Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: 630 /QĐ-CĐN, ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm 2022 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Lắp đặt mạng điện sinh hoạt này được biên soạn theo chương trình khung đào tạo mô đun nghề tự chọn chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng ở bậc cao đẳng của Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo. Giáo trình trình bày những vấn đề cốt lõi nhất của mô đun kỹ thuật lắp đặt điện. Các bài học được trình bày ngắn gọn, có nhiều ví dụ và hình ảnh minh hoạ. Giáo trình gồm có 6 bài: BÀI 1 – LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG ỐNG NHỰA NỔI BÀI 2 – LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG TƯỜNG BÀI 3 – LẮP ĐÈN TRÒN BÀI 4 – LẮP ĐÈN HUỲNH QUANG BÀI 5 – LẮP QUẠT TRẦN BÀI 6 – LẮP BƠM NƯỚC Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập và bài tập để sinh viên luyện tập. Chúng tôi mong rằng các sinh viên tự tìm hiểu trước mỗi vấn đề và kết hợp với bài giảng trên lớp của giáo viên để việc học môn này đạt hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự động viên của quý thầy, cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như những ý kiến của các đồng nghiệp trong khoa Điện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và hy vọng rằng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học mô đun Lắp đặt mạng điện sinh hoat của trường chúng ta ngày càng tốt hơn. Mặc dù đã rất nỗ lực, song chắc không thể không có thiếu sót. Do dó chúng tôi rất mong nhận được những góp ý sửa đổi bổ sung thêm để giáo trình ngày càng hoàn. An Giang, ngày 05 tháng 04 năm 2022. Chủ biên TRẦN ĐỨC ANH 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang Chương trình mô đun 3 BÀI 1 – LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG ỐNG NHỰA NỔI I. CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN ĐIỆN ................................................................... 8 II. LẮP ĐẶT DÂY DẪN TRONG ỐNG NHỰA NỔI ................................................. 9 BÀI 2 – LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG TƯỜNG I. KÝ HIỆU THIẾT BỊ TRÊN BẢN VẼ 17 II. TỔNG HỢP MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP ............. 25 III. LỰA CHỌN KHẢ NĂNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN .................................. 28 BÀI 3 – LẮP ĐÈN TRÒN I. CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................................... 33 II. LẮP ĐẶT ................................................................................................................ 34 III. SỮA CHƯA HƯ HỎNG ....................................................................................... 35 BÀI 4 – LẮP ĐÈN HUỲNH QUANG I. NGUYÊN LÝ ........................................................................................................... 39 II. LẮP ĐẶT ................................................................................................................ 41 BÀI 5 – LẮP QUẠT TRẦN I. QUI TRÌNH THÁO LẮP QUẠT ............................................................................. 42 II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN LẮP ĐẶT .................................................................... 42 III. SỮ CHỮA HƯ HỎNG........................................................................................... 42 BÀI 6 – LẮP BƠM NƯỚC I. LẮP ĐẶT - VẬN HÀNH MÁY BƠM ..................................................................... 43 II. NHỮNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỮA CHỮA ....................... 45 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT Mã mô đun: MĐ34 Thời gian thực hiện mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT MÔ ĐUN : - Vị trí mô đun: Được bố trí học sau khi học xong các môn học chung và mô đun nghề bắt buộc. - Tính chất mô đun: Là mô đun nghề tự chọn có nội dung, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao động của ngành, vùng, miền. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: * Về kiến thức: - Mô tả được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Giải thích được các sự cố về điện trong mạng điện sinh hoạt. - Phát hiện được các hư hỏng trong mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được các bước trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt. * Về kỹ năng: - Đọc được bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị điện. - Sử dụng được các dụng cụ đo, lắp các thiết bị điện. - Lắp đặt được mạng điện sinh hoạt đạt yêu cầu kỹ thuật. - Đánh giá được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt. - Sử dụng được các dụng cụ thi công an toàn, đúng kỹ thuật. * Về Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác, trong quá trình thực hiện công việc. - Hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc. - Tuân thủ các quy định về nội quy an toàn về điện. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 4
  5. Số Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) TT Tổng Lý Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài Kiểm số thuyết tập tra 1 Lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa 10 2 8 nổi 2 Lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường 10 1 7 2 3 Lắp đèn tròn 2 1 1 4 Lắp đèn huỳnh quang 7 1 6 5 Lắp quạt trần 4 2 2 6 Lắp bơm nước 5 1 2 2 7 Ôn tập 2 2 Tỏng cộng 40 8 28 4 2. Nội dung chi tiết: Bài 1 : Lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi Thời gian: 10giờ Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi * Kỹ năng: - Xác định được vị trí đặt dây và thết bị. - Lắp đặt được dây dẫn đi trong ống nhựa nổi đúng yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng được đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tổ chức được tổ, nhóm lắp đặt đường dây đảm bảo an toàn. 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây. 3. Đánh dấu vị trí đặt dây và thiết bị. 4. Cố định ống nhựa lên vị trí đã xác định. 5. Đặt dây và lắp nắp ống. 6. Kiểm tra và vận hành thử. 5
  6. Bài 2: Lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường Thời gian: 10giờ Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Xác định được vị trí đặt dây và thiết bị. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. * Kỹ năng: - Sử dụng được các dụng cụ đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt - Lắp đặt được dây dẫn đi ngầm trong tường đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện, an toàn khi sử dụng máy cắt. - Hợp tác tốt với nhóm, tổ để thực hiện công việc. 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây. 3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ. 4. Đánh dấu vị trí đặt dây và thiết bị. 5. Xẻ rãnh trên tường. 6. Chôn dây vào rãnh. 7. An toàn lao động. Bài 3 : Lắp đèn tròn Thời gian: 2 giờ Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự đặt. * Kỹ năng: - Xác định được vị trí lắp đèn tròn. - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đèn tròn. - Lắp đèn tròn đạt yêu cầu kỹ thuật. 6
  7. * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Xác định vị trí lắp đèn tròn. 3. Lắp đui đèn. 4. Lắp bóng đèn. 5. Kiểm tra sản phẩm. Bài 4 : Lắp đèn huỳnh quang Thời gian: 7giờ Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự lắp đặt. * Kỹ năng: - Xác định được vị trí lắp đèn huỳnh quang. - Phát hiện được các hư hỏng của đèn trước khi lắp đặt. - Chọn được đèn đúng yêu cầu. - Lắp được đèn huỳnh quang đúng yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Xác định vị trí lắp đèn huỳnh quang. 2. Lắp đui đèn ,tắc te. 3. Cố định máng đèn vào vị trí đã xác định. 4. Lắp bóng đèn. 5. Kiểm tra sản phẩm. Bài 5: Lắp quạt trần Thời gian: 4 giờ Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Xác định được vị trí lắp quạt trần. - Trình bày được trình tự lắp đặt. - Phát hiện được các hư hỏng của quạt trước khi lắp đặt 7
  8. * Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt - Chọn được quạt trần đúng yêu cầu - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. - Hợp tác tốt với người khác để thực hiện công việc 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Xác định vị trí lắp quạt trần. 3. Lắp các chi tiết của quạt trần. 4.Treo quạt vào vị trí đã xác định. 5. Đấu dây vào quạt. 6. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Bài 6: Lắp bơm nước Thời gian: 5giờ Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Phân biệt đúng chủng loại theo mã, ký hiệu trên thiết bị. - Trình bày được trình tự lắp đặt. *Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt - Xác định được vị trí lắp máy bơm nước. - Lắp được máy bơm nước đúng vị trí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công. * Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Xác định vị trí lắp máy bơm nớc. 2. Bắt chặt đế máy bơm vào vị trí đã xác định. 3. Đấu dây máy bơm nước. 4. Kiểm tra, vận hành thử. 8
  9. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Vật liệu: - Vở ghi chép. - Nguyên vật liệu dùng để lắp đặt mạng điện sinh hoạt: ống nhựa các loại ; Dây điện các loại; Băng cách điện . 2. Dụng cụ và trang thiết bị: - Bộ dụng cụ nghề điện : Kìm các loại, tuốc nơ vít các loại. - Khoan bê tông. - Máy cắt gạch. - Búa, đục. - Cưa sắt. - Thước đo mét. - Thang . - Dây an toàn. - Mỏ hàn điện. 3. Các nguồn lực khác: - Phòng học lý thuyết. - Phòng học thực hành. - Xưởng thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: - Đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành trong quá trình học và kết thúc mô đun. 2. Nội dung đánh giá: - Về kiến thức: Được đánh giá qua kết quả bài kiểm tra viết, yêu cầu đạt các mục đích sau: + Đọc và hiểu được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. + Trình bày được các bước công việc trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt. + Trình bày được sự làm việc của một số thiết bị dùng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Về kỹ năng: Được đánh giá thông qua bài thực hành tổng hợp tổ chức theo nhóm , yêu cầu lắp hoàn chỉnh mạng điện sinh hoạt cho một hộ gia đình theo bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. 9
  10. - Về Năng lực, tự chủ và trách nhiệm: Được đánh giá trong quá trình học tập kết hợp với kết quả của kiến thức và kỹ năng để đánh giá sự rèn luyện phấn đấu của mỗi học sinh. VI . HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng mô đun : Chương trình mô đun được áp dụng giảng dạy cho hệ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề Kỹ thuật xây dựng. 2. Hướng dẫn thực hiện mô đun: - Phần lý thuyết tổ chức tại phòng học lý thuyết - Phần thực hành: Hướng dẫn ban đầu thực hiện ở phòng học thực hành ở xưởng thực tập; Hướng dẫn thường xuyên và kết thúc thực hiện ở xưởng thực tập - Phương pháp giảng dậy: + Phần lý thuyết : Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, trực quan + Phần thực hành: Dùng phương pháp giảng giải, thao tác mẫu 3. Trọng tâm của mô đun : - Kỹ thuật lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Sản phẩm sau khi lắp đặt phải đảm bảo đẹp, hoạt động tốt 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình kỹ thuật điện tập 1, tập 2 - Tác giả Nguyễn Oánh - Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000. - Thiết kế lắp đặt điện nhà - Nhà xuất bản Đà nẵng. - Giáo trình điện dân dụng - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2004. 10
  11. BÀI 1 LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG ỐNG NHỰA NỔI A. Mục tiêu: * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi * Kỹ năng: - Xác định được vị trí đặt dây và thết bị. - Lắp đặt được dây dẫn đi trong ống nhựa nổi đúng yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng được đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công * Thái độ: - Cẩn thận , chính xác - Tổ chức được tổ, nhóm lắp đặt đường dây đảm bảo an toàn. 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây. 3. Đánh dấu vị trí đặt dây và thiết bị. 4. Cố định ống nhựa lên vị trí đã xác định. 5. Đặt dây và lắp nắp ống. 6. Kiểm tra và vận hành thử. B. Nội dung: I. CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN ĐIỆN Khi học xưởng và tham gia công tác lắp đặt, sửa chữa điện phải chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra các tai nạn điện đáng tiếc cho bản thân. Thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Khi làm việc với các thiết bị trong mạch điện, cần cắt nguồn điện, nếu cắt bằng công tắc hay rút nắp cầu chì, thì phải thử lại bằng bút thử điện, để xem dây pha (dây lửa) còn hiện diện trong mạch không. - Khi thao tác với các phần mang điện, phải cách điện tốt với đất (như mang dép nhựa, đứng trên ghế gỗ hoặc nhựa khô ráo, thao tác bằng dụng cụ cách điện) Khi đó, không được chạm người vào tường, hay chạm vào người khác đứng trên đất mà không cách điện với đất. - Khi di chuyển các thiết bị mang điện đang làm việc, các dây dẫn bọc đang có điện, cần cắt nguồn điện. - Với các thiết bị mới đưa vào sử dụng, hoặc để lâu mới dùng lại, không được sờ vào vỏ kim loại của thiết bị khi thiết bị đang làm việc, mà phải dùng bút thử điện kiểm tra xem điện có rò ra vỏ kim loại không. - Phải thường xuyên kiểm tra dây nối đất, dây nối trung tính , nhất là vào đầu và cuối mùa mưa. Học sinh quan sát các dụng cụ và thiết bị an toàn điện : Bút thử điện, bộ găng tay cách điện, ủng cao su cách điện, thảm cao su cách điện, sào cách điện… 11
  12. II. LẮP ĐẶT DÂY DẪN TRONG ỐNG NHỰA 1. Đi dây trong ống tròn mềm Trình tự lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm các bước như sau: Bước 1: Xác định vị trí đặt ống - Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc, ổ cắm, đèn. - Xác định đường đi của dây dẫn. - Chọn kích thước ống cần đi. Bước 2: Đặc dây dẫn vào ống - Xác định vị trí chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong ống. - Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào trong ống. - Khi cần rẽ nhánh, trước khi luồn ống tiếp theo cần luồn vòng giữ co. 12
  13. - Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu và đặt luôn co vào chỗ nối ống. - Dùng đinh đóng vào vòng ốp để giữ ống. Bước 3: Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không 2 Đi dây trong ống tròn cứng Trình tự lắp đặt mạch điện với ống tròn cứng gồm các bước như sau: Bước 1: Xác định vị trí đặt ống - Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc, ổ cắm, đèn. - Xác định đường đi của dây dẫn. - Chọn kích thước ống cần đi Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống - Xác định vị trí chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong ống. - Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào trong ống. 13
  14. - Khi cần rẽ nhánh, trước khi luồn ống tiếp theo cần luồn vòng giữ co (Nếu không có co ta dùng lò xo uốn ống để bẻ). - Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu và đặt luôn co vào chỗ nối ống. - Dùng đinh đóng vào vòng ốp để giữ ống hoặc dùng kẹp đở để giữ ống Bước 3: Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không 14
  15. ĐI DÂY TRONG ỐNG VUÔNG Trình tự lắp đặt mạch điện với ống nẹp vuông gồm các bước sau: Bước 1: Xác định vị trí đặt nẹp - Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc, ổ cắm, đèn. - Xác định đường đi của dây dẫn. - Chọn kích thước nẹp cần đi. - Tháo nắp nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí đánh dấu. - Dùng đinh thép để giữ cố định nẹp trên tường đối với tường mới xây, còn đối tường củ đường dây điện được cải tạo lại thì dùng khoan để đóng tắc kê. - Khi rẽ nhánh T thì dùng kéo cắt một bên cạnh của thân nẹp. 15
  16. - Khi cần rẽ nhánh L cần dùng kéo cắt 2 đầu nẹp thẳng đứng và nằm ngang. - Khi đi nẹp ở hai mặt phẳng khác nhau cần dùng kéo cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng thứ 1 45 và mặt phẳng thứ 2 450, khi đó 2 đầu nẹp ráp lại sẽ là 900. 0 Bước 2: Đặt dây dẫn vào nẹp - Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong nẹp. - Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp cùng 1 lúc. Bước 3: Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không. 16
  17. BÀI 2: LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG TƯỜNG A. MỤC TIÊU: - Xác định được vị trí đặt dây và thiết bị. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. - Sử dụng được các dụng cụ đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt - Lắp đặt được dây dẫn đi ngầm trong tường đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện, an toàn khi sử dụng máy cắt. - Hợp tác tốt với nhóm, tổ để thực hiện công việc. B. THỰC HÀNH Trình tự thực hiện theo các qui trình sau: Bước 1: Đảm bảo an toàn lao động Bước 2: Phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật Bước 3: Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây Bước 4: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ Bước 5: Xẻ rãnh trên tường ( theo bản vẽ ) Bước 6: Chôn dây vào rãnh Yêu cầu kĩ thuật của quy trình lắp đặt dây dẫn: - Đường dây song song với vật kiến trúc và cách mặt đất từ 2,5m trở nên. - Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống. - Bảng điện cách mặt đất từ 1,3m – 1,5m. - Khi dây đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.Không luồn dây khác cấp điện áp vào chung 1 ống. Dây dẫn đi xuyên qua tường phải luồn qua ống sứ, hai đầu nhô ra ngoài khỏi tường 10mm. 17
  18. I. Ký hiệu thiết bị điện trên bảng vẽ 18
  19. 19
  20. 20
nguon tai.lieu . vn