại chương trìng đã viết. Nếu chương trình đã đáp ứng được với yêu cầu công nghệ thì tiến hành download đến PLC, còn nếu chương trình chưa đáp ứng được với yêu cầu công nghê thì tiến hành chỉnh sửa cho đến khi hoàn chỉnh. 2.2. Lắp đặt mạch điện 2.2.1. Kết nối PLC với thiết bị ngoại vi Bảng 4.5. Trình tự kết nối PLC với thiết bị ngoại vi TT Trình tự kết nối Ghi chú 1 Cấp nguồn nuôi 24VDC vào chân L+ và M 2 Liên kết nguồn +24VDC vào các đầu nút S1, S2, S3, RN 71
  19. 3 Liên kết điểm cuối S1 với địa chỉ I0.0 của PLC 4 Liên kết điểm cuối S2 với địa chỉ I0.1 của PLC Liên kết điểm cuối S3 với địa chỉ I0.2 của PLC 5 Liên kết các điểm cuối RN với địa chỉ I0.3 của PLC 6 Liên kết ngõ ra Q0.0 đến tiếp điểm thường đóng R2 - cuộn dây R1 7 Liên kết ngõ ra Q0.1 đến tiếp điểm thường đóng R1 - cuộn dây R2 8 Liên kết ngõ ra Q0.2 đến cuộn dây R3 Liên kết ngõ ra Q0.3 đến cuộn dây R4 Liên kết tất cả các điểm cuối cuộn R1, R2, R3, R4 với nguồn M (0VDC) Dựa vào bảng địa chỉ và sơ đồ nối dây để kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi 2.2.2. Kết nối mạch điều khiển Bảng 4.6. Trình tự kết nối dây mạch điều khiển TT Trình tự kết nối Ghi chú 1 Đấu nối từ phía sau CB đến các đầu R1, R2, R3, R4 2 Liên kết từ cuối tiếp điểm R1 – tiếp điểm thường đóng KN – cuộn dây KT 3 Liên kết từ cuối tiếp điểm R2 – tiếp điểm thường đóng KT – cuộn dây KN 4 Liên kết từ cuối thường mở R3 – đèn DT 5 Liên kết từ cuối thường mở R4 – đèn DN 6 Liên kết tất cả các điểm cuối cuộn dây KT, KN, DT, DN với điểm cuối còn lại của CB (với dây trung tính) 72
  20. 2.2.3. Kết nối mạch động lực Bảng 4.7. Trình tự kết nối dây mạch động lực tt Trình tự kết nối Ghi chú 1 Đấu nối từ phía sau CB3PH đến đầu các tiếp điểm động lực KT và đến đầu tiếp điểm động lực KN theo thứ tự các pha từ trái qua phải 2 Đấu nối cuối các tiếp điểm động lực công tắc tơ KT đến cuối công tắc tơ KN nhưng đổi vị trí 2 trong 3 pha và kết nối đến RN 3 Kết nối từ tiếp điểm động lực K – RN 4 Kết nối từ tiếp điểm động lực RN – các đầu dây động cơ 2.3. Đo kiểm tra và vận hành - Đo kiểm tra lại nguồn 3 pha - Đo kiểm tra mạch điều kiển 3. LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHỞI ĐỘNG SAO – TAM GIÁC 3.1. Viết và download chương trình 3.1.1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn S1 động cơ được khởi động ở chế độ sao, sau khi động cơ đã khởi động xong ta nhấn S2 động cơ chuyển sang hoạt động ở chế độ tam giác. Khi động cơ hoạt động có các đèn báo hiệu. - Nhấn S3 động cơ dừng, đèn báo tắt. - Nếu xảy ra quá tải thì động cơ dừng, đèn báo ở chếđộ tam giác sáng nhấp nháy với chu kỳ 1s. 3.1.2. Sơ đồ kết nối - Sơ đồ kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi: 73
nguon tai.lieu . vn