Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Lê Thị Hoài Ân GIÁO TRÌNH LUẬT ĐẦU TƯ Vinh - 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Lê Thị Hoài Ân GIÁO TRÌNH LUẬT ĐẦU TƯ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh – 2011 2 Phân công biên soạn Chủ biên: TS Lê Thị Hoài Ân Từ Chương 1 đến Chương 7 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ 1.1. Khái niệm về đầu tư: Khái niệm đầu tư trong khoa học kinh tế được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là những nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là "chìa khóa" của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng về cả tính chất và mục đích. Tuy vậy, mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh doanh (thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là đầu tư kinh doanh, với bản chất là "sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận". Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong văn bản pháp luật. Luật đầu tư năm 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục địhs kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: "Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư". Luật này còn có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động dầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong qua trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung, và có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác của hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại... Sự khacs biệt cơ bản của hoạt động đầu tư so với các hoạt động thương mại khác thể hiện ở chỗ đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản) nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các điều kiện kacs để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. 1.2. Phân loại đầu tư Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia đầu tư thành các loại khác nhau. Việc phân loại hoạt động đầu tư là rất cần thiết, nhằm lựa chọn các giải pháp kinh tế và pháp lý thích hợp, thúc đẩy và tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư. Từ phương diện pháp lý, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo những tiêu chí cơ bản sau: 4 1.2.1. Căn cứ vào mục đích đầu tư, có thể chia đầu tư thành: Đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh. - Đầu tư phi lợi nhuận: Là việc sử dụng các nguồn vốn để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Dây là các hoạt động đầu tư của Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Ví dụ: Nhà nước đâu tư (từ ngân sách Nhà nước) xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng; các tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt tiêu dùng... - Đầu tư kinh doanh: Là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận. Về phương diện pháp lý, đầu tư kinh doanh có thể được thực hieenjbawngf nhiều hình thức và phương thức tổ chức khác nhau như: đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)... 1.2.2. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - Đầu tư trong nước: Là các hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huuy động từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo Luật đầu tư năm 2005, đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam - Đầu tư nước ngoài (còn gọi là đầu tư quốc tế): Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sự phân biệt giữa đầu tư từ nước ngoài và đaàu tư ra nước ngoài. Theo Luật đầu tư năm 2005 đầu tư từ nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư; Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. 1.2.3. Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp - Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp trong nước có nội dung là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định (như hợp tác kinh doanh, thành lập các loại hình doang nghiệp...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn