Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TRANG BỊ ĐIỆN NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: 630/QĐ-CĐN, ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành: 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình lý thuyết Trang bị điện gồm hai phần: Phần thứ nhất đề cập đến khí cụ điện là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống cung cấp điện cũng như trong các máy sản xuất. Phần này giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách lựa chọn thiết bị. Phần thứ hai trình bày chủ yếu về các mạch máy điện thông dụng và Trang bị điện của các mấy cắt gọt kim loại như máy khoan, máy tiện, máy mài, máy doa, máy phay. Giáo trình được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh- sinh viên nghề điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề An Giang. Việc biên soạn giáo trình không thể tránh các thiếu sót cần thiết, mong được sự góp ý từ các đồng nghiệp và học sinh sinh viên. An Giang, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn Lương Hoàng Vĩnh Thuận 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Bài 1: Cơ sở lý thuyết khí cụ điện 5 I. Khái niệm về khí cụ điện 5 II. Sự phát nóng của khí cụ điện 6 III.Tiếp xúc điện - Hồ quang 6 Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt 9 I. Cầu dao 9 II. Các loại công tắc và nút điều khiển 11 III. Dao cách ly 17 IV. Máy cắt điện 20 V. Áp tô mát 22 Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ 26 I. Nam châm điện 26 II. Rơ le điện từ 27 III. Rơ le nhiệt 29 IV. Cầu chì 31 V. Các thiết bị chống rò 34 VI. Biến áp đo lường 38 Bài 4: Khí cụ điện điều khiển 46 I. Công tắc tơ 46 II. Khởi động từ 49 III. Rơ le trung gian và rơ le tốc độ 52 IV. Rơle thời gian 55 V. Bộ khống chế 59 Bài 5: Điều chỉnh tốc độ động cơ 63 I. Khái niệm chung 63 II. Điều chỉnh tốc động động cơ một chiều kích từ độc lập 66 2
  4. III. Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha 80 Bài 6: Tự động khống chế truyền động điện 91 I. Khái niệm chung 91 II. Tự động khống chế ĐKB roto lồng sóc 94 III. Tự động khống chế ĐKB roto dây quấn 104 IV. Tự động khống chế động cơ điện một chiều 108 V. Vấn đề bảo vệ và liên động trong TĐKC- TĐĐ 111 Bài 7: Trang điện máy công nghiệp 116 I. Trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại 116 II. Trang bị điện cho cơ cấu sản xuất 134 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LÝ THUYẾT TRANG BỊ ĐIỆN Mã môn học: MH24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học này cần phải học sau khi đã học xong các Môn học cơ sở và nên học sau Môn học Máy điện, Cung cấp điện. - Tính chất: Trang bị cho người học kiến thức về các loại khí cụ điện, các mạch máy điện điều khiển động cơ thông dụng và một số mạch điện của các loại máy sản xuất. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: giúp người học nhận biết được công dụng và lựa chọn các loại khí cụ điện thông dụng trong công nghiệp. Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện của các loại máy điện. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức:  Nhận dạng và phân loại khí cụ điện.  Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện.  Tính chọn các loại khí cụ điện.  Phân tích nguyên lý, cách thực hiện, phạm vi ứng dụng... của các phương pháp điều chỉnh tốc độ (ĐChTĐ) động cơ 3 pha, động cơ một chiều. -Về kỹ năng:  Đọc, vẽ và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều.  Lựa chọn các loại khí cụ điện đúng yêu cần kỹ thuật.  Sử dụng thành thạo các loại khí cụ điện. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, thực hiện đúng quy trình.  Ứng dụng kiến thức đã học vào trong thực tế. 4
  6. CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN Giới thiệu: Khí cụ điện được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Tùy theo loại mà dùng với nhiều mục đích khác nhau với nhiều công dụng khác nhau. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm về khí cụ điện; - Phân loại được các loại khí cụ điện thường được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. - Giải thích được các hiện tượng của khí cụ điện trong quá trình làm việc. I. Khái niệm về khí cụ điện: 1. Khái niệm về khí cụ điện: Khí cụ điện (KCĐ) là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố. Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 2. Công dụng của khí cụ điện: Khí cụ dùng để đóng cắt lưới điện, mạch điện điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh điện áp và dòng điện dùng để dùng để duy trì tham số điện ở giá trị không đổi, dùng để bảo vệ lưới điện, máy điện, dùng để đo lường. 3. Phân loại khí cụ điện: Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý và môi trường làm việc, theo điện áp. a. Theo chức năng KCĐ được chia thành những nhóm chính như sau: - Nhóm khí cụ đóng cắt: Chức năng chính của nhóm KC này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động các mạch điện. Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, áptômát, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn… - Nhóm KC hạn chế dòng điện, điện áp: Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao. Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét… - Nhóm KC khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ… - Nhóm KC kiểm tra theo dõi: Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện. Thuộc nhóm này: Các rơle, các bộ cảm biến… 5
  7. - Nhóm KC tự động Đ/C, khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ… - Nhóm KC biến đổi dòng điện, điện áp cho các dụng cụ đo: Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường… b. Theo nguyên lý làm việc KCĐ được chia thành: - KCĐ làm việc theo nguyên lý điện từ - KCĐ làm việc theo nguyên lý cảm ứng nhiệt. - KCĐ có tiếp điểm. - KCĐ không có tiếp điểm. c. Theo nguồn điện KCĐ được chia thành: - KCĐ một chiều. - KCĐ xoay chiều. - KCĐ hạ áp (Có điện áp 1000 V). d. Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ KCĐ được chia thành: - KCĐ làm việc trong nhà, KCĐ làm việc ngoài trời. - KCĐ làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ. - KCĐ có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ… II. Sự phát nóng của khí cụ điện: - Ở trạng thái làm việc, trong các bộ phận của thiết bị điện nói chung và của khí cụ điện nói riêng đều có tổn hao năng lượng và biến thành nhiệt năng. Một phần nhiệt năng này làm tăng nhiệt độ của khí cụ và một phần tỏa ra môi trường xung quanh. Ở trạng thái xác lập nhiệt, nhiệt độ của khí cụ không tăng nữa mà ổn định ở một giá trị nào đó, toàn bộ tổn hao cân bằng với nhiệt năng tỏa ra môi trường xung quanh. Nếu không có sự cân bằng này nhiệt độ của khí cụ sẽ tăng cao làm cho cách điện bị già hoá và độ bền cơ khí của các chi tiết bị suy giảm và tuổi thọ của khí cụ giảm đi nhanh chóng. Độ tăng nhiệt độ của khí cụ được tính bằng: τ = θ - θ0 (3-1) Với: τ là độ tăng nhiệt độ (hay độ chênh nhiệt độ). θ là nhiệt độ của khí cụ. θ0 là nhiệt độ của môi trường. III. Tiếp xúc điện - Hồ quang: 1. Tiếp xúc điện: Khái niệm: -Tiếp xúc điện là nơi mà dòng điện đi từ vật dẫn được gọi là tiếp xúc điện. 6
  8. Các yêu cầu cơ bản của tiếp xúc điện -Nơi tiếp xúc điện phải chắc chắn, đảm bảo. -Mối nối tiếp xúc phải có độ bền cơ khí cao. Để đảm các yêu cầu trên, vật liệu dùng làm tiếp điểm có các yêu cầu : - Điện dẫn và nhiệt dẫn cao - Độ bền chống rỉ trong không khí và trong các khí khác. - Độ bền chống tạo lớp màng có điện trở suất cao. - Độ bền chịu hồ quang cao (nhiệt độ nóng chảy ) - Đơn giản gia công, giá thành hạ . - Một số vật liệu làm tiếp điểm đồng, nhôm hợp kim của đồng … Phân loại tiếp xúc điện: Dựa vào kết cấu tiếp điểm, có các loại tiếp xúc điện sau: - Tiếp xúc cố định: các tiếp điểm được nối cố định với các chi tiết nối dòng điện như thanh cái, cáp điện, chỗ nối khí cụ vào mạch. trong quá trình sử dụng cả hai tiếp điểm được gắn chặt vào nhau nhờ các bulong, hàn nóng hoặc hàn nguội - Tiếp xúc đóng mở: Là tiếp xúc để đóng ngắt mạch điện, trong trường hợp này phát sinh hồ quang điện, cần xác định khoảng cách giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động dựa vào dòng điện định mức, điện áp định mức và chế độ làm việc của khí cụ điện. - Tiếp xúc trượt: Là tiếp xúc ở cổ góp và vành trượt, tiếp xúc này cũng dễ phát sinh ra hồ quang điện. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc: -Vật liệu làm tiếp điểm. -Kim loại làm tiếp điểm không bị oxy hóa. -Lực ép tiếp điểm càng lớn thì sẽ tạo nên nhiều tiếp điểm tiếp xúc. -Nhiệt độ tiếp điểm càng cao thì điện trở tiếp xúc càng lớn. -Diện tích tiếp xúc. -Thông thường dùng hợp kim làm tiếp điểm. 2. Hồ quang điện: - Khái niệm : Trong các khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện cầu dao, công tắc tơ, rơle khi chuyển mạch sẽ phát sinh phóng điện . Nếu dòng điện ngắt dưới 0.1A và điện áp tại các tiếp điểm khoảng 250V– 300V thì các tiếp điểm sẽ phóng ra điện áp âm ỉ. Trường hợp dòng điện và điện áp cao hơn trị số trong bảng sau sẽ phát sinh hồ quang điện . 7
  9. VL- TĐ U(V) I(A) Paratin 17 0.9 Vàng 15 0.378 Bạc 12 0.4 Von 17 0.9 fram Đồng 12.3 0.43 Than 18.22 0.03 Tính chất cơ bản của phóng điện hồ quang: Phóng điện hồ quang chỉ xảy ra các dòng điện có trị số lớn. Nhiệt độ trung tâm hồ quang rất lớn và trong các khí cụ có thể đến 6000- 8000 0 K mật độ dòng điện tại catốt lớn ( 104 – 105 ) A/cm2. - Quá trình phát sinh và dập tắt hồ quang điện: Đối với tiếp điểm có dòng điện bé, ban đầu khoảng cách giữa chúng nhỏ trong khi điện áp đặt có trị số nhất định. Vì vậy trong khoảng không gian này sẽ sinh ra điện trường có cường độ rất lớn ( 3.107V/cm). Có thể làm bật điện tử catốt gọi là phát xạ tự động điện tử (gọi là phát xạ nguội điện tử) số điện tử càng nhiều, chuyển động dưới tác dụng của điện trường làm ion hóa không khí gây hồ quang điện. - Quá trình dập tắt hồ quang : Điều kiện dập tắt hồ quang là quá trình ngược lại với quá trình phát sinh hồ quang. Hạ nhiệt độ hồ quang bằng cách dùng hơi khí hoặc dầu làm nguội. Chia cắt hồ quang Kéo dài hồ quang thành nhiều đoạn nhỏ bằng cách dùng vách ngăn chia thành nhiều phần nhỏ và thổi dập tắt... Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy trình bày công dụng của khí cụ điện? 2. Hãy cho biết tiếp xúc điện là gì? Hồ quang điện là gì? 8
  10. CHƯƠNG 2 - KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT Giới thiệu: Bài này giúp sinh viên nhận biết được công dụng, cách phân loại, ký hiệu của một số loại khí cụ điện điều khiển bằng tay thông dụng như: cầu dao, công tắc, nút nhấn... Đồng thời hình thành thái độ yêu nghề, sự tỉ mỉ của sinh viên. Mục tiêu: sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nêu được công dụng của các loại khí cụ điện dùng để đóng cắt trong hệ thống điện. - Phân loại được các loại khí cụ dùng để đóng cắt. - Trình bày được cấu tạo của các loại khí cụ dùng để đóng cắt trong hệ thống điện. - Nhận dạng được các loại khí cụ điện dùng để đóng cắt. I. Cầu dao: 1. Cấu tạo và phân loại: a. Cấu tạo: 6 2 3 Cầu dao gồm có các phần tiếp 5 điểm động, tiếp điểm tĩnh, tay nắm 4 cách điện, đế cách điện và vỏ bảo vệ. 1 b. Phân loại: Phân loại cầu dao dựa vào các yếu tố sau: - Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực 1-tiếp điểm động; 2-tiếp điểm hoặc bốn cực. tĩnh; 3-lưỡi dao phụ; 4-lò xo; 5- - Cầu dao có tay nắm ở giữa tay cầm (vật liệu cách điện); 6- đế cách điện hoặc tay ở bên. Ngoài ra còn có cầu dao một ngả, hai ngả được dùng để đảo nguồn cung cấp cho mạch và đảo chiều quay động cơ. - Theo điện áp định mức : 250V, 500V. - Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho trước bởi nhà sản xuất (thường là các lọai 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A, 75A, 100A, 150A, 200A, 350A, 600A, 1000A…). - Theo vật liệu cách điện: có loại đế sứ, đế nhựa, đế đá. 9
  11. - Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và không có nắp (loại không có nắp được đặt trong hộp hay tủ điều khiển). - Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc không có cầu chì bảo vệ. 2. Nguyên lý hoạt động: Caàu dao laø loaïi khí cuï ñoùng ngaét tröïc tieáp baèng tay ñôn giaûn, khoâng thöôøng xuyeân caùc maïch ñieän coù nguoàn ñieän aùp cung caáp ñeán 440V ñieän moät chieàu vaø 660V ñieän xoay chieàu. Ña soá ñöôïc duøng ñeå ñoùng ngaét maïch ñieän coù coâng suaát nhoû. Vôùi caùc maïch trung bình vaø lôùn chuùng chæ ñoùng ngaét khi khoâng taûi. 3. Tính chọn cầu dao: Choïn caàu dao theo doøng ñieän ñònh möùc vaø ñieän aùp ñònh möùc: Goïi IBBttBB laø doøng ñieän tính toaùn cuûa maïch ñieän. UBBnguoànBB laø ñieän aùp nguoàn cuûa löôùi ñieän söû duïng. Iñmcaàu dao  Itt Uñmcaàu dao  Unguoàn 10
  12. 4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng: Cầu dao hư hỏng thường là do cũ không tiếp xúc, dẫn điện kém. Các lớp vỏ bảo vệ bị hỏng dễ gây ra tai nạn điện khi vô tình chạm phải. Một số ít nguyên nhân là do dòng điện trong mạch lớn gây quá tải cho cầu dao. 5. Sửa chữa cầu dao: Cầu dao khi sử dụng lâu ngày sẽ bị bám bẩn, bị hở các tiếp điểm tiếp xúc không chặt. Khi muốn thay thế hay bảo dưỡng tuyệt đối phải ngắt nguồn điện vào cầu dao. Sau đó mới được tiến hành sửa chữa hoặc thay thế. II. Các loại công tắc và nút điều khiển: 1. Công tắc: a. Khái quát và công dụng: Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự phóng điện khi đóng mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V. Một số công tắc thường gặp: b. Phân loại và cấu tạo:  Cấu tạo: Cấu tạo của công tắc: phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.  Phân loại: Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau: - Công tắc đóng ngắt trực tiếp. 11
  13. - Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ. - Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong các máy cắt gọt kim loại để điều khiển tự động hóa hành trình làm việc của mạch điện.  Các thông số định mức của công tắc: - Uđm: điện áp định mức của công tắc. - Iđm: dòng điện định mức của công tắc. - Trị số điện áp định mức của công tắc thường có giá trị  500V. - Trị số dòng điên định mức của công tắc thường có giá trị  6A. Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bề cơ khí, độ cách điện, độ phóng điện…  Các yêu cầu thử của công tắc: Việc kiểm tra chất lượng công tắc phải thử các bước sau: - Thử xuyên thủng: đặt điện áp 1500V trong thời gian một phút ở các điểm cần cách điện giữa chúng. - Thử cách điện: đo điện trở cách điện < 2M. - Thử phát nóng. - Thử công suất cắt. - Thử độ bền cơ khí. - Thử nhiệt độ đối với các chi tiết cách điện: các chi tiết cách điện phải chịu đựng 100oC trong thời gian hai giờ mà không bị biến dạng hoặc sủi nhám. 2. Công tắc hộp: 12
  14. Khái niệm, công dụng Công tắc đổi nối kiểu hộp (công tắc hộp) là loại KCĐ đóng ngắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, dùng để đóng, ngắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện có dòng điệnđến 400A, điện áp 220V một chiều và 380V xoay chiều). Công tắc đổi nối kiểu hộp thường dùng làm cầu dao tổng cho các máy công cụ, dùng làm đầu nối, khống chế trong các mạch điện tự động. Nó cũng được dùng để mở máy, đảo chiều quay hoặc đổi nối dây quấn stato động cơ từ sao sang tam giác. Khi xoay núm, nhờ hệ thống lò xo xoắn lại sẽ làm xoay trục, chém vào các tiếp điểm tĩnh. Lực ép tiếp điểm ở đây nhờ lực đàn hồi của má tiếp điểm động. Mỗi pha được ngăn cách với nhau bởi tấm cách điện 6 . Các tấm cách điện 3 được làm bằng vật liệu cách điện, mục đích làm cho các tiếp điểm chuyển động dễ dàng. Đặc điểm: -Ưu điểm: Tốc độ đóng ngắt nhanh, kích thước nhỏ gọn. Hồ quang cháy trong môi trường kín. -Nhược điểm: Hệ thống tiếp điểm và cơ cấu truyền động chóng bị mòn, tuổi thọ đến 2.104 lần đóng cắt. 13
  15. 3. Công tắc vạn năng: a. Cấu tạo: là công tắc xoay dùng để đóng ngắt điện bằng tay mạch điện một chiều và xoay chiều. Công tắc được bố trí một, hai, ba, hay nhiều cực. Các cực được bố trí ở các tầng khác nhau gồm các tiếp điểm động và tĩnh. Ngoài ra còn có các lò xo lá đi kèm với các vòng đệm bằng phíp để dập hồ quang, giữa các cực là các vòng đệm cách điện. Trục của công tắc là trụ hình vuông. b. Nguyên lý hoạt động : Khi vặn núm điều khiển tùy theo vị trí mà các tiếp điểm thay đổi có thể đóng hoặc mở. c. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục : Thay thế các chi tiết bị mài mòn. Bộ phận hay hỏng nhất là lò xo tạo ra lực đóng cắt. Khi lò xo kém đàn hồi thay thế mới. Sau thời gian sử dụng hệ thống tiếp điểm bị bẩn lau chùi, các tiếp điểm bị cháy hỏng thay thế mới . 4. Công tắc hành trình: a.Cấu tạo: Công tắc hành trình thường có các bộ phận như: tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, đế cách điện, cơ cấu tác động, bộ phận lấy tín hiệu. b. Nguyên lý làm việc Công tắc hành trình làm việc theo tín hiệu hành trình của các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tự động điều 14 Công tắc hành trình kiểu đòn
  16. chỉnh hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành trình để bảo đảm an toàn. c. Phân loại, ký hiệu công dụng - Phân loại: tùy theo cấu tạo có thể chia thành: kiểu ấn, kiểu đòn, kiểu trụ và kiểu quay. - Ký hiệu: tuỳ theo quy định mỗi nơi mà ký hiệu công tắc hành trình ký hiệu khác nhau không có quy định chung. - Công dụng: Công tắc hành trình dùng để đóng, ngắt, chuyển đổi mạch trong truyền động điện tự động. d. Sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế: Công tắc hành trình rất thường bị hư hỏng do khi nhận tín hiệu cơ cấu nhận tín hiệu của công tắc hành trình hay bị hỏng hóc. Vì gia tốc chuyển động khi đến công tắc hành trình vẫn còn nên sẽ đẩy cơ cấu nhận tín hiệu( cần gạt) thêm một đoạn, vì thế dẫn đến tình trạng cần gạt bị lờn hay gãy. Vậy công tác bảo dưỡng rất cần thiết đối với công tắc hành trình. Luôn kiểm tra tình trạng của công tắc hành trình bôi trơn vào các khớp chuyển động. 5. Nút điều khiển: Khái quát và công dụng: Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ… Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp 500V, tần số 50HZ; 60HZ, nút nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuôn dây của contactor nối cho động cơ. Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm 15
  17. ướt, không có hơi hóa chất và bụi bẩn. Nút nhấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện. a. Cấu tạo và Phân loại : - Cấu tạo: Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở – thường đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái; khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. - Phân loại: Nút nhấn được phân loại theo các yếu tố sau: - Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút nhấn, có các loại: + Nút nhấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF) Ký hiệu: Nút nhấn thường mở Nút nhấn thường đóng + Nút nhấn kép: Mỗi nút nhấn có hai trạng thái (ON và OFF) Ký hiệu: Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng vào tháo ráp lắp lẫn trong quá trình sửa chữa, thường người ta dùng nút nhấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút nhấn ON hay OFF. - Phân loại theo hình dạng bên ngoài, người ta chia nút nhấn ra thành 4 loại: + Loại hở. + Loại bảo vệ. + Loại bảo vệ chống nước và chống bụi. Nút ấn kiểu bảo vệ chống nước được đặt trong một hộp kín khít để tránh nước lọt vào. Nút ấn kiểu bảo vệ chống bụi nước được đặt trong một vỏ cacbon đút kín khít để chống âm và bụi lọt vào. + Loại bảo vệ khỏi nổ. Nút ấn kiểu chống nổ dùng trong các hầm lò, mỏ than hoặc ở nơi có các khí nổ lẫn trong không khí. Cấu tạo của nó đặc biệt kín 16
  18. khít không loạt được tia lửa ra ngoài và đặc biệt vững chắc để không bị phá vỡ khi nổ. - Theo yêu cầu điều khiển người ta chia nút ấn ra 3 loại: một nút, hai nút, ba nút. - Theo kết cấu bên trong: + Nút ấn loại có đèn báo. + Nút ấn loại không có đèn báo. Các thông số kỹ thuật của nút nhấn: Uđm: điện áp định mức của nút nhấn. Iđm: dòng điện định mức của nút nhấn. Trị số điên áp định mức của nút nhấn thường có giá trị 500V. Trị số dòng điên định mức của nút nhấn thường có giá trị 5A. 6. Sửa chữa công tắc và nút điều khiển: Các hư hỏng thường gặp nguyên nhân cách khắc phục: - Hư hỏng hệ thống tiếp điểm, hệ thống tiếp điểm tiếp xúc không tốt sau một thời gian sử dụng dẫn đến việc điều khiển gặp nhiều trục trặc. - Vệ sinh hệ thống tiếp điểm để tiếp tục sử dụng hoặc thay thế mới sẽ là phương pháp tối ưu nhất. III. Dao cách ly: Dao cách ly là một loại khí cụ điện dùng để tạo một khoảng hở cách điện được trông thấy giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cắt điện nhằm mục 17
