Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên ThS Hồ Thị Duyên GIÁO TRÌNH LUẬT TÀI CHÍNH Vinh - 2011 0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên ThS Hồ Thị Duyên GIÁO TRÌNH LUẬT TÀI CHÍNH (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 1 Phân công biên soạn: Chủ biên: ThS Hồ Thị Duyên Từ Chương 1 đến Chương 9 2 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG1.NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀPHÁPLUẬTTHUẾ..............................................................4 1. KHÁINIỆMVÀPHÂNLOẠITHUẾ............................................................................................................4 2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ.............................................................................................7 CHƯƠNG2.PHÁPLUẬTTHUẾGIÁTRỊGIATĂNG................................................................................10 1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ........................................................10 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG..........................................................12 3. QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG..................................................................................18 CHƯƠNG 3.PHÁPLUẬTTHUẾTIÊU THỤ ĐẶCBIỆT............................................................................22 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT..............................................22 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.......................................................23 CHƯƠNG4.PHÁPLUẬTVỀ THUẾXUẤTKHẨU, THUẾNHẬPKHẨU.............................................33 1. KHI NIỆM VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU..................................................33 2. NỘI DUNGPHPLUẬTVỀTHUẾXUẤT KHẨU,THUẾNHẬPKHẨU.....................................34 3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ............................................................................................................35 4. TRÌNH TỰ THỦ TỤC HNH THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ....................36 5. CHẾ ĐỘ MIỄN THUẾ, HOÀN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.................................................37 CHƯƠNG5.PHÁPLUẬTTHUẾTHUNHẬPDOANH NGHIỆP..............................................................41 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.................................41 2. NỘI DUNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.......................................................41 CHƯƠNG6.PHÁPLUẬTTHUẾTHUNHẬPCÁNHÂN...........................................................................51 2. NỘI DUNG PHP LUẬT THUẾ THU NHẬP C NHN..............................................................51 CHƯƠNG7.PHÁPLUẬTTHUẾĐỐIVỚIĐẤTĐAI..................................................................................65 1. KHÁIQUÁTVỀTHUẾĐỐIVỚIĐẤTĐAIVÀPHÁPLUẬTTHUẾĐỐIVỚIĐẤTĐAI..............65 2. NỘI DUNGPHÁPLUẬT THUẾSỬ DỤNGĐẤTNÔNGNGHIỆP.............................................65 3. PHÁP LUẬT THUẾ NHÀ, ĐẤT.............................................................................................67 CHƯƠNG8.PHÁPLUẬTVỀCÁCLOẠITHUẾ KHÁC.............................................................................70 1. PHÁP LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN .......................................................................................70 2. PHÁP LUẬT THUẾ MÔN BÀI ..............................................................................................75 CHƯƠNG9.KHÁIQUÁT VỀNGÂNSÁCHNHÀNƯỚCVÀLUẬTNGÂNSÁCHNHÀ NƯỚC......................................................................................................................................................................78 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC........................................................................78 2. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.............................................................80 3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..............................................................81 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THUẾ 1.1. Khái niệm Lịch sử của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Bất kì một chính phủ nào cũng vậy, để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình, cần phải thực hiện những chi tiêu mang tính xã hội. Việc chi tiêu đó phải được một quỹ ngân sách chi trả. Tuy nhiên, quỹ ngân sách đó không tự nhiên ra đời. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước huy động một nguồn của cải vật chất từ trong dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau để hình thành quỹ ngân sách. Một trong những hình thức đó là thu thuế. Hình thức sơ khai của thuế rất đơn giản. Dưới các triều đại phong kiến, người ta thường biết đến các hoạt động phu phen, người dân phải đi làm công cho nhà vua, đào kênh, đắp đê… Rồi các hình thức cống nộp, người dân các vùng miền mang các đặc sản, của ngon vật lạ, quý hiếm mang dâng cho các bậc triều đại vua chúa. Khi tiền ra đời, quan hệ thu thuế thông qua vật chất dần được xoá bỏ, thay vào đó là hình thức giá trị. Những quan hệ thu nộp đó được người ta gọi là thuế. Thực tế chứng minh rằng, không một quốc gia nào không áp dụng các loại thuế trong lãnh thổ của mình. Ở Việt Nam, thuế ra đời rất sớm, người ta vẫn thường nói đến sưu, thuế. Trong xã hội phong kiến, Việt Nam có các loại thuế thân, thuế đất, rồi thuế muối. Khi có quan hệ giao lưu thương mại, thuế xuất cảng, thuế nhập cảng xuất hiện. trong lịch sử cũng đã từng tồn tại thuế muối, thuế rượu. Nhưng trong xã hội phong kiến, đặc điểm lớn nhất của thuế đó là tính bóc lột, vơ vét, làm cho người dân kiệt quệ. Sau khi nhà nước cộng hoà ra đời, song song với việc xoá bỏ các thuế phi nhân đạo, nhà nước xây dựng hệ thống thuế mới. Cùng với sự hoàn thiện của pháp luật, hệ thống thuế ngày càng ổn định và hoàn chỉnh hơn. Trong xã hội hiện đại, hệ thống thuế của Việt Nam tương đối toàn diện và phong phú. Chính sách thuế mà chúng ta thực hiện đã có những nét tương đồng, hài hoà với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để đưa ra khái niệm về thuế không đơn giản. Các-Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Bằng cách khác, có nhà kinh tế cho rằng: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”. Dù xem xét dưới góc độ nào, các học giả đều thống nhất rằng, thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu và thực hiện chức năng quản lí kinh tế - xã hội của nhà nước. 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn