Xem mẫu

  1. Chương 8 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN Các giải thuật quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource Management) chịu trách nhiệm chuyển đổi các tăng cường lớp vật lý của HSDPA và HSUPA thành độ lợi dung lượng trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng người sử dụng đầu cuối và tính ổn định của hệ thống. Các chủ đề được trình bày trong chương này bao gồm: Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến của HSDPA Các giải thuật RNC cho HSDPA Các giải thuật nút B cho HSDPA Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến HSUPA Các giải thuật RNC cho HSUPA Các giải thuật nút B cho HSUPA Mục đích chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các giải thuật quản lý tài nguyên cho HSDPA và HSUPA bao gồm các giải thuật dựa trên RNC (Radio Network Controller) và dựa trên nút B. Để hiểu được chương này sinh viên cần đọc kỹ tư liệu được trình bày trong chương, tham khảo thêm các tài liệu [1], [9], [10], [11], [14], [15] và trả lời các câu hỏi cuối chương.
  2. 236 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G 8.1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN CỦA HSDPA Hình 8.1. Tổng quan các giải thuật HSDPA RRM Hình 8.1 trình bày tổng quan các giải thuật HSDPA RRM quan trọng nhất tại RNC và nút B. Tại RNC, các giải thuật HSDPA mới bao gồm ấn định tài nguyên, điều khiển cho phép và quản lý di động. Trong ngữ cảnh này, ấn định tài nguyên là chức năng ấn định công suất và các mã định kênh cho nút B để truyền dẫn HSDPA trong từng ô. Điều khiển cho phép của HSDPA khác với điều khiển cho phép của R3 DCH vì HSDPA dựa trên khái niệm kênh chia sẻ. Quản lý di động cho HSDPA cũng là một chức năng mới, vì số liệu chỉ được phát trong một ô đến UE tại một thời điểm và cần có quản lý bộ đệm hiệu dụng của nút B trong các chuyển giao do kiến trúc phân bố. Các giải thuật HSDPA RRM sẽ được trình bày kỹ hơn trong phần 8.1.1. Tại nút B, cần có một chức năng thích ứng đường truyền HS-DSCH mới để điều chỉnh tốc độ bit của HS-DSCH trong từng TTI phụ thuộc vào chất lượng thu của người sử dụng. Điều khiển công suất kênh HS- SCCH cần thiết để giảm thiểu chi phí công suất trong khi vẫn đảm bảo thu tin cậy. Cuối cùng, bộ lập biểu gói của MAC-hs trong nút B điều khiển tần suất phục vụ các người sử dụng dược phép trên kênh HS- DSCH. Một bộ lập biểu gói MAC-hs được thiết kế tốt có khả năng
  3. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 237 cực đại hóa dung lượng hệ thống trong khi vẫn đảm bảo trải nghiệm thú vị của người sử dụng đầu cuối. Các giải thuật HSDPA RRM mới tại nút B được trình bày trong phần 8.1.2. Lưu ý rằng 3GPP chỉ định nghĩa các giao diện và các yêu cầu hiệu năng tối thiểu của UE. Vì thế các nhà sản suất thiết bị mạng có thể tự mình thiết kế các nút B và các giải thuật RRM dựa trên nút B và dựa trên RRC theo yêu cầu thị trường. 8.2. CÁC GIẢI THUẬT RNC CHO HSDPA 8.2.1. Ấn định tài nguyên Trước khi nút B có thể truyền dẫn số liệu trên HS-DSCH, RNC điều khiển cần ấn định các mã điều khiển và công suất cho truyền dẫn HSDPA. Ít nhất, một mã HS-SCCH với hệ số trải phổ SF=128 và một mã HS-DPSCH với hệ số trải phổ SF=16 phải được ấn định cho nút B. Sử dụng giao thức NBAP (Node B Application Part) được định nghĩa trong 3GPP, RNC và nút B thông báo cho nhau. Các tài nguyên được ấn định bằng các gửi đi một bản tin ‘NBAP: yêu cầu lập lại cấu hình kênh chia sẻ vật lý’ từ RNC điều khiển đến nút B (hình 8.2). Vì thế việc ấn định các mã định kênh cho truyền dẫn HSDPA chỉ yêu cầu báo hiệu giữa RNC và nút B. Nói chung nên ấn định càng nhiều mã HS-DSCH cho nút B càng tốt vì điều này cho phép cải thiện hiệu suất sử dụng phổ tần của HS-DSCH. Tuy nhiên việc ấn định quá nhiều mã HS-DSCH có thể dẫn đến chặn các người sử dụng R3 DCH vì không còn mã để truyền đồng thời các kênh R3 DCH. Rất may là nếu nghẽn mã định kênh bị phát hiện, RNC điều khiển có thể nhanh chóng giải phóng một số mã đã ấn định cho HS-DSCH để ngăn chặn nghẽn các kết nối thoại hay video R3. Hình 8.2. Báo hiệu để ấn định tài nguyên HSDPA
  4. 238 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G Truyền dẫn HS-DSCH đến nhiều người sử dụng đồng thời trong một TTI đòi hỏi nhiều mã HS-SCCH và nhiều mã HS-PDSCH. Thông thường ghép kênh mã là giải pháp hữu ích đối với các kịch bản trong đó một nút B ấn định nhiều mã HS-PDSCH hơn so với số mã được hỗ trợ bởi các đầu cuối HSDPA. Nút B có thể hỗ trợ 10-15 mã HS- PDSCH trong khi đầu cuối HSDPA thường chỉ có thể hỗ trợ 5 mã HS- PDSCH. Giải thuật để ấn định các mã HS-SCCH cho nút B vì thế có thể được rút ra như là một hàm phụ thuộc vào các mã HS-PDSCH được ấn dịnh và các loại HSDPA UE trong ô. Trong hầu hết các trường hợp, tài nguyên đường xuống khan hiếm nhất là công suất. Hình 8.3 cho thấy quỹ công suất đường xuống cho một ô có cả truyền dẫn HSDPA lẫn các kênh R3. Quỹ công suất bao gồm công suất cần cho các kênh chung như P-CPICH, công suất cho các truyền dẫn R3 DCH và công suất cho truyền dẫn HSDPA. Công suất cho các DCH thời gian thực được quản lý bởi điều khiển cho phép của RNC còn công suất DCH phi thời gian thực được điều khiển bởi bộ lâp biểu gói của RNC. Công suất cho DCH phi thời gian thực được đặc trưng như là công suất khả điều khiển, nghĩa là có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi tốc độ bit, trong khi công suất cho các kênh chung và cho DCH thời gian thực được coi là không thể điều khiển. Thí dụ về trường hợp ấn định công suất được minh họa trên hình 8.3. Giả thiết là mô hình RRM theo công suất, giải thuật RNC RRM có nhiệm vụ duy trì tổng công suất cho tất cả các kênh R3 thấp hơn PtxTarget (đích công suất phát). Để có thể thực hiện các sơ đồ này với cả HSDPA, nút B có thể được lập cấu hình để báo cáo các kết quả đo công suất trung bình trên một sóng mang không dùng cho HSDPA (như minh họa trên hình 8.3). Dựa trên các kết quả đo này, RNC có thể tiến hành điều khiển cho phép và lập biểu cho các kênh R3 với truyền dẫn HSDPA đồng thời.
  5. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 239 Công suất phát sóng mang Công suất cực đại Tổng công suất HSDPA PtxTarget R3 phi thời gian Công suất thực không do HSDPA phát R3 thời gian thực Các kênh chung Hình 8.3. Minh họa quỹ công suất đường xuống Có hai tùy chọn chính để ấn định công suất cho từng nút B: Tùy chọn 1. RNC điều khiển ấn định một khối lượng cố định công suất truyền dẫn HSDPA cho từng ô. Sau đó nút B có thể sử dụng công suất này để truyền dẫn HS-SCCH và HS-PDSCH. Sau này RNC có thể cập nhật ấn định công suất truyền dẫn HSDPA tại mọi thời điểm. Tùy chọn 2. Nếu RNC không ấn định tường minh công suất truyền dẫn HSDPA cho nút B, nút B được phép sử dụng toàn bộ công suất thừa trong ô cho truyền dẫn HSDPA. Nghĩa là nút B có thể điều chỉnh công suất truyền dẫn HSDPA sao cho nó bằng công suất phát cực đại trừ đi công suất được sử dụng cho các kênh không phải HSDPA. Hành vi của tùy chọn 1 và tùy chọn 2 được minh họa trên hình 8.4. Lưu ý rằng công suất không phải HSDPA thay đổi theo thời gian do (1) điều khiển công suất nhanh của các DCH, (2) xẩy ra các cuộc
  6. 240 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G gọi thời gian thực mới, (3) kết thúc các cuộc gọi DCH và (4) thay đổi tốc độ bit của các cuộc gọi gói trên DCH. Hình 8.4. Các nguyên lý ấn định công suất Tùy chọn 1 ấn định công suất HSDPA tường minh từ RNC, Tùy chọn 2 ấn định công suất nhanh dựa trên nút B. * Điều chỉnh công suất bởi RNC. Với sử dụng tùy chọn 2, tổng công suất khả dụng có thể được sử dụng tốt hơn, vì nút B có thể nhanh chóng điều chỉnh công suất truyền dẫn HSDPA dựa trên các kết quả đo ngắn hạn công suất hiện đang được sử dụng cho các kênh không phải HSDPA. Vì thế tùy chọn 2 được coi là hấp dẫn hơn tùy chọn 1. Đặc biệt là trong các kịch bản khi tăng tổng công suất sóng mang dẫn đến tăng trực tiếp dung lượng ô. Tuy nhiên trong các kịch bản hạn chế dung lượng, sẽ không nhận được độ lợi dung lượng khi tăng công suất phát nút B cho tất cả các ô trong mạng. Không phục thuộc vào tùy chọn 1 hoặc tuy chọn 2 được chọn cho ấn định công suất HSDPA, RNC luôn luôn điều khiển chia sẻ tổng công suất giữa các kênh HSDPA và các kênh khác. Nếu RNC cho phép tăng công suất trong các kênh không phải HSDPA, chẳng hạn tăng PtxTarget, thì công suất khả dụng cho truyền dẫn HSDPA sẽ thấp
  7. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 241 hơn. Vì thế giải pháp tiên tiến là sử dụng giải thuật động tại RNC, giải thuật này có thể điều chỉnh chia sẻ công suất giữa các kênh HSDPA và các kênh không phải HSDPA dựa trên các thông số chất lượng dịch vụ (QoS) đối với các cuộc gọi đang diễn ra trên hai kiểu kênh này. 8.2.2. Thông số QoS QoS cho các kênh R3 DCH là một hàm phụ thuộc vào loại lưu lượng (TC: Class Traffic) của người sử dụng, ưu tiên sở hữu ấn định (ALC Allocation Retention Priority) và ngoài ra còn có các thông số kênh mang khác của UMTS. Các thông số QoS từ giao diện Iu không khả dụng cho nút B để lập biểu gói MAC-hs. Các thông số mới đã được định nghĩa cho giao diện Iub giữa RNC và nút B. Các thông số QoS của HSDPA trong Iub là: Tốc độ bit đảm bảo (GBR: Guaranteed Bit Rate) Chỉ thị ưu tiên lập biểu (SPI: Scheduling Priority Indicator) Bộ định thời xóa (DT: Discard Timer) Hình 8.5 minh họa các thông số QoS của 3GPP và các giao diện của chúng. 3GPP không định nghĩa cách chuyển đổi các thông số này trong RNC cũng như cách sử dụng các thông số QoS này bởi bộ lập biểu gói MAC-hs. Hình 8.5. Các thông số QoS của 3GPP trong các giao diện Iu-ps và Iub Chỉ thị ưu tiên lập biểu (SPI) nhận các giá trị trong dải [0,1,…,15], trong đó số lớn chỉ thị ưu tiên cao hơn còn số nhỏ chỉ thị ưu tiên thấp hơn. DT đặc tả thời gian cực đại mà gói được phép nhớ đệm trong
  8. 242 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G MAC-hs của nút B trước khi bị xóa. Đối với các loại lưu lượng luồng và hội thoại, thông số HSDPA GBR có thể được thiết lập tùy theo yêu cầu tốc độ bit được đặc tả trong thuộc ngữ UMTS cho loại lưu lượng này. Một SPI cao có thể được ấn định cho dịch vụ luồng video hay các dịch vụ thời gian thực, trong khi các ứng dụng truy nhập internet nói chung có thể được ấn định giá trị SPI thấp. Các đặc tả 3GPP cũng cho phép thực hiện các tùy chọn tiên tiến trong đó SPI được điều chỉnh động trong một phiên gói. Như sẽ xét dưới đây, giá trị của GBR và SPI cho các người sử dụng HSDPA mới khi họ đang yêu cầu truy nhập cũng có thể được sử dụng cho quyết định điều khiển cho phép. 8.2.3. Điều khiển cho phép Điều khiển cho phép là chức năng quyết định có cho phép các đầu cuối HSDPA truy nhập ô hay không và các đầu cuối này sẽ được phục vu bởi HSDPA hay DCH. Quyết định cho phép truy nhập dược thực hiện tại RNC. Trong trường hợp các dịch vụ chuyển mạch kênh (thoại AMR hoặc video) quyết định liên quan đến DCH. Đối với các dịch vụ chuyển mạch gói, giải thuật trong RNC cần xem xét các thông số được đảm bảo bởi mạng lõi cũng như tình trạng tài nguyên nói chung trong mạng. Nếu chỉ lưu lượng nỗ lực nhất với các yêu cầu QoS không chặt chẽ được truyền trên HSDPA, thì giải thuật điều khiển công suất có thể được thực hiện chỉ đơn giản bằng cách kiểm tra sự khả dụng trong RNC và các tài nguyên phần cứng của nút B để phục vụ người sử dụng HSDPA mới. Nếu các dịch vụ đòi hỏi cao hơn với các yêu cầu QoS chặt chẽ hơn thì phải cần đến giải thuật điều khiển cho phép tiên tiến hơn để đảm bảo các yêu cầu QoS cho các người sử dụng HSDPA hiện hữu trong ô cũng như các yêu cầu của người sử dụng mới sau khi cho phép. Hình 8.6 cho thấy thí dụ các các kết quả đo và các thông số sử dụng cho điều khiển cho phép HSDPA trong RNC: nút B báo cáo tổng công suất phát sóng mang trung bình và công suất phát không phải HSDPA. Với hai kết quả đo này, RNC
  9. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 243 có thể tính toán khối lượng công suất phát HSDPA khả dụng trong ô. Nút B báo cáo công suất HSDPA cần thiết để phục vụ các người sử dụng HSDPA hiện hữu với tốc độ bit đảm bảo của họ. Cuối cùng, người sử dụng yêu cầu truy nhập HSDPA sẽ gửi báo cáo đo Ec/N0 của kênh hoa tiêu chung (CPICH) đến RNC. RNC có thể sử dụng kết quả đo này để đánh giá chất lượng tín hiệu HS-DSCH của người sử dụng này. Dựa trên các kết quả đo cùng với các thuộc ngữ (các thông số) QoS của người sử dụng, RNC có thể ước tính liệu có dung lượng HSDPA để cho phép người sử dụng mới truy nhập mà không vi phạm các yêu cầu QoS của các người sử dụng hiện có trong ô hay không. Các nghiên cứu cho thấy giải thuật điều khiển cho phép này hỗ trợ hiệu quả các dịch vụ luồng chất lượng cao và các dịch vụ VoIP trên HSDPA. Cuối cùng cần lưu ý rằng kết quả đo công suất không phải HSDPA từ nút B cũng có thể được sử dụng cho điều khiển cho phép thông thường đối với các kênh R3 đồng tồn tại trên cùng một sóng mang. Hình 8.6. Mô tả các kết quả đo và các thông số áp dụng cho điều khiển cho phép HSDPA 8.2.4. Quản lý di động HSDPA không sử dụng chuyển mạch mềm, vì truyền dẫn HS-DSCH và HS-SCCH chỉ xẩy ra trong một ô được gọi là ‘ô phục vụ HS-DSCH’. RNC quyết định ô phục vụ HS-DSCH cho HSDPA UE. Ô phục vụ là một ô trong tập tích cực của UE. Thay đổi ô phục vụ một cách đồng bộ được hỗ trợ giữa UTRAN và UE. Tính năng này cho phép đảm bảo phủ hoàn toàn và di động hoàn toàn cho HSDPA. Ô
