Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ THI CÔNG NGHỀ: TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Quảng Ninh, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. BÀI 1. BỐ TRÍ ĐIỂM LƯỚI KHỐNG CHẾ QUAN TRẮC 1. Thiết kế điểm quan trắc Các mốc quan trắc được đặt ở những vị trí đặc trưng cho quá trình lún của công trình và phân phối đều khắp mặt công trình. Mốc được đặt ở vị trí tiếp giáp của các khối kết cấu, bên cạnh khe lún, tại những nới áp lực động lớn, những khu vực có điều kiện địa chất công trình kém ổn định. Nên bố trí các mốc lún ở gần cùng độ cao để thuận lợi cho việc đo và hạn chế ảnh hưởng của một số nguồn sai số trong quá trình thi công lưới. Số lượng và sơ đồ phân bố mốc lún được thiết kế cho từng công trình cụ thể, mật độ điểm mốc phải đủ để xác định được các tham số đặc trưng cho quá trình lún của công trình. Đối với các tòa nhà có kết cấu móng băng, tường chịu lực: Mốc đặt theo chu vi tại vị trí giao của các tường ngang và dọc, qua 10- 15m đặt 1 mốc. Đối với nhà dân dụng công nghiệp kết cấu cột, mốc lún đặt trên các cột chịu lực với mật độ không dưới 3 mốc trên mỗi hướng trục (ngang hoặc dọc). Đối với nhà lắp ghép, mốc lún được đặt theo chu vi tại các vị trí trục nhà với mật độ độ 6 - 8m một mốc. Với công trình có kết cấu móng cọc, mốc được đặt dọc theo trục công trình với mật độ không quá 15m. Trên hình (4.4) đưa ra sơ đồ phân bố mốc lún để quan trắc nhà dân dụng. Đối với công trình dạng tháp (silô, Hình 4.4. Bố trí mốc quan trắc tại tháp truyền thanh truyền hình, ống công trình dân dụng khói....): Mốc được bố trí đều quanh chân đế công trình, số lượng tối thiểu là 4 mốc (hình 4.5) Lưới quan trắc là mạng lưới độ cao liên kết giữa các điểm lún gắn trên công trình và đo nối với hệ thống điểm mốc lưới khống chế cơ sở. Các tuyến đo cần được lựa chọn cẩn thận, bảo đảm sự thông hướng tốt, tạo nhiều vòng khép, các tuyến đo nối với lưới khống chế được bố trí đều quanh công trình. Đặc biệt cố gắng đạt được sự ổn định của sơ dồ lưới trong tất cả mọi chu kỳ quan trắc. Hình 4.5. Bố trí mốc quan trắc tại công trình tháp 1
  4. Hình 4.6. Sơ đồ lưới quan trắc Trên hình (4.6) nêu ví dụ về một lưới quan trắc lún công trình dân dụng với 18 mốc lún gắn trên công trình và 4 mốc khống chế cơ sở (ký hệu từ Rp1 đến Rp4) được thiết kế đặt xung quanh đối tượng quan trắc. 2. Chôn mốc, đánh dấu Trong quan trắc lún công trình, có 2 loại mốc chủ yếu là mốc khống chế (mốc cơ sở) và mốc quan trắc (mốc lún). Đối với các công trình lớn, phức tạp có thể đặt các mốc chuyển tiếp gần đối tượng quan trắc. Mốc khống chế được sử dụng để xác định hệ độ cao cơ sở trong suốt quá trình quan trắc, do đó yêu cầu cơ bản đối với các môc cơ sở là phải ổn đinh, không bị trồi lún hoặc chuyển dịch. Vì vậy, mốc khống chế phải có kết cấu thích hợp, được đặt ở ngoài phạm vi ảnh hưởng của chuyển dịch công trình hoặc đặt ở tầng đất cứng. Mốc quan trắc được gắn cố định vào công trình tại các vị trí đặc trưng cho quá trình lún và cùng trồi lún cùng công trình. 2.1. Mốc khống chế cơ sở Tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác đo lún và điều kiện địa chất nền xung quanh khu vực đối tượng quan trắc, mốc cơ sở dùng cho đo lún có thể được thiết kế theo một trong ba loại mốc: Mốc chôn sâu, mốc chôn nông, mốc gắn tường hoặc gắn nền. Xây dựng hệ thống mốc cơ sở có đủ độ ổn định cần thiết trong quan trắc độ lún cũng như chuyển dịch ngang công trình là công việc phức tạp, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và độ tin cậy của kết quả cuối cùng. a. Mốc chôn sâu Mốc chôn sâu có thể được đặt gần đối tượng quan trắc, nhưng mốc phải đạt được độ sâu ở dưới giới hạn lún của lớp đất nền công trình, tốt nhất là đến tầng đá gốc, tuy vậy trong nhiều trường hợp thực tế có thể đặt mốc đến tầng đất cứng là đạt yêu cầu. Điều kiện bắt buộc đối với mốc chôn sâu là phải có độ cao ổn định trong suốt quá trình quan trắc. Để bảo đảm yêu cầu trên cần có biện pháp tính số hiệu chỉnh dãn nở lõi mốc do thay đổi nhiệt độ, nếu lõi mốc được căng bằng lực kéo thì 2
  5. phải tính đến cả số hiệu chỉnh đàn hồi mốc. Trong thực tế sản xuất thường sử dụng 2 kiểu kết cấu mốc chôn sau điển hình là mốc chôn sâu lõi đơn và mốc chôn sâu lõi kép. * Mốc chôn sâu lõi đơn Mốc chôn sâu lõi đơn có kết cấu gồm các bộ phận chủ yếu như sau (hình 4.7): Ống bảo vệ (1) được đặt trong lỗ khoan đến tầng đá hoặc đất ổn định (2), lõi mốc (3) bằng hợp kim (thường là bằng hợp kim thép- invar hoặc kim loại với hệ số dãn nở nhiệt nhỏ) được đặt trong ống bảo vệ, phần dưới đáy ống được đổ bê tông, lõi mốc được giữ cách ly với thành ống thông qua lớp đệm từ các miếng xốp (4). Ở phía trên đỉnh lõi mốc được gia cố đầu mốc hình chỏm cầu (5), với nắp bảo vệ (6), xung quanh đầu mốc xây dựng hố bảo vệ (7). Do có sự dãn nở chiều dài lõi mốc theo nhiệt độ nên trong mỗi chu kỳ quan trắc cần tính số hiệu chỉnh vào độ cao mốc theo công thức: L =  .L. ( t = to ) (4.3) Hình 4.7. Kết cấu mốc chôn sâu lõi đơn Nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác xác định số hiệu chỉnh chiều dài của mốc (lõi kim loại) là sai số đo nhiệt độ. Để hiệu chỉnh độ cao của mốc do ảnh hưởng của nhiệt độ cần dùng nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ ở nhiều vị trí khác nhau trong lỗ khoan và tính nhiệt độ trung bình của thân mốc. Trong bảng (4.3) đưa ra thông tin về hệ số dãn nở nhiệt của một số kim loại thường được sử dụng để gia công lõi mốc. Bảng 4.3. Hệ số dãn nở nhiệt của một số kim loại (10-5) 3
  6. Kim loại Thép Nikel Platin Đồng Latul  1.25 1.25 0.89 1.80 1.87 Hợp kim invar có hệ số dãn nở nhiệt tương đối nhỏ (cỡ 10-6), tuy nhiên ở Việt Nam vật liệu này hiếm và ít được sử dụng để làm lõi mốc độ cao. Nhược điểm chủ yếu của mốc chôn sâu lõi đơn là ở việc đo nhiệt độ trong thân mốc, vấn đề xác định chính xác nhiêt độ trung bình trong thân mốc là phức tạp và đòi hỏi phải có loại nhiệt kế chuyên dùng. Nhược điểm trên có thể khắc phục được bằng cách sử dụng mốc chôn sâu 2 lõi (mốc chôn sâu lõi kép). * Mốc chôn sâu lõi kép Về cách thức cấu tạo, mốc chôn sâu lõi kép có kết cấu gần giống với mốc lõi đơn, điểm khác biệt duy nhất là mốc chôn sâu có 2 lõi: Một lõi chính và một lõi phụ với hệ số dãn nở nhiệt khác nhau là c và p (hình 4.8). Kết cấu mốc 2 lõi cho phép xác định số hiệu chỉnh vào chiều dài mốc mà không cần phải đo nhiệt độ trong ống thân mốc. Cơ chế hoạt động của mốc chôn sâu lõi kép như sau: Hình 4.8. Kết cấu mốc chôn sâu lõi kép Khi nhiệt độ trung bình trong thân mốc là t, chênh lệch nhiệt độ của thân mốc so với nhiệt độ ở thời điểm kiểm nghiệm là ∆t, dẫn đến độ dãn nở của 2 lõi chính và lõi phụ là: LC = LC t. C  (4.4)  LP = LP t. P Hiệu số dãn nở giữa lói phụ và lõi chính được xác định theo công thức: 4
  7.  = LP − LC = L.t ( P −  C ) Từ đó tính được nhiệt độ ∆t ở thời điểm đo:  t = = K . (4.5) L ( P −  C ) Trong công thức (5.5) hệ số K được tính theo công thức: C K= (4.6)  P − C Có thể gia công sao cho chiều dài lõi mốc chính và mốc phụ bằng nhau (LC= LP = L), khi đó hiệu độ dãn nở giữa 2 lõi chính và lõi phụ ∆ được đo trực tiếp tại thời điểm quan trắc, bằng cách đo chênh cao giữa 2 đầu mốc của các lõi. Mốc chôn sâu có độ ổn định cao, có thể đặt ở gần công trình, tuy nhiên thi công loại mốc này tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí. b. Mốc chôn nông và mốc gắn tường Trong trường hợp đo lún với yêu cầu độ chính xác tương đương với đo cao hạng II, III có thể sử dụng loại mốc chôn nông hoặc mốc gắn tường, gắn nền làm mốc cở sở. Các mốc chôn nông được đặt ở ngoài phạm vi lún của đối tượng quan trắc (cách ít nhất 1,5 lần chiều cao công trình), mốc gắn tường được đặt ở chân cột hoặc chân tường, mốc gắn nền được đặt ở nền của những công trình đã ổn định, không bị lún. Trong khả năng cho phép cố gắng bố trí mốc cơ sở cách đối tượng quan trắc không quá xa để hạn chế ảnh hưởng sai số chuyền độ cao đến các mốc lún gắn trên công trình. Do khả năng ổn định của các mốc chôn nông là không cao nên các mốc loại này được đặt thành từng cụm, mỗi cụm có không dưới 3 mốc. Trong từng chu kỳ quan trắc thực hiện đo kiểm tra giữa các mốc trong cụm và giữa các cụm mốc nhằm mục đích để phân tích, xác định các mốc ổn định nhất làm cơ sở độ cao cho toàn công trình. Trên hình (4.9) nêu sơ đồ kết cấu của một loại mốc chôn nông được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Hình 4.9. Mốc chôn nông dạng ống 5
  8. 2.2. Kết cấu mốc lún (mốc quan trắc) Mốc lún thường có 2 loại: Mốc gắn tường được sử dụng để lắp vào tường hoặc cột công trình và mốc gắn nền. Kết cấu đơn giản của mốc lún dạng gắn cố định lên đối tượng quan trắc là một đoạn thép dài khoảng 15cm hoặc 5- 6cm tùy thuộc vào chiều dày tường (hoặc cột) mà mốc được gắn trên đó. Để tăng tính thẩm mỹ, loại mốc này thường được gia công từ đoạn thép tròn, một phần gắn vào tường, phần nhô ta được gia công hình chỏm cầu để thuận tiện đặt mia khi thực hiện quan trắc (hình 4.10a). Mốc gắn tường loại chìm được kết cấu gồm 2 phần: Một ống trụ rống chôn cố định chìm trong tường và bộ phận đàu đo rời có thể tháo lắp được, trên hình (4.10b) đưa ra sơ đồ kết cấu một loại mốc chìm do giáo sư Piscunov (CHLB Nga) đề xuất thiết kế. Hình 4.10. Mốc gắn tường (a) Loại cố định (b) Loại chìm Các mốc lún đặt ở nền móng công trình gồm 2 loại chính: Một thanh kim loại dài khoảng 60- 100mm, phía trên có chỏm cầu bằng kim loại không rỉ, đường kính 20- 30mm. Mốc có thể được đặt trong ống bảo vệ (đường kính 100mm), trên có lắp đậy (hình 4.11). Hình 4.11. Mốc gắn nền 3. Giao hội 6
  9. Các dạng lưới giao hội (giao hội góc, giao hội cạnh và giao hội góc- cạnh) có thể áp dụng để quan trắc chuyển dịch ngang công trình một cách hiệu quả. Lưới giao hội dễ phù hợp với nhiều dạng địa hình, nhiều loại công trình và triển khai thi công thuận tiện bằng các loại máy toàn đạc điện tử. Khi thiết kế phương án cần cân nhắc, lựa chọn đồ hình giao hội phù hợp, để vừa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật quan trắc, vừa đạt hiệu quả kinh tế của công việc. Phương pháp này được sử dụng khi điều kiện của công trình không thể thành lập được hướng chuẩn và số lượng điểm kiểm tra không nhiều (3- 5điểm) Trong lưới giao hội, máy đo được đặt tại các điểm khống chế cơ sở, tiêu ngắm (hoặc gương) đặt tại các mốc quan trắc. Từ các điểm mốc lưới cơ sở tiến hành đo các yếu tố cần thiết (góc hoặc cạnh) đến tất cẩ các điểm quan trắc trên tuyến. Để quan trắc chuyển dịch ngang bằng phương pháp đo hướng thì phải bố trí ít nhất được 3 điểm cơ sở ở những vị trí ổn định như các điểm I, II, III (hình 24). Trong đó có một điểm (ví dụ điểm III) tạo thành với các điểm kiểm tra 1, 2, 3, 4 một hướng vuông góc với hướng dự kiến chuyển dịch của công trình, còn các góc giao hội không nhỏ hơn 30o. III 1 2 3 4 09 0 0 7 8 II 0 I 6 0 1 0 0 0 3 4 5 0 2 Hình 24. Lưới giao hội trong chuyển dịch ngang Mỗi chu kỳ quan trắc được tiến hành như sau: - Đo kiểm tra độ ổn định của các mốc cơ sở bằng cách giao hội nghịch đến các điểm khống chế sơ sở ở xa (Oi). - Đo góc giữa các điểm cơ sở và điểm kiểm tra, từ đó so sánh kết quả đo giữa các chu kỳ và tính giá tri thay đổi của hướng đến các điểm kiểm tra. Giá trị chuyển dịch của điểm của điểm kiểm tra được tính theo công thức: 7
  10. '' i Qi = li (32)  '' Trong đó: li là khoảng cách từ diểm cơ sở đến điểm kiểm tra i. βi là lượng thay đổi hướng đến. Trong tất cả các chu kỳ quan trắc, các hướng định hướng IO 1, IO1, … phải như nhau. Sai số trung phương xác định chuyển dịch của điểm thứ i được tính theo công thức: m i mQi = li (33)  Nếu các hướng được đo cùng độ chính xác trong các chu kỳ quan trắc thì ta có: li m 2 mQi = (34)  Nhiều kết quả khảo sát lý thuyết và thực nghiệm cho thấy tương quan độ chính xác giữa các đồ hình lưới giao hội góc, giao hội cạnh và giao hội góc- cạnh như sau: - Khi chiều dài cạnh ngắn thì độ chính xác của giao hội góc và giao hội cạnh là tương đương. - Khi chiều dài cạnh tăng lên thì độ chính xác của lưới giao hội góc giảm rất nhanh so với lưới giao hội cạnh, đồng thời độ chính xác của lưới giao hội góc- cạnh cũng không tăng nhiều so với giao hội cạnh. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy: Với các mạng lưới cỡ vừa và lớn (chiều dài trong lưới giao hội dao động trong khoảng 300- 1500m) thì áp dụng giao hội cạnh là có lợi nhất. 4. Đo tọa độ, cao độ điểm 4. 1. Đo đạc xác định tọa độ các điểm đứng quan trắc Trị đo trong lưới gồm có góc và cạnh (có thể là tất cả các góc, tất cả các cạnh hoặc chỉ đo một số góc và cạnh ). Để có được toạ độ các điểm mới, ngoài số liệu đo góc lưới còn phải có các số liệu gốc tối thiểu sau: - Tọa độ một điểm gốc để định vị mạng lưới - Một phương vị gốc để định hướng mạng lưới Tương tự như lưới tam giác đo cạnh, trong lưới này không cần có cạnh gốc để xác định tỷ lệ. Vì tỷ lệ lưới ở đây đã được xác định thông qua các cạnh đo. 8
  11. Việc tính ra toạ độ các điểm mới trong lưới đo cạnh được thực hiện như sau: Từ chiều dài các cạnh và các góc đo sau bình sai, áp dụng định lý cos hoặc sin trong tam giác tính ra các góc chưa được đo. Từ phương vị gốc, kết hợp với giá trị các góc tính chuyền phương vị cho các cạnh khác. Sau khi tính được phương vị cho tất cả các canh, kết hợp với chiều dài các cạnh sau bình sai và toạ độ điểm gốc sẽ tính chuyền toạ độ cho tới tất cả các điểm mới ở trong lưới theo công thức của bài toán thuận. 4.2. Đo xác định độ cao các điểm đứng quan trắc Thuỷ chuẩn hạng III đo bằng một hàng mia, đo theo hai chiều: đo đi và đo về. Thuỷ chuẩn hạng IV đo bằng một hàng mia và chỉ đo một chiều. Mia phải dựng trên các cóc hoặc trên cọc gỗ đóng xuống đất. Cóc mia phải nặng từ 1 đến 2 kg. Quy trình đo tại một trạm máy: 1. Theo dây chỉ trên (1), dưới (2) và giữa (3) đọc số mặt đen mia sau. 2. Theo dây chỉ trên (6), dưới (4) và giữa (5) đọc số mặt đen mia trước 3.Theo dây chỉ giữa (7) đọc số mặt đỏ mia trước. 4. Theo dây chỉ giữa (8) đọc số mặt đỏ mia sau. Nếu dùng máy có vít nghiêng, trước mỗi lần đọc số dùng vít nghiêng chập vạch Parabol thật chính xác. Mỗi số đọc phải ghi ngay vào sổ đo, không tẩy xóa, không sửa chữa và không sao chép vào sổ đo. Sau khi đọc số cần tính toán và kiểm tra toàn bộ số liệu ngay tại trạm. Tại mỗi trạm máy cần kiểm tra các yếu tố sau: Với thuỷ chuẩn hạng III: - Khoảng cách từ máy đến mia : không lớn hơn 75 m. - Độ chênh khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau không lớn quá 2 m. - Tổng chênh khoảng cách cộng dồn không lớn hơn 5 m. - Chênh lệch hằng số K + đen - đỏ không vượt quá 2 mm. - Độ chênh cao tính theo hai mặt đen và đỏ không vượt quá 3 mm Với thuỷ chuẩn hạng IV: - Khoảng cách từ máy đến mia : không lớn hơn 100 m. - Độ chênh khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau không lớn quá 3 m. - Tổng chênh khoảng cách cộng dồn không lớn hơn 10 m. 9
  12. - Chênh lệch hằng số K + đen - đỏ không vượt quá 3 mm. - Độ chênh cao tính theo hai mặt đen và đỏ không vượt quá 5mm Nếu số liệu đo đạt yêu cầu thì quyết định chuyển máy đến trạm đo tiếp theo. Nếu số liệu đo không đạt yêu cầu thì phải gạch bỏ số liệu và đo lại toàn bộ trạm đó. Tại một trạm có 8 số đọc và 8 số tính toán. Việc tính toán được thực hiện tương tự như ghi sổ và tính toán trong lưới thủy chuẩn kỹ thuật (đã trình bày trong giáo trình Trắc địa cơ sở 1). 10
  13. BÀI 2. LẬP LƯỚI THI CÔNG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH 1. Thiết kế phương án xác định vị trí mặt bằng công trình Lưới khống chế trắc địa trên mặt bằng thi công được thành lập trong xây dựng các nhà cao tầng dân dụng và công nghiệp. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của ngôi nhà, các điểm lưới được chiếu lần lượt theo thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên từng tầng. Hệ thống các mốc cố định các trục ở phía ngoài toà nhà sẽ dần bị mất tác dụng khi công trình được xây cao khỏi mặt đất, che khuất hướng ngắm thông giữa các mốc cùng một trục nằm trên 2 phía đối diện của công trình. Do vậy ngay khi hoàn thành việc đổ bê tông mặt sàn tầng trệt (còn gọi là mặt bằng gốc). Cần phải nhanh chóng thành lập ngay trên đó một lưới bố trí cơ sở nằm ở phía trong công trình. Lưới này dùng cho công tác bố trí trên tầng đầu tiên của toà nhà, các điểm của lưới được chiếu lần lượt theo phương thẳng đứng lên các mặt sàn xây dựng tạo thành hệ thống lưới trục, đảm bảo công tác bố trí chi tiết trên từng tầng. Các mạng lưới khống chế bên ngoài móng và trên mặt bằng thi công được tính trong cùng một hệ toạ độ vuông góc giả định. Lưới khống chế trên mặt bằng thi công có dạng phù hợp với hình dạng mặt bằng của công trình và thường thành lập theo các đồ hình: lưới tứ giác trắc địa đơn, tứ giác trắc địa kép, đa giác trung tâm, có thể sử dụng số liệu gốc tối thiểu của lưới khống chế thi công móng ở bên ngoài công trình. Các cạnh của lưới được bố trí song song và cách trục chính của công trình từ 0,5  1,0m phụ thuộc vào kích thước của cột sao cho tại các điểm của lưới thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác. Chiều dài cạnh của lưới thường từ 20  50m tuỳ thuộc vào kích thước và hình dạng của công trình. Sử dụng các chương trình lập sẵn theo thuật toán bình sai gián tiếp để ước tính độ chính xác của các phương án đo lưới tương tự như lưới khống chế bên ngoài móng. Độ chính xác đo các yếu tố của lưới được xác định dựa trên tiêu chuẩn sai số trung phương vị trí tương hỗ tại vị trí yếu nhất của lưới khoảng 1,5  2mm. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng thi công nên áp dụng phương pháp tam giác đo góc cạnh với thiết bị sử dụng là máy toàn đạc điện tử. Ngoài lưới khống chế mặt bằng, cần lập các điểm khống chế độ cao làm cơ sở cho công tác bố trí trên mặt bằng thi công, đồng thời độ cao các điểm này cũng được chuyền lên các tầng xây dựng để phục vụ công tác bố trí và đo vẽ hoàn công phần trên mặt đất của công trình. Các mốc khống chế độ cao có thể gắn trên móng trong quá trình đổ bê tông hoặc đánh dấu lên các cột nhà tại tầng một của công trình. Để kiểm tra, các tuyến đo nối độ cao cần tạo thành các vòng khép. 11
  14. 2. Chọn điểm sơ bộ đánh dấu trên mặt bằng cơ sở. Vị trí các điểm của lưới trên mặt bằng móng được bố trí từ các điểm khống chế bên ngoài công trình. Có thể chọn các điểm này tại các vị trí hố kỹ thuật của toà nhà để thuận tiện cho việc chiếu lên các tầng. Do đặc điểm mặt bằng móng của toà nhà cao tầng thường không lớn lắm nên chúng ta có thể sơ bộ bố trí các điểm lưới này bằng mắt và thước thép sao cho các điểm được chọn này gần với giá trị thiết kế. Các điểm đã được chọn cần được đánh dấu cẩn thận bằng cách khoan và gắn trực tiếp trên sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại hoặc đục dấu chữ thập mảnh trên tấm kim loại đã được gắn chặt vào sàn bê tông. 3 . Đo đạc các yếu tố trong của lưới. Vì mạng lưới có các cạnh ngắn, cho nên cần có biện pháp để hạn chế tối đa ảnh hưởng của sai số định tâm máy, tiêu ngắm và gương phản xạ. các cạnh của lưới được đo bằng thước thép chính xác đã kiểm nghiệm hoặc máy đo dài độ chính xác cao. Độ chính xác đo cạnh cỡ  0,5mm, với sai số trung phương tương đối là 1:50000. Quá trình đo yêu cầu phải là người có chuyên môn thực hiện và phải tuân thủ các quy định ghi trong tiêu chuẩn và quy phạm của chuyên ngành. Với trường hợp số góc đo lớn hơn 2 vòng cần phải tính ngay giá trị góc trung bình sau mỗi trạm đo, đồng thời kiểm tra biến động của sai số 2C có nằm trong yêu cầu cho phép hay không, độ chênh lệch góc giữa các vòng đo, độ chênh lệch khoảng các giữa lần thuận và đảo và chênh lệch khoảnh cách giữa đo đi, đo về đối hướng. 4. Xử lý số liệu đo đạc. Việc xử lý các số liệu đo đạc được thực hiện theo các bước sau đây: Kiểm tra số liệu đo đạc hiện trường : Bao gồm kiểm tra sổ đo, kiểm tra sai số khép góc, kiểm tra các cạnh trung bình giữa các lần đo đi đo về. Mục đích phát hiện sai số thô tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục sửa chữa hoặc đo lại nếu không đạt yêu cầu, việc kiểm tra cần có 2 người độc lập với nhau. Tính toán số liệu đo : Sau khi không còn sai số thô tiến hành tính toán xử lý toán học các trị đo để xác định toạ độ, độ chính xác vị trí các điểm trong lưới. Công việc này được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng với sự hỗ trợ của máy tính theo các chương trình đã được lập sẵn hiện nay. Cuối cùng, in ấn toạ độ các điểm sau khi tính toán phục vụ cho công tác hoàn nguyên. 5. Hoàn nguyên điểm của lưới về vị trí thiết kế. 12
  15. Sau khi tính toán bình sai lưới vừa đo cần hoàn nguyên các điểm khống chế về vị trí cách trục biên của công trình từ 0,6 m đến 1,0 m. Do phạm vi công trình nhỏ, việc bố trí sơ bộ được thực hiện bằng thước thép hoặc bằng máy điện tử nên yếu tố hoàn nguyên là rất nhỏ. Hơn nữa hệ toạ độ được chọn cho việc thi công nhà cao tầng thường là hệ trục toạ độ giả định songsong với trục của công trình. Vì vậy việc hoàn nguyên có thể thực hiện với độ chính xác cao theo trình tự của ví dụ sau đây( hình 3.16): T1 T1 T D A1 A A T2 Hình 3.16. Sơ đồ bố trí hoàn nguyên Ví dụ : Điểm A của lưới đã được bố trí sơ bộ, đo đạc và tính toán toạ độ, yêu cầu phải hoàn nguyên về vị trí thiết kế A1. Trình tự thực hiện như sau: + Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm A dọi tâm cân bằng máy chính xác ngắm về một điểm khác trong lưới sao cho số đọc trên vành độ ngang là 0O00'00", đánh dấu được điểm T1 cách máy từ 5 đến 10 m (Trường hợp máy có sai số 2C cần phải đo thuận đảo bằng cách sau khi định hướng ở vị trí thuận quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 0O00'00" đánh dấu trên hướng ngắm cách điểm A từ 5 đến 10m một điểm T. Sau đó đảo kính quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 180O00'00" cũng đánh dấu trên hướng ngắm này cách điểm A từ 5 đến 10m một điểm D. Nếu không có sai số 2C thì điểm T và D phải trùng nhau, nhưng có sai số 2C nên 2 điểm này không trùng nhau vì vậy điểm T1 sẽ là điểm giữa của đoạn T và D) + Dùng dây bật mực bật một đường thẳng nối A và T1, đây chính là phương song song với trục X hay N. + Quay máy đi 90o00'00" trên hướng này với khoảng cách 5 đến 10 m ta đánh dấu được điểm T2 (trường hợp máy có sai số 2C các thực hiện như trên sau khi quay máy đi 90o00'00" ở lần thuận thì lần đảo chúng ta quay máy sao cho số đọc trên vành độ ngang là 270O00"00"). +Dùng dây bật mực bật một đường thẳng nối A và T 2 đây chính là phương song song với trục Y hay E. 13
  16. X = X A 1 − X A + Xác định các yếu tố hoàn nguyên: Y = YA 1 − YA + Đặt các giá trị hoàn nguyên lên các trục toạ độ xác định điểm A1 bằng eke và thước thẳng. Với phương pháp này có thể đạt được độ chính xác hoàn nguyên khoảng  1mm + Các toạ độ sau khi hoàn nguyên sẽ được đánh dấu lại trên mặt sàn bê tông bằng các dấu mốc kim loại được khoan đặt vào trong bê tông hoặc dấu chữ thập đục mảnh trên tấm kim loại đã gắn chặt vào sàn bê tông. Các mốc này được khoanh bằng sơn đỏ ghi rõ tên mốc bên cạnh để tiện cho việc sử dụng. + Độ chính xác vị trí điểm sau khi hoàn nguyên. Ta có góc phương vị và khoảng cách hoàn nguyên được tính theo công thức : Y  M = arctg X ; Với dM là cạnh và  M là phương vị cần hoàn dM = X + Y 2 2 nguyên Gọi : mP : là sai số vị trí điểm hoàn nguyên md : là sai số đo khoảng cách thường được đo bằng thước với độ chính xác  1mm m  : là sai số xác định hướng. m 2 Ta có : m P = m d2 + d 2 . ; Trong đó '= 3438 là hằng số phút 2 Như vậy nếu biết được khoảng cách và sai số xác định hướng m  ta có thể tính được sai số vị trí điểm hoàn nguyên, kết quả tính với các khoảng cách và sai số định hướng cho trước thể hiện bằng bảng 3.2: Bảng 3.2. Sai số vị trí điểm trục sau hoàn nguyên m mP mP mP mP mP mP mP (d=0.05 (d=0.10 (d=0.2 (d=0.3m (d=1m) m) m) m) ) (d=0.4m (d=0.5m ) ) 1' 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 1.0mm 10' 1.0mm 1.0mm 1.1mm 1.3mm 1.5mm 1.8mm 3.0mm 20' 1.0mm 1.1mm 1.5mm 2.0mm 2.5mm 3.1mm 5.9mm 60' 1.3mm 2.0mm 3.6mm 5.3mm 7.0mm 8.8mm 17.5mm 14
  17. Theo số lệu tính trên bảng 3.2 với khoảng các hoàn nguyên nhỏ hơn 0.1 m thì sai số định hướng hoàn nguyên cho phép đến 1O. Khi khoảng cách hoàn nguyên càng lớn thì phải định hướng càng chính xác. Do các điểm bên trong của lưới được chọn sơ bộ bằng thước thép và được đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử độ chính xác đo góc từ 1" đến 5 " độ chính xác đo cạnh khoảng vài mm . Vì vậy khoảng cách hoàn nguyên là nhỏ vì vậy có thể đặt máy tại một điểm của lưới (lưới bố trí bên trong). Sau khi dọi tâm cân bằng máy ngắm về một điểm khác trong lưới lấy giá trị 0 O00'00" coi đó là 1 hướng của trục toạ độ trên hướng này đánh dấu một điểm các vị trí đặt mát 5 đến 10 m sau đó bật mực để được hướng thứ nhất, quay máy đi 90 O00'00" ta được hướng trục toạ độ thứ 2 thao tác tiếp theo như cách hoàn nguyên đã nói ở trên ta sẽ lầ lượt hoàn nguyên tất cả các điểm một cách nhanh chóng với độ chính xác yêu cầu. 6. Đo kiểm tra các yếu tố của lưới sau khi hoàn nguyên Dùng máy toàn đạc điện tử dùng chế độ đo toạ độ để kiểm tra các toạ độ của lưới, kiểm tra các góc và các cạnh trường hợp các điểm bị sai số vượt quá hạn sai cho phép thì phải hoàn nguyên lại. Có thể dùng máy kinh vĩ và thước thép để đo đạc kiểm tra các yếu tố sau khi hoàn nguyên. Ghi chép cẩn thận toạ độ các vị trí bị sai lệch để có cơ sở phục vụ xây dựng báo cáo sau này. 15
  18. BÀI 3. LẬP LƯỚI THI CÔNG ĐỘ CAO CÔNG TRÌNH Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các kết cấu xây dựng và thiết bị kĩ thuật với độ chính xác cao, cần phải lập một hệ thống dày đặc các mốc độ cao thi công. Các mốc được gắn trên bệ móng, trên tường hoặc trên các dãy cột nhà đã được lắp dựng. Để thuận lợi cho viêc bố trí về độ cao người ta thường đặt một dãy các mốc độ cao thi công ở cùng một độ cao. Muốn vậy mốc độ cao được chế tạo theo kiểu vít vặn , đầu vít có dạng chỏm cầu. Vít được vặn vào một tấm gá có lỗ khoan ren. Tấm gá được hàn vào cột kim loại hoặc gắn vào lỗ đục trên tường , trên các cột bê tông...ở mức độ cao đã được đặt sơ bộ từ trước. Để đặt được các đầu mốc vào đúng độ cao mong muốn thì phải truyền độ cao từ một mốc thủy chuẩn gần nhất đến từng mốc. Khi đó vặn vít để nâng lên hoặc hạ xuống một cách từ từ mia thủy chuẩn đặt trên nó , đến khi qua máy thủy bình ta nhận được số đọc trên mia đúng bằng số đọc đã được tính toán trước tương ứng với gót mia ở độ cao cần đặt. Sau khi kiểm tra cẩn thận có thể dùng hàn điện để cố định vít vặn với tấm gá (hình 3.24). Độ cao của các mốc thủy chuẩn thi công cần được kiểm tra định kì bằng tuyến đo thủy chuẩn giữa các mốc thủy chuẩn cơ sở. Các phương pháp xác định độ cao thường dùng: 1. Xác định theo phương pháp đo cao hình học Sử dụng phương pháp đo cao hình học từ giữa. Theo hướng từ A đến B (theo chiều mũi tên) ta gọi mia đặt ở A là mia sau và mia đặt ở B là mia trước. Sau khi cân bằng máy để đưa trục ngắm về vị trí nằm ngang, hướng ống kính ngắm về mia sau và dựa vào chỉ ngang giữa 16
nguon tai.lieu . vn