Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Lát ốp NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2018
  2. BÀI 1: KIỂM TRA, XỬ LÝ NỀN SÀN ĐỂ LÁT A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ có khả năng:  Kiến thức: - Xác định được cốt nền, sàn. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt nền, sàn. - Trình bày được các bước xử lý nền, sàn.  Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ, xử lý được cốt nền, sàn theo yêu cầu.  Thái độ: - Có ý thức tổ chức kỷ luật. - Tập trung, tự giác trong luyện tập. B. NỘI DUNG BÀI HỌC:  Chuẩn bị dụng cụ: cho 1 học sinh Bay, Ống cân nước, Bàn xoa, Thước tầm, Nivô (thước thủy), Thước mét, Búa đẽo, cây đục.  Chuẩn bị vật liệu: Cát vàng, Xi măng, Vữa trát mác 75, Cát, đinh thép. I. Kiểm tra mặt nền, sàn trước khi xử lý. 300 1 2 Hình 1.1: 1. Vaïch moác trung gian; 2.Moá c gaïch laù t - Dùng ống nhựa mền cân nước dẫn cốt trung gian vào xung quanh tường, cột của phòng. Cốt trung gian cao hơn cốt hoàn thiện khoảng 20 cm đến 30 cm. - Từ cốt trung gian đo xuống khỏng 20cm đến 30cm => Xác định cốt mặt lát. II. Xác định cốt mặt nền. - Dựa vào cốt trung gian đã vạch xung quanh tường, cột của phòng ta đo xuống phía dưới để kiểm tra cốt mặt nền. Ví dụ: Nền lát gạch xi măng hoa (như hình vẽ). 1
  3. Để kiểm tra cốt mặt nền trước khi lát, ta phải đo từ cốt trung gian xuống 1 khoảng: 300mm+ 20mm+10mm=330 mm Trong đó: 300mm là khoảng cách từ cốt trung gian đến cốt mặt lát 20mm là chiều dày viên gạch, 10mm là chiều dày lớp vữa gắn kết III. Xử lý mặt nền, sàn lát - Nền đất hoặc cát: + Chỗ cao bạt đi. + Chỗ thấp đổ cát, tưới nước đầm chặt kĩ. - Nền bê tông gạch vỡ: + Nếu nền thấp so với cốt quy định trên 4cm thì tưới nước sau đó đổ thêm lớp bê tông gạch vỡ cùng mác. + Nếu nền thấp so với cốt quy định từ 2÷3cm thì tưới nước sau đó láng 1 lớp vữa XM- Cát mác 75 + Nếu nền cao so với cốt quy định thì phải đục hết những chỗ cao, cạo sạch vữa, tưới nước sau đó láng 1 lớp vữa XM-Cát mác 75 - Nền, sàn bê tông và bê tông cốt thép: +Nếu nền thấp so với cốt quy định trên 4cm thì tưới nước sau đó đổ thêm lớp bê tông đá mạt mác 100. + Nếu nền thấp so với cốt quy định từ 2÷3cm thì tưới nước sau đó láng 1 lớp vữa XM-Cát mác 75 + Nếu nền cao so với cốt quy định thì phải hỏi ý kiến cán bộ kỹ thuật. Nếu nâng cao cốt nền sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cửa đi, cửa sổ. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH : Những lỗi thường gặp Cách phòng tránh Cốt hòan thiện bị sai lệch so - Chuyền cao độ lại cho chính xác. với cốt thiết kế - Đo khoảng cách lại cho chính xác. - Dựa vào cốt trung gian đo xuống kiểm tra cốt nền : + Nếu thấp quá thì bù thêm vữa xi măng hoặc cát Nền chỗ cao chỗ thấp đầm chặt tùy theo nền bê tông hoặc nền cát, đất. + Nếu cao thì gạt bỏ đối với nền cát, đất và nền bê tông gạch vỡ. Đối với sàn thì phải hỏi ý kiến thiết kế. Câu hỏi và bài tập: Câu 1:Trình bày cách xác định cao độ mặt lát, kiểm tra cốt mặt nền. Câu 2: Trình bày cách xử lý mặt nề sàn để lát, những lỗi thường gạp và cách phòng tránh. 2
  4. BÀI 2: LÁT GẠCH DÀY (GẠCH CHỈ, GẠCH BÊ TÔNG) A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ có khả năng: * Kiến thức: - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát gạch dầy. - Trình bày được trình tự lát gạch dầy. * Kỹ năng: - Lát được gạch dầy đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng lát gạch dầy. * Thái độ: - Tập trung, tự giác kiên trì trong học tập. - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. NỘI DUNG BÀI HỌC: Chuẩn bị dụng cụ cho 1 học sinh : Bay xây , Xô mũ nhỏ, Dây cân nước ( ống nhựa mềm), Thước tầm, Ni vô ( thước thủy), dây gai, thước kéo, Búa cao su( vồ gỗ), Máy cắt gạch, Máng đực vữa, leng trộn vữa. Chuẩn bị vật liệu: Vữa xi măng cát vàng mac 75 Gạch thẻ, Gạch bê tông màu.... I. CẤU TẠO VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG 1. Cấu tạo: một số gạch chỉ, gạch bê tông màu Hình 2.1 Một số kiểu lát gạch chỉ 2. Phạm vi sử dụng: Hình 2.2 Một số gạch bê tông màu - Lát những nơi có yêu cầu mỹ quan không cao như: nền kho, đường đi lại trong cơ quan, công viên, vĩa hè......... II. YÊU CẦU KỸ THUẬT: - Yêu cầu về mặt lát: Mặt lát phải đảm bảo yêu cầu về độ phẳng, độ dốc ( nếu có), đọ dính kết tốt với mặt nền lát. - Yêu cầu về mạch lát: đều, thẳng, dính kết dính tốt với viên gạch, chiều dày mạch vữa không lớn quá 1cm. 3
  5. III. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ Chuẩn bị vật tư, cos nền, máy móc thiết bị IV. TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÁT: CÁC NỘI DUNG DỤNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP THỰC YÊU CẦU BƯỚC CÔNG VIỆC VẬT TƯ HIỆN KỸ THUẬT Xếp ướm Dây gai, -Xếp gạch theo chu vi phòng. -Vuông góc, gạch. Bay,Ni vô, thẳng hàng và Bước 1 thước mét, mạch ≤1cm. búa cao su, vữa lát. Lát 4 viên Bay,Ni vô, -Dùng bay rải, dàn vữa xuống - Mặt lát viên gạch mốc búa cao su, nền.Sau đó đặt và điều chỉnh gạch phẳng vữa lát. viên gạch đúng cao độ mặt lát, (độ dốc theo Bước 2 đạt độ ngang bằng ở 4 góc thiết kế). viên gạch (độ dốc theo thiết - Mặt lát viên kế). gạch đúng cao độ. Lát 2 hàng cầu Bay, Ni vô, -Căng dây ở 2 đầu viên mốc - Mặt lát viên búa cao su, để lát những viên gạch của gạch thẳng dây gai, vữa hàng cầu. hàng, phẳng Bước 3 lát. (độ dốc theo thiết kế). - Mạch vữa ≤1cm. Lát các hàng Bay, Ni vô -Căng dây ở 2 đầu hàng cầu - Mặt lát viên bên trong búa cao su, (phía trong hướng ra cửa). gạch thẳng dây gai, vữa -Dùng bay rải, dàn vữa xuống hàng, phẳng lát. nền khoảng 3 đến 5 viên liên (độ dốc theo tiếp. thiết kế). Bước 4 -Đặt gạch theo dây, gõ nhẹ, - Mạch vữa điều chỉnh bằng búa cao su ≤1cm. sao cho ăn theo dây và mép giữa 2 viên gạch phẳng với nhau. Chèn mạch Bay, Nêm -Chờ mặt lát khô sau 48 giờ -Mạch vữa no gỗ, tấm mới tiến hành chèn mạch đầy, chặt. Bước 5 nhựa mềm, - Dùng bay nhỏ chèn vữa -Mặt lát thật vữa xi măng XMCV vào mạch sạch. trắng. - Dùng nêm gỗ chèn vữa chặt 4
  6. vào mạch cho đến khi đầy -Chèn mạch xong tiến hành quét dọn sạch sẽ mặt lát Bảo dưỡng Ống nước -Chờ mạch vữa lát khô sau 24 -Vữa của mặt lát tưới ẩm giờ mới tiến hành bảo dưỡng mạch gắn kết Bước 6 mạch vữa. tốt với gạch,nền. V. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP : NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG CÁCH PHÒNG STT NGUYÊN NHÂN GẶP TRÁNH Mặt lát bị lún, sụt cục bộ -Mặt nền đầm không -Đầm chặt bằng 1 kĩ. máy đầm bàn. Viên lát bị bong bộp -Mạch vữa không chèn - Mạch vữa cần chặt. phải chèn chặt. -Gạch, vữa quá khô. -Vữa phải dẻo, 2 không sỏi sạn và gạch phải ngâm nước trước khi lát. VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP: - Dụng cụ, vật liệu thao tác phải sắp xếp gọn gàng, có thùng chứa tránh rơi rớt. - Không được sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy, …). - Đảm bảo sức khỏe khi làm không được đùa giỡn trong quá trình làm việc./. - Khi sử dụng dụng máy cắt gạch chạy bằng điện nên có khẩu trang, kính bảo hộ và chú ý khi sử dụng điện. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Trình bày quy trình thực hiện lát gạch dày. Câu2: Trình bày những lỗi thường gặp, cách phòng tránh và an toàn lao động khi lát gạch dày. 5
  7. BÀI 3: LÁT GẠCH TRÁNG MEN A. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ có khả năng: * Kiến thức: - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát gạch tráng men. - Trình bày được trình tự lát gạch men. - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại gạch men * Kỹ năng: - Lát được gạch tráng men đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt trát. * Thái độ: - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận, và kiên trì trong học tập. - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. NỘI DUNG BÀI HỌC: Chuẩn bị dụng cụ cho một học sinh: Bay dàn vữa , Thước tầm, Nivô, Dây gai, Máy cắt gạch cầm tay, máy cắt gạch để bàn, Thước mét, Búa cao su, giẻ lau, miếng cao su mỏng, đinh guốc, găng tay cao su. Chuẩn bị vật liệu: Gạch lát phải có cùng xê ri sản xuất, Vữa lát đảm bảo yêu cầu thiết kế. I. CẤU TẠO VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG: 1. Cấu tạo : - Gạch tráng men. - Vữa lót. - Mặt nền hoặc sàn. - Gaïch goám traùng men - Vöõa gaén keá c = 75 daø t Maù y 10 - Vöõa laù ng = 50 ng taïo phaú - Neàn beâtoâ ng gaïch vôõ(hoaë c BTCT) Hình 3.1 Caá u taïo 2. Phạm vi sử dụng: Lát những công trình kiến trúc có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao như: công trình bệnh viện, phòng thí nghiệm hóa dược, phòng mổ, khách sạn, biệt thự,..... II. YÊU CẦU KỸ THUẬT: - Yêu cầu về mặt lát: + Dính kết tốt với nền, viên lát không bị bong bộp + Phẳng, ngang bằng hoặc dốc theo thiết kế + Màu sắc, hoa văn trang trí đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. - Yêu cầu về mạch: đều, thẳng, dính kết dính tốt với viên gạch, chiều dày mạch vữa đảm bảo yêu cầu thiết kế ( hoặc tùy theo từng loại gạch). 6
  8. III. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư. Máy móc thiết bị. Chuyển cao độ theoo thiết kế IV. TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÁT: Bước 1: Láng vữa tạo phẳng: Láng một lớp ữa xi măng dày 20- 25mm sau 24 giờmới tiến hành các bước tiếp theo. Bước 2: Kiểm tra góc vuông của phòng: kiểm tra 1 góc vuông và hai đường chéo hoặc kiểm tra cả 4 góc vuông. Bước 3: Xếp ướm và điều chỉnh hàng gạch theo chu vi phòng. Hình 3.2: 1;2;3;4 Vieâ n gaïch moá c Bước 4: Lát 4 viên gạch mốc:phết vữa định vị 4 viên mốc và căng dây lát 2 hàng cầu theo hướng lùi dần về phía cửa. Bước 5: Căng dây lát hàng gạch nối giữa hai hàng cầu: Căng dây ở 2 đầu hàng cầu (phía trong hướng ra cửa). Dùng bay phết vữa trên bề mặt khoảng 3 đến 5 viên liền. Đặt gạch theo dây, gõ nhẹ, điều chỉnh bằng búa cao su sao cho ăn theo dây và mép giữa 2 viên gạch phẳng với nhau. Mặt lát viên gạch thẳng hàng, phẳng, mạch vữa, độ dốc (theo thiết kế). - Khoảng 3 đến 5 viên dùng nivô kiểm tra độ ngang bằng của diện tích lát 1 7
  9. lần, dùng tay xoa nhẹ giữa hai mép gạch có phẳng mặt với nhau không. Lát đến đâu lau sạch mặt lát bằng giẻ mềm. Bước 6: Cắt gạch: Đặt viên gạch định cắt (viên số 2) lên viên gạch nguyên sau đó chồng viên gạch số 3 (viên thước cữ) và áp sát vào tường. Cuối cùng lấy dao vạch 1 đường lên viên số 2 theo cạnh viên gạch số 3. Cạnh gạch không sứt mẻ, đúng kích thước. Bước 7: Lau mạch và vệ sinh: Chờ mặt lát khô sau 36 giờ mới tiến hành chèn mạch.. Dùng miếng cao su mỏng gạt XM vào khe mạch cho đến khi tràn đầy. Rải 1 lớp cát khô khắp mặt nền để hút khô hồ XM còn lại. Dùng giẻ sạch lau khô, lau sạch nhiều lần trên mặt lát gạch. Mạch vữa no đầy, chặt. Mặt lát thật sạch V. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP: Những lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh - Do rãi vữa không đều kín - Rãi vữa đều kín viên gạch. Viên lát bị bong bộp viên gạch. - Trước khi lát phải ngâm - Gạch và vữa bị khô. gạch, vữa lót phải dẽo. - Vữa bị khô. - Vữa lót phải dẽo. - Dàn vữa không phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. Viên lát bị nứt vỡ - Viên lát mấp mô, gõ mạnh - Bỏ những viên gạch bị gạch nhiều lần. cong vênh, điều chỉnh gạch nhẹ nhàng. - Dàn vữa không đều, phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. - Gạch bị cong vênh, kích - Bỏ những viên gạch bị thước không đều. cong vênh, chọn những viên Mặt lát không phẳng, có cùng kích thước lát vào 1 mạch không thẳng hàng. - Đặt gạch không ngang bằng, không ăn khít với dây. - Đặt gạch cho chuẩn ăn khít với dây. VI. AN TOÀN LAO ĐỒNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP: - Dụng cụ, vật liệu thao tác phải sắp xếp gọn gàng, có thùng chứa tránh rơi rớt. - Không được sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy, …). - Đảm bảo sức khỏe khi làm không được đùa giỡn trong quá trình làm việc./. 8
  10. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Trình bày quy trình thực hiện lát gạch tráng men. Câu2: Trình bày những lỗi thường gặp, cách phòng tránh và an toàn lao động khi lát gạch tráng men. BÀI 4: ỐP GẠCH TRÁNG MEN A. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: * Kiến thức: - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt ốp gạch tráng men. - Xác định được cao độ ốp. - Trình bày được trình tự các bước ốp gạch tráng men. - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại gạch ốp tráng men. * Kỹ năng: - Ốp được gạch tráng men đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt ốp. * Thái độ: - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong luyện tập. - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. NỘI DUNG BÀI HỌC Chuẩn bị dụng cụ cho một học sinh: Bay, Xô nhỏ, Dây cân nước, Thước tầm, Dây gai, Nẹp gỗ (lati), Búa cao su, Quả dọi, Nivô. Chuẩn bị vật liệu: Gạch tráng men có cùng xêri sản xuất, Vữa mác 75. I. CẤU TẠO VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG 1.Cấu tạo: - Lớp vữa lót tạo phẳng bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 ÷100 dày 10÷15mm - Lớp vữa rắn: thường dùng vữa xi măng trộn bột đá mác 100÷150 dày 3÷5mm 2.Phạm vi sử dụng: Gạch để ốp trang trí, mặt đứng công trình kiến trúc, những phòng thí nghiệm, sản xuất hóa dược, bệnh viện, phòng ăn + cộng bếp, phòng tắm + vệ sinh,..... II. YÊU CẦU KỸ THUẬT: - Yêu cầu về cấu tạo: lớp vữa lót đúng Mác, chiều dày thiết kế, đảm bảo độ phẳng. 9
  11. - Yêu cầu mặt ốp: đúng cao độ thiết kế và độ phẳng, Viên ốp phải kết dính tốt với nền, không bị bong bộp, đồng màu, hoa văn (nếu có), Vữa dính kết tốt, không bị bong bộp, gạc ốp không có vết sứt, nứt. - Yêu cầu về mạch: các mạch vữa ngang và dọc phải sắ nét, thẳng, đều đặn và đầy vữa. Mạch vữa phải được lấp đầy bằng ximăng nguyên chất trộn với nước đủ dẻo thành dạng hồ (hoặc sử dụng Lenkote). - Mặt ốp phải phẳng, màu sắc tuân thủ theo thiết kế. III. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư. Máy móc thiết bị. Chuyển cao độ theoo thiết kế IV. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: Bước 1: Vệ sinh, kiểm tra bề mặt ốp về độ phẳng, thẳng đứng. Bước 2 : Xếp ướm để xác định số viên ốp của hàng chân. Xác định cao độ hàng chân và hàng trên cùng. Xác định cao độ của hàng gạch ốp trên cùng. Kẽ một đường nằm ngang theo cao độ vừa xác định, đóng nẹp gỗ dưới hàng chân. Bước 3 : Ốp viên mốc và hàng gạch chuẩn (ốp hàng cầu) : - Phết vữa lót và ốp viên mốc. Dùng nivô kiểm tra độ thẳng đứng của viên mốc, sau đó đóng đinh căng dây hàng cầu. 10
  12. - Phết vữa lót và ốp gạch hàng cầu, đặt gạch dùng búa cao su gõ nhẹ để điều chỉnh mép gạch ăn với dây. Dùng thước tầm và nivô kiểm tra độ phẳng của mặt ốp. Ốp đến đâu lau sạch mặt gạch đến đó. Bước 4 : Ốp các hàng gạch còn lại : Căng dây, phết vữa ốp các hàng trong. Dùng thước tầm và nivô kiểm tra độ phẳng của mặt ốp. Ốp đến đâu lau sạch mặt gạch đến đó. Bước 5 : Ốp các viên gạch nhỡ, các viên gạch ở góc. Bước 6 : Sau khi ốp xong tiến hành lau mạch (chà ron) bằng xi măng trắng và vệ sinh mặt ốp. V. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP : Những lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh - Do rãi vữa không đều kín - Rãi vữa đều kín viên gạch. Viên ốp bị bong bộp viên gạch. - Trước khi lát phải ngâm - Gạch và vữa bị khô. gạch, vữa lót phải dẽo. - Vữa bị khô. - Vữa lót phải dẽo. - Dàn vữa không phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. Viên ốp bị nứt vỡ - Viên lát mấp mô, gõ mạnh - Bỏ những viên gạch bị gạch nhiều lần. cong vênh, điều chỉnh gạch nhẹ nhàng. - Dàn vữa không đều, phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. - Gạch bị cong vênh, kích - Bỏ những viên gạch bị thước không đều. cong vênh, chọn những viên Mặt ốp không phẳng, có cùng kích thước lát vào 1 mạch không thẳng hàng. - Đặt gạch không ngang bằng, không ăn khít với dây. - Đặt gạch cho chuẩn ăn khít với dây. VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP: - Dụng cụ, vật liệu thao tác phải sắp xếp gọn gàng, có thùng chứa tránh rơi rớt. - Không được sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy, …). 11
  13. - Đảm bảo sức khỏe khi làm không được đùa giỡn trong quá trình làm việc. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Trình bày quy trình thực hiện ốp gạch tráng men. Câu2: Trình bày những lỗi thường gặp, cách phòng tránh và an toàn lao động khi ốp gạch tráng men. BÀI 5: ỐP GẠCH TRANG TRÍ A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ có khả năng: * Kiến thức: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của mặt ốp gạch trang trí - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại gạch trang trí. - Trình bày được trình tự các bước ốp gạch trang trí. * Kỹ năng: - ốp được gạch trang trí đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt ốp gạch trang trí. * Thái độ: - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong luyện tập - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. NỘI DUNG BÀI HỌC Chuẩn bị dụng cụ cho một học sinh: Bay, Xô nhỏ, Dây cân nước, Thước tầm, Dây gai, Nẹp gỗ (lati), Búa cao su, Quả dọi, Nivô. Chuẩn bị vật liệu: Gạch tráng men có cùng xêri sản xuất, Vữa mác 75. I. CẤU TẠO, PHẠM VI SỬ DỤNG 1. Cấu tạo: - Lớp vữa lót tạo phẳng bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 ÷100 dày 10÷15mm - Lớp vữa rắn: thường dùng vữa xi măng trộn bột đá mác 100÷150 dày 3÷5mm 2. Phạm vi sử dụng: -Gạch để ốp trang trí, mặt đứng công trình kiến trúc, thường sử dụng để trang trí và đảm bảo vệ sinh cho mảng tường trong nhà những phòng ăn + cộng bếp, phòng tắm + vệ sinh,..... II. YÊU CẦU KỸ THUẬT : - Yêu cầu về cấu tạo: lớp vữa lót đúng Mác, chiều dày thiết kế, đảm bảo độ phẳng. - Yêu cầu mặt ốp: đúng cao độ thiết kế và độ phẳng. Khi kiểm tra bằng thước tầm 2m, khe hở giữa mặt lát và cạnh thước không quá 3mm. - Nếu mặt ốp là gạch hoa trang trí thì phải đúng hình hoa, đúng màu sắc thiết kế. - Viên ốp phải kết dính tốt với nền, không bị bong bộp. 12
  14. - Yêu cầu về mạch: Mạch phải đúng yêu cầu thiết kế về đường mạch, chiều rộng khe, mạch vữa phải được lấp đầy bằng ximăng nguyên chất trộn với nước đủ dẻo thành dạng hồ (có thể sử dụng Lenkote). III. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư. Máy móc thiết bị. Chuyển cao độ theoo thiết kế IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. Công tác chuẩn bị : - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ ốp. - Kiểm tra lớp nền (Lớp vữa trát lót). - Vệ sinh tạo ẩm nền. 2. Trình tự các bước tiến hành : Bước 1: Xác định cao độ hàng chân và hàng trên cùng, kẻ đường năm ngang theo cao độ vừa xác định. Bước 2: Xếp ướm để xác định số viên ốp của hàng chân. Bước 3: Đo vạch xác định số hàng ốp theo chiều cao. Bước 4: Đóng nẹp theo vạch dấu để ốp hàng trên cùng. Bước 5: Đóng nẹp theo dấu để ốp hàng bên dưới. Bước 6 : Sau khi ốp xong tiến hành làm mạch theo thiết kế quy định. Bước 7 : Cắt gạch, ốp các viên gạch nhỡ, các viên gạch gạch ở góc. (Có thể tham khảo quy trình thực hiện ốp gạch tráng men) V. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP : Những lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách phòng tránh - Do rãi vữa không đều kín - Rãi vữa đều kín viên gạch. Viên ốp bị bong bộp viên gạch. - Trước khi lát phải ngâm - Gạch và vữa bị khô. gạch, vữa lót phải dẽo. - Vữa bị khô. - Vữa lót phải dẽo. - Dàn vữa không phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. Viên ốp bị nứt vỡ - Viên lát mấp mô, gõ mạnh - Bỏ những viên gạch bị gạch nhiều lần. cong vênh, điều chỉnh gạch nhẹ nhàng. - Dàn vữa không đều, phẳng. - Dàn vữa cho đều và phẳng. - Gạch bị cong vênh, kích - Bỏ những viên gạch bị thước không đều. cong vênh, chọn những viên Mặt ốp không phẳng, có cùng kích thước lát vào 1 mạch không thẳng hàng. - Đặt gạch không ngang bằng, không ăn khít với dây. - Đặt gạch cho chuẩn ăn khít với dây. 13
  15. VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP: - Dụng cụ, vật liệu thao tác phải sắp xếp gọn gàng, có thùng chứa tránh rơi rớt. - Không được sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy, …). - Đảm bảo sức khỏe khi làm không được đùa giỡn trong quá trình làm việc. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Trình bày quy trình thực hiện ốp gạch trang trí. Câu2: Trình bày những lỗi thường gặp, cách phòng tránh và an toàn lao động khi ốp gạch trang trí. PHỤ LỤC Dựa theo TCVN để nghiệm thu các sản phẩm có thể sử dụng những tiêu chuẩn sau: TCVN 1450:2009, Gạch rỗng đất sét nung. TCVN 1451:1998, Gạch đặc đất sét nung. TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4732:2007, Đá ốp lát tự nhiên. TCVN 6065:1995, Gạch xi măng lát nền. TCVN 6074:1995, Gạch lát granito. TCVN 6476:1999, Gạch bê tông tự chèn. TCVN 7745:2007, Gạch gốm ốp lát bán ép khô. Yêu cầu kỹ thuật Bảng sai số cho phép của mặt ốp( trích TCVN 5674 - 1992) Tên bề mặt ốp và phạm vi tính sai số Mặt ốp ngoài công trình Mặt ốp ngoài công trình Vật Vật liệu đá tự Vật liệu đá tự nhiên Vật liệu nhiên liệu Lượn Mảng gốm Lượn Phẳng Phẳng gốm 1 cong hình sứ cong nhẵn nhẵn sứ cục bộ khố cục bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 Sai lệch mặt ốp theo phương thẳng đứng 2 3 2 2 3 1,5 trên 1mét Sai lệch mặt ốp trên 1tầng nhà 5 10 5 4 8 4 Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và phương thẳng 1,5 3 3 3 1,5 3 1,5 đứng Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và phương thẳng đứng trên suốt chiều 3 5 10 4 3 5 3 dài của mạch ốp trong giới hạn phân đoạn kiến trúc 14
  16. Độ không trùng kít của mạch nối ghép kiến trúc và chi tiết 0,5 1 2 1 0,5 0,5 0,5 trang trí Độ không bằng phẳng theo hai 2 4 3 2 4 2 phương Độ dày mạch ốp 1,5 ±0,5 33±1 10±2 2,5±0,5 1,5 ±0,5 2,5±0,5 2±0,5 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Kỹ thuật nề theo phương pháp Mô-đun - NXB Bộ Xây Dựng - 2009 - Giáo trình Kỹ thuật thi công - NXB Xây Dựng - 2005. - Hỏi đáp về các vấn đề kỹ thuật thi công xây dựng - NXB Đại học quốc gia TPHCM - 2006. - Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình - NXB Đại học mở bán công TPHCM - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ - 2005 15
nguon tai.lieu . vn