  10. 244 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G phục vụ có thể thay đổi mà không cần cập nhật tập tích cực của người sử dụng đối với các kênh riêng R3 hoặc kết hợp với thiết lập, giải phóng hay lập lại cấu hình các kênh DCH. Thông thường việc thay đổi ô phục vụ HSDPA được thực hiện dựa trên báo cáo kết quả đo từ UE. 3GPP R5 chứa một thủ tục đo mới để thông báo cho RNC về ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất. Trong mục dưới đây ta sẽ xét ngắn gọn các sự kiện đo mới của UE để hỗ trợ di động cho các người sử dụng HSDPA cũng như các thủ tục chuyển giao nội nút B và giữa các nút B đối với HS-DSCH. Cuối cùng ta sẽ xét chuyển giao từ HS-DSCH đến R3 DCH. Chuyển giao với chế độ nén cũng được hỗ trợ cho các người sử dụng HSDPA nhưng không xét trong mục này. 8.2.4.1. Sự kiện đo cho ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất RNC quyết định các ô nào sẽ có mặt trong tập tích cực để truyền dẫn các DCH. RNC phục vụ đưa ra quyết định chuyển giao dựa trên các báo cáo đo kênh CPCH từ UE. Sự kiện đo ‘1d’ được định nghĩa cho HSDPA, nghĩa là thay đổi ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất. Báo cáo kết quả đo về CPICH Ec/N0 của ô tốt nhất được khởi động khi ô tốt nhất thay đổi (hình 8.7). Có thể lập cấu hình sự kiện đo này sao cho tất cả các ô trong tập ứng cử của người sử dụng đều được xét hay chỉ giới hạn sự kiện đo sao cho chỉ có các ô trong tập tích cực đối với các DCH của người sử dụng là được xét. Cũng có thể sử dụng ngưỡng trễ để tránh thay đổi nhanh trong ô phục vụ HS-DSCH đối với sự kiện đo này, cũng như đặc tả dịch ô để ưu tiên cho một số ô chẳng hạn để mở rộng vùng phủ HSDPA của các ô này. Mặc dù các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH thường được khởi động bởi các kết quả đo đường xuống của UE, nhưng chúng cũng có thể được khởi động bởi các kết quả đo đường lên của nút B. Các kết quả đo đường lên của nút B cũng có thể được sử dụng để đảm bảo rằng số liệu không bị mất do phủ sóng đường lên cho ô phục vụ quá tồi. Ô
  11. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 245 phục vụ phải nhận được kênh điều khiển vật lý riêng tốc độ cao vì nó mang thông tin chất lượng kênh (CQI) và các bản tin ACK/NAK. HS- PDCCH không thể sử dụng phân tập vĩ mô và vì thế mức công suất cao hơn cũng như lặp được sử dụng trên HS-DPCCH trong chuyển giao mềm để cải thiện độ tin cậy của báo hiệu. Nếu chất lượng kết nối đường lên đến ô phục vụ trở nên tồi, thì cần thay đổi ô phục vụ HS- DSCH để duy trì báo hiệu đường lên tin cậy. Kết quả đo SIRerror được chuẩn hóa của nút B là một thí dụ đo đường lên có thể sử dụng để khởi động các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH. SIRerror là đo hiệu số giữa tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) trên và SIR đích sử dụng cho điều khiển công suất vòng kín. Vì thế nếu SIRerror quá cao, thì có nghĩa là chất lượng báo hiệu đường lên quá kém trong ô được xét. Hình 8.7. Minh họa đo ô HS-DSCH tốt nhất từ UE 8.2.4.2. Chuyển giao từ HS-DSCH đến HS-DSCH giữa các nút B HSDPA hỗ trợ di dộng cả giữa các đoạn ô của cùng một nút B và giữa hai nút B khác nhau. Chuyển giao giữa các nút B được minh họa
  12. 246 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G trên hình 8.8, trong đó UE chuẩn bị thay đổi ô phục vụ HS-DSCH từ một ô nguồn sang một ô đích. Thủ tục và trễ chuyển giao đối với trường hợp giữa các nút B được minh họa trên hình 8.9. Nút B #1 Nút B #2 RNC phục vụ Ô nguồn tại Ô đích tại nút B #1 nút B # UE chuyển từ nút B #1 sang nút B #2 Hình 8.8. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B. Phân tích trễ giả thiết rằng kênh mang báo hiệu (SRB) được chuyển đổi vào HS-DSCH và kênh riêng đường lên tăng cường (E- DCH) cho đường lên với TTI=10ms. Trước hết, UE gửi báo cáo đo trên SRB khi khởi động sự kiện đo 1d hoàn thành. Truyền dẫn bắt đầu tại thời điểm t1 và RNC nhận được bản tin tại t2. Tiếp theo RNC dành trước các tài nguyên trạm gốc và các tài nguyên Iub cho nút B đích. Dành trước tài nguyên có thể được thực hiện nhanh hơn bằng cách lập cấu hình trước nếu các tài nguyên này đã được đặt trước. Sau khi các tài nguyên này đã sẵn sàng tại thời điểm t3, RNC sẽ gửi bản tin lập cấu hình kênh mang vô tuyến đến UE. Khi này UE này vẫn thu số liệu từ nút B nguồn. Khi UE giải mã bản tin lập lại cấu hình và thời gian tích
  13. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 247 cực đã hết tại thời điềm t4, UE sẽ chuyển từ ô nguồn sang thu từ ô đích. UE bắt đầu nghe HS-SCCH từ ô đích mới. Nó cũng đo chất lượng kênh của ô mới này và giửi các báo cáo CQI đến ô mới. MAC-hs đối với người sử dụng trong ô mới được khởi tạo lại tại thời điểm thay đổi ô và các đơn vị số liệu tải tin (PDU) được nhớ đệm sẽ bị xóa. Đồng thời đơn vị điều khiển luồng trong MAC-hs trong ô đích bắt đầu yêu cầu các PDU từ RNC phục vụ để có thể bắt đầu phát số liệu trên HS- DSCH đến người sử dụng. Đối với RNC cũng có thể phát kép gói đến cả hai nút B trong quá trình chuyển ô. khi RNC nhận được bản tin ‘hoàn thành lập lại cấu hình’ từ UE, nó có thể giải phóng các tài nguyên từ ô nguồn. Hình 8.9. Thủ tục chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B Khoảng trống truyền dẫn được ký hiệu là thời gian B trên hình 8.9 là rất nhỏ vì UE thực hiện thay đổi ô đồng bộ với việc mạng chuyển mạch truyền dẫn từ ô nguồn sang ô đích. Điều này đảm bảo di động êm ả cho dịch vụ thời gian thực trễ thấp như VoIP.
  14. 248 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G Trễ A của thủ tục được định nghĩa là trễ từ thời điểm t1 (khi UE gửi báo cáo kết quả đo) đến thời điểm t4 (khi UE nhận số liệu từ ô mới). Trễ này liên quan đến sự kiện rằng các điều kiện kênh và phađinh thay đổi rất nhanh. Với giả thiết là xác suất phát lại RLC thấp, trễ này là 200-250 ms. Trễ t3-t2 đối với dành trước tài nguyên mạng phụ thuộc vào sự sử dụng cấu hình được lập trước và vào cấu hình mạng vô tuyến. Một cách gần đúng quỹ trễ bằng: t2-t1= 50ms t3-t2= 50ms t4-t3= 50ms tổng cộng: 200-250ms Trước khi thay đổi ô phục vụ HS-DSCH, có thể có một số PDU đối với người sử dụng được nhớ đệm trong MAC-hs nguồn, đây là các PDU chưa từng được phát đến người sử dụng và các PDU treo trong bộ quản lý HARQ hoặc đang đợi ACK/NACK trên HS-DPCCH đường lên hoặc đang đợi phát lại. Các PDU được nhớ đệm trong ô nguồn sẽ bị xóa và chúng có thể được phục hồi bởi các phát lại RLC (điều khiển liên kết vô tuyến) nếu RLC chế độ có công nhận được sử dụng. Khi giao thức RLC nhận thấy rằng các PDU gốc được gửi đến ô nguồn nhưng không được công nhận, nó sẽ khởi đầu phát lại và các phát lại này sẽ chuyển chúng đến ô đích mới. Để giảm trễ truyền dẫn PDU trong giai đoạn khôi phục này, giao thức RLC tại UE có thể được lập cấu hình để gửi trạng thái RLC đến RNC ngay sau khi ô phục vụ HS-DSCH thay đổi. Điều này có nghĩa là giao thức RLC trong RNC có thể ngay lập tức bắt đầu chuyển các PDU đã bị xoá trong ô nguồn trước khi thay đổi ô phục vụ HA-DSCH. Có các ứng dụng không sử dụng các phát lại lớp cao, chẳng hạn các ứng dụng sử dụng giao thức bó số liệu (UDP) và sử dụng chế độ RLC trong suốt hay không công nhận. Các ứng dụng chạy trên chế độ RLC trong suốt và không công nhận như vậy thường là các ứng dụng
  15. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 249 trễ thấp, như VoIP và chúng chỉ sử dụng nhớ đệm rất ngắn trong nút B. Vì thế, số lượng các PDU bị xóa rất nhỏ hoặc bằng không. Các đặc tả 3GPP cũng cho phép truyền kép các PDU từ RNC đến cả hai nút B trong thời gian thay đổi ô để đảm bảo không bị mất gói. 8.2.4.3. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B giữa hai đoạn ô cũng được hỗ trợ (hình 6.10). Thủ tục chuyển giao này cũng giống như chuyển giao giữa các nút B, ngoại trừ việc chuyển các gói được nhớ đệm và việc thu HS-DPCCH đường lên. Hình 8.10. Chuyển giao HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các đoạn ô trong nút B. Giả thiết rằng nút B hỗ trợ duy trì MAC-hs, tất cả các gói PDU cho người sử dụng được chuyển từ MAC-hs trong ô nguồn đến MAC- hs trong ô đích trong khi chuyển giao HS-DSCH. Điều này có nghĩa là
  16. 250 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G trạng thái của bộ quản lý HARQ cũng được giữ nguyên không khởi động bất kỳ phát lại nào trong khi chuyển giao từ HS-DSCH sang HS- DSCH nội nút B. DPCH đường lên sử dụng chuyển giao mềm khi chuyển giao HS- DSCH sang HS-DSCH nội nút B. Trong các điều kiện này, cũng có thể coi HS-DPCCH đường lên đang ở chuyển giao mềm hơn hai đường, vì thế các ngón RAKE để giải điều chế HS-DPCCH được đặt tại cả hai ô trong tập tích cực của người sử dụng. điều này có nghĩa là phủ sóng đường lên của HS-DPCCH được cải thiện đối với các người sử dụng trong chuyển giao mềm hơn. 8.2.4.4. Chuyển giao HS-DSCH sang DCH Chuyển giao từ HS-DSCH sang DCH có thể cần cho các người sử dụng HSDPA khi họ chuyển dịch từ một ô có HSDPA sang một ô không có HSDPA (hình 8.11). Hình 8.11. Thí dụ về chuyển giao HS-DSCH sang R3 DCH
  17. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 251 Sau khi RNC phục vụ quyết định khởi xướng chuyển giao này, bản tin chuẩn bị lập lại cấu hình đường truyền vô tuyến được gửi đến các nút B tham gia, đồng thời bản tin lập lại cấu hình kênh vật lý RRC được gửi đến người sử dụng. Tương tự như đối với chuyển giao HS- DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B, chuyển giao HS-DSCH sang DCH dẫn đến khởi tạo lại các PDU trong MAC-hs trong ô nguồn, sau đó các PDU này được khôi phục lại thông qua phát lại của các lớp cao hơn, chẳng hạn các phát lại RLC. R5 cũng hỗ trợ thực hiện chuyển giao từ DCH sang HS-DSCH. Kiểu chuyển giao này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khi người sử dụng chuyển dịch từ một ô không có khả năng HSDPA sang một ô có khả năng HSDPA. Bảng 8.1 tổng kết các kiểu chuyển giao và các đặc tính của chúng. Bảng 8.1. Các kiểu chuyển giao HSDPA và các đặc tính của chúng HS-DSCH sang HS-DSCH sang HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các HS-DSCH nội nút B DCH nút B Đo cho chuyển Thường là UE nhưng cũng có thể nút B giao Quyết định Bởi RNC phục vụ chuyển giao Các gói không được Các gói được chuyển Các phát lại RLC chuyển. Các phát lại Các phát lại gói từ MAC-hs nguồn từ SRNC được RLC từ SRNC được sang MAC-hs đích sử dụng sử dụng Không, khi chế độ RLC có công nhận Không, khi chế độ được sử dụng hoặc Các mất gói Không RLC công nhận khi phát kép gói trên được sử dụng chế độ RLC không công nhận HS-DPCCH có thể sử HS-DPCCH HS-DPCCH chỉ dụng chuyển giao đường lên được thu bởi một ô mềm hơn
  18. 252 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G 8.3. CÁC GIẢI THUẬT NÚT B CHO HSDPA 8.3.1. Các kỹ thuật thích ứng đường truyền Giải thuật thích ứng đường truyền tại nút B điều chỉnh tốc độ bit phát trên HS-DSCH trong từng TTI cho truyền dẫn của người sử dụng được lập biểu. Trường hợp lý tưởng, tốc độ bit phát của HS-DSCH phải được điều chỉnh như một hàm phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp âm của HS-DSCH trên một TTI mà người sử dụng đầu cuối trải nghiệm. Nguyên lý thích ứng đường truyền của HS-DSCH được minh họa trên hình 8.12. 1)UE báo cáo chất lượng kênh thấp và nút B ấn định tốc độ bit thấp. 2) UE báo cáo chất lượng kênh cao và nút B ấn định tốc độ bit cao Hình 8.12. Nguyên lý thích ứng đường truyền Các nguồn khác nhau gây ra thay đổi HS-DSCH SINR được minh họa trên hình 8.13. Tổng công suất từ ô phục vụ HS-DSCH thay đổi theo thời gian do truyền dẫn của các kênh DCH được điều khiển công suất, kênh vô tuyền đường xuống phụ thuộc thời gian nếu người sử dụng chuyển
  19. Chương 8: Quản lý tài nguyên vô tuyến 253 động và nhiễu từ ô khác tại đầu cuối của người sử dụng cũng thay đổi theo thời gian. Để thích ứng đường truyền HS-DSCH, UE định kỳ phát CQI đến ô phục vụ HS-DSCH trên HS-DPCCH đường lên (xem chương 6). CQI chỉ thị kích thước khối truyền tải cực đại mà UE có thể thu với xác suất tối thiểu 90%. Thông tin này được thông báo qua chỉ số CQI nằm trong dải từ 0 đến 31, trong đó mỗi bước tương ứng với một nấc 1dB trong HS-DSCH SINR. Hình 8.13. Sơ đồ khối cho thấy tín hiệu thu tại đầu cuối HSDPA và báo cáo CQI cho ô phục vụ HS-DSCH Giải thuật thích ứng đường truyền đơn giản sẽ tuân theo các giá trị CQI được báo cáo bởi UE. Tuy nhiên có thể cần phải điều chỉnh CQI do UE báo cáo để bổ sung một khoảng dịch vì các lý do sau. Công suất phát HS-DSCH từ nút B cho người sử dụng có thể khác với công suất phát HS-DSCH mà UE thừa nhận tại thời điểm nó rút ra báo cáo CQI. UE thừa nhận rằng công suất phát HS-DSCH bằng công suất kênh hoa tiêu chung sơ cấp (P-CPICH) cộng Γ, trong đó Γ là thông số khoảng dịch công suất được thông báo cho UE thông qua báo hiệu RRC từ RNC.
  20. 254 Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G Các nghiên cứu về ảnh hưởng trễ phản hồi lên hiệu năng thích ứng đường truyền cho thấy cần sử dụng giải thuật thích ứng đường truyền vòng ngoài để điều chỉnh thêm chỉ số CQI từ người sử dụng trước khi áp dụng nó để điều chỉnh khuôn dạng truyền dẫn HS-DSCH. Giải thuật vòng ngoài có thể dựa trên ACK/NAK từ các lần truyền quá khứ. Giải thuật này điều chỉnh các giá trị khoảng dịch để đạt được xác suất phát lại trung bình đích. Quá nhiều phát lại sẽ bổ sung thêm trễ không cần thiết trong khi quá ít lại biểu thị rằng các kích thước khối truyền không đủ lớn dẫn đến giảm thông lượng một cách không cần thiết. Thích ứng đường truyền HS-DSCH vòng ngoài có thể dựa trên cùng một nguyên lý như các giải thuật điều khiển công suất vòng ngoài của R3. Giải thuật thích HS-DSCH ứng vòng ngoài được tổng kết trong sơ đồ khối trên hình 8.14. Hình 8.15. Sơ đồ khối thích ứng đường truyền tại nút B 8.3.2. Điều khiển công suất Chất lượng thu HS-SCCH tin cậy là quan trọng vì khối truyền tải trên HS-DSCH chỉ có thể được giải mã nếu trước hết HS-SCCH được thu đúng. Vì thế cần ấn định công suất cho truyền dẫn HS-SCCH để đảm bảo thu tin cậy. Mặt khác, cũng cần giảm công suất truyền dẫn HS-SCCH để giảm nhiễu trong mạng. Vì thế cần điều khiển công suất HS-SCCH trong từng TTI, theo đó công suất phát HS-SCCH được
nguon tai.lieu . vn