Xem mẫu

  1. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ THỐNG ĐHKK TRUNG TÂM NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/QĐ-CĐKTCN ngày 24 tháng 08 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT) BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. ii
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Hệ thống ĐHKK trung tâm” nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng về điều hoà không khí, phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống và sản xuất. Chương trình dựa trên cơ sở các kiến thức về điều hòa không khí và thông gió, sử lý không khí trung tâm. Giáo trình này gồm 4 bài. Yêu cầu đối với học sinh sau khi học xong module này học sinh phải, biết sử dụng, lắp đặt thành thạo các dụng cụ, biết đọc được bản vẽ và thi công được hệ thống ĐHKK trung tâm. Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Kỹ Thuật Máy Lạnh Và Điều Hòa Không Khí. Trong quá trình biên soạn chắc chắn chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, mong quý độc giả góp ý để chúng tôi hoàn thiện tốt hơn cho lần chỉnh sữa sau. Mọi góp ý xin gửi về Email: danhnc@bctech.edu.vn Tôi xin cảm ơn BGH, khoa và toàn thể giáo viên đã tham gia đánh giá và chỉnh sửa cuốn giáo trình này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày…..........tháng…........... năm…… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Cao Danh 2………. 3……….. ………... iii
  4. Mục Lục GIÁO TRÌNH ....................................................................................................... i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. ii LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. iii Bài 1: Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trung tâm ............................... 4 1. Khái niệm hệ thống điều hòa không khí trung tâm ....................................... 4 2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí trung tâm ........................................ 4 3. Đặc điểm hệ thống điều hòa không khí trung tâm ........................................ 5 4. Ưu điểm vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm .......................... 5 Bài 2: Hệ thống điều hòa trung tâm nước water chiller. ....................................... 5 1. Khái niệm và phân loại hệ thống water chiller ............................................. 6 1.1. Khái niệm hệ thống Water chiller .......................................................... 6 1.2. Phân loại hệ thống water chiller ............................................................. 6 2. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật hệ thống water chiller ...................................... 8 2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống water chiller ................................................. 8 2.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống water chiller ............................................... 25 2.3. Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống water chiller ................... 34 3. Ưu điểm vận hành hệ thống water chiller ................................................... 46 Bài 3: Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV. ........................................ 48 1. Khái niệm và phân loại hệ thống VRV ....................................................... 48 1.1. Khái niệm hệ thống VRV ..................................................................... 48 1.2. Phân loại hệ thống VRV ...................................................................... 49 2. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật hệ thống VRV ............................................... 49 2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống VRV ........................................................... 49 2.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống VRV .......................................................... 63 2.3. Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống VRV ............................... 69 3. Ưu điểm vận hành hệ thống VRV ............................................................... 78 Bài 4: Hệ thống điều hòa trung tâm AHU sử dụng gas ...................................... 81 1. Khái niệm và phân loại hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas .................. 81 1.1. Khái niệm hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas ................................ 81 1.2. Phân loại hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas.................................. 81 2. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas .......... 82 2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas ...................... 82 2.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas...................... 98 2.3. Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas .............................................................................................................. 104 3. Ưu điểm vận hành hệ thống trung tâm sử dụng AHU gas ........................ 118 Bài 5: Hệ thống điều hòa không khí Multi........................................................ 119 1. Khái niệm và phân loại hệ thống điều hòa Multi ...................................... 119 1.1. Khái niệm hệ thống điều hòa Multi ................................................... 119 1.2. Phân loại hệ thống điều hòa Multi ..................................................... 120 2. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật hệ thống điều hòa Multi .............................. 120 2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa Multi .......................................... 120 2.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa Multi ......................................... 135 1
  5. 2.3. Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điều hòa Multi ............. 139 3. Ưu điểm vận hành hệ thống điều hòa Multi ............................................. 146 2
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Hệ thống ĐHKK trung tâm Mã môn học/mô đun: MĐ 09 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Hệ thống điều hòa không khí trung tâm là mô đun chuyên môn trong chương trình nghề máy lạnh và điều hoà không khí. Mô đun được sắp xếp sau khi học xong các mô đun chuyên môn : Hệ thống máy lạnh dân dụng, Hệ thống điều hòa không khí dân dụng, Hệ thống máy lạnh công nghiệp và làm tiền đề đề học các mô đun : Tính toán thiết kế hệ thống lạnh công nghiệp, tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí dân dụng… - Tính chất: Cung cấp cho học sinh, sinh viên kiến thức chuyên môn về điều hoà không khí, thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống và sản xuất. Chương trình dựa trên cơ sở các kiến thức về điều hòa không khí và thông gió, sử lý không khí trung tâm. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Khi hoàn thành mô đun là tiền đề để người học tiếp tục học các mô đun tiếp theo. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ĐHKK trung tâm. + Phân loại đựơc các hệ thống ĐHKK trung tâm đã lắp đặt bên ngoài. + So sánh được ưu nhược điểm của từng hệ thống ĐHKK trung tâm. - Về kỹ năng: + Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành được hệ thống ĐHKK trung tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. + Đọc được bản vẽ thi công lắp đặt hệ thống và thiết bị ĐHKK trung tâm. + Đánh giá được tình trạng hệ thống ĐHKK trung tâm. + Sửa chữa được các sự cố thường gặp của hệ thống điều hòa không khí trung tâm + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề trong việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa ĐHKK trung tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. 3
  7. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, kiên trì. + Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp. + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. + Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm có hiệu quả, vận dụng được trong thực tiễn, tác phong, kỹ năng chuyên nghiệp, tư vấn sử dụng và tạo niềm tin khách hàng, đạo đức nghề nghiệp. Nội dung của môn học/mô đun: Bài 1: Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trung tâm thời gian 04 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng : - Trình bày được khái niệm hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Phân loại được hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Hiểu được đặc điểm của hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Trình bày được ưu điểm khi vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm có hiệu quả, vận dụng được trong thực tiễn, tác phong, kỹ năng chuyên nghiệp, tư vấn sử dụng và tạo niềm tin khách hàng, đạo đức nghề nghiệp. Nội dụng: 1. Khái niệm hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Ví dụ: Hệ thống VRV, VRF - Sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường ống dẫn nước vào các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí. Ví dụ: Hệ thống water chiller 2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí trung tâm Hệ thống làm lạnh bằng nước: Bao gồm: - Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước. - Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió. - Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như: máy lạnh trung tâm, các dàn trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng, các bơm nước, ....... - Nước lạnh sản xuất ra tại các máy lạnh trung tâm được cấp tới các dàn trao đổi nhiệt đặt tại các không gian điều hoà. 4
  8. * Hệ thống làm lạnh bằng gió: Bao gồm : - Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước. - Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như : máy lạnh trung tâm, các kênh dẫn gió và phân phối gió lạnh, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng ..... 3. Đặc điểm hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Máy lạnh trung tâm có thể đặt trên tầng mái hay trong phòng kỹ thuật tầng hầm, các dàn trao đổi nhiệt được đặt trong các phòng điều hoà. - Việc cấp lạnh được thông qua hệ thống ống gió và các miệng thổi từ trên trần xuống các khu vực của phòng điều hoà vì thế việc bố trí các miệng thổi để đảm bảo khả năng khuyếch tán đều không khí lạnh trong phòng là hoàn toàn có thể thực hiện được. - Đối với hệ thống trung tâm việc cấp bổ xung khí tươi rất đơn giản bằng cách thông qua hệ thống ống gió lắp các thiết bị hoà trộn không khí AHU cấp không khí tươi vào và hoà trộn với không khí hồi về của mỗi FCU, AHU. 4. Ưu điểm vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Trong quá trình hoạt động máy lạnh chạy ổn định , do hệ thống giải nhiệt bằng nước nê ít bị ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài - Mức tiêu thụ điện năng thấp, có thể điều chỉnh công suất của hệ thống tốt - Độ bền và tuổi thọ cao ( trên 15 năm ) - Có thể chọn loại máy với công suất phù hợp với các loại công trình thiết kế và đầu tư mở rộng hệ thống dễ dàng do có dải công suất để lựa chọn rộng. Bài 2: Hệ thống điều hòa trung tâm nước water chiller. thời gian 30 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng : - Trình bày cấu tạo, sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trung tâm làm lạnh nước water chiller. - Phân tích được cấu tạo, mục đích sử dụng của các trang, thiết bị phục vụ lắp đặt. - Trình bày được mục đích và phương pháp lắp đặt các thiết bị chính, phụ trong hệ thống điều hòa trung tâm làm lạnh nước water chiller . - Kiểm tra được thông số của thiết bị trước khi lắp. - Lắp đặt được các thiết bị chính, phụ trong hệ thống water chiller đúng quy trình và đảm bảo an toàn. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị lắp đặt. - Sửa chữa được sự cố của hệ thống water chiller. - Bảo trì, bảo dưỡng được hệ thống water chiller 5
  9. - Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm có hiệu quả, vận dụng được trong thực tiễn, tác phong, kỹ năng chuyên nghiệp, tư vấn sử dụng và tạo niềm tin khách hàng, đạo đức nghề nghiệp. Nội dụng: 1. Khái niệm và phân loại hệ thống water chiller 1.1. Khái niệm hệ thống Water chiller Máy điều hòa không khí làm lạnh bằng nước (WATER CHILLER)- Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp o xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7 C. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh. 1.2. Phân loại hệ thống water chiller Hệ thống lạnh trục vít (Water Cooled Screw Chiller) Hình 2.1: Hệ thống lạnh trục vít 6
  10. Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của máy Hệ thống lạnh đĩa xoắn (Water Cooled Sroll ChillerWater) Hình 2.2: Hệ thống lạnh đĩa xoắn 7
  11. Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của máy 2. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật hệ thống water chiller 2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống water chiller 2.1.1. Lắp đặt, kết nối các thiết bị của hệ thống * Thiết bị lạnh: - 02 dàn lạnh FCU công suất 2500 kcal/hr, có van điện từ 3 ngã đóng ngắt nước lạnh. - 01 bình ngưng công suất 3 HP . - 01 máy nén bán kín công suất 3 HP/380V . - 1 bộ làm lạnh nước công suất 3 HP. - 01 Buồng dãn nỡ bằng inox + máy bơm nước, rơle bảo vệ bơm. - 01 tháp giải nhiệt 8 RT + máy bơm nước, rơle bảo vệ bơm. - Đồng hồ đo áp suất cao, thấp. - Rơ le kiểm soát áp suất kép. - Bộ điều khiển nhiệt độ. - Nhiệt kế đo nhiệt độ không khí. - Nhiệt kế đo nhiệt độ nước. - Thiết bị đo lưu lượng nước. - Nhiệt kế đo nhiệt độ không khí tháp giải nhiệt. 8
  12. - Bầu tách lỏng, phin lọc, mắt gas, bầu chứa gas, van điện từ cấp dịch, van tiết lưu, van điều chỉnh gas đi, van điều chỉnh gas về, các loại van khoá, van chặn, ống đồng, thiết bị phù hợp với hệ thống. * Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất (gas R22) sinh ra tại bình bay hơi có áp suất thấp, nhiệt độ thấp (to, po) sẽ được đưa qua bình tách lỏng tại đây các giọt lỏng sẽ bị tách ra, giữ tại bình còn lượng hơi sẽ được máy nén hút về và nén lên thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao, áp suất cao (tqn, pk) được đưa đến bình bình tách dầu. Tại đây dầu sẽ được tách ra và được hồi trở về máy nén, còn hơi quá nhiệt sẽ được đưa đến bình ngưng. tại đây do hơi có áp suất và nhiệt độ cao sẽ thải nhiệt cho nước làm mát (giảm nhiệt độ) và ngưng tụ lại thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp này sẽ được đưa đến bình chứa và tiếp tục đi qua phin lọc sẽ được lọc cặn bẩn, độ ẩm có lẫn trong gas. Gas tiếp tục đi qua mắt gas, van điện từ cấp dịch và được dẫn qua van tiết lưu nhiệt. Khi qua van tiết lưu, nhiệt độ và áp suất của gas giảm xuống rất nhiều so với ban đầu. giảm xuống mức độ cần thiết của quá trình làm lạnh và tiếp tục đi vào bình bay hơi. Tại bình bay hơi gas sẽ trao đổi nhiệt với nước được bơm từ bình giãn nở và từ các FCU tới. gas lạnh sẽ sôi và bay hơi. Gas được đưa về bình tách lỏng và được hút về máy nén, hệ thống làm lạnh lại tiếp tục chu trình. Vòng tuần hoàn nước: Nước sẽ được bơm 9
  13. nước lạnh bơm vào bình bay hơi, tại đây nước sẽ thải nhiệt cho gas lạnh và được làm lạnh. Sau đó nước được đưa qua van điện từ 3 ngã đến các FCU để trao đổi nhiệt với không khí của môi trường cần làm lạnh (trao đổi nhiệt cưỡng bức nhờ quạt). Nước nóng lên được đưa trở về để tiếp tục được bơm nước lạnh bơm đi làm lạnh tiếp tục. (Khi đạt được nhiệt độ phòng nước sẽ theo đường by-pass của van 3 ngã trở về mà không qua FCU). Bình giãn nở: bổ sung lượng nước cho hệ thống. Vòng tuần hoàn nước nóng: Nước làm mát sẽ được bơm hút từ tháp giải nhiệt và đưa vào bình ngưng. Tại bình ngưng nước sẽ thu nhiệt của môi chất (làm mát cho môi chất), nước sẽ nóng lên và được đưa đến tháp giải nhiệt để được làm mát xuống bằng nhiệt độ ban đầu. 1. Máy nén: Máy nén hút hơi môi chất sinh ra từ thiết bị bay hơi nhằm duy trì áp suất không đổi trong thiết bị bay hơi sau đó nén hơi đến áp suất ngưng tụ và đẩy vào thiết bị ngưng tụ. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh, quyết định năng suất, hiệu quả và tuổi thọ của hệ thống và thường được ví như trái tim của hệ thống lạnh. Máy nén trục vít: Sử dụng cho các Chiller có năng suất lạnh lớn Máy nén pít tông: Sử dụng với chiller có năng suất lạnh nhỏ và vừa Máy nén ly tâm: Dùng cho chiller có năng suất lạnh rất lớn Máy nén xoắn ốc: thường sử dụng cho hệ thống Chiller nhỏ và trung bình Hình 2.3: Máy nén lạnh trục vít và piston Hình 2.4: Máy nén lạnh ly tâm và xoắn ốc 10
  14. Hình 2.5: Máy nén piston 2. Thiết bị ngưng tụ: Chức năng: Là thiết bị trao đổi nhiệt, thải nhiệt nóng của gas lạnh ra môi trường để ngưng tụ hơi môi chất thành lỏng. + Phân loại: Gồm hai loại chính: - Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt gió - Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt nuớc - Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt hổn hợp nuớc và không khí Để tăng cuờng khả năng giải nhiệt có thể bố trí thêm quạt gió. + Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất được máy nén nén lên thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất trao đổi nhiệt với môi trường làm mát là nước thải nhiệt ra môi truờng đạt đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, ngưng tụ thành lỏng hoàn toàn. Kết thúc quá trình ngưng tụ. 11
  15. Hình 2.6: Bình ngưng tụ 3. Thiết bị tiết lưu: Tiết lưu hay còn gọi là thiết bị giản nở, vì khi đi qua thiết bị này áp suất gas lỏng giảm từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bốc hơi. Có nhiều loại thiết bị tiết lưu như: - Thiết bị tiết lưu cố định: Ống mao, ống tiết lưu. - Thiết bị tiết lưu tự động: Van tiết lưu nhiệt, van tiết lưu tự động và van tiết lưu điện tử, van phao cao áp, hạ áp… Hình 2.7: Van tiết lưu nhiệt 4. Thiết bị bay hơi: Dùng để làm lạnh nước có các loại sau: Nước chảy trong ống: Làm bằng ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 70C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Để làm rối dòng chảy của nước chảy trong ống với mục đích làm tăng hệ số truyền nhiệt, người ta sử dụng bình bay hơi với 1 hay nhiều pass nước nhưng sẽ làm tăng cột áp của bơm Hình 2.8: Bình bay hơi nước chảy trong ống 12
  16. Nước chảy ngoài ống: Ưu điểm là hạn chế được sự cố nổ ống do nước đóng băng nhưng việc vệ sinh khá phức tạp. Hình 2.9: Bình bay hơi nước chảy ngoài ống Dàn lạnh kiểu tấm bản (alfalaval): gồm các tấm trao đổi nhiệt dạng phẳng có dập sóng được ghép với nhau bằng đệm kín. Hai đầu là các tấm khung dày, chắc chắn được giữ nhờ thanh giằng và bulông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều và xen kẻ nhau. Tổng diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi chất thực hiện qua vách tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải lạnh khá mỏng nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng. + Ưu điểm: - Mật độ dòng nhiệt tương đối lớn nên tiêu hao ít kim loại, thiết bị chắc chắn gọn nhẹ. - Thời gian làm lạnh rất nhanh. + Nhược điểm: - Khó vệ sinh về phía chất tải lạnh. - Khó chế tạo, giá thành cao. - Khi hư hỏng, không có vật tư thay thế, sửa chữa khó khăn. Có khả năng nứt ống trao đổi nhiệt do chất lỏng đóng băng cho nên cần khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ chất lỏng cần làm lạnh. 1: Đường môi chất vào 4: Đường chất tải lạnh vào 7: Khung dưới 2: Đường môi chất ra 5: Khung trên 8: Nắm liền 3: Đường chất tải lạnh ra 6: Tấm trao đổi nhiệt 9: Thanh ren 10: Nắp có cửa Hình 2.10: Thiết bị trao đổi nhiệt Alfalaval 5. Bình chứa cao áp:  Mục đích: 13
  17. Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống, đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bi ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo dưỡng bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.  Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu: Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích bình. Khi sửa chửa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình. Kết hợp hai điều kiện trên, dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25 ÷ 1,5 thể tích môi chất lạnh của toàn hệ thống là đạt yêu cầu. Bình chứa cao áp mục đích để cấp lỏng ổn định cho van tiết lưu. Chỉ có trong hệ thống lạnh trung bình và lớn. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ chứa lỏng từ các thiết bị khác về khi sửa chữa hệ thống. Vị trí: nằm sau thiết bị ngưng tụ và trước van tiết lưu. Hình 2.11: Bình chứa cao áp 6. Bình tách lỏng Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường hơi hút về máy nén, người ta dùng bình tách lỏng. * Nhiệm vụ bình tách lỏng: Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén. * Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng: - Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp vào khoảng 0,5 m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống đáy bình. - Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc nhất định. - Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va vào các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống. - Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn. 14
  18. * Phạm vi sử dụng: - Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống có những thiết bị có khả năng tách lỏng thì không sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ: Bình chứa hạ áp, bình giữ mức. Các bình này có cấu tạo để có thể tách lỏng được nên có thể không sử dụng bình tách lỏng. * Vị trí lắp đặt bình tách lỏng: - Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp trên cao ngoài gian máy, ngay trên phòng lạnh. Hình 2.12: Bình tách lỏng 7. Bình tách dầu Bình tách dầu để tách dầu khỏi dòng hơi nóng ra từ đầu máy nén. Bên trong bình có một van phao cao áp. Nên đầu được tách ra xả trực tiếp về cácte máy nén ngăn không cho dầu đi cùng gas lạnh trong hệ thống lạnh.  Nguyên lý của bình tách dầu: - Làm giảm tốc độ và thay đổi hướng dòng chảy của hổn hợp hơi nóng và dầu. - Chắn dầu, tách dầu và lọc dầu. - Lưu giữ dầu vừa tách có nhiệt độ cao để tránh gas bị dầu hấp thụ. Trong cụm máy nén lạnh. Nên lắp bình tách dầu để tránh hiện tượng dầu đi không trở về các te máy nén làm máy nén thiếu dầu. Nếu máy nén có gắn bộ áp suất dầu thì máy nén sẽ ngừng hoạt động. Khi máy nén hoạt động liên tục trong trạng thái thiếu dầu. Sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ các chi tiết chuyển động bên trong máy nén lạnh. Hình 2.13: Bình tách dầu  Phương pháp hồi dầu từ bình tách dầu: 15
  19. - Xả định kỳ về máy nén: trên đường hồi dầu từ bình tách dầu về cacte máy nén bố trí van chặn hoặc van điện từ. Trong quá trình vận hành quan sát thấy mức dầu trong cacte xuống quá thấp, nên tiến hành hồi dầu bằng cách mở van chặn hoặc nhấn công tắc mở van điện từ xả dầu. - Xả tự động nhờ van phao: Sử dụng bình tách dầu có van phao tự động hồi dầu. Khi mức dầu trong bình dâng cao, van phao nổi lên và mở cửa hồi dầu về máy nén.  Nơi hồi dầu về: - Hồi trực tiếp về cacte máy nén. - Hồi dầu về bình thu hồi dầu. Cách hồi dầu này thường được sử dụng trong hệ thống NH3. Bình thu hồi dầu không chỉ dùng thu hồi dầu từ bình tách dầu mà còn thu từ tất cả các bình khác. Để thu gom dầu, người ta tạo áp lực thấp trong bình nhờ đường nối bình thu hồi dầu với đường hút máy nén. - Xả ra ngoài: Trong một số hệ thống, những thiết bị nằm ở xa hoặc trường hợp dầu bị bẩn, việc thu gom dầu khó khăn, người ta xả dầu ra ngoài. Sau khi được xử lý có thể sử dụng lại.  Các lưu ý khi lắp đặt và sử dụng bình tách dầu: - Đối với bình tách dầu dùng chung cho nhiều máy nén. Trường hợp thu hồi trực tiếp về cacte máy nén rất dễ xảy ra tình trạng có máy nén thừa dầu và có máy nén thiếu dầu. Vì vậy các máy nén đều bố trí van phao và tự động hồi dầu khi thiếu. - Việc thu hồi dầu về cacte máy nén khi đang làm việc có nhiệt độ cao là không tốt. Vì vậy hồi dầu vào lúc hệ thống đang ngừng, nhiệt độ bình tách dầu thấp. Đối với bình thu hồi dầu tự động bằng van phao, mỗi lần thu hồi dầu không nhiều nên có thể chấp nhận được.  Vị trí lắp đặt bình tách dầu: - Bình tách dầu được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của máy nén và thường lắp đặt ở trên cao trong phòng máy. Nhiệt độ bình rất cao nên lắp đặt bình ở vị trí thoáng gió để giải nhiệt được tốt. 8. FCU: FCU được viết tắt từ chữ tiếng Anh: Fan Coil Unit thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí. Các bộ phận chính của FCU là dàn ống nước lạnh và quạt để thổi cưỡng bức không khí trong phòng từ phía sau qua dàn ống trao đổi nhiệt. Dưới dàn bố trí máng nước ngưng. Để đảm bảo áp suất gió phân phối qua ống gió và miệng thổi, các FCU thường được trang bị quạt ly tâm lồng sóc dẫn động trực tiếp. FCU có ưu điểm là gọn nhẹ dễ bố trí. Nhược điểm là không có cửa lấy gió tươi nếu cần phải bố trí hệ thống gió tươi riêng. 16
  20. Hình 2.15: Dàn lạnh FCU Hình 2.16: Cấu tạo FCU Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật của FCU Model KF-03NAC Công suất điện 52 W Công suất lạnh 2500 Kcal/hr Lưu lượng gió 300 CFM Nguồn điện 1PH - 220V - 50Hz Dòng điện 0,24A Khối lượng 13kg Số seri KF184400550E 9. Phin sấy, lọc: Trong quá trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, vận hành thiết bị lạnh, dù rất cẩn thận vẫn có cặn bẩn như đất, cát, gỉ sắt,vẩy hàn, xỉ, muội… lọt vào hệ thống lạnh. Nó có thể tồn tại trong hệ thống do chưa vệ sinh, làm sạch đầy đủ hoặc qua đường nạp dầu, nạp môi chất, ngoài ra cặn bẩn cũng có thể tạo thành trong hệ thống phân hủy dầu bôi trơn, môi chất hoặc do các chi tiết máy nén bị mài mòn, do han gỉ phía trong hệ thống. Để đảm bảo hệ thống lạnh làm việc an toàn có độ tin cậy cao, không bị trục trặc, cần phải có phin lọc cặn bẩn trong hệ thống. Cặn bẩn trong hệ thống lạnh có thể làm tắt ống dẫn nhất là van tiết lưu, làm cho các chi tiết chuyển động của máy nén mau mòn và dễ gây sự cố. 17
nguon tai.lieu . vn