Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Lăp đặt hệ thống cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang) Năm 2018
  2. M ỤC L ỤC BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC SINH HOẠT ..................................................................................... 2 I. nhiệm vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt ............................................................................................................................. 2 II. Lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt .......................................................................................................... 2 1.theo chức năng ............................................................................................................................................................... 3 2. theo áp lực nước bên ngoài............................................................................................................................................. 3 3. Đường dẫn nước vào nhà................................................................................................................................................ 6 4. Đồng hồ nước ............................................................................................................................................................... 6 B À I 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SINH HOẠT ............................................................................................ 9 I. Nhiệm vụ và sơ đồ hệ thống thoát nước sinh h ọ oạt ....................................................................................................... 9 1. NHIỆM VỤ VÀ CÁC BỘ PHẬN HTTNSH. ................................................................................................................ 9 2. CẤU TẠO HTTNSH ................................................................................................................................................... 9 BÀI 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA ....................................................................................................... 12 I. Mô tả công việc............................................................................................................................................................... 12 II. Đường ống thoát nước mưa.............................................................................................................................................. 12 III. Yêu cầu kỹ thuật ............................................................................................................................................................ 13 IV. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư.................................................................................................................................... 13 V. Trình tự lắp đặt............................................................................................................................................................... 13 VI. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. ............................................................................................ 14 VII. Công tác an toàn lao động. ......................................................................................................................................... 14 BÀI 4: LẮP ĐẶT THIẾ T BỊ VỆ SINH ............................................................................................................................. 15 I. LẮP ĐẶT XÍ XỔ M ..................................................................................................................................................... 15 1. Mô tả công việ c : ....................................................................................................................................................... 15 3. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư.................................................................................................................................. 17 4. Trình tự lắp đặt ............................................................................................................................................................ 17 5. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. .......................................................................................... 18 6. Công tác an toàn lao động. ........................................................................................................................................ 18 II. LẮP ĐẶT XÍ BỆT ........................................................................................................................................................ 18 1. Mô tả công việc .......................................................................................................................................................... 18 2. Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................................................................................................... 19 III. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư .................................................................................................................................... 19 IV. Trình tự lắp đặt ............................................................................................................................................................. 19 V. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. ............................................................................................. 20 VI. Công tác an toàn lao động. .......................................................................................................................................... 20 II. LẮP ĐẶT ÂU TI ỂU NAM.......................................................................................................................................... 22 1. Mô tả công việc .......................................................................................................................................................... 22 2. Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................................................................................................... 23 3. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư.................................................................................................................................. 23 4. Trình tự lắp đặt ........................................................................................................................................................... 23 5. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. .......................................................................................... 23 6. Công tác an toàn lao động. ........................................................................................................................................ 24 * TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................................. 26 1
  3. BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC SINH HOẠT I. nhiệm vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt - Hệ thống cấp nước sinh hoạt làm nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài đến mọi dụng cụ thiết bị vệ sinh hay máy móc sản xuất dùng nước bên trong nhà . Hệ thống bao gồm: 1. đường ống dẫn nước vào nhà : dùng để đưa nước từ đường ống phân phối bên ngoài đến nút đồng hồ nước. 2. Nút đồnghồ nước: dùng để đo lượng nước tiêu thụ cho ngôi nhà, nút đồng hồ gồm đồng hồ và các thiết bị khác như các van khóa, van xả. 3. Mạng lưới cấp nước trong nhà: - Đường ống chính : nối từ đồng hồ đến ống đứng cấp nước . - Đường ống đứng: dùng dẫn nước từ ống đứng từ dưới lên các tầng nhà hay từ bể chứa trên mái xuống. - Đường ống phân phối: dẫn nước từ ống đứng đến các thiết bị vệ sinh. - Các dụng cụ lấy nước ( các vòi nước), các van đóng, mở, điều chỉnh, xả nước…dùng để quản lý mạng lưới cấp nước.Nếu phục vụ chữa cháy thì trong nhà cần lắp hệ thống chữa cháy và vòi phun. Khi hệ thống cấp nước ngoài nhà không đảm bảo, cần bố trí thêm các công trình hỗ trợ khác như: két nước, bơm, bể chứa… II. Lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt Khi thiết mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt có thể có rất nhiều phương án và sơ đồ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ: - chức năng của ngôi nhà - áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài - áp lực cần thiết cho ngôi nhà - mức độ trang bị thiết bị vệ sinh - sự phân bố TBVS phân tán hay tập trung 2
  4. Hình 1.1 Các kí hiệu về hệ thống cấp nước trong nhà Về cơ bản mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt có thể chia ra các loại sau: 1.theo chức năng - HT nước sinh hoạt ăn uống - HT nước sản xuất - HT nước chữa cháy - HT kết hợp Hệ thống cấp nước sản xuất chung với nước sinh hoạt khi yêu cầu nước sản xuất sạch và có khối lượng ít, ngược lại khối lượng nước sản suất lớn nhưng yêu cầu nước không cao thì thiết kế hệ thống riêng. Hệ thống nước chữa cháy thường kết hợp với nước sinh hoạt trừ trường hợp nhà cao tầng (>16m) thì bố trí hệ thống riêng. 2. theo áp lực nước bên ngoài * HTCN giản đơn 3
  5. Hệ thống này sử dụng khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài luôn đảm bảo ổn định(H 1.2) H1.2 sơ đồ hệ thống cấp nước giản đơn H1.3 sơ đồ hệ thống có két nước trên mái * HTCN có két nước trên mái Hệ thống này sử dụng trong trướng hợp áp lực nước bên ngoài không ổn định, két nước làm nhiệm vụ dự trữ nước và tạo áp lực cho các TBVS. Thông thường người ta bố trí một đường ống cho nước lên và xuống, ở đường ống nước xuống bố trí van một chiều chỉ cho nước xuống mà không cho nước vào từ đáy két để không làm xáo trộn cặn ở đáy két.Đường kính ống lựa chọn với trường hợp lưu lượng lớn nhất ( H 1.3) * HTCN có trạm bơm Sử dụng trong trường hợp áp lực nước bên ngoài không đảm bảo, có thể dùng loại máy bơm điều chỉnh bằng thủ công hay bằng rơ le áp lực, nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì hao tốn điện và công tác quản lý, trường hợp áp lực nước luôn luôn mất ổn định máy bơm sẽ thường xuyên tăng áp * HTCN có két nước và trạm bơm Khi áp lực nước bên ngoài không đảm bảo ổn định và thường xuyên, máy bơm làm việc theo chu kì vào các giờ cao điểm và bổ xung nước vào két, két nước làm nhiệm vụ cung cấp nước cho ngôi nhà trong những giờ khác.(H 1.4) * HTCN có két nước, trạm bơm và bể chứa Khi áp lực nước bên ngoài không đảm bảo và quá thấp đồng thời lưu lượng nước bên ngoài không đầy đủ . Nếu bơm trực tiếp từ đường ống cấp nước bên ngoài sẽ ảnh hưởng 4
  6. đến khu vực xung quanh. Theo TCVN 4513-88 áp lực nước bên ngoài thấp hơn 5m thì phải xây bể chứa. Bể thường xây chìm dưới đất để dự trữ nước, máy bơm sẽ lấy nước từ bể vào nhà.(H1.5) Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống cấp nước Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống có có két nước, trạm bơm và bể chứa két nước và máy bơm Hình 1.6 Bố trí bơm nước lên két nước các tầng cao Ngoài ra người ta còn sử dụng các hệ thống có trạm khí ép, đài nước, hệ thống cấp nước phân vùng . Khi thiết kế một hệ thống nào cần nghiên cứu kỹ so sánh kinh tế , kỹ thuật .v.v.. khi lựa chọn cần lưu ý các nguyên tắc sau: - Sử dụng tối đa áp lực nước bên ngoài - Không nên dùng nhiều máy bơm - Chú ý đến mỹ quan ngôi nhà 5
  7. Hình 1.7 Bố trí trạm khí ép tăng áp lực nước lên các tầng cao 3. Đường dẫn nước vào nhà Đường dẫn nước vào nhà là đường dẫn nước từ đường ống cấp nước bên ngoài tới đồng hồ nước. Đường dẫn nước vào nhà thường đặt vớ độ dốc 0,003 hướng về phía ngoài và thẳng góc với tường nhà và đường ống cấp nước bên ngoài. Thông thường đường ống dẫn nước vào thường đặt trước nhà phải xây giếng thăm trong có lắp đặt các van đóng mở nước, van một chiều, van xả khi cần thiết. Đường kính ống dẫn nước vào nhà lựa chọn theo lưu lượng tính toán của ngôi nhà, khi chưa có lưu lượng có thể chọn đường kính ống sơ bộ như sau: - Đối với các ngôi nhà ít tầng chọn d=25-32mm - Đối với các ngôi nhà có khối tích trung bình chọn d=50mm - Đối với các ngôi nhà có lưu lượng > 100m3 / ngđ chọn d= 75-100mm 4. Đồng hồ nước Là một thiết bị được lắp ở đầu mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt trong nhà 6
  8. * Nhiệm vụ đồng hồ đo nước - Xác định mức nước tiêu thụ - Xác định lượng nước hao hụt mất mát trên đường ống để phát hiện các chỗ rò rỉ, vỡ… - Nghiên cứu điều tra hệ thống cấp nước hiện hành để xác định tiêu chuẩn dùng nước và chế độ dùng nước phục vụ công tác thiết kế. * Các loại đồng hồ đo nước Hiện nay người ta thường sử dụng loại đồng hồ đo nước lưu tốc, làm việc trên nguyên tắc lưu lượng nước tỷ lệ với tốc độ nước chảy qua đồng hồ . Có hai loại cánh quạt và loại tuốc bin. * Chọn đồng hồ nước Khi lựa chọn đồng hồ cần phải xét đến khả năng vận chuyển nước qua nó. Khả năng vận chuyển mỗi loại đồng hồ là khác nhau, và được biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng của đồng hồ tức là lưu lượng nước chảy qua đồng hồ tính bằng m3/h khi tổn thất áp lực qua đồng hồ là 10m. 7
  9. Qngđ nhà
  10. B À I 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SINH HOẠT I. Nhiệm vụ và sơ đồ hệ thống thoát nước sinh h ọ oạt 1. NHIỆM VỤ VÀ CÁC BỘ PHẬN HTTNSH. HTTN sinh hoạt dùng để thu tất cả các loại nước thải tạo ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người kể cả nước mưa trên mái ra hệ thống thoát nước bên ngoài. Trong những trường hợp có thể cần phải xử lý cục bộ nước thải trong nhà trước khi đưa ra hệ thống thoát nước bên ngoài. Hình 6.1 Các kí hiệu các thiết bị thu nước bẩn Tùy theo tính chất và độ bẩn của nước thải người ta thường thiết kế hệ thống nước thải như sau: - HTTN sinh hoạt: dẫn nước bẩn từ các thiết bị vệ sinh. - HTTN sản xuất : tùy theo thành phần và số lượng nước thải mà loại này có một hay nhiều mạng lưới riêng biệt. - HTTN mưa: dẫn nước mưa đến HTTN ngoài phố. Hệ thống thoát nước trong nhà bao gồm các bộ phận: - Các thiết bị thu nước bẩn: chậu rửa mặt, chậu giặt, bệ xí v.v.. - Mạng lưới đường ống : ống nhánh, ống đứng, ống xả. - Các thiết bị trên đường ống : giếng thăm, lỗ kiểm tra thông tắc.Ngoài ra còn có các công trình xử lý cục bộ như: bể tự hoại, bể lắng.v.v… 2. CẤU TẠO HTTNSH a. Các thiết bị thu nước bẩn Để thu nước thải sinh hoạt người ta thường dùng các thiết bị như: xí, chậu rửa, chậu tắm, giặt, máng tiểu v.v…Tùy theo tính chất của ngôi nhà mà người ta trang bị các 9
  11. dụng cụ thiết bị vệ sinh cho phù hợp.Nước sản xuất có thể dùng phểu thu, lưới thu. Nước mưa trên mái dùng máng nước hay phểu thu nước mưa. b. Yêu cầu đối với các thiết bị thu nước thải + Tất cả các TBVS đều phải có xi phông bên dưới hay ngay trong thiết bị để ngăn mùi hôi và hơi độc. + Tất cả các TBVS đều phải có lưới chắn rác trừ xí. + Mặt trong của các TBVS phải nhẵn bóng ít gãy góc để dễ dàng thoát và cọ rửa. + Vật liệu chế tạo phải bền không thấn nước không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, vật liệu tốt nhất là sành sứ và chất dẻo. + Kết cấu đảm bảo vệ sinh an toàn thuận tiện khi sử dụng có kích thước và trọng lượng nhỏ gọn để dễ thi công lắp ghép. + Đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài và đồng nhất để có thể thay thế dễ dàng. 10
  12. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống thoát nước trong nhà ? 2.Trình bày các yêu cầu của TBVS? 11
  13. BÀI 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA I. Mô tả công việc Đường ống thoát nước mưa trong nhà có nhiệm vụ dẫn nước mưa từ trên mái xuống hệ thống thoát nước mưa bên ngoài, đảm bảo công trình không bị dột, ẩm ướt, ảnh hưởng đến cuộc sống trong nhà. Hình 8.1 Hệ thống thoát nước tổng thể cho tòa nhà II. Đường ống thoát nước mưa Đối với nhà dân dụng diện tích nhỏ, lượng nước không lớn nên hệ thống thường đơn giản. Trong các nhà công nghiệp diện tích mái lớn, hình dáng phức tạp nên nước mưa không thể thoát ngay ra ngoài mà chảy vào mạng lưới ngầm dưới sàn rồi mới ra ngoài. Khi đó ống đứng đặt sát tường dẫn nước xuống mạng lưới ngầm, khi ống đứng không có khả năng thu thì có thể chia cho các ống nhánh gắn vào kết cấu nhà dẫn nước đến ống đứng gần nhất. Có thề dùng sê nô thu nước từ 1 mái hay cả 2 mái , chiều rộng sê nô từ 50-60cm, chiều sâu từ 10-20cm tùy thuộc lượng nước và phải có phểu thu rác trên mái . Các ống đứng, ống nhánh , ống xả thoát nước mưa có thể dùng ống sành cho nhà thông thường, ống tôn thiếc cho nhà công cộng, ống gang cho các cơ sở SX, ống nhựa dùng phổ biến. 12
  14. Hình 8.2 Thi công đường ống thoát nước mưa trong hộp với các đường ống khác Chọn ống phải xuất phát từ khả năng cung cấp của địa phương, lý do kinh tế và tầm quan trọng của ngôi nhà. Đối với mạng lưới ngầm dưới nhà thường dùng ống bê tông hay BTCT khi D>500mm. Chiều sâu đặt ống ngầm khi không có xe ô tô đi qua là 0,4m, có xe là 0,7m lấy từ đỉnh cống. III. Yêu cầu kỹ thuật - Lắp đúng vị trí, đúng quy trình, đúng cao độ, độ dốc , đúng chủng loại vật tư. - Lắp đầy đủ các thiết bị, đảm bảo chắc chắn, thẩm mỹ. - Đảm bảo gắn chắc ống với kết cấu của ngôi nhà. - Thi công đúng yêu cầu không để rò rỉ. IV. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Vật tư: Ống nhựa D100(2 cái), co, tê, 60,90,100 (10 cái), lưới thu rác(1 cái) keo dính. đinh,vít(20 con) Dụng cụ: Khoan bê tông, máy cắt gạch, búa , đục bê tông, cưa sắt,thước thép, dây điện ổ cắm , bút thủ điện. Các đường ống nhánh, ống đứng, xả, và các phụ tùng nối ống ( co, tê, nối …), ống kiểm tra, lưới thu rác, các loại móc treo giá đỡ, keo dính.v.v… V. Trình tự lắp đặt Bước 1: Thống kê, xác định chủng loại vật tư, xác định vị trí,đánh dấu vị trí. . 13
  15. Xem bản vẽ chuẩn bị kê các loại vật tư thiết bị cần thiết. Xác định vị trí lắp đặt. Bước 2: Tính toán và đo, cắt ống Đo cắt các đoạn ống trong bản vẽ. Bước 3: Lắp đặt lưới thu vào ống đứng . Lắp đặt tuần tự từng đoạn ống, từ trên xuống từ trong ra ngoài. Bước 4: Lắp các van kiểm tra Lắp van đúng vị trí thiết kế đảm bảo thuận tiện và an toàn. Bước 5: Kiểm tra, vệ sinh Khi lắp xong có thể cho nước vào kiểm tra rò rỉ, kiểm tra độ bám chắc vào kết cấu. Vệ sinh nơi thi công. VI. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. - Lắp thiết bị không đủ, không thẩm mỹ : nguyên nhân do không xem kỹ bản vẽ, đo cắt ống không đúng kích thước, thừa, nên không thẩm mỹ. - Neo giữ không chắc, nút có rò rỉ: neo thưa và không bám chắc vào sàn, cấu kiện, hoặc làm không đúng yêu cầu kỹ thuật. VII. Công tác an toàn lao động. - Trang bị đầy đủ, đúng các dụng cụ ,bảo hộ lao động, an toàn điện, an toàn trên cao. - Tập trung vào công viêc, không đùa giỡn, khi dùng máy cắt,đục, cưa cắt ống. - Thoát nước không tốt do lựa chọn đường kính không phù hợp. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ống thoát nước mưa ? 2Trình bày quy trình lắp đặt ốngthoát nước mưa? 3. Bài tập thực hành: Lắp đặt đường ống thoát nước mưa theo bản vẽ TKTC . 14
  16. BÀI 4: LẮP ĐẶT THIẾ T BỊ VỆ SINH I. LẮP ĐẶT XÍ XỔ M 1. Mô tả công việ c : Xí xổm gồm bệ xí xổm và thiết bị rửa xí * Bệ xí xổm: là loại thông dụng nhất được dùng nhiều ở những nơi tập thể, công cộng.Là loại hình mâm có bệ ngồi và nối với ống thoát bằng xi phông. Bệ xí làm bằng gang, sứ, gran-nito, bê tông láng vữa xi măng, đặt trên nền nhà cách nền 20-40cm. Hình 9.1 Bệ xí xổm và mặt bằng xí xổm có két nước 15
  17. Hình 9.2 Thùng rửa tay giật Thùng rửa tự động * Thiết bị rửa hố xí : Bệ xí xổm và xí bệt đều dùng két nước sạch để rửa , lắp đặt theo kiểu cần giật hay dây kéo, đặt cách sàn từ 0,6-2m ( tính đến tâm thùng). 16
  18. Nước ta hay dùng loại tay dật đặt trên cao , khi dật đòn bẩy nâng chuông úp để nước theo ống chảy xuống . Ống rửa có D=32mm bằng thép tráng kẽm, đầu dẹp và thu hẹp cho nước phun mạnh và rộng để rửa bệ xí. Thùng được chế tạo bằng gang, sành hay nhựa, dung tích 6-8 lít, sau 4-5 giây nước trong thùng sẽ chảy hết . Trong thùng có van phao hình cầu tự động đóng nước khi thùng đầy. 2. Yêu cầu kỹ thuật - Lắp đúng vị trí, đúng quy trình, đúng cao độ, độ dốc , đúng chủng loại vật tư. - Xí lắp đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ,thẩm mỹ, thoát nước tốt. 3. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Vật tư: Xí xổm(1 bộ), cút 135 độ (1 cái), ống 90(1 ống), vữa xi măng M100, xi măng trắng. Dụng cụ: Khoan bê tông, máy cắt gạch, búa , đục bê tông, cưa sắt,thước thép, dây điện ổ cắm , bút thủ điện. 4. Trình tự lắp đặt Bước 1: chuẩn bị DCVT, xác định vị trí,đánh dấu vị trí, đục lỗ (nếu có). . Xem bản xác định vị trí , cao độ lắp đặt bệ xí , đục lỗ . Bước 2: Lắp đặt cút, xây hố đỡ bệ xí Lắp cút vào lỗ chờ đúng cao độ, cút cố định chắc chắn, làm hố đỡ bệ phải chắc chắn,đúng tim cốt, kín chắc, bịt miệng cút tránh rơi đồ vật vào miệng cút. Bước 3: Lắp đặt bệ xí . Dàn vữa xi măng đều xung quanh hố đỡ, lắp bệ xí, điều chỉnh ngang bằng bệ xí, lau sạch bệ sau khi lắp xong . Bước 4: Lắpthùng rửa Lấy dấu , khoan lắp giá đỡ thùng rửa chắc chắn, an toàn , chính xác, đúng quy cách, thùng không bị rò rỉ nước. Bước 5: Kiểm tra, vệ sinh Khi bệ xí ổn định chắc, kiểm tra khả năng thoát nước xí , kiểm tra rò rỉ các đường ống cấp và thoát nước, . 17
  19. 5. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và phòng tránh. - Xí thoát nước không tốt : nguyên nhân do bệ xí ngữa ra sau, có vật rơi vào xi phông . - Cút và xi phông không khớp: Cút lắp không chính xác và không ổn định chắc chắn. 6. Công tác an toàn lao động. - Trang bị đầy đủ, đúng các dụng cụ ,bảo hộ lao động, an toàn điện, an toàn khi lắp thiết bị vệ sinh trên cao. - Tập trung vào công viêc, không đùa giỡn, khi dùng máy khoan, cắt,đục,lắp đặt TBVS, cưa cắt ống. II. LẮP ĐẶT XÍ BỆT 1. Mô tả công việc Xí bệt gồm bệ xí và thiết bị rửa xí  Bệ xí: đặt ngay trên nền sàn cách sàn 40-42cm đối với người lớn, trường học khoảng 0,33m, trẻ em khoảng 0,26m . Hình 10.1 Bệ xí bệt và mặt bằng xí bệt có cần dậm chân 18
  20. * Thiết bị rửa hố xí : Bệ xí xổm và xí bệt đều dùng két nước sạch để rửa , lắp đặt theo kiểu cần giật hay dây kéo, đặt cách sàn từ 0,6-2m ( tính đến tâm thùng). Hình 9.2 Thùng rửa tay giật Thùng rửa tự động Nước ta hay dùng loại tay dật đặt trên cao , khi dật đòn bẩy nâng chuông úp để nước theo ống chảy xuống . Ống rửa có D=32mm bằng thép tráng kẽm, đầu dẹp và thu hẹp cho nước phun mạnh và rộng để rửa bệ xí. Thùng được chế tạo bằng gang, sành hay nhựa, dung tích 6-8 lít, sau 4-5 giây nước trong thùng sẽ chảy hết . Trong thùng có van phao hình cầu tự động đóng nước khi thùng đầy. 2. Yêu cầu kỹ thuật - Lắp đúng vị trí, đúng quy trình, đúng cao độ, độ dốc , đúng chủng loại vật tư. - Xí lắp đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ,thẩm mỹ, thoát nước tốt. III. Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Vật tư: Xí xổm(1 bộ), cút 135 độ (1 cái), ống 90(1 ống), vữa xi măng M100, xi măng trắng. Dụng cụ: Khoan bê tông, máy cắt gạch, búa , đục bê tông, cưa sắt,thước thép, dây điện ổ cắm , bút thủ điện. IV. Trình tự lắp đặt Bước 1: chuẩn bị DCVT, xác định vị trí,đánh dấu vị trí, đục lỗ (nếu có). . Xem bản xác định vị trí , cao độ lắp đặt bệ xí , đục lỗ . Bước 2: Lắp đặt cút, xây hố đỡ bệ xí Lắp cút vào lỗ chờ đúng cao độ, cút cố định chắc chắn, làm hố đỡ bệ phải chắc chắn,đúng tim cốt, kín chắc, bịt miệng cút tránh rơi đồ vật vào miệng cút. 19
nguon tai.lieu . vn