Xem mẫu

  1. UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Môn học/Mô đun: Máy điện 2 NGHỀ:ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Hải Phòng, 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4
  3. BÀI 1: QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA CÔNG SUẤT NHỎ 1. Mục tiêu của bài: - Mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha. - Vẽ được sơ đồ, xác định được các thông số của máy biến áp ở các trạng thái làm việc: Không tải, có tải. - Xác định được cực tính của các cuộn dây sơ cấp, thứ cấp của máy biến áp một pha đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn. - Vận dụng đấu dây và vận hành được máy biến áp làm việc song song. - Tính toán, quấn được máy biến áp một pha công suất nhỏ. - Rèn luyện tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác, tư duy sáng tạo khoa học trong học tập. 2. Nội dung: 2.1. KHÁI NIỆM Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi. 2.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA 2.2.1. Cấu tạo. Máy biến áp có các bộ phận chính sau: mạch từ (lõi thép), dây quấn và vỏ máy. a. Mạch từ (Lõi thép). a. Mạch từ không phân nhánh b. Mạch từ phân nhánh c. Mạch từ hình xuyến Hình 1-1. Mạch từ máy biến áp Lõi thép MBA dùng để dẫn từ thông, được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật điện có bề dày từ 0,35  1 mm, mặt ngoài các lá thép có sơn cách điện rồi ghép lại với nhau thành lõi thép. Lõi thép gồm hai phần: Trụ 5
  4. và Gông . Trụ T là phần để đặt dây quấn còn gông G là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín. b. Dây quấn MBA. Nhiệm vụ của dây quấn MBA là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Dây quấn MBA thường làm bằng dây dẫn đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép. Giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn và lõi thép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn đặt trên cùng một trụ thì dây quấn điện áp thấp đặt sát trụ thép còn dây quấn điện áp cao đặt bên ngoài. Làm như vậy sẽ giảm được vật liệu cách điện. a. Dây quấn mạch từ không phân nhánh b. Dây quấn mạch từ hình xuyến Hình 1-2. Dây quấn máy biến áp Dây quấn MBA có hai loại chính như : - Dây quấn đồng tâm : ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. - Dây quấn xen kẻ : Các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẽ nhau dọc theo trụ thép. 2.2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp Đặt điện áp xoay chiều u1 vào dây quấn sơ cấp, trong dây quấn sơ sẽ có dòng i1. Trong lõi thép sẽ có từ thông  móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng ra các sđđ e1 và e2. Khi máy biến áp có tải, trong dây quấn thứ sẽ có dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp là u2. Từ thông  móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp gọi là từ thông chính. Giả sử điện áp u1 sin nên từ thông  cũng biến thiên sin, ta có:  = m sin t Theo định luật cảm ứng điện từ, các sđđ cảm ứng e1, e2 sinh ra trong dây quấn sơ cấp và thứ cấp máy biến áp là: dφ e1  W1  ωW1φmsin( ωi  900 )  2E1sin( ωi  900 ) dt 6
  5. dφ e2  W2  ωW2φmsin( ωi  900 )  2E 2sin( ωi  900 ) dt trong đó, E1, E2 là trị số hiệu dụng của sđđ sơ cấp và thứ cấp, cho bởi: ωW1φ m E1   π 2fW1φ m  4,44fW1φ m 2 ωW2 φ m E2   π 2fW2 φ m  4,44fW2 φ m 2 Tỉ số biến áp k của máy biến áp: E W k= 1 1 E W 2 2 Nếu giả thiết máy biến áp đã cho là máy biến áp lý tưởng, nghĩa là bỏ qua sụt áp gây ra do điện trở và từ thông tản của dây quấn thì E1  U1 và E2  U2 : U1 E W = 1  1 =k U2 E W 2 2 Hình 1-3. Sơ đồ nguyên lý của MBA một pha hai dây quấn Nếu bỏ qua tổn hao trong máy biến áp thì: U1I1 = U2I2 U1 I2 Như vậy ta có: k =  U2 I1 Nếu W2 > W1 thì U2 > U1 và I2 < I1 : MBA tăng áp. Nếu W2 < W1 thì U2 < U1 và I2 > I1 : MBA giảm áp 2.3. QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA CÔNG SUẤT NHỎ 2.3.1. Tính toán số liệu: Bước 1: Đo qui cách lõi từ để xác định công suất của máy biến áp. Có nhiều kiểu lõi ( hinh 1.1 và nhiều kích cỡ nhưng chỉ cần đo chiều rộng trụ từ (a) và bề dày trụ từ (b) để tính tiết diện của mạch từ ( S) : S=axb Công suất máy biến áp phụ thuộc lõi từ tính như sau : 2 S   P   K   Trong đó: 7
  6. - P là công suất biến áp tinh bằng VA - S là tiết diện lõi từ tính bằng cm2 - K là hệ số thực nghiệm biến áp nhỏ  100 VA lấy K= (1,2 ÷ 1,5) Bước 2: Tính số vòng dây (W) ứng với 1 vôn. Số vòng dây quấn phụ thuộc lõi từ, lõi to và tốt thì quấn ít vòng, lõi nhỏ và xấu thì quấn nhiều vòng. Lõi tốt cường độ từ cảm B = 16000  18000. Lõi trung bình độ từ cảm B = 10000  12000 gauss N W S Trong đó : - W là số vòng dây quấn cho 1 vôn. - N là hệ số lõi thép : N = 40 ÷ 60 Tiết diện của trụ từ: S  K P , hoặc theo kinh nghiệm thì S = 3cm2 thì ứng với máy biến áp có dòng thứ cấp là 1A. Bước 3: Tính toán đường kính dây quấn. Ta biết rằng khi có dòng điện chạy trong dây quấn nó sẽ sinh từ và sinh ra tác dụng nhiệt. Với máy biến áp cỡ nhỏ (không có thông gió) muốn cho khỏi quá nóng chỉ chọn mật độ dòng điện trong khoảng 3A/1mm2. Vậy quan hệ giữa cỡ dây và dòng điện là: Đường kính dây quấn cuộn sơ cấp là : I1 φ1  1,13 Δl1 Trong đó:  1 là đường kính dây quấn tính bằng mm I1 là dòng điện cuộn sơ cấp tính bằng ampe l1 là một độ dòng điện chạy trong dây dẫn sơ cấp, thường chọn l1 = 3 (A/mm2) Đường kính dây quấn cuộn thứ cấp là : I2 φ 2  1,13 Δl 2 Trong đó :  2 là đường kính dây quấn tính bằng mm I2 là dòng điện cuộn thứ cấp tính bằng ampe l2 là một độ dòng điện chạy trong dây dẫn thứ cấp, thường chọn l2 = 3,5 (A/mm2) 2.3.2. Bài tập ứng dụng: Hãy tính toán quấn một máy biến áp cảm ứng 1 pha biết: U2 = 12v; I2 = 2,5A Điện nguồn vào máy biến áp U1 = 220v; f = 50 Hz. Bài giải : - Công suất của MBA: P = U2.I2 = 12 x 2,5 = 30W - Tiết diện trụ từ cần thiết: S K P = 1,4 30 ≈ 7,7 (cm2) 8
  7. trong đó K gọi là hệ số thực nghiệm và với MBA ≤ 100VA thì K= (1,2÷1,5 ). Ở đây ta chọn K=1,4. Mặt khác S = a.b => Nếu chọn lõi chiều rộng trụ từ a = 3,2cm => chiều dày trụ từ b ≈ 2,4 cm N - Số vòng trên một vôn của MBA là: W  (N gọi là hệ số lõi, N = (40÷ 60) S nếu lõi thép của Nhật, Mỹ chọn N = 40; của Trung quốc chọn N = 50; Việt nam chọn N = 60. N 60 => ta có W   ≈ 8 (vòng/ 1 vôn) (Ta sử dụng phe Việt nam) S 7,7 - Số vòng dây cuộn sơ cấp : W1 = U1. W = 220 × 8 = 1760 (vòng) - Số vòng dây thứ cấp : W2 = (U2 + 10% U2). W = (12 + 1,2)× 8 ≈ 106 (vòng). P 30 - Dòng điện vào cuộn sơ cấp : I  n   0,14 (A) 1 U 220 1 - Đường kính dây quấn cuộn sơ cấp là : I 014 φ  1,13 1  1,13  0,25 (mm) 1 Δl 3 1 Trong đó 1,13 là hệ số và l1 là một độ dòng điện chạy trong dây dẫn sơ cấp, thường chọn l1 = 3 (A/mm2) - Đường kính dây quấn cuộn thứ cấp là : I 2,5 φ  1,13 2  1,13  0,95 (mm) 2 Δl 3,5 2 Trong đó l2 là một độ dòng điện chạy trong dây dẫn thứ cấp, thường chọn l2 = 3,5 (A/mm2) 2.3.3. Thi công quấn dây và cấp nguồn cho hoạt động thử: a. Chuẩn bị khuôn quấn. Bước 1: Chọn kiểu khuôn để quấn máy biến áp 1 pha công suất nhỏ. Ta chọn kiểu mạch từ phân nhánh sau: Hình 1-3. Mạch từ máy biến áp 9
  8. Bước 2: Chọn vật liệu làm khuôn máy biến áp. Khuôn máy biến áp làm nhiệm vụ cách điện giữa cuộn dây và mạch từ, làm sườn cứng để định hình cuộn dây, khuôn được làm bằng vật liệu như bìa các tông, phíp hoặc chất dẻo chịu nhiệt. Trường hợp này ta chọn bìa các tông. Sau đây là bảng chọn bìa giấy cát tông cho các loại công suất máy biến áp cỡ nhỏ: S (V.A) ec (mm) 110 0,5 10200 1 200500 2 5001000 3 10003000 4 Trường hợp này ta chọn loại bìa các tông có chiều dày 1mm. Bước 3: Làm khuôn máy biến áp dựa vào mạch từ có sẵn. a c Trong đó a: Chiều rộng trụ từ (mm) b b: Chiều dày của trụ từ (mm) h h: Chiều cao trụ từ (mm) c: Chiều rộng của cửa sổ mạch từ (mm) Hình 1-4. Kích thước mạch từ mba ak ak ak bk bk hk ak Hình 1-5. Sơ đồ trãi khuôn máy biến áp Để làm khuôn chính xác, đảm bảo kỹ thuật ta chọn: aK = a + 1 (mm) bK = b + 1 (mm) hK = h - 2 (mm) cK = c - 1 (mm) 10
  9. Sau khi đo xong ta cắt theo các nét đứt và gấp khuôn, gấp khuôn phải dùng thước cứng gấp cho đúng nếp. Tiếp theo làm 02 vách chặn (mặt bích), rồi lồng 02 mặt bích vào và dùng keo dán lại a k bk Hình 1-6. Khuôn và mặt bích máy biến áp Sau khi làm khuôn xong, ta tiến hành làm lõi. Lấy tâm và khoan lỗ, lắp ghép để chuẩn bị quấn dây. Hình 1-7. Lõi khuôn máy biến áp b. Quấn các cuộn dây: - Thường thì người ta quấn chồng, cuộn sơ cấp quấn trước, cuộn thứ cấp quấn sau, mỗi lớp dây được lót một lớp giấy cách điện. Các vòng dây không được quấn sát nhau, không quấn chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích cửa sổ mạch từ. Các đầu dây được khóa lại chắc chắn, cạo sạch lớp cách điện của đây điện từ và hàn ngấu đảm bảo chắc chắn vào dây cái. - Quy trình quấn dây các bước: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vật tư và thiết bị: ( kéo, dao tre, đồng hồ vạn năng, dây điện từ, bàn quấn, ghen cách điện, giấy cách điện, băng dính cách điện,.....) Bước 2: Gá khuôn, má ốp lên bàn quấn và xiết chặt ốc định vị khuôn. Bước 3: Quay thử bàn quấn và chỉnh bộ đếm của bàn quấn về 0. Bước 4: Tiến hành quấn dây. + Chọn một mặt a trên khuôn quấn để đặt đầu dây ra đầu tiên. + Xỏ ống gen 1mm vào đầu dây ra (nếu dây điện từ < 0,60 nên gấp 2 hoặc 3 mới xỏ vào ống ghen) và để đầu dây điện từ cách ống gen 1 khoảng (1÷2)cm. + Khóa chặt vòng dây đầu tiên. 11
  10. + Tiến hành quấn dây rải theo từng lớp. + Lót giấy cách điện (sau khi quấn xong mỗi lớp dây). + Còn khoảng (5 ÷ 15) vòng cuối cùng của cuộn dây thì đặt đoạn giấy cách điện (hoặc 1 đoạn dây đai) rồi quấn các vòng dây cuối đó đè lên để chuẩn bị khóa dây của đầu cuối của cuộn dây. + Xỏ ghen vào đầu dây cuối của cuộn sau đó khóa vòng dây cuối của đầu dây. + Tháo khuôn ra khỏi bàn quấn và bọc một lớp giấy cách điện ra bên ngoài. Chú ý: + Các đầu dây ra của các cuộn dây phải bố trí ở mặt a của khuôn quấn, các đầu dây phải đủ dài để thuận lợi cho việc đấu máy biến áp và sắp xếp các đầu dây phải theo đúng thứ tự để thuận tiện trong việc lắp ráp. + Các cạch của dây phải nằm siết nhau, không chồng lên nhau để tiết kiệm tối đa diện tích cửa sổ mạch từ. + Không được để một vòng dây nào nằm ngoài giấy cách điện. + Trong quá trình quấn nếu phải nối dây thì nối và hàn cẩn thận và đưa mối nối đó ra bên ngoài. + Khi quấn xong cả 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp phải bọc giấy cách điện bên ngoài từ (1÷2)lớp. + Nếu cuộn sơ cấp dùng dây rất nhỏ thì không cần quấn theo lớp mà quấn rải dây tương đối đều trên bề mặt là được và quấn hết cuộn dây mới đó rồi lót giấy cách điện Hình 1-8. Cố định đầu dây của các cuộn dây máy biến áp c. Lắp ghép mạch từ: 12
  11. Đối với mạch từ phân nhánh, lá phe chữ E lắp trước và ta ghép so le (đối xứng) từng lá phe chữ E một, sau đó ta ghép phe chữ I sau. Các lá thép cuối cùng thường rất khó lắp phải dùng búa sắt lót một miếng gỗ đóng dần dần, nhẹ nhàng cho lá thép ép chặt vào lõi khuôn. Cần phải ghép đầy đủ, không được phép ghép lỏng, máy biến áp sẽ kêu, rung và nóng. Hình 1-9. Lắp phe máy biến áp d. Hoàn chỉnh, chạy thử: - Hàn 2 đầu dây vào ra cho máy biến áp: Với những máy biến áp dùng cở dây có đường kính nhỏ, các đầu dây vào ra người ta khoan lỗ sát nhau ở tai khuôn máy biến áp để quấn vài vòng dây của các đầu vào ra để tránh dây bị đứt vì dây quá bé. Nhiều trường hợp người ta gắn một miếng tôn mạ đồng, mà bạc hoặc miếng đồng rồi hàn các đầu dây của các cuộn và các đầu dây cấp nguồn và tải. - Cho chạy thử nghiệm: dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra thông mạch, cuộn sơ cấp, thứ cấp, đo cách điện với mạch từ và các cuộn dây với nhau. Đấu nguồn điện cho máy biến áp và đo điện áp U2 có đúng với yêu cầu không. - Sau khi máy biến áp làm việc thử đo kiểm tra mba đảm bảo các thông số kỹ thuật ta tiến hành tẩm sơn cách điện cho máy biến áp sau đó sấy máy biến áp. Cách làm như sau: Nhúng toàn bộ máy biến áp vào chất cách điện (sơn cách điện) cho tới khi không thấy bọt khí nổi lên nữa mới lấy mba ra và đưa máy biến áp đi sấy cho khô (phần này được trình bày ở bài 2). Hình 1-10. Máy biến áp 13
  12. 2.4. HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở MÁY BIẾN ÁP, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC - Trường hợp chạm mát: + Đối với trường hợp này gây nên hiện tượng điện giật, nếu kèm sự nổ cầu chì, bốc khói nhẹ thì do sự chạm mát đã làm chập mạch cuộn dây. + Có thể do bị chạm giữa các cọc nối với vỏ sắt hoặc có sự cố nối tắt giữa các cọc nối ở các cầu đấu dây của mba. Dùng đồng hồ vạn năng các điểm khả nghi để xác định nơi bị chạm, chập mạch...sau đó sửa chữa lại cho hết chạm mát. + Nếu máy biến áp vẫn vận hành bình thường, thì nơi chạm chỉ có một chỗ, có thể đường dây ra cọc nối bị tróc lớp cách điện chạm vào vỏ bọc máy biến áp hoặc cọc nối bị hỏng hoặc chạm mát ở lớp dây tiếp giáp với mạch từ (đối với trường hợp này thì bằng mắt thường ta không nhìn thấy được) trường hợp này ta phải quấn lại mba. + Nếu máy biến áp làm việc bình thường nhưng chạm tay vào vỏ máy bị giật nhẹ. Trường hợp này máy biến áp do bị ẩm dẫn đến điện trở cách điện bị suy giảm. Do đó ta cần sấy lại mba mới cho mba làm việc. - Máy biến áp đang vận hành bị nổ cầu chì: + Nếu máy biến áp bị phát nhiệt quá lớn, có thể là do mạch tiêu thụ quá lớn. Thay lại dây cầu chì đúng tiết điện và chủng loại và cho máy biến áp làm việc ở trạng thái không tải mà máy biến áp vẫn làm việc bình thường thì kết luận mba bị quá tải. Do đó ta cho mba làm việc với đúng tải định mức. + Nếu máy biến áp vận hành không tải mà cầu chì vẫn nổ thì chắc chắn máy biến áp bị chập vòng dây trong cuộn dây, ta phải quấn lại mba. Đối với máy biến áp có công suất nhỏ sự chập vòng dây trong cuộn dây khó làm cầu chì nổ, nhưng máy biến áp có sự phát nhiệt rất nhanh. Đối với máy biến áp dùng để nạp ắc quy chỉnh lưu cả chu kỳ nếu trong bộ đi ốt bị hỏng (nối tắt) hoặc đấu nhầm 2 cọc dương, âm cho nhau cũng làm cho cầu chì bị nổ khi cấp nguồn cho bộ máy biến áp nạp ắc quy này. - Máy biến áp vận hành bị rung lên, kèm sự phát nóng: + Do phụ tải đấu vào máy biến áp lớn hơn công suất cho phép của máy biến áp, dẫn đến khi máy biến áp khi làm việc sẽ phát ra tiếng rung(rè,rè) để máy biến áp làm việc một lúc sẽ phát nhiệt lớn. Trường hợp này máy biến áp không được cắt nguồn sẽ bị cháy máy biến áp. Để khắc phục ta phải giảm tải cho máy biến áp về công suất định mức của máy. + Do đấu điện áp không đúng với điện áp định mức của máy biến áp (điện áp nguồn điện lớn hơn điện áp định mức của máy biến áp). + Do mạch từ ghép không chặt, phải siết chặt lại các bulông để ép giữa các lá thép lại và kết hợp tẩm chất cách điện vào các khe hở của các lá thếp do bị cong vênh. + Do các lá thép mạch từ kém phẩm chất, do quá han rỉ. + Do quấn thiếu vòng dây hoặc sai đường kính dây. - Máy biến áp lúc làm việc được, lúc không làm việc: 14
  13. + Nhìn chung do nguồn điện vào máy biến áp lúc có lúc không hoặc điện áp ra bị đứt quảng, nguyên nhân là do tiếp xúc của mối nối kém, kiểm tra lại các mối nối vào ra của máy biến áp và nối lại cho tốt. BÀI TẬP: 1. Hãy tính toán quấn một máy biến áp cách ly 1 pha biết: Điện nguồn vào máy biến áp U1 = 220v; f = 50 Hz ; U2 = 24v; I2 = 2A ; trụ từ a = 2,5cm. 2. Hãy tính toán quấn một máy biến áp cách ly 1 pha biết: Điện nguồn vào máy biến áp U1 = 220v; f = 50 Hz ; U2 = 36 v; I2 = 3A ; trụ từ a = 3,2cm. 3. Hãy tính toán quấn một máy biến áp cách ly 1 pha biết: Điện nguồn vào máy biến áp U1 = 220v; f = 50 Hz ; U2 = 50 v; I2 = 7A ; trụ từ a = 3,6cm. 4. Hãy tính toán quấn một máy biến áp cách ly 1 pha dùng nạp cho bình ắc quy biết: Ắc quy 12 v - 100A/h, điện nguồn vào máy biến áp U1 = 220v; f = 50 Hz ;trụ từ a = 4cm. 15
