Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2 Phân công biên soạn: - Chủ biên: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Các tác giả: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Chương 1, 3 ThS Nguyễn Thị Thanh - Chương 2, 4 GV Nguyễn Thị Phương Thảo - Chương 5 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ................................................ 5 1. Khái lược về sở hữu trí tuệ ............................................................................................... 5 2. Cơ sở bảo hộ sở hữu trí tuệ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ............................................... 11 1. Quyền tác giả................................................................................................................... 11 2. Quyền liên quan .............................................................................................................. 23 CHƯƠNG 3: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ.... 28 1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp................................................. 28 2. Đối tượng của quyền SHCN............................................................................................ 32 3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp............................................................................... 51 Chương 4: HỢP ĐỒNG LI - XĂNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ.......................... 55 1. Khái niệm ........................................................................................................................ 55 2. Hợp đồng li - xăng........................................................................................................... 55 3. Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng li xăng............................ 55 4. Li xăng không tự nguyện (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng không tự nguyện)... 56 CHƯƠNG 5: QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG...................................................... 58 1. Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện bải hộ quyền đối với giống cây trồng................... 58 2. Nội dung quyền đối với giống cây trồng......................................................................... 61 3. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng ................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 68 4 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1. Khái lược về sở hữu trí tuệ Sử hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành một lĩnh vực được quan tâm, một doanh nghiệp muốn phát triển phải nghĩ đến việc bảo hộ thương hiệu của mình. Một cử nhân luật khi ra trường ngày nay đòi hỏi phải có một số kiến thức về quyền tác giả hay nhãn hiệu hàng hoá để trở thành một chuyên gia hay là nhà tiêu dùng thông thái. Tại sao phải học sở hữu trí tuệ? Đó có phải là một lĩnh vực khó hiểu và không có ứng dụng? Thực tế không phải như vậy, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sử hữu trí tuệ Ví dụ: một bài báo, bài thơ, một nhãn hàng hoá mới ra, một đĩa nhạc mới ra Ví dụ: Xe máy Dream II của hãng sản xuất ôtô Honda là một trong những xe máy nổi tiếng nhất tại VN , gia nhập thị trường VN từ cuối những năm 1980, khoảng 6 năm sau, trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều loại xe có kiểu dáng giống hệt xe Dream II nhưng do Trung Quốc, Hàn Quốc sản xuất như Dealim, Lifan, Hongda...Hiện tượng này gây thiệt hại không nhỏ đến thị phần và lợi nhuận của honda, vì VN là một trong những thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới. Honda yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình nhưng không thành công vì Honda đã phạm sai lầm là không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xe Dream II trước khi đưa ra thị trường, do đó kiểu dáng công nghiệp của xe Dream II đã mất tính mới đối với thế giới, nên không còn khả năng được bảo hộ. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xuất phát từ 2 vai trò nổi bật của các đối tượng sở hữu công nghiệp: đó là việc nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật trên thế giới và việc định hướng phát triển khoa học công nghệ của các quốc gia. Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm của trí tuệ, tuy nhiên không phải mọi thứ "trí tuệ" đều được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp thế nào là sở hữu trí tuệ, ta có thể định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình và là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp lụât quy định bảo hộ. 2. Cơ sở bảo hộ sở hữu trí tuệ 2.1. Quá trình hình thành luật sở hữu trí tuệ trên thế giới. Vai trò của nhà nước trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là rất quan trọng, thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhà nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo và tạo điều kiện để họ được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình. Đồng thời, nhờ có sự phong phú, đa dạng về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật của một quốc gia mới phát triển.Các quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh nhất là: Mỹ, Nhật và các nước Tây âu là các quốc gia có nền văn hoá, khoa học, nghệ thụât phát triển nhất. - Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn vì trước đó tác phẩm được viết bằng tay nên khả năng sao chép tác phẩm gốc là không nhiều. Khi công nghệ in ra đời, một quyển sách có thể nhân thành nhiều bản, tác giả không thể kiểm soát được có bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình và trong số đó có bao nhiêu người bỏ tiền ra mua sách do mình in và bao nhiêu người mua sách từ nhà in lậu. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn