Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MH: NGUYÊN LÝ CẤU TẠO KIẾN TRÚC LƢU HÀNH NỘI BỘ 1
  2. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO KIẾN TRÚC I. Các yêu cầu kỹ thuật trong cấu tạo kiến trúc 1/ Khái niệm chung: Cấu tạo kiến trúc là môn học tự nghiên cứu thực hiện các bộ phận của nhà được làm bằng vật liệu gì, chế tạo như thế nào, kết cấu bản thân và liên kết với công trình ra sao, có tính hợp lý hay không. 2/ Các yêu cầu kỹ thuật: - Bảo đảm sự làm việc bình thường của công trình trong quá trình sử dụng như chống được sự ảnh hưởng của tác hại từ thiên nhiên; Chống lại sự ảnh hưởng tác hại của con người và phải thoả mãn mọi yêu cầu sử dụng khác nhau của con người. - Đảm bảo cường độ của từng bộ phận và toàn bộ công trình, phù hợp với nguyên lý chịu lực, kết cấu bền vững. - Đồng thời bảo đảm thời gian xây dựng công trình nhanh nhất, với giá thành hạ nhất, sử dụng vật liệu hợp lý, kiểu cách cấu tạo đơn giản và thi công thuận lợi. 3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo kiến trúc: Do ảnh hưởng của thiên nhiên: bức xạ mặt trời, khí hậu thời tiết, côn trùng, nước ngẩm, động đất. Do ảnh hưởng của con người: trọng lượng, chấn động, hỏa hoạn, tiếng ồn. II. Các bộ phận của ngôi nhà: 1. Các bộ phận chính của nhà và tác dụng của nó. - Móng: là cấu kiện ở dưới đất, nó chịu toàn bộ tải trọng nhà và truyền tải trọng này xuống nền. Do đó, ngoài yêu cầu ổn định và bền chắc, móng còn phải có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn. Chú ý phân biệt nền và móng của công trình. - Tường và cột: tác dụng chủ yếu của tường là để phân thành các gian và là liên kết cấu tạo bao che và chịu lực của nhà. Tường và cột chịu tác dụng của sàn và mái, do đó yêu cầu phải có độ cứng lớn, cường độ cao bền chắc và ổn định. Tường ngoài 2
  3. phải có khả năng chống được các tác dụng của thiên nhiên như mưa, nắng, gió bão, chống được nhiệt bức xạ của mặt trời và có khả năng cách âm, cách nhiệt nhất định. - Đà, nền, sàn: được cấu tạo bởi hệ dầm và bản chịu tải trọng của người, trọng lượng của các dụng cụ trang thiết bị sử dụng. Sàn gác tựa lên tường hay cột thông qua dầm. Sàn gác phải có độ cứng lớn, kiên cố bền lâu và cách âm. Mặt sàn phải có khả năng chống mài mòn, không sinh ra bụi, dễ làm vệ sinh, ngoài ra còn có khả năng chống thấm và phòng hoả tốt. - Mái: Là bộ phận nằm ngang hoặc được đặt nghiêng theo chiều nước chảy, được cấu tạo bởi hệ dầm sàn và bản hoặc chất lợp. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực, đồng thời là kết cấu bao che gối tựa lên tường hoặc cột thông qua dầm, dàn… - Cửa sổ, cửa đi: Tác dụng của cửa sổ là để thông gió và lấy ánh sáng hoặc ngăn cách. Cửa đi ngoài tác dụng giao thông và ngăn cách ra cũng có khi có tác dụng duy nhất là lấy ánh sáng và thông gió. Do đó diện tích của cửa lớn hay nhỏ và hình dáng phải phù hợp. Thiết kế cấu tạo cửa cần chú ý phòng mưa, gió, lau chùi thuận tiện. Trong một số công trình cửa còn có yêu cầu phải cách âm, cách nhiệt và phòng cháy cao. - Cầu thang: cũng là một bộ phận nằm ngang được thiết kế đặt nghiêng để tạo phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng, có kết cấu chịu lực bằng bản hoặc bản dầm. Yêu cầu cấu tạo phải bền vững và khả năng phòng hoả lớn, đi lại dễ dàng thoải mái và an toàn. - Các bộ phận khác: như ban công, lô gia, ô văng, máng nước… tuỳ theo vị trí đều phải có những yêu cầu và tác dụng thích đáng. 2 . Phân loại công trình, cấu kiện theo vật liệu - Kết cấu gỗ: Thường dùng cột gỗ, dầm gỗ, sàn gỗ và hệ thống kết cấu mái gỗ, thường có tác dụng bao che và ngăn cách. Loại này tính cứng và tính bền lâu đều ở mức trung bình, được sử dụng ở nơi có nhiều gỗ. - Kết cấu bê tông cốt thép: Hệ thống chịu lực chính là dầm, cột, sàn, mái.. bằng bê tông cốt thép, tường ở đây thì không chịu lựcmmà chỉ có tác dụng bao che, ngăn cách. Hình thức này sử dụng nhiều xi măng và thép xây dựng, được sử dụng phổ biến hiện nay. 3
  4. - Kết cấu thép: Hệ thống chịu lực chính là dầm, cột, sàn, mái.. bằng thép. Kết cấu này có ưu điểm là thi công nhanh gọn, trọng lượng nhẹ vì bề dày cấu kiện mỏng, thường được sử dụng trong nhà xưởng vì khả năng vượt nhịp lớn. - Kết cấu hỗn hợp: + Kết cấu gạch – gỗ + Kết cấu bê tông – gạch + Kết cấu bê tông cốt thép - thép III. Phân loại kết cấu chịu lực - Hệ thống kết cấu của tường chịu lực: là hệ thống chịu lực chính của nhà là tường, xây bằng gạch hay bằng đá, cũng có khi làm tường đúc bê tông cốt thép nếu là tường lắp ghép. Bao gồm tường ngang chịu lực và tường dọc chịu lực. - Hệ thống kết cấu khung chịu lực: bao gồm loại khung hoàn toàn và loại khung không hoàn toàn. Kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột. Tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung. Vật liệu làm khung bình thường là bê tông cốt thép hoặc bằng gỗ. - Hệ thống kết cấu không gian: trong nhà dân dụng có yêu cầu không gian lớn như rạp hát, rạp xiếc, nhà ăn, nhà thể thao… ngoài các phương án kết cấu đã nêu ra, cũng có thể áp dụng qui luật và nguyên tắc tạo hình cấu trúc của các sinh vật theo phỏng sinh kiến trúc như sườn không gian ba chiều, hình thức mặt xếp, hình thức vỏ mỏng, hình thức kết cấu dây căng. IV. Xác định các yếu tố bên ngoài tác động lên giải pháp kiến trúc. - Ảnh hưởng của thiên nhiên: + Bức xạ mặt trời: + Khí hậu thời tiết + Nước ngầm + Động đất + Côn trùng - Ảnh hưởng của con người: 4
  5. + Trọng lượng + Chấn động + Hoả hoạn + Tiếng ồn V. Vẽ các chi tiết kiến trúc - Thực hiện bản vẽ. Giáo viên yêu cầu các học sinh sinh viên thực hiện bản vẽ kiến trúc của một chi tiết cụ thể. Học sinh sinh viên thực hiện vẽ trên giấy A4, và vẽ bằng bút chì. Lưu ý: giảng viên có thể chọn một vài bộ phận của ngôi nhà để học viên vẽ, vì đây là lần đầu học viên thực hiện bản vẽ nên giảng viên để học viên vẽ tự do, không gò bó về kích thước, hình dáng, độ chuẩn. Từ bản vẽ này, giảng viên có thể đánh giá được nhận thức về trình độ hiểu biết của từng học viên về cấu tạo kiến trúc. VI. Kiểm tra bản vẽ thiết kế - Thực hiện kiểm tra bản vẽ. Giáo viên thực hiện kiểm tra và chấm điểm. + Trong nhận xét phải nêu rõ những điểm chưa hợp lý của cấu tạo, yêu cầu của nét vẽ và sự hài hoà tổng thể. + Sinh viên thực hiện chỉnh sửa sau góp ý. 5
  6. CHƢƠNG 2 CẤU TẠO KIẾN TRÚC CỦA NỀN VÀ MÓNG I. Định nghĩa 1.1. Phân biệt giữa nền và móng - Nền là lớp đất nằm dưới móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng của công trình, còn được gọi là đất nền. - Móng là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất. Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền đều xuống đất chịu nền tải. 1.2. Các yêu cầu về kỹ thuật Để xác định tính chất của đất nền nhằm đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng và thông qua đó chọn giải pháp của nền móng thích hợp cho công trình, việc thiết kế cần tiến hành theo các yêu cầu: + Sự ổn định và cường độ của móng, kết cấu chịu lực của toàn bộ ngôi nhà và đất nền cần giải quyết đồng bộ như một toàn thể thống nhất. + Thăm dò cơ cấu địa chất để có đủ dữ kiện về sự phân lớp, chiều dầy lớp đất, loại đất… + Nghiên cứu điều kiện thuỷ văn: chủ yếu về mức dao động theo mùa của nước ngầm, các thành phần hoá chất nước ngầm. + Thông qua tính toán để đàm bảo sự biến dạng không được vượt quá chỉ số giới hạn cho phép sử dụng công trình bình thường, và sức chịu tải cần phải đủ để không xảy ra mất ổn định hoặc phá hoại đất nền. Sức chịu nén căn bản = (trọng lượng công trình + gia trọng) x (hệ số an toàn) /(diện tích của toàn bộ đáy móng) < sức chịu tải thực dụng của đất nền. II. Đọc bản vẽ kiến trúc của cấu tạo móng Sử dụng bản vẽ có sẵn, giảng viên hướng dẫn học sinh sinh viên nhận biết, phân tích các chi tiết của bản vẽ kiến trúc. - Vị trí đặt móng 6
  7. - Kích thước móng - Hình dáng móng - Số lượng móng III. Phân loại và trƣờng hợp áp dụng 1. Phân loại nền (được chia làm 2 loại là đất nền và đất tự nhiên) + Đất tự nhiên: loại đất nền có đủ khả năng chịu lực, các lớp đất dưới đáy móng vẫn nằm nguyên với thế nằm của chúng khi chịu tải. Với loại đất nền này, việc thi công sẽ đơn giản, nhanh chóng, giá thành hạ, chỉ cần đào rãnh móng hoặc hố móng phẳng, hoặc hình thang hơi dốc và trải một lớp các đệm dưới móng (còn gọi là lâm le móng). + Đất nền nhân tạo: loại đất nền yếu, không đủ khả năng chịu lực, cần cải tạo, gia cố để nâng cao cường độ, sự ổn định, đồng thời giảm tính thấm nước của đất nền, bảo đảm yêu cầu chịu tải từ móng xuống. Tuỳ theo cơ cấu địa chất và điều kiện thuỷ văn, đất nền nhân tạo được gia cố theo 5 phương pháp. . PP nén chặt đất: đầm nện, đóng cọc, hạ mực nước ngầm… . PP thay đất: lớp đất yếu sẽ được thay thế bằng một lớp khác như sỏi, cát… như trường hợp làm nền đường ô tô. . PP keo kết: áp dụng khi lớp đất có khả năng thẩm thấu, dùng các vật liệu liên kết bơm phụt vào trong đất, để nâng cao khả năng chịu lực của đất đồng thời làm cho đất không thấm nước. . PP đóng cọc: dùng cọc gỗ hoặc cọc tre, cọc bê tông cốt thép loại nhỏ thì phần lớn có nhiệm vụ làm chặt đất, và tăng độ ma sát giữa đất và cọc. Xét về cách làm việc thì chia cọc làm 2 loại: cọc chống (chống lên lớp đất tốt) và cọc ma sát (đóng vào lưng chừng lớp đất yếu vì lớp đất trống ở quá sâu). 2. Phân loại móng: có nhiều cách để phân loại. + Theo vật liệu: móng cứng & móng mềm (căn cứ theo góc truyền lực o 45 tùy theo loại vật liệu) + Theo hình thức chịu lực: móng đúng tâm, lệch tâm (Ví dụ như móng chân vịt) 7
  8. + Theo hình thể móng: móng chiếc, móng băng, móng bè (móng bè còn gọi là móng toàn diện). + Theo đặt tính chịu tải: móng chịu tại trọng tỉnh và móng chịu tải trọng động (là các loại móng máy, móng để đặt các dàn máy sản xuất công nghiệp với công suất lớn). + Theo phương cách cấu tạo: móng toàn khối, móng lắp ghép, móng bán lắp ghép. + Theo phương pháp thi công: móng nông, móng sâu, móng dưới nước … IV. Cấu tạo các loại móng 4.1. Móng đơn - Móng chiếc dưới tường: áp dụng khi nền đất chịu tải tốt, khoảng cách giữa các móng là 2-4m, để chịu đỡ tường bên trên, 4.2. Móng băng 4.2.1. Móng băng dưới tường: áp dụng cho công trình nhỏ ( không có lầu), toàn bộ tường làm nhiệm vụ bao che và chịu lực. Đất nền phải là đất tốt, đã san lắp thời gian lâu hoặc được nén chặt (sức chịu nén của nền đất > 1,5 kg/cm2. - Móng gạch: chiều rộng của móng B < 150 cm, gạch có cường độ > 75 kg/cm2 - Móng đá hộc: xây với chiều rộng móng B > 150 cm, chiều cao giật bậc từ 35- 60 cm, phải đủ 2 lớp xây cho mỗi bậc, cường độ của đá > 200 kg/cm2. - Móng bê tông cốt thép: có khả năng chịu lực cao, áp dụng cho trường hợp chiều sâu chôn móng lớn. 4.3. Móng bè - Móng bè hay móng toàn diện, được sử dụng ở nơi đất nền có sức kháng nén yếu, hoặc do nhu cầu công trình có tầng hầm. Móng bè có cấu tạo chủ yếu bằng bê tông cốt thép. - Móng bè gồm có nhiều dạng: móng bản phẳng, bản vòm ngược, kiểu có sườn, kiểu hộp. 8
  9. 4.4. Một số móng đặc biệt - Móng chịu tải trọng động - Móng ở khe biến dạng - Móng dưới nước V. Biện pháp bảo vệ móng - Móng là bộ phận vừa phải truyền lực, lại được chôn sâu dưới đất hoặc ngâm trong nước. Đất và nước đều có khả năng ăn mòn móng về mặt hóa lý, các sinh vật trong 2 môi trường đó cũng có thể gây ra tác động phá hoại móng. Cho nên móng cần được cách ly và bảo vệ nhằm 2 mục đích: + Chống nước ngầm xâm thực vật liệu làm móng như gạch, đá, bê tông, bê tông cốt thép + Đảm bảo sự khô ráo cho kết cấu phần trên của móng Ta có các yêu cầu sau: - Bảo vệ khối móng: dùng loại xi măng chống xâm thực để chấ tạo bê tông đúc thành móng., dùng lớp vửa ximăng atfan bao quanh khối móng hoặc dùng nhựa đường quét lên khối móng. Cũng có thể áp dụng biện pháp tháo khô vùng đặt móng bằng hệ thống tiêu thoát nước. - Cách ẩm tường móng: dùng vật liệu cách ẩm như vữa xi măng cát, giấy dầu, vữa matit atfan. - Chống thấm tầng hầm: đặc điểm kết cấu của tầng hầm là tường ngoài của nó ngoài việc chịu lực thẳng đứng còn phải chịu sức đẩy của đất, sức đẩy của nước ngầm. Do đó nguyên tắc thiết kế chống thấm là vật liệu làm tầng hầm phải được lựa chọn chống thấm và đảm bảo không có lỗ rỗng (toàn khối). Ta có thể áp dụng kết cấu chống thấm, hoặc hạ mực nước ngầm tùy theo trường hợp mực nước ngầm cao nhất có cao hơn hay thấp hơn cao độ của mặt sàn tầng hầm hay không. VI. An toàn trong thiết kế - Thiết kế cấu tạo và thiết hế kiến trúc có tương quan hữu cơ chặt chẽ. Trong quá trình thiết kế kiến trúc mà không nghĩ đến cấu tạo và sự hợp lý của nó là không thực tế, gây ra sự lãng phí. Đồng thời biện pháp cấu tạo có tốt hay xấu cũng có ảnh 9
  10. hưởng nhất định đến yêu cầu sử dụng và nghệ thuật tạo hình của nhôi nhà. Vậy thiết kế cấu tạo và thiết kế kiến trúc phải đồng bộ, đảm bảo cân đối giữa hai vế của phương châm ngành xây dựng là “ Bền vững – Kinh tế và Thích dụng - Mỹ quan” hoặc „Kỹ thuật và Nghệ thuật” cho toàn bộ công trình. 10
  11. Chƣơng 3: CẤU TẠO TƢỜNG I. Yêu cầu kỹ thuật cảu cấu tạo tƣờng (Mô tả tổng quát): 1.1/ Chức năng: là một bộ phận quan trọng trong công trình xây dựng nhà, có chức năng chủ yếu là bao che công trình, phân chia và ngăn cách các không gian bên trong. Ngoài ra tường còn có thể chịu tải trọng của công trình, còn gọi là tường chịu lực. 1.2/ Yêu cầu kỹ thuật: Tường chịu lực đòi hỏi độ vững chắc, cứng và chịu được tải trọng cần thiết của một phần công trình. Tường bao che và ngăn cách đòi hỏi độ vững chắc để chịu được tải trọng bản thân và kết nối với dầm, cột một cách an toàn. II. Phân loại tƣờng: ta có nhiều cách để phân loại. 1.1/ Phân loại theo bề dày tường: - Tường nữa gạch - Tường một gạch - Tường một gạch rưỡi - Tường hai gạch 1.2/ Phân loại theo vị trí: - Tường trong: tường ở trong nhà để ngăn chia không gian hoặc để chịu lực. - Tường ngoài hay tường bao: tường bao che tiếp xúc môi trường bên ngoài nhà, dùng để bao che, ngăn gió, cách nhiệt, cách âm… hoặc để chịu lực. 1.3/ Phân loại theo vật liệu: - Tường đất - Tường đá 11
  12. - Tường gạch - Tường bê tông cốt thép Ngoài ra còn các vật liệu khác dùng để bao che ngă cách mà ta gọi là vách: vách lá, vách gỗ, vách tole…. Vách không có tác dụng chịu lực. 1.4/ Phân loại theo phương pháp thi công: - Tường xây: dùng vữa hồ xi măng để liên kết các viên gạch lại với nhau bằng phương pháp thủ công để thành tường (tường gạch, tường đá). - Tường toàn khối: dùng cốp pha để đổ bê tông tường tại chỗ. - Tường lắp ghép: chế tạo tường tại công xưởng thành các tấm tường có kích thước phù hợp rồi lắp ghép vào vị trí công trình. Liên kết giữa các tấm tường có thể là hàn, bu lông hoặc toàn khối. III. Cấu tạo tƣờng gạch: Các bộ phận chủ yếu của tường: có 3 phần chủ yếu. - Bệ tường (tường móng) - Thân tường (gồm cả bệ cửa sổ, lanh tô, tủ tường…) - Đỉnh tường (mái đua). IV. Cấu tạo tƣờng đá: Các bộ phận chủ yếu của tường: có 3 phần chủ yếu. - Bệ tường (tường móng) - Thân tường (gồm cả bệ cửa sổ, lanh tô, tủ tường…) - Đỉnh tường (mái đua). V. Các loại tƣờng đặc biệc (Các yêu cầu của tƣờng): Trong kết cấu nhà dân dụng, tường chiếm vào khoảng 40-60% trọng lượng vật liệu toàn nhà, và chiếm khoảng 20-40% giá thành của nhà. Do đó, việc chọn loại vật liệu, bố trí tường cần hợp lý. Tường phải đáp ứng các yêu cầu sau: 12
  13. - Khả năng chịu lực: chịu lực bản thân, đà lanh tô, giằng tường, chịu lực đẩy ngang của gió, đất, nước, chấn động trong và ngoài nhà…. Có độ bền, độ ổn định tốt. Nếu là tường chịu lực thì còn phải chịu được sức nặng của sàn, mái... - Khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt - Khả năng cách âm. - Khả năng phòng hoả: tuỳ theo cấp độ chịu lửa mà cấu tạo tường phòng hoả với khoảng cách , vật liệu và bề dầy thích hợp. - Khả năng lắp đường ống và thiết bị. VI. Cấu tạo của các loại vách ngăn: 6.1/ Vách ngăn gỗ; - Khung vách ngăn (đó đứng, đố dọc) - Ván gỗ bao che - Các chi tiết liên kế 6.2/ Vách ngăn kim loại - Khung vách ngăn - Tấm bao che (nhôm, thiếc, thép) - Các chi tiết liên kế 6.3/ Vách ngăn nhựa - Khung vách ngăn - Tấm bao che (nhôm, thiếc, thép) - Các chi tiết liên kế 6.4/ Vách ngăn kính - Khung vách ngăn - Tấm bao che (nhôm, thiếc, thép) - Các chi tiết liên kế 13
  14. VII. An toàn lao động: Cấu tạo của tường và các loại vách ngăn phải đảm bảo việc thi công được an toàn và kết nối hợp lý với các cấu kiện khác của công trình. Đảm bảo việc sử dụng đúng chức năng của từng cấu kiện, từng bộ phận được thi công. 14
  15. Chƣơng 4 CẤU TẠO SÀN NHÀ I. Các yêu cầu kỹ thuật của sàn nhà - Sàn là kết cấu chịu lực, đồng thời lại là vách cứng là cho nhà có đủ độ cứng và ổn định cần thiết theo phương ngang. Phương án kết cầu sàn và loại sàn phải dựa trên cơ sở là sàn chịu được tốt các động cơ học do con ngừoi đi lại, do di chuyển vật dụng, chuyển dịch và vận chuyển hàng hóa. Giảm thiểu tính dẫn nhiệt và truyền âm, thuận tiện cho việc bảo quản, vệ sinh phòng ốc. Do đó, để đảm bảo an toàn và sử dụng tốt, cấu tạo của sàn cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: + Vững chắc + Cách âm và cách nhiệt + Chống ăn mòn và chống thấm + Mỹ quan và vệ sinh - Sàn nhà là bộ phận nằm ngang được cấu tạo để phân không gian của nhà thành các tầng lầu nhằm tăng diện tích sử dụng ở những cao trình khác nhau trên cùng một diện tích xây dựng. Các bộ phận chính của sàn nhà gồm có: + Kết cấu chịu lực + Mặt sàn: + Trần sàn có các lớp: lớp chống thấm, lớp cách nhiệt, lớp cách âm, lớp cách hơi, lớp lót. II. Cấu tạo của sàn gỗ Kết cấu gỗ có ưu điểm là nhẹ, giảm được trọng lượng bản thân, khả năng đàn hồi tốt, thực hiện dễ và nhanh, thuận tiện cho công tác vệ sinh lau chùi và công tác chạm trổ làm đẹp. Nhược điểm là dễ cháy, độ bền lâu chỉ ở mức trung bình, dễ bị mối mọt, bị mục gỗ. Kết cấu dễ bị rung nếu kết nối không đúng cách hoặc do gỗ co ngót biến dạng. Khẩu độ bị hạn chế và sức chịu tải của sàn gỗ là không cao. 2.1/ Sườn chịu lực 15
  16. 2.2/ Mặt sàn 2.3/ Trần sàn III. Cấu tạo của sàn thép Sàn thép được thực hiện trong các công trình nhà có kết cấu khung sường bằng thép, áp dụng phổ biến trong kiến trúc công nghiệp và kiến trúc dân dụng đặc biệt Ưu điểm: Diện tích sàn có khả năng phủ rộng hơn nhưng trọng lượng sàn thép vẫn nhẹ bằng sàn gỗ. Sàn thép khó cháy. Sàn có thể sử dụng ngay sau khi thi công. Qui trình lắp ghép, thi công nhanh, các mối liên kết được thực hiện chắc và ổn định hơn so với sàn gỗ. Nhược điểm: Cần bảo trì chống rỉ sét bằng sơn hoặc bao che bằng bê tông cho các bộ phận thép. Giá thành của thép khá cao. 3.1/ Sườn chịu lực: dùng các loại thép hình I, U 3.2/ Mặt sàn 3.3/ Trần sàn IV. Cấu tạo sàn bê tông cốt thép Sàn bê tông cốt thép là loại sàn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong kiến trúc dân dụng và công nghiệp. Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, bền chắc và có độ cứng lớn. Khả năng chống cháy tốt không mục nát, ít phải bảo trì, đáp ứng dễ dàng các yêu cầu về vệ sinh, thẩm mỹ. Vượt được khẩu độ lớn, diện tích rộng, phù hợp với việc công nghiệp hóa xây dựng. Nhược điểm: Khó sửa chữa và cải tiến sau thi công, khả năng cách âm, cách nhiệt ở mức trung bình. Tải trọng bản thân khá lớn. 4.1/ Sườn chịu lực: có nhiều dạng - Sàn sườn toàn khối có bản dầm - Sàn sường toàn khối bản kê 4 cạnh - Sàn sườn kiểu ô cờ - Sàn sườn lắp ghép dùng panel 16
  17. - Sàn sườn bán lắp ghép - Sàn không sườn như san nấm… 4.2/ Mặt sàn 4.3/ Trần sàn V. Cấu tạo đặc biệt của sàn nhà Yêu cầu về phòng cháy, cách nhiệt, giữ nhiệt, cách âm, chống rung, chống thấm, đàn hồi, đều là những yêu cầu cấu tạo đặc biệt của sàn. 5.1/ Cấu tạo chống cháy 5.2/ Cấu tạo cách âm + Dùng vật liệu cách âm lát mặt sàn + Dùng đệm đàn hồi cách âm + Trần cách âm 5.3/ Cấu tạo đàn hồi + Đệm bằng gỗ mềm + Dùng thanh gỗ đòn gánh + Dùng hệ thống lò xo đàn hồi 5.4/ Cấu tạo chống thấm 5.5/ Cấu tạo ở khe biến dạng + Vị trí khe biến dạng + Yêu cầu cấu tạo VI. Cấu tạo sàn ban công và lô gia. - Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, không có cột đỡ bên dưới và thường cũng không có mái che bên trên. Ban công có thể được làm trong phạm vi một phòng hoặc dọc theo nhà hay ở góc nhà. 17
  18. - Lô gia: củng là một phần của sàn gác nhưng có thể làm nhô ra phía ngoài hoặc thụt vào trong so với mặt tường ngoài nhà. Khi làm nhô ra thì tùy trường hợp mà có thể bố trí thêm cột đỡ bên dưới và mái che bên trên. Lô gia thường được làm riêng cho từng phòng. 6.1/ Sườn chịu lực 6.2/ Mặt sàn 6.3/ Trần sàn VII. Cấu tạo nền nhà Tùy theo yêu cầu sử dụng mà nền được cấu tạo theo 2 loại là nền bằng và nền dốc. Ngoài ra cũng có thể chia thành nền đặc và nền rỗng có cấu tạo khác nhau. - Nền đặc. - Nền rỗng VIII. Cấu tạo mặt sàn Mặt sàn được cấu tạo bởi các lớp áo sàn (lớp phủ, lớp mặt), lớp đệm (lớp điều chỉnh), lớp lót và có thể thêm lớp ốp chân tường. 8.1/ Lớp mặt 8.2/ Lớp đệm 8.3/ Lớp lót 8.4/ Lớp ốp chân tường 18
  19. Chƣơng 5 CẤU TẠO CỬA I. Các yêu cầu kỹ thuật của cấu tạo cửa Trong công trình kiến trúc các loại cửa đucợ xem là một bộ phận có kết cấu động hoặc cố định gắn liền với kiến trúc trong suốt quá trìnhlịch sử tiến triển, có chức năng trám lấp các lỗ cửa đã được bố trí sửa chữa lại khi xây dựng các tường chiụ lực hay vách ngăn nhằm đảm bảo 3 mục đích: - Sử dụng: tiếp thu ánh sáng, thông gió và đi lại cho người và vật - Là bộ phận bao che được cấu tạo tại vị trí lỗ cửa - Thẩm mỹ kiến trúc: trang trí và xử lý mặt đứng công trìnhđảm, bảo nghệ thuật. Do đó khi thiết kế cấu tạo các loại cửa ngoài yêu cầu về kinh tế và bền chắc cần nghiên cứu giải pháp để đảm bảo các chức năng: - Chức năng giao lưu - Chức năng ngăn chặn II. Vật liệu và kích thƣớc các loại cửa 2.1/ Vật liệu: Thông thường các loại cửa được làm bằng vật liệu gỗ, ngoài ra còn có bằng thép, nhôm, thủy tinh, và kể cả bằng bê tông cốt thép. 2.2/ Kích thước: Theo yêu cầu sử dụng thì có 2 loại chính là cửa sổ và cửa đi. Sự khác biệt chủ yếu là cửa đi có đảm bào nhu cầu đi lại, mặt cắt cửa sỗ được cấu tạo bởi bệ cửa có cao độ đáng kể. Kích thước cửa tùy thuộc vào + Vị trí bố cục mặt bằng kiến trúc + Vị trí trong bố cục mặt đứng công trình 19
  20. + Chức năng và yêu cầu sử dụng cụ thể các phòng ốc và loại hình công trình. III. Cấu tạo cửa sổ 3.1/ Khung cửa: có các hình thức đóng mở như sau - Đóng mở theo chiều quay đứng (trục quay có thể nằm giữa hoặc nằm ở cạnh khung) - Đóng mở theo theo chiều quay ngang - Đóng mở theo kiểu đẩy 3.2/ Khuôn cửa: Vật liệu làm khuôn cửa có thể là gỗ, thép, nhôm, chất dẻo, bê tông, hoặc bê tông cốt thép. Mỗi khuôn gồm có 2 thanh đứng, 2 thang ngang trên và thang ngang dưới, khi cửa có chiều cao khá lớn, cần bố trí thêm cửa thông hơi hoặc lấy ánh sáng thì thêm các thanh ngang giữa. 3.3/ Vách cửa (Cánh cửa) Bao gồm phần khung của cánh cửa và bộ phận trám kín khoảng trống gữa khung có thể bằng kính, nan chớp (lá sách), panô bằng ván gỗ ghép, lưới mắt cáo, lưới ngănm ruồi muỗi. Tên gọi thông thường đi theo vật liệu làm cửa. IV. Cấu tạo cửa đi Cấu tạo của cửa đi đòi hỏi phải đáp ứng khả năng bao che ở vị trí yếu nhất của tường tại lỗ cửa, vừa đảm bảo yêu cầu cần thiết của một kết cấu động thường xuyên hơn cửa sổ. Đảm bảo 2 chức năng chính là: - Chức năng giao lưu - Chức năng ngăn chặn 4.1/ Khung cửa - Kích thước thiết diện - Liên kết vào tường 20
nguon tai.lieu . vn