  14. BÀI 2: SỬA CHỮA DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 1. Mục tiêu của bài: - Mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3pha. - Tính toán được các thông số cơ bản của động cơ không đồng bộ 3pha. - Xây dựng được biểu thức môme quay, nhận xét được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức . - Vận dụng được các phương pháp mở máy, phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3pha. - Tính toán, vẽ được sơ đồ trãi dây quấn stato động cơ không đồng bộ 3 pha. - Bảo dưỡng và sửa chữa được những hư hỏng thông thường, quấn lại được bộ dây quấn stato theo số liệu cũ đảm bảo động cơ hoạt động tốt, đúng kỹ thuật và an toàn. - Rèn luyện tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác, tư duy sáng tạo khoa học trong học tập. 2. Nội dung: 2.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 2.1.1. Cấu tạo Cấu tạo của máy điện không đồng bộ được trình bày trên hình 2.1, gồm hai bộ phận chủ yếu là stator và rotor, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy và trục máy. Trục làm bằng thép, trên đó gắn mạch từ và dây quấn rotor, ổ bi và phía cuối trục có gắn một quạt gió để làm mát máy dọc trục. Hình 2-1. Cấu tạo động cơ điện không đồng bộ 16
  15. Trong đó: 1. Lõi thép stato; 2.Dây quấn stato; 3. Nắp máy; 4. ổ bi; 5. Trục máy; 6.Hộp dầu cực; 7. Lõi thép rôto; 8.Thân máy; 9. Quạt gió làm mát; 10. Hộp quạt. a. Stator (phần tĩnh) Stator gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy. - Lõi thép Lõi thép stator có dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, được dập rãnh bên trong rồi ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy. - Dây quấn stator Dây quấn stator thường được làm bằng dây đồng có bọc cách điện và đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong dây quấn ba pha stator sẽ tạo nên từ trường quay. a) Lá thép stator và roto b) Lõi thép stator Hình 2-2. Kết cấu stator máy điện không đồng bộ b. Rotor (phần quay) Rotor là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy. a. Dây quấn rotor lồng sóc; b. Lõi thép rotor; c. Ký hiệu động cơ Hình 2-3. Cấu tạo rotor động cơ không đồng bộ - Lõi thép Lõi thép rotor gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau và phía bên ngoài được xẻ rãnh đặt thanh dẫn và đầu các thanh dẫn được nối vòng ngắn mạch 17
  16. (hình 2.2a). Tương tự lõi thép stator cũng ghép lại với nhau, phía trong lõi thép được xẻ rãnh để đặt dây quấn và ở giữa có dập lỗ để lắp trục (hình 2.2a). - Trục Trục của máy điện không đồng bộ làm bằng thép, trên đó gắn lõi thép rôto. - Dây quấn rotor Dây quấn rotor của máy điện không đồng bộ có hai kiểu : rotor ngắn mạch còn gọi là rotor lồng sóc và rotor dây quấn còn gọi rôtor pha. Rotor lồng sóc (hình 2.3b) gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn mạch bởi hai vành ngắn mạch ở hai đầu. Với đồng cơ nhỏ, dây quấn rotor được đúc nguyên khối gồm thanh dẫn, vành ngắn mạch, cánh tản nhiệt và cánh quạt làm mát (hình 2.3a và hình 2.3b ). Các động cơ công suất trên 100kW thanh dẫn làm bằng đồng được đặt vào các rãnh rotor và gắn chặt vào vành ngắn mạch. Rotor dây quấn. Trên lõi thép Roto người ta quấn cuộn dây giống như dây quấn ba pha stator và có cùng số cực từ như dây quấn stator. Dây quấn kiểu này luôn luôn đấu sao (Y) và có ba đầu ra đấu vào ba vành trượt gắn ở trục quay của rotor và cách điện với trục. Ba chổi than cố định và luôn tỳ trên vành trượt nầy để dẫn điện vào một biến trở cũng nối sao nằm ngoài động cơ để khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ. Hình 2-4. Cấu tạo máy điện không đồng bộ rôto dây quấn c. Vỏ máy Vỏ máy gồm có thân và nắp, thường làm bằng gang 2.1.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha Để máy điện không đồng bộ làm việc ở chế độ động cơ điện. Dây quấn stator nối vào lưới điện, rotor kín mạch và trục nối với máy công tác. - Sơ đồ nguyên lý: 18
  17. Hình 2-5. Sơ đồ nguyên lý làm việc của động cơ KĐB Khi đóng cầu dao CD sẽ có dòng điện ba pha chạy trong dây quấn stato thì trong khe hở không khí xuất hiện từ trường quay với tốc độ n 1 = 60f1/p (f1 là tần số lưới điện; p là số đôi cực từ của máy; n 1 là tốc độ từ trường quay bậc một) Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi sắt rôto, làm cảm ứng trong dây quấn rôto các sđđ E2. Do rôto kín mạch nên trong dây quấn rôto có dòng điện I2 chạy qua. Dây quấn rotor có I2 lại nằm trong từ trường stator nên phải chịu một lực điện từ Fđt tác dụng, chiều Fđt xác định bằng quy tắc bàn tay trái, do đó sinh ra mômen điện từ Mđt là mômen quay Mq đối với trục làm rôtor quay tốc độ (n) cùng chiều từ trường quay. Tốc độ rôtor (n) luôn luôn nhỏ hơn (n 1), nên gọi là động cơ không đồng bộ. Nếu n = n1 thì tốc độ tương đối n2 = n1 – n = 0 nên E2 = 0, I2 = 0, Fđt =0 do đó Mđt = Mq = 0. Lúc này buộc (n) quay chậm lại, tức n < n1 . 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA 2.2.1. Các đại lượng đặc trưng của dây quấn động cơ - kiều quấn đồng tâm. a. Các đại lượng dặc trưng của dây quấn  Bước cực T: Bước cực là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp nhau. Z T (rãnh) 2p Trong đó, Z là số rãnh, 2p số cực từ.  Số rãnh của một pha dưới một cực từ q: Z q ( rãnh) 2p.m Trong đó, m là số pha; còn q có thể là số nguyên, cũng có thể là phân số.  Bước dây quấn y : Bước dây quấn y1 là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của một phần tử. 19
  18. Z y1   ε (rãnh) 2p y2 = y1 + 2 (rãnh) y3 = y2 + 2 (rãnh) ....... yn = yn - 1 + 2 (rãnh) với q = n (rãnh) Vậy y phải là số nguyên. Có các trường hợp:   = 0  y1 = T dây quấn bước đủ.   > 0  y1 > T dây quấn bước dài.   < 0  y1 < T (hay y = 0,8 T) dây quấn bước ngắn. Muốn có sđđ cảm ứng trong phần tử dây quấn lớn nhấ thì y = T  Rãnh đấu dây của các nhóm bối trong một pha Zđ: Zđ = 3q + 1  Khoảng cách các đấu dây của các pha ĐV: Đv = 2q + 1 (rãnh) b. Bài tập ứng dụng: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng tâm bước đủ với Z = 24; 2p =4 ; m =3? Giải: - Tính toán: + Bước cực tô : Z 24 T= = = 6 (rãnh) 2P 4 + Số rãnh 1 pha dưới 1 cực: Z 24 q= = = 2 (rãnh) 2P.m 4.3 + Bước quấn dây : y1 = T = 6 (rãnh ) y2 = y1 + 2 = 6 + 2 = 8 (rãnh) + Rãnh đấu dây của các nhóm bối trong một pha: Zđ = 3q + 1 = 3.2 + 1 = 6 + 1 = 7 (rãnh) + Khoảng cách các đấu dây của các pha: Đv = 2q + 1 = 2.2 + 1 = 5 (rãnh) - Sơ đồ trãi T T T T N S N S 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 A Z B C X Y Hình 2-6. Sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng tâm 20
  19. 2.2.2. Các đại lượng dặc trưng của dây quấn động cơ - kiều quấn đồng khuôn 1 lớp ( xếp đơn ). a. Các đại lượng dặc trưng của dây quấn  Bước cực T: Bước cực là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp nhau. Z T (rãnh) 2p Trong đó, Z là số rãnh, 2p số cực từ.  Số rãnh của một pha dưới một cực từ q: Z q ( rãnh) 2p.m Trong đó, m là số pha; còn q có thể là số nguyên, cũng có thể là phân số.  Bước dây quấn y : Bước dây quấn y1 là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của một phần tử. Z y   ε (rãnh) 2p Vậy y phải là số nguyên. Có các trường hợp:   = 0  y = T dây quấn bước đủ.   > 0  y > T dây quấn bước dài.   < 0  y < T (hay y = 0,8 T) dây quấn bước ngắn. Muốn có sđđ cảm ứng trong phần tử dây quấn lớn nhất thì y = T  Rãnh đấu dây của các nhóm bối trong một pha Zđ: Zđ = 3q (rãnh), ( Nếu q là số lẻ) Zđ = 3q + 1 (rãnh), ( Nếu q là số chẵn)  Khoảng cách các đấu dây của các pha là: Đv = 2q + 1 (rãnh) b. Bài tập ứng dụng: Tính toán, vẽ sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 1 lớp bước đủ với Z = 24; 2p =4 ; m =3? Giải: - Tính toán: + Bước cực tô: Z 24 T= = = 6 (rãnh) 2p 4 + Số rãnh 1 pha dưới 1 cực: Z 24 q= = = 2 (rãnh) 2P.m 4.3 + Bước quấn dây : y = T = 6 (rãnh) + Rãnh đấu dây của các nhóm bối trong một pha: Zđ = 3q + 1 = 3.2 + 1 = 6 + 1 = 7 (rãnh) + Khoảng cách các đấu dây của các pha: Đv = 2q + 1 = 2.2 + 1 = 5 (rãnh) 21
  20. - Sơ đồ trãi: T T T T K1 K1 K1 K1 S N S N K1 K1 K1 K1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 K1 A Z B C X Y K1 K1 K1 K1 K1 K1 Hình 2-7. Sơ đồ trãi động cơ KĐB 3 pha - kiểu quấn đồng khuôn 1 lớp 2.2.3. Các đại lượng dặc trưng của dây quấn động cơ - kiều quấn đồng khuôn 2 lớp ( xếp kép). a. Các đại lượng dặc trưng của dây quấn  Bước cực T: Bước cực là khoảng cách giữa hai cực từ liên tiếp nhau. Z T (rãnh) 2p Trong đó, Z là số rãnh, 2p số cực từ.  Số rãnh của một pha dưới một cực từ q: Z q (rãnh) 2p.m Trong đó, m là số pha; còn q có thể là số nguyên, cũng có thể là phân số.  Bước dây quấn y : Bước dây quấn y1 là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của một phần tử. Z y   ε (rãnh) 2p Vậy y phải là số nguyên. Có các trường hợp:   = 0  y = T dây quấn bước đủ.   > 0  y > T dây quấn bước dài.   < 0  y < T (hay y = 0,8 T) dây quấn bước ngắn. Muốn có sđđ cảm ứng trong phần tử dây quấn lớn nhấ thì y = T  Rãnh đấu dây của các nhóm bối trong một pha Zđ: Zđ = 3q + 1 (rãnh)  Khoảng cách các đấu dây của các pha là: Đv = 2q + 1 (rãnh) 22
nguon tai.lieu . vn