  19. đích đảm bảo an tòan, khiến cho nhân viên sửa chữa thiết bị điện an tâm khi làm việc. Dao cách ly không có bộ phận dập tắt hồ quang nên không thể cắt được dòng điện lớn. 1. Cấu tạo và phân loại: a. Cấu tạo: Dao cách ly lắp đặt trong nhà : Đặc điểm cấu tạo như hình vẽ: 1. Đế cầu dao 2. Bản cực 3. Lưỡi cầu dao 4. Ốp mỏ cầu dao 5. Sứ cách điện động 6. Sứ cách điện tĩnh 7. Trục truyền động 8. Ốp giữ lưỡi cầu dao 9. Chóp gang 10. Chân sứ b. Phân loại: Theo yêu cầu sử dụng, dao cách ly có hai loại: - Dao cách ly một pha. - Dao cách ly ba pha. Theo vị trí sử dụng, dao cách ly có hai loại: - Dao cách ly đặt trong nhà. - Dao cách ly đặt ngoài trời. 2. Nguyên tắc thao tác vận hành: Nếu dao cách ly ở vị trí đóng thì tiếp xúc động 1 sẽ đóng chặt vào tiếp xúc tĩnh 4. Sau khi đóng máy cắt nối tiếp cách ly, thì dòng điện tải từ nguồn qua cực bắt dây 5 qua tiếp xúc tĩnh 4 qua tiếp xúc động 1 qua cực bắt dây 10 về tải. Muốn cắt cách ly, trước hết phải cắt điện máy cắt nối tiếp với dao cách ly, sau đó sử dụng động cơ hoặc tay, tác động vào cần thao tác số 8 kéo xuống là cách ly, đẩy lên là đóng cắt ly. 18
  20.  Nguyên tắc thao tác: muốn cắt cách ly phải cắt điện ở máy cắt nối tiếp với dao cách ly trước, sau đó mới được cắt đến cách ly, khi đóng thì đóng dao cách ly trước, sau đó mới đóng điện máy cắt nối tiếp với cách ly để dao cách ly mang tải.  Nhược điểm và phạm vi sử dụng: Loại dao cách ly này có ưu điểm cấu tạo đơn giản, gọn, dễ lắp đặt và thao tác. Phạm vi sử dụng lắp đặt trong nhà, chủ yếu lắp đặt cho lưới điện trung áp. 3. Lựa chọn và kiểm tra dao cách ly: Dao cách ly được chọn theo điều kiện định mức, chúng được kiểm tra theo điều kiện ổn định lực điện động và ổn định nhiệt. - Điện áp định mức Udm: Để đảm bảo cho hệ thống cách điện được làm việc lâu dài, tạo ra một khoảng cách an toàn yêu cầu thì điện áp định mức của Dao cách ly phải không nhỏ hơn điện áp danh định của mạng. Udm ≥ Uddm – Dòng điện định mức Idm: Để đảm bảo Dao cách ly không bị phát nóng quá mức khi làm việc lâu dài thì dòng điện làm việc lớn nhất qua Dao cách ly (I cb – dòng điện cưỡng bức) không được vượt quá dòng điện định mức của dao. Idm ≥ Icb – Dòng điện ổn định động Iôđđ: Để đảm bảo độ bền cơ học của Dao cách ly dưới tác dụng cơ học của dòng điện ngắn mạch gây ra thì trị số dòng ngắn mạch lớn nhất qua dao (dòng xung kích Ixk) không được vượt quá dòng ổn định động của dao: Iôđđ ≥ Ixk – Dòng ổn định nhiệt Iodnh: Để đảm bảo Dao cách ly không bị phát nóng quá mức cho phép khi có dòng ngắn mạch đi qua trong một thời gian nào đó ( tnh.dm) thì năng lượng nhiệt do dòng ngắn mạch sinh ra trong thời gian tồn tại của nó (BN) không được vượt quá nhiệt lượng định mức của Dao cách ly (Bnh.dm): Bnh.dm = I2 odnh.tnh.dm ≥ BN Điều kiện này thường thỏa mãn với các khí cụ điện có dòng điện cho phép lớn. Do vậy với các Dao cách ly có dòng định mức ≥ 1000A thì không cần kiểm tra điều kiện này. 19
nguon tai.lieu . vn