Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: TS. Trần Thị Thu Phương GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NĂM 2016 1
  2. Chủ biên TS. Trần Thị Thu Phương Tập thể tác giả TS. TRẦN THỊ THU PHƯƠNG ThS. PHÙNG BÍCH NGỌC 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động hợp tác kinh tế đa phương, đa lĩnh vực, đang trở thành xu hướng chủ yếu trên thế giới hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhu cầu thống nhất pháp luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại xuyên biên giới, các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, do đó, ngày càng trở nên cấp thiết. Bởi thống nhất pháp luật giúp các bên giảm thiểu chi phí khi tham gia vào các quan hệ này. Thực tế cho thấy, hàng loạt các điều ước quốc tế được xác lập giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm thống nhất điều chỉnh các hoạt động thương mại, hàng loạt các thiết chế quốc tế được xây dựng nên nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực hiện sự thống nhất pháp luật này. Quá trình hội nhập, thống nhất pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các chuyên gia phải phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu, đào tạo, phổ biến pháp luật. Thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên cần có không chỉ những kiến thức cơ bản, nền tảng về Luật Thương mại quốc tế, mà còn phải được trau dồi các kỹ năng khi tham gia vào các quan hệ này. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu đó của xã hội. Giáo trình được tập thể các tác giả Trường Đại học Thương mại biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những kiến thức cơ bản, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Giáo trình có cách tiếp cận khác biệt so với những cuốn giáo trình trước đó khi có sự đi sâu phân tích các kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế và cập nhật một cách đầy đủ sự phát triển của Luật Thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Giáo trình đi sâu ba nội dung chính: Thứ nhất là cung cấp kiến thức tổng quan về Luật Thương mại quốc tế; Thứ hai là nghiên cứu quan hệ thương mại quốc tế, ở tầm vĩ mô, được xác lập giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau; Cuối cùng giáo trình đi sâu nghiên cứu về các quan hệ thương mại quốc tế, ở tầm vi mô, được xác lập giữa các thương nhân. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người muốn tiếp cận Luật Thương mại quốc tế hiện đại. 3
  4. “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” bao gồm 9 chương sau: Chương 1: Tổng quan về Luật Thương mại quốc tế do TS. Trần Thị Thu Phương biên soạn. Chương 2: Các thiết chế thương mại quốc tế cơ bản do TS. Trần Thị Thu Phương biên soạn. Chương 3: Các hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO do TS. Trần Thị Thu Phương và ThS. Phùng Bích Ngọc biên soạn. Chương 4: Các thỏa thuận thương mại khu vực do TS. Trần Thị Thu Phương biên soạn. Chương 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia với thương nhân do TS. Trần Thị Thu Phương biên soạn. Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế do TS. Trần Thị Thu Phương và ThS. Phùng Bích Ngọc biên soạn. Chương 7: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do TS. Trần Thị Thu Phương và ThS. Phùng Bích Ngọc biên soạn. Chương 8: Pháp luật về thanh toán quốc tế và vận tải quốc tế do TS. Trần Thị Thu Phương và ThS. Phùng Bích Ngọc biên soạn. Chương 9: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân do TS. Trần Thị Thu Phương biên soạn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phòng Quản lý Khoa học - Đối ngoại, Hội đồng thẩm định giáo trình, Hội đồng Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Luật chuyên ngành và các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Trong quá trình thực hiện biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp cũng như các sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Luật chuyên ngành - Khoa Kinh tế - Luật - Trường Đại học Thương mại. TẬP THỂ TÁC GIẢ 4
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AD Hiệp định Chống bán phá giá AIA Hiệp định khung ASEAN về Khu vực Đầu tư ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN + Hiệp định thương mại giữa ASEAN với các quốc gia khác ASEAN 6 Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singpapore và Thái Lan: 6 nước thành viên cũ của ASEAN ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2012 ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc AKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc AJFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản AANZFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - NewZealand AIFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 2009 AFTA/CEPT Hiệp định thuế quan ưu đãi 1992 AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ 2009 AHTN Biểu thuế quan hài hòa ASEAN AEM Hội nghị Bộ trưởng kinh tế APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu ASEAN4 Các nước thành viên mới của ASEAN, gồm 4 nước: (CLMV) Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự CHXHCN Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5
  6. CISC Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 C/O Chứng nhận xuất xứ DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp DSU Quy tắc và Thủ tục về việc giải quyết tranh chấp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ECOSOC Hội đồng kinh tế - xã hội EHP Chương trình thu hoạch sớm EU Liên minh châu Âu FTA Hiệp định thương mại tự do GSPT Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển GSP Hệ thống ưu đãi phổ cập GDP Tổng sản phẩm nội địa GATT Hiệp định về thuế quan và thương mại hàng hóa GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GEL Sản phẩm loại trừ hoàn toàn HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp HSL Danh mục nhạy cảm cao HS Hệ thống hài hoà về phân loại và mô tả hàng hoá HST Lộ trình nhạy cảm cao ICC Phòng thương mại quốc tế IL Sản phẩm giảm thuế ngay ILO Tổ chức Lao động quốc tế ITO Tổ chức Thương mại quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IGA Hiệp định đảm bảo đầu tư trong ASEAN ICSID Công ước quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư L/C Thư tín dụng 6
  7. HCCH Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế EL Danh mục loại trừ hoàn toàn MFN Nguyên tắc tối huệ quốc MRAs Thỏa thuận công nhận lẫn nhau MERCOSUR Hiệp định thương mại tự do Nam Mỹ NT Nguyên tắc đối xử quốc gia NAFTA Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ NTBs Rào cản phi thuế quan khác UNCITRAL Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế UNIDROIT Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ UNCTAD Cơ quan về thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc PECL Bộ nguyên tắc của luật châu Âu về hợp đồng QRs Các hạn chế số lượng RTA Thỏa thuận thương mại khu vực RVC Hàm lượng giá trị khu vực SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ SL Danh mục hàng nhạy cảm thường SPS Kiểm dịch động thực vật ST2 Lộ trình nhạy cảm cao SEOM Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao ASEAN SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPRB Cơ quan Rà soát chính sách thương mại TEL Sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế TRIMS Hiệp định về đầu tư trong khuôn khổ của WTO WTO Tổ chức Thương mại thế giới WB Ngân hàng Thế giới 7
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Mô hình xác định trợ cấp 133 Bảng 2 Mô hình xác định tính riêng biệt của trợ cấp 135 Bảng 3 Quy trình giải quyết tranh chấp 136 Bảng 4 Các ngành dịch vụ theo phân loại không chính thức của GATS 161 Bảng 5 Quyền sở hữu trí tuệ - Tóm tắt về các hình thức bảo hộ, đối tượng bảo hộ, lĩnh vực áp dụng chủ yếu 167 - 168 Bảng 6 Thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với quyền tác giả và quyền liên quan 172 Bảng 7 Sơ đồ mô tả phương thức chuyển tiền 405 Bảng 8 Sơ đồ mô tả phương thức ghi sổ 406 Bảng 9 Sơ đồ mô tả phương thức thanh toán nhờ thu 408 Bảng 10 Sơ đồ mô tả phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 409 Bảng 11 Sơ đồ mô tả quy trình thanh toán L/C 412 Bảng 12 Các nghĩa vụ của người bán (cột A) và nghĩa vụ của người mua (cột B) trong Incoterm 2010 446 8
  9. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG 8 PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 17 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 19 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 20 1.1.1. Khái niệm Luật Thương mại quốc tế 20 1.1.2. Đặc điểm của Luật Thương mại quốc tế 22 1.2. CHỦ THỂ CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 41 1.2.1. Thương nhân - Chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại quốc tế 42 1.2.2. Quốc gia - Chủ thể đặc biệt của Luật Thương mại quốc tế 49 1.3. NGUỒN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 53 1.3.1. Nguồn luật quốc gia 53 1.3.2. Nguồn luật quốc tế 61 1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 72 1.4.1. Tự do thỏa thuận (free consent) 73 1.4.2. Ràng buộc với cam kết (pacta sunt servanda) 75 1.4.3. Trung thực, thiện chí (good faith) 77 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1 78 BÀI TẬP CHƯƠNG 1 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 79 9
  10. CHƯƠNG 2 CÁC THIẾT CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CƠ BẢN 83 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT CHẾ CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 83 2.1.1. Khái niệm thiết chế điều chỉnh thương mại quốc tế 83 2.1.2. Một số thiết chế thương mại quốc tế quan trọng trên thế giới 86 2.2. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 91 2.2.1. Lịch sử hình thành WTO 92 2.2.2. Một số nét đặc trưng của WTO 93 2.2.3. Chức năng chủ yếu của WTO 96 2.2.4. Cơ cấu tổ chức của WTO 97 2.2.5. Cơ chế thông qua các quyết định của WTO 99 2.2.6. Các nguyên tắc cơ bản của WTO 100 2.3. CÁC THIẾT CHẾ THƯƠNG MẠI KHU VỰC 107 2.3.1. Thiết chế điều chỉnh hoạt động thương mại tự do khu vực Đông Nam Á 107 2.3.2. Liên minh châu Âu 111 2.3.3. Thiết chế điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các nước Nam Mỹ 114 2.3.4. Thiết chế điều chỉnh hoạt động thương mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 115 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 116 BÀI TẬP CHƯƠNG 2 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 118 10
  11. PHẦN 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ 121 CHƯƠNG 3 CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG TRONG KHUÔN KHỔ WTO 123 3.1. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA 124 3.1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994) 124 3.1.2. Hiệp định về chống bán phá giá (AA - Antidumping Agreement) 128 3.1.3. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM - Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) 132 3.1.4. Hiệp định về tự vệ (AS - Agreement on Safeguards) 141 3.1.5. Một số hiệp định khác 149 3.2. HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS) 158 3.2.1. Tổng quan về GATS 158 3.2.2. Nội dung cơ bản của GATS 159 3.3. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) 166 3.3.1. Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPS 166 3.3.2. Các nội dung cơ bản của TRIPS 169 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 178 BÀI TẬP CHƯƠNG 3 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 181 CHƯƠNG 4 CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI KHU VỰC 183 4.1. TỔNG QUAN CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI KHU VỰC 184 4.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm các thỏa thuận thương mại khu vực 184 11
  12. 4.1.2. Cơ sở pháp lý của sự tồn tại của các thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ WTO 185 4.1.3. Mối quan hệ giữa các quy định của WTO và các quy định của RTA 189 4.2. MỘT SỐ THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI KHU VỰC QUAN TRỌNG 195 4.2.1. Các hiệp định thương mại trong khuôn khổ ASEAN 195 4.2.2. Các hiệp định thương mại tự do ASEAN + 205 4.2.3. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 215 4.2.4. Các hiệp định thương mại khu vực khác 234 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 237 BÀI TẬP CHƯƠNG 4 238 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 239 CHƯƠNG 5 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ, GIỮA CÁC QUỐC GIA VỚI THƯƠNG NHÂN 242 5.1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO 242 5.1.1. Khái quát về cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO 243 5.1.2. Đặc trưng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO 248 5.1.3. Các nguyên tắc chung của cơ chế giải quyết tranh chấp 252 5.1.4. Các loại tranh chấp trong khuôn khổ của WTO 257 5.1.5. Trình tự giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO 257 5.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI KHU VỰC 265 5.2.1. Tổng quan về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các thỏa thuận thương mại khu vực 265 5.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong một số thỏa thuận thương mại khu vực 268 5.2.3. Mối quan hệ giữa cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO với các cơ quan giải quyết tranh chấp của RTA 282 12
  13. CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 5 285 BÀI TẬP CHƯƠNG 5 286 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 287 PHẦN 3 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN 291 CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 293 6.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 293 6.1.1. Khái niệm 293 6.1.2. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế 298 6.2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 313 6.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng 314 6.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết 322 6.2.3. Thời điểm hình thành và phát sinh hiệu lực của hợp đồng 331 6.3. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 334 6.3.1. Một số nội dung liên quan đến việc thực hiện hợp đồng 335 6.3.2. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi 341 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 6 348 BÀI TẬP CHƯƠNG 6 349 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6 351 CHƯƠNG 7 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 353 7.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 354 7.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 354 7.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 357 13
  14. 7.2. CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 364 7.2.1. Cấu trúc của Công ước Viên 1980 365 7.2.2. Phạm vi điều chỉnh của Công ước 367 7.2.3. Đối tượng áp dụng của Công ước 369 7.2.4. Quy định về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 370 7.2.5. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 387 7.2.6. Các trường hợp miễn trách nhiệm 396 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 7 400 BÀI TẬP CHƯƠNG 7 400 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 7 401 CHƯƠNG 8 PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ 403 8.1. PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 404 8.1.1. Một số phương thức thanh toán quốc tế 404 8.1.2. Nguồn luật điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ 415 8.2. PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI QUỐC TẾ 421 8.2.1. Một số hình thức vận tải hàng hóa quốc tế 421 8.2.2. Nguồn luật điều chỉnh liên quan tới vận tải đường biển quốc tế 422 8.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - INCOTERMS 430 8.3.1. Vấn đề áp dụng Incoterms 431 8.3.2. Nội dung Incoterms 2010 433 8.3.3. Một số đặc điểm nổi bật của Incoterms 2010 442 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHƯƠNG 8 447 BÀI TẬP CHƯƠNG 8 448 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 8 450 14
  15. CHƯƠNG 9 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN 452 9.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 452 9.1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế 452 9.1.2. Các loại tranh chấp thương mại quốc tế 455 9.2. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 457 9.2.1. Thương lượng 457 9.2.2. Hòa giải 460 9.2.3. Trọng tài 462 9.2.4. Tòa án 467 9.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 467 9.3.1. Khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 468 9.3.2. Thỏa thuận trọng tài 470 9.3.3. Tố tụng trọng tài 485 9.3.4. Luật áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 488 9.3.5. Phán quyết trọng tài 495 9.4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN 499 9.4.1. Khái quát về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án ở các nước 499 9.4.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế 501 9.4.3. Thẩm quyền của Tòa án nước ngoài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 503 9.4.4. Thỏa thuận tòa án trong xác lập thẩm quyền của tòa án về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 505 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9 516 BÀI TẬP CHƯƠNG 9 517 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 9 519 15
  16. 16
  17. PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 17
  18. 18
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Luật Thương mại quốc tế là một thuật ngữ được biết đến và sử dụng ngày càng thường xuyên không chỉ trong lĩnh vực pháp lý mà còn trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu. Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế, môn học Luật Thương mại quốc tế đã dần trở thành một môn học được quan tâm và đưa vào chương trình học của nhiều chuyên ngành pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Trong khi đó, cách hiểu, nội hàm của Luật Thương mại quốc tế lại là những vấn đề quan trọng nhằm xác định các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại quốc tế, các chủ thể tham gia vào loại quan hệ này cũng như phương thức điều chỉnh và nguồn luật điều chỉnh loại quan hệ đó. Chính vì vậy, Chương 1 của giáo trình tập trung làm rõ những vấn đề chung nhất nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về Luật Thương mại quốc tế. Những vấn đề liên quan đến khái niệm, đặc điểm của Luật Thương mại quốc tế là những vấn đề được đề cập đến đầu tiên trong Chương 1 (mục 1.1.). Tiếp đến, Chương 1 sẽ đi vào tìm hiểu về chủ thể Luật Thương mại quốc tế để làm rõ về các loại chủ thể cũng như các điều kiện mà các chủ thể phải đáp ứng khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế (mục 1.2.). Mục 1.3. của Chương 1 được dành để làm rõ các vấn đề liên quan đến nguồn luật điều chỉnh của Luật Thương mại quốc tế. Việc tách nguồn luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế thành một mục riêng nhằm làm nổi bật sự phức tạp của các loại quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế. Phần cuối cùng của Chương 1 sẽ giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế được các hệ thống quốc gia cũng như các thiết chế quốc tế công nhận (mục 1.4.). 19
  20. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Khái niệm về Luật Thương mại quốc tế sẽ có thể khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Trong phạm vi của giáo trình, khái niệm Luật Thương mại quốc tế sẽ được tiếp cận ở góc độ một ngành luật, một môn học và một khoa học luật (mục 1.1.1.). Trên cơ sở khái niệm này, Luật Thương mại quốc tế có một số đặc điểm quan trọng thể hiện ở cách xác định các quan hệ thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại quốc tế cũng như cách thức mà các quy phạm pháp luật của Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh đến các quan hệ đó (mục 1.1.2). 1.1.1. Khái niệm Luật Thương mại quốc tế Cùng với sự hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên sôi động. Để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế này, mỗi quốc gia đều có những quy phạm pháp luật riêng. Bên cạnh những quy phạm pháp luật có nguồn gốc quốc gia, còn có những quy phạm được hình thành từ nguồn luật quốc tế, bao gồm các điều ước quốc tế và những nguồn luật khác được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tập hợp những quy phạm pháp luật này tạo thành một lĩnh vực pháp luật có tên gọi là Luật Thương mại quốc tế. Hiện nay, không có định nghĩa pháp lý về Luật Thương mại quốc tế, cũng không có cách hiểu chính thống về Luật Thương mại quốc tế. Luật Thương mại quốc tế có thể được tiếp cận dưới góc độ là một ngành luật. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang còn nhiều tranh cãi. Nói đến ngành luật, là nói đến sự phân chia tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo các lĩnh vực khác nhau. Sự phân chia này được thực hiện dựa trên đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Nhiều học giả cho rằng, Luật Thương mại quốc tế là một bộ phận của ngành Luật Tư pháp quốc tế. Bởi các quan hệ pháp luật được Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh nằm trong nội hàm các quan hệ pháp luật của Tư pháp quốc tế. Đó là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Về phương pháp điều chỉnh thì Luật Thương mại quốc tế cũng sử dụng các phương pháp điều chỉnh trực tiếp và điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật xung đột luật. 20
nguon tai.lieu . vn