Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Phạm Thị Thuý Liễu GIÁO TRÌNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2 Phân công biên soạn: - Chủ biên: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Các tác giả: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Chương 5, 6 ThS Nguyễn Thị Thanh - Chương 1, 4 GV Bùi Thuận Yến - Chương 2 GV Nguyễn Thị Phương Thảo - Chương 3 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.......................................................................................2 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các hình thái hôn nhân trong lịch sử. ...................2 2. Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân. ..........................................................................5 3. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình................................................................6 4. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình:...............................................................................7 5. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình............................................................................9 6. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình........................................................9 CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .................................16 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.................................16 2. Các yếu tố của quan hệ pháp Luật hôn nhân và gia đình...................................................17 3. Thực hiện nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình:.....................................................19 4. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình...19 CHƯƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY..................................................................................................21 1. Chế độ Hôn nhân và gia đình VN từ tháng 8 – 1945 đến 1959..........................................21 2. Chế độ hôn nhân và gia đình VN từ năm 1960 đến 1986..................................................23 3 .Chế độ HNGĐ VN từ năm 1986 đến 2000 .......................................................................23 4. Chế độ Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 2001 đến nay...................................23 5. Nguồn của Luật hôn nhân và gia đình ..............................................................................23 CHƯƠNG 4. KẾT HÔN.....................................................................................................25 1. Kết hôn............................................................................................................................25 2. Kết hôn trái pháp luật:......................................................................................................33 3. Không công nhận quan hệ vợ chồng:................................................................................37 CHƯƠNG 5. QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG ...............................................................39 1. Khái niệm:.......................................................................................................................39 2. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng...........................................................39 3. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ và chồng:...............................................................41 CHƯƠNG 6. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ VÀ CÁC CON...........................46 1. Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con............................................46 CHƯƠNG 7. NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH 57 1. Khái niệm cấp dưỡng và phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng....................................................57 2. Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng........................................58 3. Các trường hợp cấp dưỡng...............................................................................................60 4. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng..........................................................................................59 CHƯƠNG 8. CHẤM DỨT HÔN NHÂN.............................................................................64 1.Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết....................64 2. Ly hôn .............................................................................................................................64 3. Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật..........................................................64 4. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn.......................................................................................66 5. Cấp dưỡng cho một bên vợ, chồng khi ly hôn...................................................................69 6. Việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. .....................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................71 4 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các hình thái hôn nhân trong lịch sử. Lịch sử đã cho thấy, ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ hình thái kinh tế nào thì xã hội luôn là tập hợp của các gia đình " Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt" Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, xã hội học, tâm lý học, sử học, luật học... Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ăng ghen không tán đồng với quan điểm trên và khẳng đình đó là quan điểm sai lầm, phi thực tế lịch sử. Qua quá trình phân tích nguồn gốc của gia đình từ giai đoạn thấp của xã hội loài người, khi con người mới tách khỏi thiên nhiên, chưa sản xuất ra thứ gì, chỉ biết hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên, Ăng ghen đã kết luận rằng: Hình thái cổ xưa nhất của xã hội là bộ lạc rồi đến gia đình và sau cùng là nhà nước. Theo Ăngghen, giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người, khi chưa có sự phân công lao động thì không có hôn nhân và gia đình. Xã hội lúc này chia ra thành các bộ lạc, các bộ lạc là đơn vị duy nhất không tách rời của xã hội, từ hình thức bộ lạc này, xã hội phát triển dẫn đến sự xuất hiện của gia đình. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quá trình phát triển của các hình thái hôn nhân trong lịch sử gắn với ba thời đại, mỗi thời đại có các hình thái hôn nhân tương ứng. Đó là: thời đại mông muội, trong thời đại này xuất hiện hình thái hôn nhân huyết tộc và hôn nhân Punalua; thời đại dã man xuất hiện hình thái hôn nhân cặp đôi; thời đại văn minh xuất hiện hình thái hôn nhân một vợ một chồng. Đây là gia đoạn đầu tiên của quá trình phát triển các hình thái hôn nhân và gia đình khi con người phát hiện ra lửa, mở ra triển vọng chinh phục thiên nhiên, giúp con người dùng để nấu chính thức ăn, chống lại giá rét, thú dữ và còn có tác động lớn làm thay đổi tận gốc tiềm năng của năng lượng, cơ cấu nhân khẩu, tập quán. Hôn nhân huyết tộc được xây dựng theo từng thế hệ, từng nhóm hôn nhân. Chỉ các thành viên trong cùng một nhóm, cùng một thế hệ mới được quan hệ tính giao với nhau. Nghĩa là quan hệ tình giao được thiết lập theo bàng hệ, ngoại trừ quan hệ tình giao theo trực hệ, cấm giữa cha mẹ và các con. Trong thời đại nguyên thủy lúc bấy giờ anh chị em đồng thời cũng là vợ chồng. 1.2 Hôn nhân Pu-na-lu-an Hôn nhân Punaluan là hình thái hôn nhân xuất hiện vào giai đoạn cao của thời đại mông muội, giai đoạn con người đã biết tìm ra phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển, đã biết xây dựng những ngôi nhà mới tiến bộ hơn trước, biết được các kiểu cách may áo… Trong giai đoạn này, người nguyên thủy đã chế tạo được cung tên, giúp ích cho họ rất nhiều trong cuộc sống, như bảo vệ lãnh thổ của thị tộc, bộ lạc, chống lại sự xâm chiếm của thị tộc, bộ lạc khác, công cụ để buộc kẻ khác phải tuân theo ý chí của mình, dùng súng săn bắn. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn