Xem mẫu

  1. BÀI 4: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ứng dụng động cơ KĐB 1 pha - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại động cơ điện 1 pha trong thực tế sản xuất và đời sống. - Tháo lắp, xác định cực tính, đấu nối, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các bộ phận của từng loại động cơ 1 pha theo quy trình thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật - Đấu nối, kiểm tra, sử dụng được động cơ 1 pha theo đúng yêu cầu kỹ thuật - Vận hành, sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo an toàn. - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật; - Cẩn thận, nghiêm túc, an toàn. Nội dung chính 1. Khái niệm 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc 3. Dây quấn động cơ không đồng bộ 1 pha 4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ 1 pha 1. KHÁI NIỆM Động cơ điện xoay chiều một pha là loại động cơ có công suất nhỏ (cỡ 600W trở lại) nó được sử dụng rộng rãi nhất trong kỹ thuật cũng như trong đời sống bởi vì nó dùng được ở mạng điện một pha 110V hay 220V thông dụng (một dây nóng và một dây nguội). Các động cơ điện xoay chiều một pha có rôto lồng sóc và cuộn dây một pha đặt trong rãnh stato. 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 2.1. Cấu tạo Động cơ không đồng bộ 1 pha gồm 2 phần chính Stato ( Phần tĩnh) và Rôto (Phần quay) 2.1.1 Stato (Phần tĩnh) Stator gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy. 2.1.1.1. Lõi thép - Có chức năng dẫn từ thông do dòng điện chạy trong cuộn dây startor sinh ra. 81
  2. - Lõi thép stator có dạng hình trụ rỗng, được ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện, có bề dày từ 0,3 – 0,5 mm. - Giữa các lá thép được cách điện với nhau bằng sơn cách điện. - Được dập rãnh ở mặt trong theo hướng trục để đặt dây quấn. Hình 4.1. Lõi thép Stato 2.1.1.2. Dây quấn - Có chức năng cho dòng điện chạy qua tạo từ trường quay tại khe hở cực từ. - Dây quấn stator thường có hình tròn, được làm bằng dây đồng bọc cách điện emay ( còn gọi là dây điện từ). - Dây quấn stator đặt trong các rãnh của lõi thép, cách điện với lõi thép bằng giấy cách điện. Gồm 2 cuộn dây là cuộn chạy và cuộn đề, cuộn chạy được nối với tụ điện có nhiều vòng dây đặt lệch nhau một góc 90 độ điện trong không gian lõi thép của động cơ, tùy vào công suất động cơ mà có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Hình 4.2. Dây quấn Stato 2.1.1.3. Vỏ máy - Vỏ máy có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong của động cơ, cố định động cơ khi làm việc, cố định lõi thép stator. 82
  3. - Vỏ máy thường làm bằng gang, gồm thân và nắp, Hình 4.3. Vỏ máy 2.1.1.4. Tụ điện: - Thường là tụ hóa và tụ dầu - Với động cơ dùng tụ khởi động, tụ điện thường có giá trị lớn từ 60 đến 500 µf - Với động cơ dùng tụ làm việc tụ thường trực vào khoảng từ 1,5 đến 60 µf - Tụ điện đặt có thể trong hộp nối hoặc bên ngoài, có chức năng tạo sự lệch pha cho dòng điện pha đề đới với pha chạy nhằm tạo mômen khởi động. Hình 4.4. Tụ điện 2.1.2. Rôto (phần quay) Thông thường rôto động cơ điện 1 pha là loại rotor lồng sóc có kết cấu gồm 2 phần chính. 2.1.2.1. Lõi thép Giống lõi thép stato, lõi thép rôto làm nhiệm vụ dẫn từ thông do dòng điện sinh ra, lõi thép rotor được ghép cách điện từ các lá thép kỹ thuật điện, có mặt ngoài dập rãnh để đặt thanh dẫn và ở giữa có dập lỗ để lắp trục. 83
  4. 2.1.2.2. Dây quấn (Thanh dẫn) Dây quấn của rotor lồng sóc giống hình dáng một lồng sóc gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh và được nối lại bằng 2 vành ngắn mạch ở hai đầu Hình 4.5. Cấu tạo rôto lồng sóc 2.1.2.3. Trục máy Trục của máy điện không đồng bộ làm bằng thép, trên đó gắn lõi thép rôto. Được trượt trên 2 ổ bi gắn cố định trên nắp máy 2.1.2.3. Công tắc ly tâm Gồm má động và má tĩnh, hoạt động trên nguyên tắc ly tâm của vật nặng khi quay tròn, công tắc ly tâm nối nối tiếp với cuộn phụ và tụ. Hình 4.6. Công tắc ly tâm 2.2. Nguyên lý làm việc Nếu trong rãnh lõi thép stato ta chỉ đặt một cuộn dây thì khi cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua trong động cơ chỉ sinh ra từ trường đập mạch (tức là không có từ trường quay). Từ trường này có thể phân tích thành hai loại từ trường quay trong không gian với vận tốc và độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều 84
  5. nhau. Do vậy momen quay tổng hợp ở trên rôto bằng không. Kết quả động cơ không thể quay được. Lúc này, nếu ta dùng tay mồi cho động cơ quay theo chiều nào đó thì nó sẽ quay theo chiều ấy nhưng do có mômen khởi động rất nhỏ nên động cơ quay lờ đờ và gần như không kéo được tải. Để khởi động động cơ điện xoay chiều một pha, người ta phải sử dụng những sơ đồ đặc biệt như cuộn dây phụ khởi động hay dùng vòng chập mạch. Để tạo ra từ trường quay trong thời gian khởi động, người ta đặt thêm vào trong lõi thép stato một cuộn dây thứ hai gọi là cuộn dây phụ khởi động (thường gọi là cuộn đề hay cuộn dây khởi động). Cuộn thứ nhất gọi là cuộn chạy cuộn công tác hay cuộn làm việc. Cuộn dây khởi động được đặt lệch trong không gian so với cuộn làm việc một góc 900 (độ điện) tương tự như cuộn thứ hai của động cơ điện xoay chiều hai pha. Ở đây nó là cuộn dây phụ và đôi khi chỉ dùng trong thời gian khởi động nên kích thước dây nhỏ hơn ở cuộn làm việc. Người ta cũng làm cho dòng điện xoay chiều trong cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi động lệch pha nhau 900 về thời gian (1/4 chu kỳ) để có được từ trường quay như ở động cơ điện xoay chiều hai pha người ta đấu nối tiếp cuộn dây khởi động với một cuộn cảm hoặc một tụ điện. Như vậy, động cơ điện sẽ tự khởi động được khi đóng vào lưới điện một pha. 2.2.1. Động cơ KĐB 1 pha dùng cuộn phụ 2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý Hình 4.7. Sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha dùng cuộn phụ 2.2.1.2. Nguyên lý hoạt động Khi cấp vào trong dây quấn stator nguồn điện xoay chiều 1 pha, tạo ra sự lệch pha giữa cuộn chạy và cuộn đề từ trường quay. Từ trường này tương tác với rôto sinh ra trên rôto một mô men quay làm quay rôto. Khi mở máy tốc độ động cơ đạt đến 75 - 85% tốc độ định mức, công 85
  6. tắc li tâm K mở ra, cuộn phụ và cuộn dây khởi động được cắt ra khỏi mạch điện khi đó rôto đang quay nên động cơ tiếp tục tăng tốc đến tốc độ làm việc bình thường. 2.2.2. Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ khởi động 2.2.2.1. Sơ đồ nguyên lý Hình 4.8. Sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha dùng tụ khởi động 2.2.2.2. Nguyên lý làm việc Khi cấp vào trong dây quấn stator nguồn điện xoay chiều 1 pha, do cuộn đề động cơ nối với tụ điện có giá trị lớn, tạo ra sự lệch pha giữa cuộn chạy và cuộn đề động cơ = 900 sinh ra từ trường quay lớn n1 = 60f/p - n1: Tốc độ từ trường quay (Vòng/ Phút) - f: Tần số nguồn điện - p: số đôi cực từ hình thành khi động cơ làm việc Từ trường này tương tác với rôto sinh ra trên rôto một mô men quay làm quay rôto. Khi mở máy tốc độ động cơ đạt đến 75 - 85% tốc độ định mức, công tắc li tâm K mở ra, tụ điện mở máy và cuộn dây khởi động được cắt ra khỏi mạch điện khi đó rôto đang quay nên động cơ tiếp tục tăng tốc đến tốc độ làm việc bình thường. 2.2.2.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng - Ưu điểm: Thường là loại động cơ có công tắc ly tâm hoặc rơ le khởi động điện từ, đây là loại động cơ có mô men khởi động lớn, - Nhược điểm: Có hiệu suất thấp, hư hỏng ngay nếu đấu nối nhầm lẫn, thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa công tắc ly tâm 86
  7. - Ứng dụng: Thường được sử dụng trong những thiết bị cần lực kéo ban đầu lớn như cửa cuốn, máy bơm nước, máy mài, khoan… 2.2.3. Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ làm việc 2.2.3.1. Sơ đồ nguyên lý Hình 4.9. Sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha dùng tụ làm việc 2.2.3.2 Nguyên lý làm việc: Khi cấp vào trong dây quấn stator nguồn điện xoay chiều 1 pha, do cuộn phụ động cơ nối với tụ điện, tạo ra sự lệch pha của dòng điện cuộn chạy và cuộn đề động cơ = 900 sinh ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60f/p. Từ trường này quét qua các thanh dẫn tự ngắn mạch trên rotor sinh ra trên rotor một mô men quay làm quay rotor với tốc độ n < n1, Với động cơ này tụ điện và cuộn phụ tham gia vào quá trình làm việc của động cơ. 2.2.3.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng - Ưu điểm: Là loại động cơ thông dụng nhất, nó có nhiều ưu điểm như hiệu suất cao, đặc tính làm việc tốt, chế tạo ở nhiêu cấp tốc độ và công suất. Với động cơ loại này công suất từ vài trục Wats đến 5 KW - Nhược điểm: Momen khởi động không lớn. - Ứng dụng: Động cơ điện không đồng bộ một pha loại này được sử dụng rất rộng rãi trong dân dụng và công nghiệp như Quạt điện, máy giặt, điều hòa, máy lau nhà, máy bơm nước… 87
  8. 2.2.4. Động cơ không đồng bộ 1 pha dùng tụ hổn hợp 2.2.4.1. Sơ đồ nguyên lý: Hình 4.9. Sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha dùng tụ làm việc 2.2.4.2 Nguyên lý làm việc: Khi cấp vào trong dây quấn stator nguồn điện xoay chiều 1 pha, do cuộn phụ động cơ nối với tụ điện thường trực và nối với tụ điện khởi động giá trị lớn, tạo ra sự lệch pha của dòng điện cuộn chạy và cuộn đề động cơ = 90 0. dòng điện khởi động lớn sinh ra từ trường quay lớn với tốc độ n1 = 60f/p. Từ trường này quét qua các thanh dẫn tự ngắn mạch trên rotor sinh ra trên rotor một mô men quay mô men này có giá trị lớn làm cho khả năng tăng tốc của động cơ cao làm quay rotor Khi mở máy tốc độ động cơ đạt đến 75 - 85% tốc độ định mức công tắc li tâm K mở ra, tụ điện mở máy được cắt ra khỏi mạch điện chỉ còn cuộn phụ và tụ làm việc được nối trong mạch điện động cơ tăng tốc đến tốc độ n < n 1, Với động cơ này tụ điện khởi động tham gia vào quá trình khởi động động cơ, tụ làm việc và cuộn phụ tham gia vào quá trình làm việc của động cơ. 2.2.4.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng - Ưu điểm: Momen khởi động không lớn, hiệu suất cao - Nhược điểm: Hư hỏng ngay nếu đấu nối nhầm lẫn, cấu tạo tương đối phức tạp, phải bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. - Ứng dụng: Phần lớn động cơ một pha thuộc loại này chế tạo ở 1 pha công suất cao với công suất đến 7,5kW và ở hai cấp diện áp 110V và 220V. 88
  9. 2.3. Thông số định mức: 2.3.1. Công suất định mức ở đầu trục: Pđm (W, kW). Đây là công suất cơ, nói lên khả năng sinh công của động cơ. Ngoài đơn vị W, kW còn có đơn vị là sức ngựa HP, 1 HP = 0,736 kW. 2.3.2. Điện áp định mức Uđm (V). Trên nhãn máy thường ghi trị số điện áp ứng với dây quấn stato. 2.3.3. Dòng điện dây định mức: Iđm (A). Đây là dòng điện của cuộn dây stato lấy từ nguồn khi điện áp đặt vào động cơ là định mức và trục động cơ kéo phụ tải định mức. 2.3.4. Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút). Đây là tốc độ quay của động cơ khi điện áp đặt vào động cơ là định mức và mômen cản trên trục động cơ là định mức. 2.3.5. Tần số nguồn định mức fđm (Hz). 2.3.6. Hiệu suất định mức ηđm Là tỉ số giữa công suất cơ trên trục và công suất điện mà động cơ tiêu thụ khi tải định mức. 2.3.7. Hệ số công suất định mức cosđm. 2.3.8. Giá trị tụ điện (F). Ví dụ: Xác định thông số định mức của động cơ không đồng bộ 1 pha có nhãn sau: Giải: - Công suất định mức ở đầu trục: Pđm = 0,75 kW (1 HP) - Điện áp định mức: Uđm = 220 (V). - Dòng điện dây định mức: Iđm = 6,6 (A). - Tốc độ quay định mức: nđm = 1440 (vòng/phút). - Tần số nguồn định mức: fđm = 50 (Hz). 89
  10. - Hiệu suất định mức: ηđm = 69 % - Hệ số công suất định mức: cosđm = 0,75 - Giá trị tụ điện: 100 (F). 3. DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 3.1. Phương pháp lấy mẫu bộ dây quấn stato động cơ một pha. 3.1.1. Đối với động cơ một pha vòng chập Bộ dây quấn stato động cơ một pha vòng chập chỉ có một cuộn dây gồm các tổ bối dây (tổ bối đơn) quấn trên các cực lồi, vì vậy việc lấy mẫu rất đơn giản. 3.1.1.1. Ghi lại các thông số ban đầu Công suất, điện áp, dòng điện, tốc độ quay. 3.1.1.2. Vẽ sơ đồ dây quấn Vì chỉ có một cuộn dây nên chỉ có hai đầu dây ra (trường hợp không có cuộn số trong) nên ta không cần phần biệt các đầu dây mà có thể vẽ luôn sơ đồ của nó. Đầu tiên phải dùng sơ đồ tròn để vẽ lại cấu tạo của ống dây sau đó dùng sơ đồ ngang để vẽ lại sơ đồ đấu dây (vễ từ đầu đây này đến đầu dây kia). 3.1.1.3. Tháo rỡ ống dây Có thể tháo trực tiếp các bối dây ra khỏi rãnh qua khe miệng rãnh hoặc nếu vì hoá cứng do tẩm sơn thì có thể cắt cụt một phía đầu dây bằng kìm cắt hoặc cưa, sau đó tống các đầu còn lại ra phía bên kia. 3.1.1.4. Xác định các thông số tiếp theo Xác định đường kính dây trần: chọn nhưng sời dây chưa bị cháy, đốt bỏ cách điện, vuốt sạch, sau đó dùng panme đo đường kính dây . 3.1.2. Đối với động cơ 1 pha có tụ điện Đối với động cơ một pha tụ điện, các bước lấy mẫu cũng tương tự như trên nhưng phải chú ý một số điểm sau: Như đã nói ở trên, bộ dây quấn stato động cơ một pha tụ điện gồm có hai đến ba cuộn dây với các cỡ dây khác nhau, vì vậy phải phân biềt được nhiệm vụ của các đầu dây ra và tìm các ghi nhớ chúng bằng màu sắc vỏ dây, bằng nút thắt hoặc xâu giấy. Phải phân biệt được đâu là đầu dây chung, đâu là đầu dây làm việc, đâu là đầu dây khởi động, đâu là đầu dây số (nếu có). Sau đó mới thực hiện vẽ sơ đồ bộ dây quấn. Phải dùng sơ đồ tròn để vẽ lại cấu tạo ống dây. Cần phải vẽ chi tiết đến từng bối dây để sau này có căn cứ mà lồng dây lại như cũ. Những bối dây được lồng vào trước hoặc những cạnh bối dây nằm ở lớp dưới nên vẽ bằng nét đứt, những bối dây lồng vào sau hoặc những cạnh bối dây ở lớp trên nên vẽ bằng nét liền. Tiếp đến, phải dùng sơ đồ ngang để vẽ lại sơ đồ đấu dây. Với những động cơ một pha tụ điện không có cuộn dây số lắp trong thì vẽ từ mối dây chung vẽ đi, với những động cơ một pha tụ điện có cuộn dây số lắp trong thì vẽ từ mối dây làm việc vẽ đi. 90
  11. Tháo rỡ ống dây và lấy số liệu: Là loại lõi thép cực ẩn nên khe miệng rãnh rất nhỏ, hơn nữa, các bối dây thường được tẩm sơn rất chắc chắn, vì vậy việc tháo rỡ phải theo trình tự sau: Trước hết phải dùng cưa sắt cắt cụt các đầu nối về một phía của các bối dây. Các mảnh đầu nối được cắt ra cần phải giữ lại để lấy số liệu. Tiếp đến tống cho các nêm giữ dây trượt ra khỏi các rãnh, sau đó, dùng tuôcnơvit hoặc que sắt, bẩy cho phần còn lại của các bối dây tụt sang phía ống dây chưa bị cắt. Đối với những động cơ lớn, có thể dùng búa hoặc đột, đặt cho sơn cách điện bong ra rồi tháo dần các vòng dây ra khỏi rãnh. Khi lấy số liệu, nên gõ nhẹ lên các mảnh đầu nối đã cắt ở trên cho sơn cách điện bong ra, dựa vào màu men và cỡ dây, ta đếm được số vòng dây quấn cho từng bối của các cuộn dây. Để tránh nhầm lẫn, nên lấy số liệu ở ba mảnh đầu nối khác nhau. Số liệu chính thức sẽ được lấy ở mảnh có số liệu trung bình. Với những động cơ dùng làm quạt bàn thường có các cuộn dây số lồng chung với cuộn khởi động nên hơi khó phân biệt. Muốn lấy số liệu được chính xác thì nên đốt cháy ống dây rồi dỡ dần các vòng dây qua phía khe miệng rãnh chứ không cắt đầu các bối dây như cách làm ở trên. Trường hợp không phân biệt được bao nhiêu vòng thuộc về dây khởi động, bao nhiêu vòng thuộc về dây số thì tạm thời lấy số vòng của một cuộn số bẳng từ 1/4 đến 1/3 số vòng của cuộn làm việc, số vòng dây còn lại sẽ thuộc về cuộn khởi động. Sau đó, quấn thử rồi điều chỉnh dần cho hợp lý hơn. 3.2. Phương pháp vẽ sơ đồ bộ dây quấn stato động cơ một pha 3.2.1. Động cơ một pha vòng chập Như đã nói ở trên, cuộn dây stato động cơ một pha vòng chập gồm các tổ bối đơn quấn trên các cực lồi, vì vậy ta chỉ căn cứ vào số tổ bối dây để đấu sao cho đủ số cực. Trên thực tế, người ta thường thực hiện hai cách đấu: - Đấu nối tiếp cùng phía: tạo ra số cực bằng số tổ bối dây. - Đấu nối tiếp khác phía: tạo ra số cực bằng hai lần số tổ bối dây. Ngoài ra khi cần thay đổi điện áp, người ta còn thực hiện cách đấu song song hai mạch rẽ. Hình 4.10. Cấu tạo ống dây và sơ đồ đấu dây động cơ điện một pha vòng chập 4 cực 91
  12. Hình 4.11. Cấu tạo ống dây và sơ đồ đấu dây động cơ điện một pha vòng chập 4 cực, 2 tổ bối đơn Hình 4.12. Cấu tạo ống dây và sơ đồ đấu dây động cơ điện một pha vòng chập 4 cực, 4 tổ bối đơn, sử dụng cả hai cấp điện áp. 3.2.2. Động cơ một pha có tụ điện 3.2.2.1. Cách lập sơ đồ dây quấn xếp đơn - Bước 1: Kẻ các đoạn thẳng song song cách đều nhau ứng với số rãnh Z và đánh số từ 1  Z. - Bước 2: Căn cứ vào bước cực  biểu thị qua số rãnh để phân ra các cực từ trên Stato. - Bước 3: Trong vùng mỗi cực từ , căn cứ vào số rãnh mà cuộn dây chính và cuộn dây phụ sẽ có, ta phân bố số rãnh này xen kẽ nhau, tức là, nếu gọi số bối dây của một tổ bối dây cuộn dây chính (LV) là qc và số bối dây của một tổ bối cuộn dây phụ là qp, ta thực hiện lần lượt theo quy tắc: qc - qp – qc - qp . Cho đến tổ cuối cùng. - Bước 4: Xác định dấu cực từ bằng cách ghi chiều mũi tên lên các cạnh tác dụng, sao cho các cực từ liên tiếp phải trái dấu nhau. - Bước 5: Căn cứ vào số các tổ bối dây trong một cuộn dây và cách đấu các đầu nối ta kẻ các đường nối liền các cạnh tác dụng để hình thành các tổ bối dây của cuộn dây chính. Đấu dây giữa các tổ bối dây cuộn dây chính sao cho khi có dòng điện chạy vào sẽ không làm thay đổi chiều mũi tên mà ta đã vạch. - Bước 6: Căn cứ vào số rãnh tương ứng được xác định bởi sự lệch nhau 0 90 (độ điện) giữa cuộn dây chính và cuộn dây phụ để xác định rãnh khởi đầu của cuộn dây phụ, xác định như sau: 92
  13. 90 0 90   d p 360 Z Với đ là góc lệch điện giữa hai rãnh liên tiếp là: 360  đ  p. hh  p Z - Bước 7: Kiểm tra lại toàn bộ cuộn dây chính và cuộn dây phụ với cách đấu từng cuộn sao cho các cực từ liên tiếp phải trái dấu nhau. Ví dụ: Một động cơ điên xoay chiều không đồng bộ một pha rôto lồng sóc dùng dây quấn mở máy có Z = 24, 2p = 4. Hãy vẽ sơ đồ trải một lớp bộ dây quấn. Trước tiên ta tính toán một vài thông số: - Bước cực: Z 24   6 2p 4 - Số phần tử dưới một cực: Z 24 q  6 2 p.m 4.1 - Bước quấn dây: y c  y p    6(1  7) - Vì động cơ dùng dây quấn mở máy nên dưới mỗi cực từ cuộn dây chính chiếm 2/3 số rãnh (4 rãnh), cuộn dây phụ chiếm 1/3 số rãnh (2 rãnh). - Góc lệch pha: Z 24   6 2p 4 Thực hiện vẽ sơ đồ: Hình 4.13. Trình tự thực hiên vẽ sơ đồ theo dạng đồng khuôn 93
  14. a. Vẽ sơ đồ kiểu đồng khuôn đơn giản (kiểu hoa sen hay dốc lồng tôm): - B1: Kẻ 24 đoạn thẳng song song cách đều nhau và đánh số từ 1  24. - B2: Chia 24 rãnh làm bốn bước cực , nỗi bước chiếm 6 rãnh. - B3: Trong vùng mỗi cực từ , cuộn dây chính chiếm 4 rãnh, tiếp theo cuộn dây phụ chiếm 2 rãnh: ta thực hiện lần lượt theo quy tắc: qc - qp – qc - qp– qc - qp– qc - qp– qc - qp. Hình 4.14. Sơ đồ dây quấn dạng đồng khuôn của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với các thông số Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2, yA = 7, yB = 7. - B4: Xác định dấu cực từ: ghi chiều mũi tên lên sao cho các cực từ liên tiếp trái dấu xen kẽ nhau. - B5: Trong toàn bộ 24 rãnh, cuộn chính chiếm 2 tổ bối là 2x4x2 = 16 rãnh, cuộn dây phụ chiếm 2x2x2 = 8 rãnh. Ta kẻ các đường nối liền với các cạnh tác dụng để hình thành các tổ bối dây cuộn dây chính: tổ bối đầu tiên chiếm các rãnh: 1 – 7, 2 – 8, 3 – 9, 4 – 9 với yc = 6. Tổ bối dây thứ hai chiếm các rãnh: 13 – 19, 14 – 20, 15 – 21, 16 – 22 với yc = 6. Đấu dây giữa hai tổ bối sao cho không làm thay đổi chiều mũi tên đã vạch. - B6: Căn cứ vào Z/4p = 3 rãnh, ta xác định rãnh khởi đầu cuộn dây phụ sao cho giữa tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây chính cách tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ là 3 rãnh hoặc rãnh đầu tiên của cuộn dây phụ cách rãnh đầu tiên của cuộn dây chính 1/2 = 3 rãnh (1 ). b. Vẽ sơ đồ dạng đồng khuôn phân tán (bổ đôi): Đối với những sơ đồ dây quấn khi tổ bối dây có số bối dây nhiều (2, 4, 6, 8.bối), kích thước phần đầu nối của các bối dây sẽ khá dài. Để giảm bớt kích thước phần đầu nối của các tổ bối dây như trên người ta thực hiện phân tán (bổ đôi) tổ bối dây ra làm hai phần bằng nhau. Cách vẽ: Ta cũng thực hiện các bước tương tự như ở trên, ở đây mỗi tổ bối dây cuộn dây chính có hai bối dây. 94
  15.     A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 20 2 23  5 A B X Y Hình 4.15. Sơ đồ dây quấn dạng đồng khuôn phân tán của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2, yA = 4, yB = 5. Ta thấy rằng, cuộn dây quấn đồng khuôn đơn giản có bước bối dây là bước đủ (yc = yp =  = 6), trong khi đó ở cuộn dây quấn đồng khuôn phân tán có bước bối dây bé hơn (yc = yp = 5). Chính vì vậy, nên dạng đồng khuôn phân tán được sử dụng phổ biến. c. Vẽ sơ đồ dạng đồng tâm: Cách vẽ cũng tương tự, nhưng tổ bối dây ở đây là những tổ bối dây kiểu đồng tâm (mẹ con).     A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4  A B X Y Hình 4.16. Sơ đồ dây quấn dạng đồng tâm của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với các thông số: Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2. Ta cũng có sơ đồ dạng đồng tâm phân tán: 95
  16.     A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 20 2 23  5 A B X Y Hình 4.17. Sơ đồ dây quấn dạng đồng tâm phân tán của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2, yA = 4, yB = 5. Ngoài ra còn có kiểu dây quấn kiểu đồng khuôn mắt xích, tuy nhiên, dạng sơ đồ này ít sử dụng. Ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn kiểu dây quấn này đối với động cơ ba pha.     A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 21 3 23  5 A B X Y Hình 4.18. Sơ đồ dây quấn dạng đồng khuôn mắt xích của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha với Z = 24, 2p = 4, qA = 4, qB = 2. 3.2.2.2. Cách lập sơ đồ dây quấn hai lớp Từ bước 1 đến bước 6 làm tương tự như lập sơ đồ dây quấn một lớp, cái khác ở đây là cách đặt các cuộn dây và cách chọn hệ số dây quấn (hệ số bước ngắn). Cách chọn hệ số bước ngắn như bảng dưới: 96
  17. Số rãnh dưới một cực của 1 2 3 4 5 6 7 một pha Bước cực từ  3 6 9 12 15 18 21 Bước quấn dây y 2 5+1 7+1 10 12 15+1 17+1 Tỉ số bước ngắn ( = y/) 2/3 5/6 7/9 10/12 12/15 15/18 17/21 Trình tự cách lập sơ đồ bộ dây quấn hai lớp như sau: * Cuộn dây chính: - Tổ thứ nhất: Bối thứ 1: {1  (y + 1)’} Bối thứ 2: {2  (y + 1 + 1)’ = (y + 2)’} Bối thứ 3: {3  (y + 1 + 1 + 1)’ = (y + 3)’} ... Bối thứ n: {n  (y+ n)’} - Tổ thứ 2: Bối thứ 1: {(1 + )  (1 +  + y)’} Bối thứ 2: {(1 + ) + 1  {(1 +  + y) + 1}’} Bối thứ 3: {(1 + ) + 1 + 1 = ((1 + ) + 2)  {(1 +  + y) + 2}’} ... Bối thứ n: {(1 + ) + (n – 1)  {(1 +  + y) + (n – 1)}’} - Tổ thứ 3: Bối thứ 1: {(1 +  + ) = (1 + 2)  (1 + 2 + y)’} Bối thứ 2: {(1 + 2) + 1  {(1 + 2 + y) +1}’} Bối thứ 3: {(1 + 2) + 2  {(1 + 2 + y) +2}’} ....................... Bối thứ n: {(1 + 2) + (n – 1)  {(1 + 2 + y) + (n - 1)}’} - Tổ thứ n, bối thứ n: {1 + (n – 1) + (n – 1)  {1 + (n – 1) + y + (n - 1)}’} * Cuộn dây phụ: Đầu cuộn phụ tính theo rãnh giữa tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây chính với tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ (Z/4p). Cách đặt các bối dây cũng tương tự cuộn dây chính. 97
  18. Chú ý, ở đây chữ số có dấu phảy ở trên biểu thị cạnh của bối dây nằm ở lớp dưới rãnh, còn chữ số không có dấu phảy ở trên biểu thị cạnh của bối dây nằm ở lớp trên của rãnh. Ví dụ: Vẽ sơ đồ bộ dây quấn hai lớp của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha, dùng tụ điện mở máy, có Z = 24, 2p = 2, bối dây bước ngắn với hệ số bước ngắn  = 9/12. Giải: Tính toán các thông số: - Bước cực: Z 24    12 2p 2 Đây là loại động cơ dùng dây quấn mở máy, nên cuộn chính chiếm số rãnh: 2 2 Zc  Z  .24  16 3 3 (rãnh), Còn cuộn dây phụ chiếm là: 1 1 Zp  Z  .24  8 3 3 (rãnh). - Số rãnh dưới một cực mà cuộn dây chính chiếm là: Zc 16 qc   8 2 p.m 2.1 (rãnh) - Số rãnh dưới một cực mà cuộn dây phụ chiếm là: Zp 8 qp   4 2 p.m 2.1 (rãnh) - Bước quấn dây: 9 y c  y p   .  .12  9 12 (rãnh) - Góc lệch tính theo rãnh giữa tâm của tổ bối dây đầu tiện cuộn dây chính với tâm của tổ bối dây đầu tiên cuộn dây phụ là: Z 1 24   6 4 p 4.1 (rãnh) Vẽ sơ đồ: Thực hiện các bước 1, 2, 3, 4, 5 và 6 tương tự như các bước vẽ sơ đồ dây quấn một lớp, nhưng ở đây, chú ý là mỗi rãnh có hai cạnh tác dụng. 98
  19. Chú ý, ở bước 4 ta đánh dấu chiều mũi tên đối với những cạnh bối dây nằm ở lớp trên, còn những cạnh bối dây nằm ở lớp dưới sau khi đã vẽ xong các bối dây, vì với những bộ dây quấn hai lớp bước ngắn thì có thể sẽ có một số rãnh có hai cạnh bối dây lớp trên và lớp dưới không cùng chiều dòng điện. - Số tổ bối dây của cuộn dây chính và cuộn dây phụ là n = 2p = 2 tổ. - Số bối dây của cuộn dây chính trong một tổ là 8 bối (bằng qc). - Số bối dây của cuộn dây phụ trong một tổ là 4 bối (bằng qp). Ta lập được bảng như sau: * Cuộn dây chính: - Tổ thứ nhất: Bối thứ 1: (1  y + 1 = 10') Bối thứ 2: (2  y + 2 = 11') Bối thứ 3: (3  12') Bối thứ 4: (4  13') Bối thứ 5: (5  14') Bối thứ 6: (6  15') Bối thứ 7: (7  16') Bối thứ 8: (8  17') - Tổ thứ hai: Bối thứ 1: (1 +  = 13  1 +  + y = 22') Bối thứ 2: (1 +  + 1 = 14  1 +  + y + 1 = 23') Bối thứ 3: (1 +  + 2 = 15  1 +  + y + 2 = 24') Bối thứ 4: (16  1') Bối thứ 5: (17  2') Bối thứ 6: (18  3') Bối thứ 7: (19  4') Bối thứ 8: (20  5') * Cuộn dây phụ: Căn cứ vào góc lệch  để xác định rãnh khởi đầu của cuộn dây phụ. Ta nhận thấy, tâm của tổ bối dây thứ nhất của cuộn dây chính nằm ở rãnh số 9 và theo cách đặt các bối dây thì tâm của tổ bối dây thứ nhất của cuộn dây phụ sẽ là rãnh thứ 15 (6 rãnh). Tức là, rãnh khởi đầu của cuộn dây phụ sẽ là rãnh số 9 hình vẽ. 99
  20.   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 17 5 21 9 A B X Y Hình 4.19. Sơ đồ dây quấn hai lớp của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha dùng tụ điện mở máy với các thông số Z = 24, 2p = 2,  = 9/12. 4. VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 4.1. Vận hành động cơ không đồng bộ 1 pha 4.1.1. Thiết bị, dụng cụ, vật tư: (Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV) TT Loại trang thiết bị Số lượng Ghi chú 1 Nguồn điện 1 pha 10 bộ 2 Dây nối 10 bộ 3 Động cơ 1 pha 6 đầu dây 10 cái 4 Động cơ 1 pha 3 đầu dây 10 cái 5 Đồng hồ vạn năng 10 cái 6 Am pe kềm 10 cái 7 MEGA ôm 2 cái 8 Bộ đồ nghề điện cầm tay 1 bộ 4.1.2. Các bước thực hiện : Bước 1: Đọc thông số động cơ - Việc đọc thông số nhằm xác định các thông số chính của động cơ như cách đấu nối, điện áp định mức, dòng điện định mức , tốc độ quay, công suất của Động cơ. Bước 2: Quan sát các hiện tượng bất thường có thể có trên động cơ - Quan sát động cơ có bị bể nứt, cong vênh, trầy xước mất cách điện - Quan sát có hiện tượng phóng điện, cháy xém, chạm nổ trên cuộn dây. - Quán sát các đầu dây có bị đứt, chạm chập với nhau hay bị move… 100
nguon tai.lieu . vn