Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN TƯPHÁP PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN (Chủ biên) NHÀ XUẤT BẢN TƯPHÁP
  2. MÃ SỐ: TPC/K -11 - 20 208-2011/CXB/36-56/TP
  3. HỌC VIỆN Tư PHÁP PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN (C h ủ b iê n ) GIÁO TRÌNH LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM ■ NHÀ XUẤT BÀN Tư PHÁP HÀ N Ộ I-2011 i
  4. PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) TẬP THẺ TÁC GIẢ 1. GS. NG UYỄN NGOC A N H CHƯƠNG 18 2. TS. NG UYẺN M A I BỘ CHƯƠNG 13, 14, 21 3. GS.TSKH. LÊ C ẢM CHƯƠNG 1 4. TS. LÊ L A N CHI CHƯƠNG 13 5. TS. NG UYỀN V Ă N ĐIẼP CHƯƠNG 7 6. TS. LÊ Đ ÃN G D O ANH CHƯƠNG 4 7. TS. ĐỎ ĐỨC HÔNG H À CHƯƠNG 10, 17 8. TS. NG UYỄN M Ạ N H HỪNG CHƯƠNG 5 9. โ ร . HO ÀNG V Ă N HÙNG CHƯƠNG 19 10. PGS.TS. NG UYỄN V À N HUYÊN CHƯƠNG 3, 8 11. TS. PHẠM V Á N LỢ I CHƯƠNG 15 12. TS. NG UYỀN ĐỨC M A I CHƯƠNG 2, 11,22 13. ThS. NG U YÊN T H A N H M A I CHƯƠNG 3, 8 14. ThS. LÊ TH I TH Ú Y NG A CHƯƠNG 18 15. ThS. Đ IN H V Ã N QUẾ CHƯƠNG 20 16. ThS. TỐNG TH I T H A N H T H A N H CHƯƠNG 16 17. TS. TR ẦN Q UANG TIỆP CHƯƠNG 9 18. TS. ĐỎ T H I NGOC TU Y Ế T CHƯƠNG 1, 16 19. ThS. NG UYÊN H Ữ U ƯỚC CHƯƠNG 6 20. ThS. NGÔ NGỌC V Â N CHƯƠNG 14 21. TS. TRƯƠNG Q UAN G V IN H CHƯƠNG 6 22. ThS. TR ÀN THU YẾN CHƯƠNG 12 4
  5. DANH SÁCH HỘI • ĐÒNG NGHIỆM ■ THU “G/7ÍƠ trình Luâí • Hình sư • ” NHIỆM VỤ STT HO V À TÊN • C ơ QUAN TRONG HỘI ĐÒNG 1. PGS.TS. Phạm Hồng Hải Phó Chủ tịch Liên Chủ tịch đoàn Luật sư Hội đồng 2. TS. Dương Thanh Biểu Nguyên phó Viện Phản biện 1 trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 3. TS. Phạm M inh Tuyên p. Chánh án Tòa án Phản biện 2 nhân dân tỉnh Bắc Ninh 4. TS. Trần Văn Luyện Bộ Công an ủ y viên 5. TS. Nguyễn Thanh Phủ Giám đốc Trung tâm ủ y viên Thư ký Thông tin và nghiên cứu khoa học - Học viện Tư pháp 5
  6. BẢNG TỪ VIẾT TẤT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tô tụng hình sự BPTM Biện pháp tha miễn CTTP Câu thành tội phạm KHPL Khoa học pháp lý NCKH Nghiên cứu khoa học NNPQ Nhà nước pháp quyền PLHS Pháp luật hình sự QHXH Quan hệ xã hội TANDTC Tòa án nhân dân tôi cao THAHS Thi hành án hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tô tụng hình sự VKSNDTC Viện kiêm sát nhân dân tôi cao XHCN Xã hội chủ nghĩa 6
  7. LỜI NÓI ĐẦU Pháp luật hình sự nói chung, Bộ luật Hình sự nói riêng, có nhiệm vụ "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyến làm chù của nhân dân, bảo vệ quvển bình đẳng giữa đồng bào c á c dán tộc, bào vệ lợ i ích cùa Nhà nước, quyển và lợ i ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chù nghĩa, chổng mọi hành vi phạm tộ i; đồng thời giáo dục m ọi ngitời ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phỏng ngìra và chống tội phạm ” (Điều 1 Bộ luật Hình sự). Các quy định pháp luật hình sự chi phát huy được ý nghĩa nêu trên nếu nó được hiểu thấu đáo và áp dụng chính xác trong thực tiễn. V ì vậy, việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định pháp luật hình sự là việc làm hết sức cần thiết. Đối với các chức danh tư pháp như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư thì kiến thức về pháp luật hình sự là nền tảng đầu tiên để họ có thể giải quyết vụ án hình sự “ đúng người, đủng tội, đúng pháp luật Là cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp đặc biệt chú trọng cập nhật kiến thức pháp luật mới trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cho học viên. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng đào tạo là những người đã có bằng Cử nhân Luật, nên để thiết kế chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu sao cho việc chuyển tải kiến thức pháp luật không trùng lặp với những nội dung học viên đã được trang bị ờ bậc Cừ nhân là một thách thức đối với Học viện Tư pháp. Với bộ môn K ỹ năng g iả i quyết vụ án hình sự, qua thực tiễn giảng dạy, cho thấy trong quá trình học tập học viên gặp rất nhiều khó khăn do những kiến thức về luật hình sự ở bậc Cử nhân mang tính lý luận, hàn lâm, thiếu vắng những nội dung liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật. V ới mong muốn xây dựng một cuốn tài liệu tham khảo hữu ích, tạo thuận lợi cho quá trình học tập kỹ năng nghề nghiệp của học viên, giúp học viên tiếp cận với các quy định pháp luật hình sự qua góc nhìn của các chức danh tư pháp gắn với thực tiễn áp dụng pháp luật, Học viện Tư pháp biên soạn cuốn Giáo trìn h Lu ật hình sự Việt Nam. Đây là cuốn Giáo trình do các tác già là những nhà khoa học, những nhà hoạt động thực tiễn như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm biên soạn. Khác với Giáo trình luật hình sự cùa các cơ sở đào tạo Cử nhân Luật, các nội dung về những vấn đề chung của pháp luật hình sự, các tội phạm cụ thể được tập thể tác giả đề cập từ góc độ áp dụng pháp luật, nêu rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự. V ới sự nghiêm túc và những nồ lực không ngừng trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả mong muốn cuốn Giáo trình sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy của giảng viên, học viên Học viện Tư pháp, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp cùa mình. 7
  8. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả, ban biên tập đã có nhiều cố gẳng song vì những lý do khách quan, cuốn Giáo trình khó tránh khòi những thiếu sót. Học viện Tư pháp mong nhận được ý kiến đóng góp cùa những nhà khoa học, những nhà hoạt động thực tiễn, các giảng viên, học viên để nội dung cuốn Giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo cùa Học viện Tư pháp cũng như chất lượng giải quyết vụ án hình sự. X in trân trọng g iớ i thiệu cuốn Giảo trình cùng bạn đọc! H à N ội, tháng 4/201 ỉ HỌC VIỆN TƯ PHÁP 8
  9. Chương I. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyền íăc cơ bàn của luật hình sự Việt Nam Chương 1 KHÁI NIỆM, NHIỆM v ụ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC c ơ BẢN CỦA LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM Kiến thức nhập môn là cảnh cửa đầu tiên mở đường cho người nghiên cứu tiêp cận với những tr i thức cùa một môn khoa học. Với khoa học luật hình sự, những kiến thức “ nhập môn ” giúp người nghiên cứu có hiểu biết ban đầu về luật hình sự, khoa học luật hình sự đặt nền tảng cho việc nghiên cứu các vẩn đề cụ thể. Chương 1 cùa Giảo trình, với mong muốn mở cánh cửa đầu tiên cho người học, sẽ trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống các vấn đề về khái niệm luật hình sự, đổi tượng và phương pháp điều chinh, chức năng, nguồn, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự; cũng như các vấn đề về khoa học luật hình sự. I. KHÁI NIỆM, CÁC LỈNH v ự c THẺ HIỆN, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP ĐIÈU CHỈNH VÀ HỆ THÓNG CỦA LUẬT HÌNH s ự 1. Khái niệm luật hình sự và các lĩnh vực thể hiện của luật hình sự 1.1. K h á i niệm lu ậ t hình sự Xuất hiện ngay từ thời cổ đại và sớm nhất so với tất cả các ngành luật khác trong các hệ thống pháp luật trên thế giới, tên gọi của luật hình sự đã có cội nguồn lịch sử từ rất lâu đời. Chẳng hạn như, thuật ngữ “ luật hình sự ” theo tiếng Latinh cổ là "crim en" (tội phạm) - luật về tội phạm và "poem " (hình phạt) - luật về hình phạt; còn theo tiếng Nga là luật về trách nhiệm phải trả bằng đầu (hay tính mạng, cuộc sống của người phạm tội), vì trong các di tích pháp lý cùa nước Nga cổ (ví dụ: các điều 26, 96-98 Bàng Tòa Pxkốp' thì nội dung của trách nhiệm phải trả bàng đầu thường gắn liền với trách nhiệm cùa chủ thể hành vi nào đó, mà cội nguồn của trách nhiệm ẩy chính là sự "giết chết" hoặc "trả thù bằng máu". Sự phát triển của lịch sử nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau đã cho thấy rằng, từ xưa đến nay khái niệm luật hình sự luôn luôn gắn liền với luật (đạo luật), mà 1 Xem: Pháp luật cùa nước Nga cố, Nxb. Sách pháp lý, Maxcơva, 1984 ( tiếng Nga). 9
  10. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam luật (đạo luật) đó có tính chất bắt buộc chung đối với tất cà các thành viên trong xã hội, được đảm bảo thi hành trong đời sổng hằng ngày bằng sức mạnh cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước khi quy định các điều cấm, các hình phạt và các biện pháp tác động về mặt pháp lý hình sự khác đối với việc xử sự có tính chất tội phạm - việc thực hiện hành vi phạm tội cùa công dân. Hiện nay trong khoa học luật hình sự Việt Nam, về cơ bản khái niệm luật hình sự được hiểu là một ngành luật trong hệ thống pháp luật cùa Nhà nước bao gồm tổng thể (hoặc hệ thống) các quy phạm pháp luật điều chinh các quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, xác định những hành vi nguv hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy , cũng như những vấn đề liên quan đến việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt2. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm "luật hình sự" chúng ta cần hiểu nó trên các bình diện (khía cạnh) khác nhau tương ứng với bốn tư cách như sau: 1) V ớ i tư cách là một môn học được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học Luật; 2) Với tư cách là một chuyên ngành khoa học pháp lý (KHPL) - khoa học luật hình sự; 3) Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật thống nhất của Nhà nước; và 4) V ới tư cách là một đạo luật mà trong đó nhà làm luật quy định những vấn đề tội phạm, trách nhiệm hình sự (TNHS), hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác. Do đó, cần phải đưa ra một định nghĩa khoa học đầy đủ hơn về khái niệm luật hình sự. Trước hết, cần thống nhất luận điểm đã được thừa nhận chung rằng, trong triết học và trong khoa học lý luận chung về pháp luật người ta thường hiểu khái niệm pháp luật theo hai nghĩa: 1) Nghĩa rộng - khi pháp luật được coi là một phạm trù độc lập đứng trên nhà nước và; 2) Nghĩa hẹp - khi pháp luật dược coi là sự tổng hợp các quy phạm do nhà nước ban hành. Từ đó, khái niệm luật hình sự (nói chung) với tính chất là một ngành luật dộc lập có thể được định nghĩa như sau: Luật hình sự là một ngành luật về nội dung (vật chất) trong hệ thống pháp lu ật thống nhất của nhà nước, bao gồm toàn bộ (tổng hợp) các quy phạm pháp lý do cơ quan quyền lực nhà nước có thấm quyển ban hành1 xác định những hành vi nào là nguy hiếm cho xã hội là các tộ i phạm, cơ sở và những điểu kiện cùa TNHS, cũng như các hình phạt, các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác có thể được áp dụng đổi với những người phạm tội, đồng th ờ i quy định trình tự, những điều kiện và các yêu cầu (đòi hỏi) của việc quyết định hình phạt, các căn cứ và các phạm vi 1 Xem: Ngô Ngọc Thủy, Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bàn cùa luật hình sự Việt Nam. Chương /. - Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (Tập thể tác già do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biẽn), Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 7. 2 Xem: Kiều Đình Thụ, Khái niệm, nhiệm vụ cùa luật hình sự và khoa học luật hình sự. Chương I. - Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Tập thể tác già do TSKH. Lẽ Cảm chủ biên), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 10. 10
  11. 9 Chương 1. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tăc cơ bân của luật hình sự Việt Nam (g iớ i hạn) tha miễn TNHS và hình phạt. N ói một cách ngắn gọn, luật hình sự là ngành luật quy định toàn bộ những vấn đề liên quan đến TNHS. Như vậy, từ định nghĩa khoa học của khái niệm luật hình sự đã nêu trên cho thấy, luật hình sự có các đặc điểm cơ bản sau đây: 1) Đặc điểm thứ nhất - luật hình sự là một ngành luật về nội dung trong hệ thống pháp luật thống nhất cùa nhà nước; 2) Đặc điểm thứ hai - luật hình sự bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp lý do cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành (ờ Việt Nam là Quốc hội); 3) Đặc điểm thứ ba - luật hình sự xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là các tội phạm; cơ sở và những điều kiện cùa TNHS, cũng như các hình phạt, các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác có thể được áp dụng đối với những người phạm tội; 4) Và cuối cùng, đặc điểm thứ tư - luật hình sự quy định trình tự, những điều kiện và các yêu cầu (đòi hỏi) của việc quyết định hình phạt, cũng như các căn cứ và các phạm vi (giới hạn) tha miễn TNHS và hình phạt. 1.2. Các lĩn h vưc • thể hiên • của lu ă • t hình sư • Nghiên cứu nội dung các quy phạm pháp lý trong các văn bản luật hình sự (như: BLHS, các đạo luật hình sự khác, v.v...), cũng như tính quyết định xã hội và hiệu quả của luật hình sự trong thực tiễn cho phép khẳng định ràng, thông thường luật hình sự được thể hiện trên ba lĩnh vực sinh hoạt chính được thừa nhận chung sau đây: 1) Pháp luật hình sự (PLHS) thực định; 2) Thực tiễn áp dụng PLHS (mà thực tiễn xét xử là dạng đặc trưng, chủ yếu và quan trọng nhất) và; 3) Khoa học (hay còn gọi là lý luận) luật hình sự. M ồi lĩnh vực thể hiện (sinh hoạt) này của luật hình sự đều có các đặc điềm cơ bản riêng cùa nó và góp phần quan trọng trong việc đưa các quy phạm PLHS trừu tượng vào đời sổng thực tế. * PLHS thực định của một nhà nước là toàn bộ hệ thống Bộ luật Hình sự (BLHS), các đạo luật hình sự khác, các vàn bàn có chứa cúc quy phạm PLHS, v.v... “sản pham của nhà lòm lu ậ t" và có bon đặc điềm cơ bản như sau: - Nó là kết quả cùa thực tiễn hoạt động sáng tạo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hinh sự bởi cơ quan đại diện cao nhất thuộc nhánh quyền lực nhà nước đầu tiên - quyền lập pháp (Quốc hội, Nghị viện, hay Hội đồng lập pháp, v.v...) và được tiến hành theo một trình tự nhất định do luật định. - Nó thường được thể hiện dưới hình thức là các văn bản luật hình sự của nhà nước (như: Bộ luật, đạo luật, pháp lệnh, v.v...). - Nó ghi nhận các quy phạm PLHS quan trọng nhất (như: các nguyên tắc của luật hình sự, cơ sở và những điều kiện của TNHS, v.v...), đồng thời quy định phạm vi (giới hạn) những hành vi bị nhà làm luật coi là các tội phạm (tội phạm hóa) cũng như các loại và các mức hình phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với việc thực hiện các tội phạm ấy (hình sự hỏa). 11
  12. Giáo trình Luật hình sự Việt Isum - Nó là căn cứ pháp lý quan trọng nhất cùa nhà nước (v i dụ: Ở Việt Nam, BLHS hiện hành là căn cứ pháp lý hình sự trực tiếp duy nhất) để các cơ quan bào vệ pháp luật và Tòa án áp dụng trong thực tiễn nhằm giái quyết vấn đề TNHS của người bị coi là có lồi trong việc thực hiện tội phạm (như truy cứu TNHS, định tội danh, quyết định hình phạt, miễn TNHS, miễn hình phạt, v.v...) và bàng cách đó, xử lý nghiêm minh những người phạm tội. * Thực tiền áp dụng PLHS1 là một hình thức cùa thực tiễn pháp lý và nó có những đặc điêm cơ bàn như sau: - Là hoạt động tư pháp hình sự mà trong đó bằng thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án áp dụng các quy phạm PLHS trừu tượne trong luật thực định đối với từng trường hợp cụ thể trong thực tế khách quan. - Mục đích trực tiếp của việc áp dụng PLHS là đảm bảo cho các quy phạm của nó được thực thi một cách hữu hiệu, nhàm bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do cùa con người, cũng như các lợi ích của xã hội và cùa nhà nước, đồng thời thông qua đó để đạt được mục đích cuối cùng - biến các nguyên tẳc tiến bộ của luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền (NNPQ) thành hiện thực, góp phần xây dựng một xã hội công dân. - Kết quả của thực tiễn áp dụng PLHS trong một nhà nước, vì lẽ đó, ở một chừng mực nhất định sẽ cho phép đánh giá một cách tương đối xác thực và khách quan ý thức pháp luật và trình độ văn hóa pháp lý của những cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án nói riêng và các công dân trong xã hội nói chung, cũng như mức độ dân chủ, nhân đạo và pháp chế trong chính nhà nước đó. * Khoa học luật hình sự (hay còn gọ i là lý luận luật hình sự hoặc khoa học pháp lý hình sự) sẽ được nghiên cứu cụ thể ở Phần I I I Chương này. 2. Đổi tượng, mục đích, phương pháp điều chỉnh và hệ thống của luật hình sự 2.1. Đ ố i tư ợng điều chỉnh của lu ậ t hình sự V ới tính chất là một ngành luật độc lập, luật hình sự được phân biệt với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật của một nhà nước bằng chính đối tượng của nó - phạm vi các quan hệ pháp luật mà nó điều chình. Như vậy, đổi tượng điều chinh của luật hình sự là các quan hệ xã hội tiêu cực xuất hiện khi có sự việc phạm tội đó là quan hệ giữa hai bên - một bên là người phạm tội, và bên kia là nhà nước mà đại diện là các cơ quan có thẩm 1 Lê Cảm, Định tội danh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/1999, tr. 19. (Khái niệm thực tiễn xét xừ là dạng đặc trưng, chủ yếu và quan trọng nhất của thực tiễn áp dụng PLHS vì chính bẳng thực tiễn xét xử, các quy phạm PLHS trừu tượng (được tạo nên bởi ý chí chủ quan cùa nhà làm luật), được cụ thể hóa vào đời sống xã hội (thực tế khách quan)). 12
  13. Chương I. Khái niệm, nhiệm vụ vù các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam quyền của nó (các cơ quan tư pháp hình sự). Được điều chinh bằng các quy phạm của luật hình sự, các quan hệ xã hội này có hình thức pháp lý là các quan hệ PLHS xác định các quyền và nghĩa vụ cùa những người (các bên) tham gia các quan hệ ấy. 2.2. M ục • đích điểu chỉnh của lu ậ• t hình sự • Mục đích điều chình của bất kỳ một ngành luật nào đều là kết quả trong tương lai mà nhà làm luật mong muốn sẽ đạt được bàng sự điều chinh của ngành luật ấy. Do đó, mục đích cùa luật hình sự chính là thiết lập lại trật tự cùa các quan hệ xã hội đã tồn tại trước khi có việc thực hiện tội phạm, mà các quan hệ xã hội đó bị sự xâm hại của tội phạm gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại, đồng thời trong quá trình thiết lập lại trật tự ấy tất cả các công dân và những người có chức vụ, cũng như các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh các đòi hỏi (yêu cầu) của luật hình sự. Ví dụ: - Người bị kết án treo phái có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ các yêu cầu đirợc quy định tạ i Điều 60 BLHS năm 1999; - K h i có đầy đủ căn cứ cho thấy người phạm tộ i tự ý nứa chừng chấm dứt tộ i phạm, thì tùy từng g ia i đoạn tố tụng hình sự cụ thể tương ứng cơ quan tư pháp hình sự cỏ thầm quyền cùa nhà nước phải tuân thù đòi hỏi tạ i Đ iều 19 BLHS để miễn TNHS cho người đó, vì dạng miễn TNHS được quy định tạ i điều luật ấy là có tính chắt bắt buộc (chứ không ph ải là tùy nghi). - K h i có đầy đù căn cứ được quy định tạ i Điều 29 BLHS hiện hành (như bị cáo “phạm tộ i ít nghicm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhim g chưa đến mức miễn hình p h ạ t"), thì rõ ràng là Tòa án phải quyết định hình phạt cảnh cảo đối với bị cáo, vì đáy cũng là yêu cầu có tinh chất bắt buộc (chứ không ph ái là tùv nghi) đối vớ i Tòa án, v.v... 2.3. P it ương pháp điều chỉn ft của lu ậ t hình sự Trước hết, cần phải nhận thức ràng, sự điều chình về mặt PLHS đối với các quan hệ xà hội bao giờ cũng được thực hiện bởi một cơ chế thống nhất và hoàn chỉnh, mà kết quả cùa cơ chế này (cơ chế điều chinh về mặt PLHS) sẽ phản ánh hiệu quả tác động của luật hinh sự đổi với chính các quan hệ xã hội (Q H XH ) mà nó điều chinh. Nói một cách khác, khi điều chỉnh về mặt PLHS, bao giờ nhà nước cũng thông qua các cơ quan tư pháp hình sư có thẩm quyền để sử dụng một loạt các phương tiện pháp lý đặc thù của ngành luật này (như quy phạm PLHS, các văn bản áp dụng PLHS, các quan hệ PLHS, những hành vi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi các quan hệ PLHS) để tác động đến các 13
  14. Giáo trình Luật hình sự Việt Nant Q H X H nhất định nhằm đạt được mục đích điều chinh của ngành luật này. Như vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay luật hình sự diều chình các Q H X H để bảo vệ nhân thân, các quyền và tự do cùa công dân, cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay khi nghiên cứu phưcmg pháp điều chinh của luật hình sự cần phải thừa nhận rằng, trong khoa học luật hình sự đương đại vẫn còn tồn tại các quan điểm khác nhau. Ví dụ: - M ột sổ nhà hình sự học cùa Liên Xô ừirớc đáy (chẳng hạn: các GS. TSKH Luật ở Bộ môn luật hình sự và Tội phạm học của Khoa Luật - Tntờng Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên M.V.Lômônôxôv - G.A.Kriger, B.A.Kurinôv và ỉu.M.Tkachevxki) coi phương pháp điểu chỉnh của luật hình Sự là: đoi với việc vi phạm điều cam đã được luật quy định, thì việc thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng bị áp dụng dạng cưỡng chế nghiêm khắc hơn cả - hình phạt1. - M ột so nhà hình sự học Việt Nam cho rằng, phương pháp điêu chinh của luật hình sự là phương pháp quyển uy - sử dụng quyên lực nhà nước đổi với người phạm tộ i2 hoặc có quan điếm cho rằng đỏ là cả ba phương pháp - cấm, quy định và ghi nhận quyền3. Phương pháp điều chỉnh của luật sự hình có thể được hiểu là sự truy cứu TNHS người phạm tội cùng với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được quy định trong phạm vi thực hiện quan hệ PLHS. Chẳng hạn, các quan hệ PLHS có tính chất bảo vệ được điều chỉnh bằng phương pháp áp dụng các hiện pháp tác động (tức là các biện pháp cưỡng chế) về mặí pháp lý hình sự như: hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp. 2.4. H ệ thống của lu ậ t hình sự Có thể được định nghĩa là tổng thể các quy phạm PLHS có mổi liên hệ hữu cơ, chặt chẽ, thống nhất với nhau và được phân chia thành hai phần - Phần chung và Phần riêng (hay còn gọi là Phần các tội phạm). Phần chung4 bao gồm các quy phạm PLHS ghi nhận các chế định chủ yếu nhất và 1Xem: Luật hình sự Xô Viết - Phần chung, Nxb. Trường ĐHTHQG Matxcơva, 1981, tr. 4-5 (tiếng Nga). 2 Xem: Sđd, Nxb. Trường ĐHTHQG Matxcơva, 1981, tr. 4-5 tr. 4-5 (tiếng Nga). " Xem cụ thể hơn: Giáo trình luật hình sự Việt Nam cùa Trường Đại học Luật Hà Nội (Sách đã dẫn), tr. 10; Kiều Đình Thụ, Tim hiếu luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đồng Nai, 1998, tr. 10. 4 Xem cụ thể hơn: Đào Trí úc, Luật hình sự Việt Nam (Quyển một) - Những vấn đề chung. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 87-89; Luật hình sự Nga - Phần chung (do các GS. TSKH Luật Kuđriavtxev V.N., Lunhiôv v .v . và Haumôv A .v . chủ biên). Nxb. Luật gia, Matxcơva, 2004, tr. 13-19 (tiếng Nga). 14
  15. Chương 1. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tăc cơ bản cùa luật hình sự Việt Nam điều chinh những vấn đề quan trọng nhất cùa luật hình sự như: 1) Các nguyên tắc của. luật hình sự; 2) Đạo luật hình sự; 3) Tội phạm; 4) Trách nhiệm hình sự; 5) Hình phạt; 6) Các biện pháp từ pháp; 7) Quyết định hình phạt; 8) Trình tự, căn cứ và những điều kiện áp dụng các biện pháp tha miễn trong luật hình sự; 9) Các chế định pháp lý hình sự khác. Phần riêng bao gồm các quy phạm PLHS đề cập đến các cấu thành tội phạm (CTTP) cụ thể, các chế tài pháp lý hình sự cụ thể (loại và mức hình phạt) được quy định đổi với việc thực hiện các tội phạm tương ứng theo các nhóm khách thể loại mà các tội phạm xâm hại đến và gày nên (hoặc đe dọa gây nên) thiệt hại. Bộ luật Hình sự năm 1999 (với tổng số 344 điều) được thông qua trong lần pháp điển hóa thứ hai luật hình sự Việt Nam là sự thể hiện rõ nét nhất hệ thống luật hình sự hiện hành của nước ta vì nó được phân chia rành mạch thành hai phần - Phần chung (10 chương với 77 điều) và Phần các tội phạm (14 chương với 267 điều). II. CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH s ự , CHỨC NĂNG, NGUÒN VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH s ự 1. Các quan hệ pháp luật hình sự và chức năng của luật hình sự 1.1. Các quan hệ pháp lu ậ t hình sự Tổng thề các quan hệ xã hội tạo thành đối tượng điều chinh cùa luật hình sự và về cơ bàn, có thề phân chia chúng thành ba nhóm quan hệ PLHS chính là: 1) Nhóm các quan hệ PLHS mang tính chất bảo vệ; 2) Nhóm các quan hệ PLHS mang tính chất ngăn ngừa chung và; 3) Nhóm các quan hệ PLIIS mang tính chất điều chỉnh. Phân tích các nhóm quan hệ PLHS này cho thấy, mỗi nhóm quan hệ PLHS đều có các đặc điểm riêng như sau: - Nhóm các quan hệ PLHS mang tính chất bảo vệ (còn gọi là ngăn ngừa riêng) có các đặc điểm cơ bàn: 1) Chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội; 2) Được thể hiện bằng việc thực hiện TNHS và hình phạt (mà việc thực hiện ấy liên quan tới việc xác định sự kiện phạm tội), quyết định hình phạt, các biện pháp cường chế về hình sự khác (như các biện pháp tư pháp), hoặc áp dụng việc tha miễn TNHS hay hình phạt. - Nhóm các quan hệ PLHS mang tính chất ngăn ngừa chung các đặc điểm cơ bản: 1) Kìm giữ mọi người tránh khỏi việc thực hiện tội phạm bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt (được quy định trong các quy phạm PLHS); 2) Thiết lập điều cẩm về hình sự chính là biểu hiện sự cưỡng chế nghiêm khẳc nhất của Nhà nước, nên sự vi phạm điều cấm ấy sẽ bị xử lý bằng biện pháp tác động về mặt pháp lý hình sự; 3) Điều cấm về hình sự buộc các công dân 15
  16. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam có trách nhiệm phải tự kìm giữ mình khỏi việc phạm tội và như vậy; 4) Chính nhóm quan hệ PLHS này điều chinh cách xử sự cùa tất cả các thành viên trong xà hội. - Nhóm các quan hệ PLHS mang tính chất điều chình có các đặc điểm cơ bán: 1) Chúng dành cho mọi người các quyền nhất định khi bảo vệ các lợi ích hợp pháp của họ, của người khác, của xã hội hay cùa Nhà nước (như: phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, khi bắt giữ kẻ phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, v.v...); 2) Được hình thành trên cơ sở các quy phạm mang tính chất điều chinh (ví dụ: giữa người phòng vệ chính đáng với cơ quan nhà nước tương ứng có thẩm quyền) và chính chúng điều chinh hành vi (xừ sự) hợp pháp và có ích cho xã hội mà chù thể cùa hành vi đã thực hiện; 3) Tuy nhiên, không phải là tất cả mà chi có một sổ cơ quan đại diện cho nhà nước (các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử) mới có thẩm quyền xác nhận trong từng trường hợp cụ thể hành vi tương ứng nào là phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật. 1.2. Chức năng của lu ậ t hình sự Chức năng cùa bất kỳ một ngành luật nào đều là sự phản ánh nội dung cơ bản cùa các nhiệm vụ mà ngành luật ấy thực hiện để nhằm đạt được mục đích điều chinR cùa nó. Với tính chất là một ngành luật độc lập, luật hình sự có bổn chức năng chính là: 1) Chức năng bào vệ; 2) Chức năng ngăn ngừa; 3) Chức năng điều chinh và; 4) Chức năng giáo dục. M ỗi chức năng này của luật hình sự đều được thể hiện trên các bình diện khác nhau dưới đây: - Chức năng bảo vệ (là chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự) được thể hiện trong việc bảo vệ bằng những biện pháp và phương tiện riêng biệt các lợ i ích của con người, của xã hội và cùa Nhà nước tránh khỏi những sự xâm hại có tính chất tộ i phạm. - Chức nâng ngăn ngừa được thể hiện trong: 1) sự ngăn ngừa riêng của luật hình sự - ngăn ngừa những người đã phạm tội thực hiện tội phạm mới bằng việc áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác kèm theo việc tăng cường sự kiểm tra của xã hội đối với những nguời bị kết án; 2) sự ngăn ngừa chung của luật hình sự - ngăn ngừa những người khác phạm tội bằng sự tác động cùa điều cấm về hình sự và đe dọa áp dụng hình phạt. - Chức năng điều chình được thể hiện trong việc: 1) điều chỉnh các quan hệ xã hội tiêu cực xuất hiện khi có sự kiện phạm tội; 2) đồng thời đảm bảo sụ phối hợp bình thường các quan hệ xã hội tích cực có ý nghĩa và tầm quan trọng hom cả, mà các quan hệ xã hội này được điều chình bằng các ngành luật khác (như luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, v.v...). - Chức nâng giáo dục được thể hiện trong việc giáo dục các công dân ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chình pháp luật, cũng như ý thức đấu tranh phòng và chổng tội phạm. 16
  17. Chương ỉ. K h á i niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bùn cùa lu ậ t hình sự Việt Nam 2. Nguồn và nhiệm vụ của luật hình sự 2.1. Nguồn của luật hình sự * Việc nghiên cứu nguồn của luật hình sự trong một nhà nước cỏ ý nghĩa xã hội pháp lý quan trọng ở chỗ, việc nghiên cứu đó sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ được: - Hệ thống các nguồn luật hình sự trong nhà nước đó như thể nào (?) - chỉ có BLHS với tỉnh chất là nguồn duy nhất, hay cà đạo luật khác và các pháp lệnh của cơ quan lập pháp, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật cùa cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp (Toà án) mà trong đó có chứa các quy phạm PLHS (gọi tắt là các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất hình sự) nữa. Ví dụ: Các án lệ của Tòa án hay và nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất PLHS của cơ quan xét xử cao nhất của đất nước có thể được coi là neuồn của luật hình sự hay không? - Những căn cử pháp lý hình sự của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm - cơ sở cùa TNHS, các hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào của nhà nước ?. - Nó cho phép đánh giá được ở một chừng mực nhất định mức độ dân chủ, pháp chế và bào vệ các quyền và tự do cùa con người trong nhà nước đó ra sao và đến đâu ?v.v... * Khái niệm và hệ thống các nguồn của luật hình sự V iệ t Nam. Khái niệm nguồn của luật hình sự V iệ t Nam có thể được định nghĩa là hệ thống các văn bản quy phạm PLHS và các vãn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan gián tiếp đến việc đấu tranh chống tội phạm mà căn cứ vào đó các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cùa Nhà nước giải quyết những vấn đề về TNHS và quyết định hình phạt đối v ớ i người phạm tội, cũng như tha miễn TNHS và hình phạt. Như vậy, từ khái niệm khoa học này về nguồn của luật hình sự cho thấy, hệ thống các nguồn của luật hình sự V iệ t Nam qua các thời kỳ khác nhau (từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay) đều cỏ các đặc điểm khác nhau dưới đây: - Trong thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất (1945-1985) hệ thống các nguồn cùa luật hình sự Việt Nam có các đặc điểm chủ yếu như sau: + Đặc điểm thứ nhất - nguồn trực tiếp của luật hình sự thời kỳ này là các văn bản quy phạm PLHS đề cập trực tiếp đến việc đấu tranh chổng tội phạm bao gồm một số lượng không nhiều các văn bản chứa các quy phạm của Phần chung và về cơ bản rất nhiều các văn bản chứa các quy phạm cùa Phần riêng luật hình sự. + Đặc điểm thứ hai - nguồn gián tiếp của luật hình sự thời kỳ này là các văn bản quy phạm pháp luật phi hình sự. Các văn bản này đã đề cập đến các lĩnh vực khác nhau củã 17
  18. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam công cuộc xây dựng và phát triển Nhà nước, kinh tế và văn hóa - xã hội mà trong đó có ghi nhận các chế tài pháp lý hình sự đối với việc không chấp hành các đòi hòi có tính chất bắt buộc được ghi nhận trong phần quy định của các quy phạm tương ứng. + Đặc điếm thứ ba - vì những điều kiện khác nhau (về kinh tế-xã hội, chính trị-pháp lý, văn hóa - lịch sử, v.v...) nên các hình thức ban hành của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc hai nguồn (trực tiếp và gián tiếp nêu trên). Trong thời kỳ này không đàm bảo được tính thống nhất và có hệ thống mà trái lại, rất đạ dạng, khác nhau và chồng chéo nhau (từ các văn bản luật như: Hiến pháp, luật, sắc luật, sắc lệnh, v.v... đến các văn bản dưới luật rđur: nghị quyết, nghị định, thông tư, quy chế, quy định, v.v...). + Đặc điểm thứ tư - các chủ thể đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc hai nguồn (trực tiếp và gián tiếp nêu trên) thời kỳ này là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước không chi thuộc nhánh quyền lực lập pháp (Quốc hội và ủ y ban Thường vụ Quốc hội), mà thuộc cả hai nhánh quyền lực còn lại (như: nhánh quyền lực hành pháp - Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, các Bộ trưởng và nhánh quyền lực tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những người đứng đầu hai cơ quan này). - Trong thời kỳ từ sau khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất (1985) đến nay - hệ thống các nguồn của luật hình sự Việt Nam có các đặc điểm chủ yếu như sau: + Đặc điểm thứ nhất - nguồn trực tiếp và duy nhất của luật hình sự thời kỳ này chi là BLHS (được thông qua hai lần vào các năm 1985 và 1999) đề cập trực tiếp đến việc đấu tranh chống tội phạm mà trong đó chứa các quy phạm của Phần chung và của Phần riêng luật hình sự. Trong các BLHS của nước ta nhà làm luật ghi nhận không chi các hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị coi là tội phạm, các hình phạt, mà còn cà các chế định pháp lý hình sự khác liên quan trực tiếp đến việc giải quyết những vấn đề về TNHS và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, cũng như tha miễn TNHS và hình phạt. + Đặc điềm thứ hai - nguồn gián tiếp của luật hình sự hiện nay là cả các văn bản quy phạm PLHS khác và các văn bản quy phạm pháp luật phi hình sự. Tuy không đề cập trực tiếp đến những vấn đề nêu trên như BLHS, nhưng ở các mức độ khác nhau có chứa các quy định có liên quan với tính chất hồ trợ cho việc giải quyết những vấn đề về TNHS và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, cùng như tha miễn TNHS và hình phạt. (V í dụ: Tòa án các cấp khi tính thời gian thử thách của án treo cần phải dựa vào những giải thích thống nhất có tính chất chi đạo trong N ghị quyết của Hội đồng Thẩm phán T A N D T C hoặc khi xác định thiệt hại gây nên trong các cấu thành tội phạm (CTTP) về môỉ trường hay các tội xâm phạm ừật tự quản lý kinh tể cần phải tham khảo các quy định tương ứng của luật về bảo vệ môi trường và nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật này hay các văn bản pháp luật kinh tế, v.v...). 18
  19. Chương I. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản cùa luật hình sự Việt Nam + Đặc điểm thứ ba - các hình thức ban hành của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc hai nguồn (trực tiếp và gián tiếp nêu trên) hiện nay tuy cũng đa dạng nhưng về cơ bản đảm bảo được tính thống nhất và có hệ thống, vì văn bản quy phạm pháp luật thuộc nguồn thứ nhất chỉ có BLHS hiện hành, còn các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nguồn thứ hai bao gồm Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, nghị định, v.v...). + Đặc điểm thứ tư - chủ thể ban hành văn bản quy phạm PLHS thuộc nguồn trực tiếp hiện nay chi là cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thuộc nhánh quyền lực lập pháp (vì chi có Quốc hội mới có thẩm quyền thông qua Luật), còn các chù thể ban hành các văn bản quy phạm PLHS và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc nguồn gián tiếp thuộc cả ba nhánh quyền lực (như: nhánh quyền lực lập pháp - Quốc hội và ủ y ban Thường vụ Quốc hội, nhánh quyền lực hành pháp - Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, các Bộ trưởng và nhánh quyền lực tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao (TAN D TC ), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND TC ) và những người đứng đầu hai cơ quan này). 2.2. N hiệm vụ của lu ậ t hình sự Bao giờ nhiệm vụ của luật hình sự cũng được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức năng của ngành luật này nói riêng, cũng như thông qua chính sách hình sự của nhà nước nói chung. Đến lượt mình, với tính chất là chính sách của nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm, chính sách hình sự thường được thể hiện bằng hai hình thức (dạng) hoạt động có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ và hữu cơ với nhau, như hoạt động lập pháp hình sự và hoạt động áp dụng PLHS. Nhiệm vụ của luật hình sự, chính vì thế, có thể được xác định là bảo vệ các lợi ích của con người, cùa xã hội và của nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại khỏi sự xâm hại của tội phạm, cũng như ngăn ngừa riêng - tức là ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm mới của những người đã thực hiện tội phạm nào đó và, ngăn ngừa chung - tức là ngăn ngừa các thành viên khác trong xã hội thực hiện tội phạm, đồng thời giáo dục các công dân ý thức tôn trọng, mân thủ và chấp hành nghiêm chình pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. III. KHOA HỌC LUẬT HÌNH s ự 1. Khái niệm khoa học luật hình sự Nếu như luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật thống nhẩt của nhà nước, thì khoa học luật hình sự (còn gọi là khoa học pháp lý hình sự) V iệt Nam với tính chất là một hình thức nghiên cứu lý luận có thể được định nghĩa là một bộ phận cấu thành của khoa học pháp lý (KHPL), bao gồm hệ thống các tư tưởng và các quan điểm lý luận về lịch sử xuất hiện và hình thành của luật hình sự, về đạo luật hình sự và 19
  20. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam TNHS, về tội phạm và về hình phạt, về các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác, về tính quyết định xã hội và hiệu quà của luật hình sự. về các quv luật, các xu hướng phát triển và hoàn thiện của luật hình sự quốc gia. cũng như về luật hình sự quốc tế và nghiên cứu so sánh luật hình sự cùa nước ngoài. Như vậy, từ khái niệm khoa học luật hình sự trên đây, chúng ta có thể nhận thấy một đặc điểm quan trọng - phạm vi đối tượng của luật hình sự với tính chắt là một khoa học bao giờ cũng rộng hơn phạm vi đối tượng của luật hình sự với tính chất là một ngành luật, vì khoa học luật hình sự là một bộ phận cấu thành của KHPL, bao gồm hệ thống các tư tưởng và quan điểm lý luận với phạm vi các đối tượng nghiên cứu rất rộng lớn, mà cụ thể là: 1) Lịch sử xuất hiện và hình thành cùa luật hình sự; 2) Đạo luật hình sự và TNHS; 3) 'lọ i phạm và hình phạt; 4) Các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác; 5) T p h quyết định xã hội và hiệu quả cùa luật hình sự; 6) Các quy luật, các xu hướng phát trịển và hoàn thiện của PLHS quốc gia; 7) Luật hình sự quốc tế và; 8) Nghiên cứu so sánh luôt hình sự của nước ngoài. Ị 2. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự Ị Trong quá trình nghiên cứu các đối tượng của mình, để thấy rõ hiệu quả cùa các quy phạm và các chế định luật hình sự, đồng thời để nhận thức được một cách sâu sắc và đầy đủ chức năng, bản chất pháp lý và tính quyết định xã hội cùa chúng, khoa học Huật hình sự sử dụng nhiều phương pháp (cách tiếp cận vấn đề) khác nhau. Tuy nhiên, việ:c phân tích các công trình nghiên cứu lý luận trong khoa học luật hình sự của Việt Nam và của nước ngoai cho phép khẳng định ràng, về cơ bản có thể chi ra năm phương pháp nghiên cứu chínỊi được thừa nhận chung thường được sử dụng trong nghiên cứu những v ẩn đề khoa học luật hình sự là: 1) Phương pháp xã hội học; 2) Phương pháp logic hìinh thức; 3) Phương pháp luật học - lịch sử; 4) Phương pháp luật học so sánh và; 5) Phư
nguon tai.lieu . vn