Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Thân Thị Kim Oanh GIÁO TRÌNH LUẬT SO SÁNH Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Thân Thị Kim Oanh GIÁO TRÌNH LUẬT SO SÁNH (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh – 2011 2 Phân công biên soạn Chủ biên: Thân Thị Kim Oanh Từ Chương 1 đến Chương 5 3 CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN LUẬT SO SÁNH 1. KHÁI NIỆM LUẬT SO SÁNH 1.1. Định nghĩa luật so sánh Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh. Tuy nhiên, các định nghĩa về luật so sánh được các học giả sử dụng thường không tập trung giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc là chức năng của nó. Hai học giả người Đức Zweigert và Kotz trong công trình “Giới thiệu về luật so sánh” mô tả “Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình hoạt động”. Cùng với việc xác định đối tượng so sánh là hệ thống pháp luật khác nhau, hai tác giả đã khẳng định: “Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới”. Hay Peter de Cruz – tác giả cuốn sách: “Luật so sánh trong thế giới thay đổi” định nghĩa luật so sánh “nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật nào đó trên cơ sở so sánh”, định nghĩa này dựa trên lập luận rằng luật so sánh thường tập trung vào các truyền thống pháp luật, công trình đòi hỏi phải là sự so sánh hoặc nhiều hệ thống pháp luật hoặc truyền thống pháp luật so sánh hoặc các chế định, các nghành luật của hai hay nhiều hệ thống pháp luật hoặc so sánh các chế định, các ngành luật của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Hay Michael Bogdan xác định “luật so sánh bao gồm: So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt; Sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định giải thích nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật; và Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài”. 4 1.2. Đặc điểm của luật so sánh Mặc dù những định nghĩa trên không hoàn toàn đồng nhất nhưng chúng có thể giúp cho chúng ta đi đến một số nhận định cơ bản sau: - So sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định. Nói cách khác, luật so sánh không phải là hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. - So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh. Khác với việc so sánh các quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật, mà ở đây so sánh các quy phạm không cùng hệ thống pháp luật. - So sánh không đồng nhất với nghiên cứu pháp luât nước ngoài, Trong quá trình nghiên cứu pháp luật so sánh, thường so sánh hệ thống pháp luật nước ngoài và hệ thống pháp luật nước mình. - Một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của luật so sánh là cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt. 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA LUẬT SO SÁNH 2.1. Đối tượng của luật so sánh Khác với các lĩnh vực khoa học pháp lí khác như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính hay luật hiến pháp tập trung nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật nhất định của hệ thống pháp luật, luật so sánh không nghiên cứu so sánh các ngành luật, các chế định hay các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật. Cho dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các luật gia vẫn thừa nhận “việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của chúng" là nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu luật so sánh. Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng của luật so sánh. Vậy, hệ thống pháp luật được hiểu như thế nào? Thông thường khi nói đến hệ thống pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó, các luật gia có thể sử dụng thuật ngữ hệ thống pháp luật với nghĩa là tổng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn