Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Lê Văn Đức GIÁO TRÌNH LUẬT LAO ĐỘNG Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Lê Văn Đức GIÁO TRÌNH LUẬT LAO ĐỘNG (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh – 2011 2 Phân công biên soạn Chủ biên: Lê Văn Đức Từ Chương 1 đến Chương 12 3 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Khái niệm Thuật ngữ Luật lao động có thể được hiểu trên ba phương diện là khoa học Luật lao động, môn học Luật lao động và ngành Luật lao động. Dưới góc độ khoa học Luật lao động thì Luật lao động là một ngành khoa học trong hệ thống các ngành khoa học pháp lý. Cũng như bất kỳ ngành khoa học nào khoa học Luật lao động cũng có quá trình hình thành và phát triển; có hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật riêng; có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng. Những tiêu chí đó đã giúp cho khoa học Luật lao động trở thành một ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật lao động. Ngành khoa học này có đối tượng nghiên cứu là ngành luật lao động với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và xã hội như: kinh tế thị trường; thị trường sức lao động; những yêu cầu và chức năng quản lý nhà nước về lao động; mối tương quan giữa các yếu tố thị trường lao động; quan hệ lao động, pháp luật lao động và mối quan hệ giữa quản lý lao động với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Thực chât, khi nghiên cứu những vấn đề này, khoa học Luật lao động không đi sâu nghiên cứu chi tiết các nội dung kinh tế thuộc về đối tượng của khoa học kinh tế - lao động. Ngành khoa học này chỉ nghiên cứuc các mối quan hệ lao động trong chừng mực có liên quan với các mối quan hệ kinh tế -xã hội khác dưới góc độ quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tức là, chỉ chủ yếu nghiên cứu hình thức pháp lý của các quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động. - Những quy phạm pháp luật lao động như những bộ phận cấu thành của Luật lao động. Khoa học Luật lao động nghiên cứu nội dung hàm chứa trong các quy phạm pháp luật lao động hiện hành, nhằm rút ra các đặc điểm cũng như mặt tích cực và hạn chế của các quy phạm pháp luật để có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung những quy phạm đó. Khoa học Luật lao động còn nghiên cứu những quy phạm pháp luật này trong quá trình phát sinh, phát triển, so sánh chúng với các quy phạm pháp luật đã được ban hành trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng như dự kiến hướng hoàn thiện chúng trong tương lai. Việc nghiên cứu được tiến hành đối với từng quy phạm pháp luật; đồng thời đặt chúng trong mối quan hệ với những quy phạm pháp luật khác. Nghiên cứu các quy phạm pháp luật của một ngành luật, khoa học luật lao động tìm ra những điểm hoặc những quy phạm cần sửa đổi, bổ sung để cho từng chế định đảm bảo được tính thống nhất và hoàn chỉnh làm cơ sở hoàn thiện ngành luật đó. - Các quan hệ pháp luật lao động. Khoa học Luật lao động nghiên cứu các quan hệ pháp luật lao động nhằm xác định bản chất, đặc điểm cơ cấu nội tại của mối quan hệ pháp luật, cho thấy 4 quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia vào từng mối quan hệ pháp luật đó; đồng thời ngành khoa học này cũng chỉ ra cơ chế bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó. Các quan hệ lao động trong xã hội tồn tại đa dạng về nội dung cho nên cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên hành vi xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó cũng đa dạng và phong phú. - Những mối quan hệ giữa Luật lao động với một số lĩnh vực vấn đề khác. Khoa học Luật lao động xem xét mối tương quan giữa cơ sở kinh tế và pháp luật lao động, giữa Luật lao động với kinh tế lao động và xem xét tương quan giữa ngành Luật lao động với các ngành luật khác như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hợp tác xã… Khoa học Luật trên thế giới nghiên cứu ngành Luật lao động Việt Nam trong sự liên hệ với khoa học Luật lao động quốc tế nhằm tiếp thu những tinh hoa của khoa học Luật quốc tế và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật lao động trong nước. - Những quan điểm, học thuyết có liên quan với ngành Luật lao động. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích tiếp thu những tiến bộ của các học thuyết để xem xét vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam cũng như phê phán những quan điểm học thuyết sai lầm có thể có hại cho khoa học Luật lao động. Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật lao động Khoa học Luật lao động lấy phép biện chứng của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Mục đích của khoa học Luật lao động là tìm ra đặc điểm, phát hiện ra các quy luật có tính phổ biến, sự điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam nhằm hòan thiện hệ thống ngành luật này. Để đạt được mụcđích nghiên cứu đó khoa học Luật lao động cần vận dụng những phạm trù cơ bản và quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật vào quá trình nghiên cứu. Phép biện chứng đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm pháp luật cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với các quy phạm pháp luật khác như một bộ phận cấu thành chế định luật và ngành luật; đồng thời phép biện chứng cũng đòi hỏi phải nghiên cứu ngành luật lao động trong mối liên hệ với các ngành luật khác. Quan điểm duy vật đòi hỏi khi nghiên cứu thượng tầng pháp lý cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với cơ sở hạ tầng (cơ sở kinh tế). Bởi vì, cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng pháp lý, nhưng pháp luật không chỉ phản ánh một cách thụ động các quan hệ kinh tế mà nó cũng tác động trở lại với cơ sở kinh tế. Các quan hệ lao động và pháp luật lao động cũng chịu sự chi phối của quy luật này. Ngoài việc lấy phép biện chứng duy vật của Triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận, khoa học luật lao động còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học… Khoa học Luật lao động thường sử dụng phương pháp so sánh, so sánh giữa các quy phạm, chế định pháp luật hiện hành với các quy phạm, chế định đã tồn tại trước đó. Từ đó, thấy được quá trình hình thành, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, so sánh các quy phạm chế định pháp luật lao động trong nước với những quy phạm, chế định tương ứng của pháp luật các nước và quốc tế nhằm cho thấy điểm đặc trưng của pháp luật lao động Việt Nam; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những điểm tiên tiến của pháp luật nước ngoài và quốc tế. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn