Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LƯU HUY HẠNH (Chủ biên) BÙI VĂN CÔNG – TRƯƠNG VĂN HỢI GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT GIA CÔNG CƠ KHÍ Nghề: Cơ điện tử Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật gia công cơ khí là một cuốn sách tổng hợp giới thiệu về công nghệ và kỹ năng cơ khí. Đây là một môn học vận dụng kiến thức của nhiều ngành như: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng kinh tế, công nghệ ... trong hệ thống dạy nghề. Nội dung cuốn sách cung cấp các kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo máy như chất lượng bề mặt gia công, độ chính xác gia công... và được bố trí thành sáu chương cơ bản: Chương I: Những khái niệm và định nghĩa cơ bản Chương 2. Chất lượng bề mặt gia công. Chương 3: Độ chính xác gia công. Chương 4 : Chuẩn Chương 5:Đặc trưng của các phương pháp gia công. Chương 6: Thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy. Để hoàn thành tập giáo trình này ngoài sự cố gắng của các tác giả còn có sự góp ý của đồng nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường. Tuy nhiên trong giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, nên rất mong được sự đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Chủ biên: Lưu Huy Hạnh 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 4 Bài mở đầu ..................................................................................................... 10 Chương 1 ........................................................................................................ 12 Những khái niệm và định nghĩa cơ bản ...................................................... 12 1.1 Chu trình sản phẩm Cơ khí ................................................................... 12 1.2 Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ ........................................... 14 1.3 Các thành phần của quá trình công nghệ. ............................................. 15 1.4 Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất. .......................... 16 Chương 2 ........................................................................................................ 20 Chất lượng bề mặt gia công.......................................................................... 20 2.1 Khái niệm .............................................................................................. 20 2.2 Các yếu tố đặc trưng của chất lượng bề mặt gia công .......................... 20 2.3. Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt tới khả năng làm việc của chi tiết gia công. .............................................................................................................. 24 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của chi tiết. .................. 26 2.5. Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt gia công của chi tiết máy. . 31 Chương 3 ........................................................................................................ 35 Độ chính xác gia công ................................................................................... 35 3.1. Khái niệm và định nghĩa ...................................................................... 35 3.2. Phương pháp đạt độ chính xác gia công. ............................................. 37 3.5. Điều chỉnh máy .................................................................................... 53 Chương 4 ........................................................................................................ 60 Chuẩn ............................................................................................................. 60 4.1. Định nghĩa và phân loại chuẩn. ............................................................ 60 4.2. Quá trình gá đặt chi tiết khi gia công. .................................................. 63 4.3. Nguyên tắc định vị 6 điểm. .................................................................. 65 4.4. Cách tính sai số khi gá đặt. .................................................................. 71 4.5. Những nguyên tắc chọn chuẩn. ............................................................ 78 Chương 5 ........................................................................................................ 85 2
  4. Đặc trưng của các phương pháp gia công................................................... 85 5.1. Chọn phôi và các phương pháp gia công chuẩn bị phôi. ..................... 85 5.2. Đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt. ...................................... 92 5.3. Các phương pháp gia công biến dạng dẻo. ........................................ 109 5.4. Các phương pháp gia công đặc biệt. .................................................. 111 Chương 6 ...................................................................................................... 118 Thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy ................................. 118 6.1. Ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất. .......................................... 118 6.2. Phương pháp thiết quá trình công nghệ gia công chi tiết máy. ......... 118 6.3. Một số bước thiết kế cơ bản. .............................................................. 120 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật gia công cơ khí Mã số của môn học: MĐ 24 Thời gian của mô đun: 60 giờ (LT: 12 giờ;TH/TT/TN/BT/TL: 48 giờ). I. Vị trí¸tính chất mô đun: - Vị trí: Là mô đun kỹ thuật cơ sở, được bố trí sau khi học xong các môn học chung, trước các môn học mô đun đào tạo chuyên môn nghề. - Tính chất:Là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử. II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các khái niệm cơ bản về yếu tố của quá trình công nghệ. + Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt. + Trình bày được các khái niệm xung quanh vấn đề về chuẩn công nghệ. -Kỹ năng: + Xác định được các nguyên nhân gây ra sai số gia công và các biện pháp khắc phục. + Mô tả được các phương pháp gia công đặc trưng. -Năng lực tự chủ, trách nhiệm: + Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. 4
  6. III Nội dung mô đun: 1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên chương, mục Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành/thực tra* tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận Bài mở đầu 1 1 1 Những khái niệm và định nghĩa 4 2 2 cơ bản. 1.Chu trình sản phẩm Cơ khí 2. Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ. 2.1. Quá trình sản xuất. 2.2. Quá trình công nghệ. 3. Các thành phần của quá trình công nghệ. 3.1. Nguyên công. 3.2. Bước. 3.3. Đường chuyển dao. 3.4. Thao, động tác. 4. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất. 2 Chất lượng bề mặt gia công. 7 1 6 1. Yếu tố đặc trưng của chất lượng bề mặt gia công. 1.1. Tính chất hình học của bề mặt gia công. 1.2. Tính chất cơ lý của bề mặt gia công. 2. Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt đến khả năng làm việc của chi tiết gia công. 5
  7. 2.1. Ảnh hưởng đến tính chống mòn. 2.2. Ảnh hưởng đến độ bền của chi tiết máy. 2.3. Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết. 2.4. Ảnh hưởng tới độ chính xác của các mối ghép. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của chi tiết. 3.1. Ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt. 3.2. Ảnh hưởng đến ứng suất dư. 4. Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt gia công của chi tiết máy. 3 Độ chính xác gia công. 15 2 12 1 1. Khái niệm và định nghĩa. 2. Phương pháp đạt độ chính xác gia công. 2.1. Phương pháp cắt thử. 2.2. Phương pháp tự động đạt kích thước trên máy điều chỉnh sẵn. 3. Các nguyên nhân gây ra sai số gia công. 3.1. Sai số do biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ. 3.2. Sai số do hệ thống công nghệ không chính xác hoặc mòn. 3.3. Sai số do biến dạng nhiệt của hệ thống công nghệ. 3.4. Sai số do rung động pháp sinh khi cắt. 6
  8. 3.5. Sai số do chọn chuẩn và gá đặt chi tiết. 3.6. Sai số do phương pháp đo và dụng cụ cắt gây ra. 4. Phương pháp xác định, đánh giá độ chính xác gia công. 4.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm. 4.2. Phương pháp thống kê xác suất. 4.3. Phương pháp tính toán phân tích. 5. Điều chỉnh máy. 5.1. Điều chỉnh tinh. 5.2. Điều chỉnh theo chi tiết cắt thử nhờ Calip của thợ. 5.3. Điều chỉnh theo chi tiết cắt thử dùng dụng cụ đo vạn năng. 4 Chuẩn. 10 2 8 1. Định nghĩa và phân loại chuẩn. 1.1. Định nghĩa. 1.2. Phân loại. 2. Quá trình gá đặt chi tiết khi gia công. 2.1. Khái niệm về quá trình gá đặt. 2.2. Các phương pháp gá đặt chi tiết khi gia công. 3. Nguyên tắc định vị 6 điểm. 4. Cách tính sai số khi gá đặt. 4.1. Sai số kẹp chặt. 4.2. Sai số đồ gá. 4.3. Sai số chuẩn. 5. Những nguyên tắc chọn chuẩn. 5.1. Nguyên tắc chọn chuẩn thô. 7
  9. 5.2. Nguyên tắc chọn chuẩn tinh. 5 Đặc trưng của các phương pháp 15 2 13 gia công. 1. Chọn phôi và các phương pháp gia công chuẩn bị phôi. 1.1. Chọn phôi. 1.2. Các phương pháp gia công chuẩn bị phôi. 1.2.1. Làm sạch phôi. 1.2.2. Nắn thẳng phôi. 1.2.3. Cắt đứt phôi. 1.2.4. Gia công thô. 1.2.5. Gia công lỗ tâm làm chuẩn phụ. 2. Đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt. 2.1. Phương pháp Tiện. 2.2. Phương pháp Phay. 2.3. Phương pháp Bào và Xọc. 2.4. Phương pháp Khoan – Khoét – Doa. 2.5. Phương pháp Tarô – Bàn ren. 2.6. Phương pháp Chuốt. 2.7. Phương pháp Mài – Mài nghiền – Mài khôn – Mài siêu tinh. 2.8. Phương pháp Cạo. 2.9. Phương pháp Đánh bóng. 3. Các phương pháp gia công biến dạng dẻo. 4. Các phương pháp gia công đặc biệt. 4.1. Phương pháp gia công bằng tia lửa điện. 4.2. Phương pháp gia công bằng 8
  10. tia laze. 4.3. Phương pháp gia công bằng siêu âm. 4.4. Phương pháp gia công bằng điện hóa. 4.5. Phương pháp gia công bằng mài điện hóa. 6 Thiết kế quá trình công nghệ gia 8 2 5 1 công chi tiết máy. 1. Ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất. 2. Phương pháp thiết quá trình công nghệ gia công chi tiết máy. 3. Một số bước thiết kế cơ bản. 3.1. Kiểm tra tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết. 3.2. Xác định lượng dư gia công, chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi. 3.3. Xác định trình tự gia công hợp lý. 3.4. Thiết kế nguyên công. 3.5. So sánh các phương án công nghệ. Cộng 60 12 46 2 9
  11. Bài mở đầu Mục tiêu Trình bày được sự ra đời và phát triển của môn học, nội dung nghiên cứu, tính chất và nhiệm vụ, vai trò, vị trí môn học đối với người thợ. Nội dung Kĩ thuật gia công cơ khí nổi lên sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu ở thế kỉ 18; tuy nhiên, sự phát triển của nó đã bắt đầu từ vài ngàn năm trước khắp thế giới. Những tiến bộ trong lĩnh vực vật lí trong thế kỉ 19 kéo theo sự sự phát triển của khoa học kĩ thuật cơ khí. Lĩnh vực này vẫn đang nỗ lực để kết hợp các tiến bộ; ngày nay, kĩ thuật cơ khí theo đuổi các tiến bộ trong các lĩnh vực như composite, cơ điện tử và công nghệ nano. Nó cũng bao gồm kĩ thuật hàng không vũ trụ, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật điện, kĩ thuật chế tạo, kĩ thuật hóa học, kĩ thuật công nghiệp và các lĩnh vực kĩ thuật khác với những mức độ khác nhau. Nó cũng làm việc trong các lĩnh vực kĩ thuật y sinh, đặc biệt là cơ y sinh, hiện tượng giao thông, cơ điện tử sinh học, công nghệ nano sinh học và mô hình hệ thống sinh học. Hiện nay, để cho ra đời một sản phẩm (chi tiết máy, thiết bị, khuôn mẫu hoặc các loại sản phẩm khác) người ta có nhiều công đoạn và nhiều máy móc để hỗ trợ rất hiệu quả. Kỹ thuật gia công cơ khí hiện nay gồm có 2 phương pháp cơ bản: phương pháp gia công không phôi và các phương pháp gia công cắt gọt. Gia công không phoi: chủ yếu gồm các phương pháp như đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, ép…Sản phẩm của phương pháp này thường gọi là các khơi phẩm, đặc điểm của chúng là chỉ mới được tạo hình sơ bộ, còn thô và độ nhẵn không cao. Gia công cắt gọt (hay còn gọi là gia công có phôi): gồm các phương pháp như tiện, phay, bào, doa, khoan…Sản phẩm của kỹ thuật gia công này đã đạt hình dáng và kích thước yêu cầu của chi tiết, có độ nhẵn và độ chính xác khá cao. Đây là một quá trình công nghệ rất quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy. Bên cạnh 2 kỹ thuật gia công cơ khí nói trên còn nhiều phương pháp gia công cơ khí rất mới, rất hiện đại như gia công tia lửa điện, gia công bằng tia laser hay gia công bằng sóng siêu âm chưa có phạm vi sử dụng rộng rãi do những hạn chế về mặt kỹ thuật hoặc do giá thành máy móc quá cao, chưa được ứng dụng rộng rãi ở mọi công xưởng sản xuất. 10
  12. Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Chúng phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo và cũng còn là một tiêu chí kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sửa chữa. Trước cuối thế kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự trợ giúp của bảng vẽ cơ khí. Sự ra đời của máy tính với giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết kế (CAD). Nhiều chương trình CAD hiện nay cho phép tạo ra các mô hình ba chiều để có thể nhìn từ mọi góc độ. Các chương trình CAD mô hình hóa vật thể đặc tiên tiến là một hệ thống thiết kế hiện thực ảo. Những mô hình đặc như vậy có thể được dùng làm cơ sở cho các phân tích phần tử hữu hạn (FEA) vhoặc tính toán động lực dòng chảy (CFD) của thiết kế. Cho đến ứng dụng gia công với trợ giúp máy tính (CAM), những mô hình này cũng có thể được dùng trực tiếp bằng phần mềm để tạo 'lệnh" cho việc chế tạo ra các đối tượng được mô tả bởi các mô hình đó, thông qua các máy điều khiển số hóa bằng máy tính (CNC) hoặc các tiến trình tự động hóa mà không cần đến các bản vẽ trung gian. 11
  13. Chương 1 Những khái niệm và định nghĩa cơ bản Mục tiêu - Trình bày được các khái niệm cơ bản về quá trình sản xuất, quy trình công nghệ, các thành phần của quá trình công nghệ, các dạng sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất. - Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. Nội dung 1.1 Chu trình sản phẩm Cơ khí Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí được nhận thức rõ qua việc phân tích mối quan hệ mô tả dưới đây: Sản phẩm SP Xã hội – Thị trường XH – TT: Tiếp thị T – TH: Nghiên cứu – Phát triển NC – PH: Chế thử CT: Chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất. CBSX và TCSX: Sản xuất SX: Tiếp thị: là bộ phận rất quan trọng, đầu mối giao tế giữa cung và cầu, có các nhiệm vụ: Chào và bán hàng. Nắm bắt thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm công ty, xí nghiệp đang sản xuất. Dự báo về nhu cầu phát triển về số lượng, chất lượng và những yêu cầu khác. 12
  14. Kích thích tạo ra nhu cầu chính đáng mới, qua đó tạo thị trường mới. Ở đây một vấn đề cần quan tâm là nhu cầu không phải có sẳn mà phải qua quảng cáo, dùng thử. Hiện nay để chiếm lĩnh thị truờng rất nhiều công ty đã không ngừng phát triển mạnh về quảng cáo – tiếp thị, đặc biệt là các công ty liên doanh, sản phẩm có thể là mới hoặc truyền thống. Nghiên cứu – Phát triển: là một khâu rất quan trọng có sức mạnh khoa học – công nghệ đủ hoàn thành các công việc: Nghiên cứu cải tiến sản phẩm đang sản xuất. Nghiên cứu sản xuất những sản phẩm mới do thị trường yêu cầu. Nghiên cứu các công nghệ mới đang ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất của các xí nghiệp. Bộ phận nghiên cứu – phát triển luôn gắn liền với khâu tiếp thị và chế thử để từ đó cải tiến không ngừng sản phẩm của mình về mọi mặt: chất lượng và mẫu mã để ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu . Ở những hãng hoặc công ty lớn, tỷ lệ đầu tư cho bộ phận nghiên cứu – phát triển rất lớn, nhất là đầu tư về lực lượng kỹ thuật, trang thiết bị v.v… Chính từ bộ phận này, những thành tựu mới về công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng, góp phần phát triển hãng và góp phần phát triển khoa học – công nghệ cho từng giai đoạn phát triển của xã hội. Chế thử: Bất cứ công ty, xí nghiệp sản xuất nào muốn phát triển và cải tiến mặt hàng của mình đều phải có bộ phận chế thử. Bộ phận này mục đích kiểm nghiệm về mặt nguyên lý, kết cấu và chất lượng làm việc của thiết bị. Từ thực tế làm việc của thiết bị chế thử chúng ta sẽ tiến hành những thay đổi về các mặt như nguyên lý, kết cấu, vật liệu v.v… để thỏa mãn điều kiện tối ưu. Bộ phận chế thử cần thiết được trang bị đầy đủ máy móc cũng như các phương tiện kiểm tra, đánh giá chất lượng. Cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân phải có kiến thức thực tế và tay nghề cao. Có đủ năng lực để thực hiện nhanh chóng những sản phẩm mới do bộ phận nghiên cứu phát triển yêu cầu. Chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất: Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình sản xuất sản phẩm. Chuẩn bị sản xuất bao gồm: chuẩn bị về thiết kế và chuẩn bị về công nghệ. Chuẩn bị về thiết kế: Công việc này thường thuộc bộ phận NC – PT. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, thiết kế ra nguyên lý của thiết bị, từ nguyên lý thiết kế 13
  15. ra kế cấu thực sau đó đưa ra bộ phận chế thử kiểm nghiệm kết cấu và sửa đổi hoàn chỉnh rồi mới đưa sang chuẩn bị sản xuất. Chuẩn bị về công nghệ:Nhà công nghệ chế tạo căn cứ vào kết cấu đã được thiết kế để chuẩn bị những tài liệu công nghệ hướng dẫn quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất. Giai đoạn chuẩn bị công nghệ cần phải tiến hành nhanh chóng, ngày nay nhờ trang bị kỹ thuật hiện đại như sử dụng các thiết bị vi tính với phần mềm mạnh đã giúp cho các nhà công nghệ hoàn thành nhanh chóng công việc này với thời gian cần thiết để nhanh chóng đưa vào sản xuất hàng loạt. Có như vậy sản phẩm mới không bị lạc hậu và chiếm lỉnh thị trường nhờ khả năng độc quyền của mặt hàng. Từ bản vẽ thiết kế kết cấu đến lúc ra sản phẩm cụ thể là một quá trình phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm cho sản phẩn cơ khí sau khi chế tạo có sai lệch so với bản thiết kế kết cấu. Như vậy khi chuẩn bị công nghệ chế tạo cần chú ý khống chế sai lệch đó trong phạm vi cho phép. 1.2 Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ 1.2.1 Quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình mà con người tác động trực tiếp vào đối tượng sản xuất nhờ công cụ sản xuất, nhằm biến đổi tài nguyên thiên nhiên hoặc bán thành phẩm thành các sản phẩm hoàn chỉnh, cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình này có thể bao gồm nhiều giai đoạn. Ví dụ: để có một sản phẩm cơ khí thì phải qua khai thác quặng, luyện kim, gia công cơ khí, gia công nhiệt và hoá, lắp ráp... 1.2.2 Quá trình công nghệ - Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái, tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính chất bao gồm: thay đổi hình dáng kích thước, tính chất lý hoá của vật liệu, vị trí tương quan giữa các bộ phận của chi tiết. + Quá trình công nghệ gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi, nhằm tạo ra hình dáng, kích thước, độ nhẵn bề mặt, độ chính xác của chi tiết. + Quá trình công nghệ nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất vật lý và hoá học của vật liệu chi tiết. + Quá trình công nghệ lắp ráp là quá trình tạo thành những quan hệ tương quan giữa các chi tiết thông qua các loại liên kết mối lắp ghép. Ngoài ra còn có các quá trình công nghệ chế tạo phôi như đúc, gia công áp lực... Như vậy ta thấy rằng xác định quá trình công nghệ hợp lý rồi ghi thành 14
  16. văn bản công nghệ thì văn bản đó gọi là quy trình công nghệ. Chính vì vậy mà một quy trình công nghệ tối ưu phải thoả mãn những điều cơ bản sau: + Nâng cao chất lượng sản phẩm. + Hoàn thành sản lượng đã đề ra và giá thành của sản phẩm phải là rẻ nhất. + Đảm bảo sự an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất. 1.3 Các thành phần của quá trình công nghệ. 1.3.1 Nguyên công Là một phần của quá trình công nghệ được hoàn thành liên tục tại một chỗ làm việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện. Nếu thay đổi một trong các điều kiện như: tính làm việc liên tục, hoặc chỗ làm việc thì ta đã chuyển sang một nguyên công khác. VD: ta tiện trục như hình vẽ sau: e f d g a b c H×nh I.1 _ TiÖn trôc bËc Hình 1.1: Tiện trục bậc Nếu ta tiện một đầu rồi trở đầu ngay để tiện đầu kia thì vẫn thuộc một nguyên công. Nhưng nếu tiện một đầu cho cả loạt xong rồi mới tiện đầu còn lại cũng cho cả loạt đó thì thành hai nguyên công. Hoặc là trên một máy chỉ tiện một đầu, còn đầu kia lại tiện trên một máy khác thì cũng là hai nguyên công. Mặt khác, sau khi tiện mặt trụ ở một máy, phay rãnh then ở trên máy khác thì cũng là hai nguyên công. Nguyên công còn là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ để hoạch toán và tổ chức sản xuất. Phân chia quá trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý nghĩa: + Ý nghĩa kỹ thuật là ở chỗ, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mà người kỹ thuật viên phải gia công các bề mặt của chi tiết đó bằng phương pháp mài, phay, khoan hay tiện .... + Ý nghĩa kinh tế: phải tuỳ theo sản lượng và điều kiện sản xuất cụ thể mà chia nhỏ ra làm nhiều nguyên công (phân tán nguyên công) hoặc tập trung ở một vài nguyên công (tập trung nguyên công) nhằm mục đích đảm bảo sự cân bằng cho nhịp sản xuất. 15
  17. 1.3.2 Gá Gá là một phần của nguyên công, được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết. VD : gá tiện một đầu rồi đổi gá đầu kia là hai lần gá. Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều lần gá. 1.3.3 Vị trí Là một phần quan trọng của nguyên công, được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết với máy hoặc giữa chi tiết với dao cắt. VD: mỗi lần phay một cạnh hoặc khoan một lỗ trên chi tiết có nhiều lỗ được gọi là một vị trí. Như vậy một lần gá có thể có một hoặc nhiều vị trí. 1.3.4 Bước Cũng là một phần của nguyên công tiến hành gia công một bề mặt (hoặc một tập hợp bề mặt) sử dụng dao (hoặc một bộ dao) đồng thời chế độ làm việc của máy duy trì không đổi (chế độ cắt không đổi). VD: trong hình I.1 ta tiện ba đoạn A, B, C là ba bước khác nhau; tiện bốn mặt đầu D, E, F, G là bốn bước độc lập với nhau. Tiện ngoài rồi đổi tốc độ, bước tiến và thay dao để tiện ren là hai bước khác nhau. Như vậy một nguyên công có thể có một hoặc nhiều bước. 1.3.5 Đường chuyển dao Là một phần của bước để hớt đi một lớp vật liệu có cùng chế độ cắt và bằng cùng một dao. 1.3.6 Thao, động tác Là một hành động của người công nhân để điều khiển máy thực hiện việc gia công hoặc lắp ráp. VD: bấm nút, quay ụ dao, đẩy ụ động. Động tác là đơn vị nhỏ nhất của quá trình công nghệ. Việc phân chia thành động tác rất cần thiết để định mức thời gian, nghiên cứu năng suất lao động và tự động hoá nguyên công. 1.4 Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất. Dựa vào nhu cầu của xã hội và mức tiêu thụ của thị trường tiêu dùng, nhà máy cần phải sản xuất một số lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là kế hoạch sản xuất của nhà máy, kế hoạch này có thể do cấp trên giao cho, cũng có thể do bản thân nhà máy tự lập ra theo nhu cầu của xã hội và thị trường tiêu thụ. Khi đã có kế hoạch, nhà máy phải động viên toàn bộ lực lượng để thực hiện kế hoạch đó. Trong kế hoạch sản xuất, chỉ tiêu quan trọng nhất là 16
  18. sản lượng hàng năm tính theo đơn vị sản phẩm (chiếc) hoặc trọng lượng (tấn) hoặc bằng giá trị tiền (đồng) tuỳ theo nghành sản xuất. Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng có tính chất tổng hợp giúp cho việc xác định hợp lý đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo ra sản phẩm đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các yếu tố đặc trưng của dạng sản xuất là : + Sản lượng. + Tính ổn định của sản phẩm. +Tính lặp lại của quá trình sản xuất. + Mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất. Tuỳ theo sản lượng hàng năm và mức độ ổn định của sản phẩm mà người ta chia ra ba dạng sản xuất sau: + Sản xuất đơn chiếc. + Sản xuất hàng loạt. + Sản xuất hàng khối. 1.4.1 Dạng sản xuất đơn chiếc: Dạng sản xuất đơn chiếc: có đặc điểm là sản lượng hàng năm ít, thường từ một đến vài chục chiếc, sản phẩm không ổn định do chủng loại nhiều, chu kì chế tạo lại không được xác định. Do vậy trong dạng sản xuất này thường chỉ dùng các trang thiết bị, dụng cụ công nghệ vạn năng. Máy móc được bố trí theo loại máy thành từng bộ phận sản xuất khác nhau. Tài liệu công nghệ có nội dung sơ lược, dưới dạng phiếu tiến trình công nghệ. Yêu cầu trình độ thợ phải cao. 1.4.2 Dạng sản xuất hàng loạt: Dạng sản xuất hàng loạt có sản lượng hàng năm không quá ít, sản phẩm được chế tạo thành từng loạt theo chu kì xác định. Sản phẩm tương đối ổn định. 1.4.3 Dạng sản xuất hàng khối: Dạng sản xuất hàng khối: có sản lượng rất lớn, sản phẩm ổn định; trình độ chuyên môn hoá sản xuất cao; trang thiết bị, dụng cụ công nghệ thường là chuyên dùng; quá trình công nghệ được thiết kế và tính toán chính xác và được ghi thành các tài liệu công nghệ có nội dung cụ thể và tỉ mỉ. Chú ý rằng việc phân chia ba dạng sản xuất như trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế người ta còn chia các dạng sản xuất như sau : + Sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ. + Sản xuất hàng loạt. 17
  19. + Sản xuất loạt lớn và hàng khối. Với từng dạng sản xuất là trình độ chuyên môn hoá sản xuất nhất định. Trình độ chuyên môn hoá sản xuất được xác định tổng quát bằng hệ số chuyên n môn hoá Kc. Kc = ; m Trong đó: n là số nguyên công khác nhau được thực hiện trên một sản phẩm. m là số máy được sử dụng để gia công trong các nguyên công đó. Ngoài ra chúng ta còn phải nắm vững các hình thức tổ chức sản xuất để sử dụng thích hợp cho các dạng sản xuất khác nhau. Trong quá trình chế tạo, sản phẩm cơ khí thường được thực hiện theo hai hình thức tổ chức sản xuất, là sản xuất theo dây chuyền và không theo dây chuyền. - Hình thức sản xuất theo dây chuyền thường được áp dụng ở qui mô sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Đặc điểm của hình thức này là : + Máy được bố trí theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ, nghĩa là mỗi nguyên công được hoàn thành tại một vị trí nhất định. Sau khi thực hiện nguyên công, đối tượng sản xuất được chuyển sang máy tiếp theo. + Số lượng chỗ làm việc (máy) và năng suất lao động tại một chỗ làm việc (máy) phải được xác định hợp lí để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian giữa các nguyên công trên cơ sở nhịp sản xuất của dây chuyền. - Nhịp sản xuất là khoảng thời gian lặp lại chu kì gia công hoặc lắp ráp, nghĩa là trong khoảng thời gian này từng nguyên công của quá trình công nghệ được thực hiện đồng bộ và sau khoảng thời gian ấy một đối tượng sản xuất được hoàn thiện và được chuyển ra khỏi dây chuyền sản xuất. T tn = ( phút/chiếc) Trong đó : N tn _ nhịp sản xuất của dây chuyền. T _ khoảng thời gian làm việc (phút). N _ số đối tượng sản xuất ra trong khoảng thời gian T . + Để đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất và đảm bảo số lượng sản phẩm theo kế hoạch cần phải chú ý thoả mãn điều kiện : tnci = ktn Trong đó : tnci _ thời gian nguyên công thứ i của quá trình công nghệ. 18
  20. k - số nguyên dương. + Sản xuất theo dây chuyền cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trong trường hợp này năng suất được xác định theo công thức : 1 Q= (chiếc/phút) tn Đặc điểm của hình thức sản xuất không theo dây chuyền là các nguyên công của quá trình công nghệ được thực hiện không có sự ràng buộc lẫn nhau về thời gian, địa điểm. Máy được bố trí theo kiểu, loại và không phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công. Sản xuất không theo dây chuyền cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp hơn hình thức sản xuất theo dây chuyền. ---------- ***** ---------- CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Thế nào là quá trình sản xuất, quá trình công nghệ, quy trình công nghệ? 2. Hãy nêu các thành phần của quy trình công nghệ và nêu các ví dụ minh hoạ? 3. Hãy nêu các dạng sản xuất (định nghĩa, các căn cứ phân loại và ý nghĩa phân loại)? 19
nguon tai.lieu . vn