Xem mẫu

CHƯƠNG 3 DÒNG HỌ PHÁP LUẬT ANH – MỸ (DÒNG HỌ COMMON LAW) 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÒNG HỌ COMMON LAW 1.1. Thuật ngữ “Common law” Dòng họ này được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau. Có tài liệu gọi dòng họ pháp luật này là dòng họ pháp luật Anh – Mỹ, có tài liệu gọi là dòng họ Anglo – Saxon và cũng có tài liệu gọi là dòng họ pháp luật án lệ “common law”. Thuật ngữ common law dường như là thuật ngữ tương đối rắc rối vì luôn được sử dụng để làm hàm chỉ sự tương phản nào đó và nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ phụ thuộc vào chính sự tương phản mà thuật ngữ đó hàm chỉ. Thuật ngữ common law được hiểu theo nghĩa thông dụng hơn và thường được đặt trong mối quan hệ với luật thành văn. Với nghĩa này, có nhiều cách khác nhau để diễn tả “common law” như: án lệ, luật do thấm phán làm ra, luật tập quán, và luật bất thành văn. Nói cách khác, theo nghĩa vụ này, “common law” là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án (án lệ) và bằng tập quán pháp. Thêm vào đó thuật ngữ “common law” còn có nghĩa là luật chứ không phải là luật nước ngoài; nói cách khác, đó là luật Anh tại quốc gia Anh và tất cả các thuộc địa của Anh. Vì vậy, common law được hiểu rất rộng bao gồm toàn bộ pháp luật Anh như án lệ, luật thành văn, tập quán pháp và công bằng. Cuối cùng thuật ngữ “common law” còn hàm chỉ toàn bộ những hệ thống pháp luật Anh ở đó phán quyết của tòa giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồn luật. 1.2. Đặc điểm của dòng họ common law Dòng họ pháp luật có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh – quốc gia ở châu Âu nhưng dòng họ pháp luật này lại có một số điểm khác biệt căn bản với dòng họ pháp luật civil law. 37 Thứ nhất, common law là dòng họ pháp luật trong đó hệ thống pháp luật trực thuộc ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống pháp luật này đều ít nhiều chi phối hệ thống tòa án lệ theo hướng: các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của tòa án có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống và đáng tin cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án trên toàn quốc trong công tác xét xử. Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh, cội nguồn của dòng họ common law có thể thấy: pháp luật Anh không được pháp điển hóa như pháp luật của các nước thuộc dòng họ civil law; nước Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ những quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù nào đó. Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc họ common law không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư như trong dòng họ civil law, trừ hệ thống pháp luật Anh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và luật tư ở Anh không có cùng mục đích như ở các nước thuộc dòng họ civil law. Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống luật dòng họ common law là chế định ủy thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh. Thứ năm, sau khi hình thành ở Anh quốc, common law đã lan sang khắp các châu lục từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ common law, một trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng của common law của Anh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện chính sách thuộc địa hóa. 38 2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH 2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Anh - Pháp luật Anh thời kỳ đế quốc La Mã trị vì Nói đến pháp luật của Anh dưới giác độ án lệ áp dụng chung trên toàn quốc nước Anh thì có thể coi lịch sử pháp luật của Anh bắt đầu từ chiến thắng của người Norman ở trận chiến Hastings. Tuy nhiên, trước đó không phải nước Anh không có luật, chỉ có điều, pháp luật thời Anglo Saxon và thậm chí trước đó, thời đế quốc La Mã có rất ít ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật Anh ngày nay. - Pháp luật Anh thời Anglo Saxon - Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman (từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ. + Giai đoạn áp dụng tập quán pháp + Giai đoạn hình thành và phát triển common law + Giai đoạn hình thành và phát triển equity (công bằng) từ thế kỷ XV đến thế XIX. + Giai đoạn cải cách hệ thống tòa án và thủ tục tố tụng 2.2. Hệ thống tòa án và tố tụng - Hệ thống tòa án Tòa án Anh quốc có một số đặc điểm đặc thù so với tòa án nhiều nước. Thứ nhất, trong lịch sử Anh quốc không có hệ thống tòa án đơn nhất được tổ chức chặt chẽ và các Tòa án cũng không được phát triển một cách đồng bộ mà đã phát triển cục bộ. Có những bộ phận của cái tạm gọi là hệ thống tòa án đó đã được cải tổ và sắp xếp lại cho phù hợp với nhu cầu xét xử của từng thời kỳ. Có những giai đoạn hệ thống tòa án của Anh quốc có tới ba cấp xét xử sơ thẩm, với quyền hạn chồng chéo. Thứ hai, phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở các tòa án dân sự mà được giải quyết ở một trong những tòa án lựa chọn, đó là các cơ quan tài phán và tổ chức trọng tài. Thực tế này đã làm nảy sinh câu hỏi liệu sự hiện diện của các cơ quan tài phán này có phải là những minh chứng cho những khiếm khuyết của các tòa án dân sự và thủ tục tố tụng dân sự của Anh. 39 - Các tòa án cấp cơ sở trong hệ thống tòa án của Anh + Tòa án địa hạt Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự là tòa địa hạt với thẩm quyền xét xử chỉ giới hạn trong lĩnh vực dân sự. Việc xét xử do các thẩm phán quận/huyện hay thẩm phán quản hạt đảm nhiệm. Tòa địa hạt được coi là tòa án địa phương theo nghĩa, mỗi tòa có thẩm quyền xét xử trên một khu vực hành chính nhất định và hầu hết các tranh chấp đưa ra giải quyết tại loại tòa án này đều có liên quan đến kiện đòi nhà và đất trong khu vực; phần ít hơn là các vụ đòi bồi thường thương tật hoặc kiện vi phạm hợp đồng. Các tòa án địa hạt với hình thức tổ chức như hiện tại đã từng hoạt động ở Anh được khoảng 150 năm. + Tòa pháp quan Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự là tòa án Pháp quan. Hầu hết các vụ án hình sự được xét xử ở đây và khoảng 95% vụ việc được giải quyết trọn vẹn tại cấp tòa án này; có khoảng hơn nữa số phạm nhân bị tống giam hàng năm là kết quả thi hành các bản án của tòa pháp quan. + Tòa án tối cao Tòa cấp cao, là tòa án hoạt động với tư cách là tòa án dân sự sơ thẩm và tòa hình sự phúc thẩm đối với các vụ việc giải quyết bởi các tòa cấp dưới nhưng bị kháng cáo, kháng nghị. Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp cao thường có giá trị tranh chấp cao hoặc là những vụ việc hệ trọng. Thẩm phán tòa án cấp cao chủ yếu được bổ nhiệm từ luật sư tranh tụng. Tòa án cấp cao gồm 3 tòa chuyên trách: Tòa nữa hoàng chuyên trách, Tòa đại pháp chuyên trách và Tòa gia đình chuyên trách. Các tòa chuyên trách này không phải là những tòa án độc lập mà là những bộ phận cấu thành của Tòa cấp cao. Mặc dù những loại vụ việc khác nhau sẽ được phân bổ về từng tòa chuyên trách để giải quyết nhưng mỗi tòa cấp cao. Tuy nhiên, việc khởi kiện không đúng với chức năng và thẩm quyền của tòa chuyên trách có thể dẫn tới bên nguyên phải nộp phạt. - Tòa hình sự trung ương 40 Tòa án hình sự trung ương thành lập theo Luật tòa án năm 1971 thay thế cho tòa đại hình, là tòa án lưu động do các thẩm phán thay thế cho các phiên tòa định kỳ được tổ chức hàng quý. Đây là tòa án cấp trên của tòa pháp quan, không chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự nghiêm trọng và một vài vụ việc dân sự mà còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi tòa pháp quan khi có kháng cáo, kháng nghị. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm cho phép Tòa hình sự trung ương có quyền y án sơ thẩm sau khi xét xử phúc thẩm. Nếu bản án phúc thẩm đưa ra bất lợi cho bị cáo, Tòa hình sự trung ương có quyền áp đặt bất cứ mức án nào mà Tòa pháp quan đã tuyên. Tuy nhiên, Tòa án hình sự trung ương có quyền áp đặt mức án cao hơn mức án trong bản án sơ thẩm. - Tòa phúc thẩm Tòa phúc thẩm cũng là bộ phận của Tòa án tối cao với hai tòa chuyên trách: Tòa dân sự chuyên trách và Tòa hình sự chuyên trách, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Tòa dân sự chuyên trách xét xử những vụ việc đã được xét xử bởi tòa cấp cao, Tòa địa hạt và một số cơ quan tài phán khác khi có kháng cáo, kháng nghị. Tòa hình sự chuyên trách chỉ xét xử phúc thẩm những bản án của Tòa án hình sự trung ương khi có đơn yêu cầu. 2.3. Nguồn luật của Anh Khi nói về nguồn của luật Anh người ta thường nói về hai loại nguồn đó là luật thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn là các đạo luật do Nghị viện và các văn bản phụ trợ do chính phủ ban hành. Luật bất thành văn bao gồm 3 bộ phận: một là các tập quán phổ biến từ thời thượng cổ hay còn gọi là common law (các phán quyết của Tòa án Hoàng gia và luật công lí là những phán quyết được ghi chép lại và được giải thích trong các báo cáo luật và được sắp xếp một cách có hệ thống để sử dụng phổ biến trong các tác phẩm có uy tín); hai là các tập quán hoặc luật lệ địa phương có ảnh hưởng chỉ tới những người sống ở một vùng nhất định nào đó; và ban là luật cá biệt. - Án lệ Điểm đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh là bộ phận quan trọng của luật thực định của Anh là do cơ quan tư pháp, tức tòa án sáng tạo ra dựa trên cơ sở áp 41 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn