Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : HOÀN THIỆN TRANG TRÍ CÔNG TRÌNH NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số 630 /QĐ – CĐN ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Mô đun Hoàn thiện trang trí công trình là mođun thứ 08 trong 33 mođun, môn học đào tạo Trình độ Trung cập ( hệ B) nghề Kỹ thuật Xây dựng. Giáo trình này được thực hiện với mục tiêu giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy riêng, rõ ràng, cụ thể, thông qua đó có thể thống nhất nội dung giảng dạy trong quá trình lên lớp và đánh giá, kiểm tra. Nội dung mô đun nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng rất cô đọng và thực tiễn nhất. Cấu trúc của mô đun được thiết kế như sau : Bài 1: Đắp hoạ tiết phẳng trên nền phẳng. Thời gian: 24 giờ Bài 2: Đắp hoạ tiết lõm trên nền phẳng. Thời gian: 14 giờ Kiểm tra định kỳ lần I. Thời gian: 02 giờ Bài 3: Đắp chữ nổi trên nền phẳng. Thời gian: 16 giờ Bài 4: Đắp chữ lõm trên nền phẳng. Thời gian: 14 giờ Kiểm tra định kỳ lần II. Thời gian: 02 giờ Bài 5: Gắn hoạ tiết trang trí. Thời gian: 08 giờ Bài 6: Giấy dán tường trang trí. Thời gian: 06giờ Kiểm tra định kỳ lần III. Thời gian: 02 giờ Ôn tập. Thời gian: 02 giờ Trong quá trình thực hiện, dù đã tham khảo nhiều ý kiến của các chuyên gia và tài liệu liên quan, tuy nhiên vẫn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được nhiều sự đóng góp chân tình từ các đồng nghiệp và độc giả nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn về nội dung cho giáo trình này. An Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2022 Chủ biên Ths.Phan Phƣơng Quyên 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Giáo trình mô đun 4 Bài 1 Đắp họa tiết phẳng trên nền 7 phẳng 16 Bài 2 Đắp họa tiết lõm trên nền phẳng 19 Kiểm tra định kỳ lần 1 28 Bài 3 Đắp chữ nổi trên nền phẳng 31 Bài 4: Đắp chữ lõm trên nền phẳng. 34 Kiểm tra định kỳ lần II. 43 Bài 5: Gắn hoạ tiết trang trí. 45 Bài 6: Giấy dán tƣờng trang trí. 48 Ôn tập-Kiểm tra định kỳ lần III. 57 Các thuật ngữ chuyên môn 58 Tài liệu tham khảo 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HOÀN THIỆN TRANG TRÍ CÔNG TRÌNH Mã mô đun: MĐ 08 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 11giờ; thực hành 73giờ; kiểm tra: 6giờ) I. V TR , T NH CHẤT, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí học sau khi người học đã học xong các mô đun MĐ10, MĐ21, MĐ22; - Tính chất: Đây là mô đun mang nhiều tính nghệ thuật trong trang trí, sản phẩm của mô đun là đem lại cái đẹp cho mọi công trình xây dựng. Vì vậy đòi hỏi người học phải có năng khiếu về mỹ thuật, có kiến thức về thẩm mỹ và lòng yêu nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp người học rèn luyện tính tỉ mỹ, kiên nhẫn, sáng tạo, giúp nâng tầm nghệ thuật cho công trình xây dựng. II. MỤC TI U CỦA MÔ ĐUN: * Về Kiến thức: - Mô tả được qui trình các bước đắp, gắn họa tiết trang trí và gia công họa tiết trang trí bằng thạch cao; - Trình bày được yêu cầu kỹ mỹ thuật và các phương pháp trang trí. - Trình bày được phương pháp dán giấy dán tường trang trí. * Về Kỹ năng: - Thi công đắp tạo được một số hoạ tiết trang trí như: hoạ tiết phẳng hoạ tiết lõm trên nền phẳng, chữ nổi chữ lõm trên nền phẳng bằng chất liệu vữa xi măng; - Gắn được các loại hoạ tiết trang trí đúc sẵn; - Dán được Giấy dán tường trang trí. * Về Năng lực và tự chủ trách nhiệm: - Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác; - Tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình làm việc; - Có ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian Số Tổng Lý Thực Kiểm Tên bài TT số thuyết hành tra 1 Bài 1 Đắp hoạ tiết phẳng trên nền 24 3 21 phẳng 1. Công tác chuẩn bị 2. Xác định vị trí hình trang trí. 3. Trát vữa tạo bề dầy hình trang trí 4
  5. Thời gian Số Tổng Lý Thực Kiểm Tên bài TT số thuyết hành tra 4. Vẽ hoặc dán hình trang trí. 5. Cắt vữa tạo hình trang trí. 6. Lấy vữa thừa. 7. Hoàn thiện. 8. Những sai phạm thường gặp. 2 Bài 2 Đắp hoạ tiết lõm trên nền 14 1 13 phẳng 1. Công tác chuẩn bị 2. Xác định vị trí hình trang trí. 3. Vẽ hoặc dán hình trang trí. 4. Gia công tạo hình trang trí 5. Những sai phạm thường gặp. 3 Kiểm tra định kỳ lần 1 2 2 4 Bài 3 Đắp chữ nổi trên nền phẳng 16 2 14 1. Công tác chuẩn bị 2. Xác định vị trí của chữ 3. Đắp vữa tạo bề dầy chữ 4. Dán chữ. 5. Cắt tạo chữ. 6. Lấy vữa xung quanh chữ 7. Chỉnh sửa. 8. Những sai phạm thường gặp. 5 Bài 4 Đắp chữ lõm trên nền phẳng 14 1 13 1. Công tác chuẩn bị 2. Tạo độ sâu của chữ 3. Trát vữa tạo bề sâu cho chữ (Tạo phôi). 4. In, vạch mẫu chữ lên vị trí cần đắp. 5. Cắt tạo chữ. 6. Lấy vữa tạo độ sâu của chữ. 7. Kiểm tra và chỉnh sửa. 8. Những sai phạm thường gặp. 6 Kiểm tra định kỳ lần 2 2 2 7 Bài 5 Gắn hoạ tiết trang trí 8 1 7 1. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế. 2. Công việc chuẩn bị 3. Đo và lấy dấu 4. Khoan bắt vít nở. 5. Lắp đặt. 5
  6. Thời gian Số Tổng Lý Thực Kiểm Tên bài TT số thuyết hành tra 6. Kiểm tra chất lượng lắp ráp. 7. Hoàn thiện, chắp vá mối nối. 8. Những sai phạm thường gặp. 8 Bài 6 Giấy dán tƣờng trang trí 6 1 5 1. Vật liệu và dụng cụ 2. Yêu cầu kỹ thuật 3. Chuẩn bị bề mặt 4. Trình tự và phương pháp dán giấy 5. Những sai phạm thường gặp 6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: 9 Kiểm tra định kỳ lần 3 2 2 10 Ôn tập hết môn 2 2 Tổng cộng 90 11 73 6 6
  7. BÀI 1 ĐẮP HỌA TIẾT PHẲNG TRÊN NỀN PHẲNG Thời gian: 24 giờ Giới thiệu: Bài 1 Đắp họa tiết phẳng trên nền phẳng là bài đầu tiên của Mô đun, nên đòi hỏi giáo viên phải thiết kế bài giảng thật đơn giản và gần gũi, các em học viên phải thật chăm chú và chuẩn bị tâm thế để bước vào kiến thức và kỹ năng mới. Bài học được ứng dụng nhiều trên công trình nhà ở, trụ sở, cơ quan trường học. Mục tiêu: - Về Kiến thức: + Mô tả được hình dạng cần trang trí. + Nêu được cấu tạo của hình cần trang trí. + Nêu được vị trí của trang trí trong công trình kiến trúc. - Về Kỹ năng: + Trát vữa bằng bay, bằng bàn xoa. + Cắt vữa tạo nét bằng bay và dao cắt . + Lấy vữa thừa tạo trang trí bằng bay và dao cắt. - Về Thái độ: + Có tác phong công nghiệp. + Có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. + Có ý thức tổ chức kỷ luật. Nội dung chính: I. KHÁI NIỆM VỀ TRANG TR 1. Nguồn gốc Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người,là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin,giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người. 2. Khái niệm Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng,đường nét,màu sắc,khối lượng…để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần,thuận tiện cho lao động sản xuất,vui chơi,giải trí của con người hàng ngày.Trang trí là nhu cầu của trí tuệ,nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người,mỗi xã hội ,mỗi thời đại từ xưa đến nay. 3. Các loại hình trang trí : - Trang trí mỹ nghệ : Vật phẩm gia đình, đồ chơi ,trang sức, vàng bạc, đá quý , thủy tinh sành sứ cao cấp phục vụ sinh hoạt, tiện nghi cao cấp . 7
  8. Hình 1: Trang trí dụng cụ lao động thô sơ của thời kỳ Đông Sơn - Trang trí sân khấu điện ảnh : kịch, tuồng, chèo, phông màn quần áo hóa trangánh sáng phục vụ biểu diễn , thiết kế quay cảnh quay phim , chế tạo đạo cụ. - Trang trí công nghiệp : (desings ) : chế tạo mẫu dáng công nghiệp ( máy móc + xe hơi . . . ) - Trang trí thời trang : mẫu vải , quần áo giầy dép . . . - Trang trí đồ họa , ấn phẩm : Bìa sách , trình bày báo , minh họa tạp chí . . . in hàng loạt -Trang trí đồ họa độc lập , một số loại khác nhau : sáng tạo kiểu chữ tranh các loại ( gỗ , kẽm ,đồng ,cắt dán giấy . . .) các loại trang trí . -Trang trí nội ngoại thất: Nghiên cứu bày biện, bố trí các vật dụng, các tác phẩm nghệ thuật trong nhà, trong câu lạc bộ, nhà văn hóa, ngoài công viên, quảng trường, nơi công cộng, tạo nên không khí vui tươi, trang nhã, ấm cúng hoặc trang nghiêm phù hợp với từng loại nội,ngoại thất như : Văn phòng , biệt thự, khách sạn, siêu thị… Hình 2: Trang trí nội thất 8
  9. 4 . Các hình thức trang trí : có ba loại a . Trang trí mặt phẳng : ( hình vuông, tròn, đường diềm, vải hoa ) - Mặt phẳng hai chiều ( vuông , tròn , chữ nhật ) gồm trục ngang , dọc đến tĩnh đến tạo chuyển động lên xuống . - Mặt phẳng một chiều ( đường diềm ) : Trục ngang đến cần tạo chuyển động lượn, lồi lõm liên tục . - Mặt phẳng không giới hạn ( vải hoa ) : không có trục đến đa chiều đến chuyển động đan xen nhau nhưng vẫn tạo ra sự cân bằng . - Mục đích : đơn giản đến phức tạp đến rèn luyện thị giác cân bằng . b . Trang trí hình khối khối. c. Trang trí kiến trúc. 9
  10. II. MỘT SỐ NGUY N TẮC CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TR . 1. Một số nguyên tắc cơ bản về bố cục trang trí: - Dòng đối: Đối nhau phía trên và phía dưới ( theo trục ngang ); đối nhau bên trái, bên phải ( theo trục dọc ); đối nằm khác nhau ( theo đường chéo ) - Nhắc lại: Đó là một họa tiết chính được nhắc lại nhiều lần và đặt bên cạnh nhau có tác dụng làm cho bố cục vui mắt . - Xen kẽ: Là trường hợp một họa tiết được nhắc lại nhưng không đặt liền nhau mà được đặt xen kẻ bởi một họa tiết khác; trong một khoảng cách đều nhau để làm phong phú cho họa tiết . - Cân đối: Khi bốn góc của một hình vuông đều nhắc lại một họa tiết giống nhau theo hai đường trục bắt chéo ở giữa. Ngoài ra , có thể dùng nhiều họa tiết cân đối trên hình sáu góc + tám góc + hình tròn + lấy một điểm tụ chính làm trục trung tâm . Trang trí trống đồng Đông Sơn 2. Phƣơng pháp trang trí: - Bước 1:Nghiên cứu chủ đề và chia khoảng bề mặt : Bao gốm trang trí trên bề mặt hai chiều hay khối phải trang trí ( kể cả không gian trong những khối được trình bày . TD : Bộ bàn ghế trong một căn phòng ) . 10
  11. Biết chia khoảng trên một bề mặt bằng phẳng bằng cách tìm những khoảng bề mặt to, nhỏ khác nhau cốt sau nổi được họa tiết của chủ đề chính . Đặt họa tiết phải tránh xếp những mảnh đều nhau ; những khoảng cách chia ngang nhau giữa họa tiết và nền đề trống . Trong khi chia khoảng bề mặt, đặt họa tiết trên mảng nên phác những nét đơn giản, những nét viền thẳng, chéo có tính chất sơ thảo . - Bước 2: Vẽ hình và cách điệu Là sự tái tạo lại hình dáng của một vật mẫu từ tự nhiên sanh hình vẽ trên trang giấy theo sự lựa chọn, gạn lọc của tác giả không còn như thực theo hình dáng nguyên thủy . 3. Một số phƣơng pháp chủ yếu trong cách điệu : a . Đơn giản hóa : Là sự lược giản phài có chọn lọc + bỏ bớt những yếu tố thừa + rườm rà + không đẹp tù những chi tiết rối rắm + phức tạp của một mẫu vật trong tự nhiên nhưng vẫn giữ lại ” những đặc điểm riêng biệt của nó” mà không thể mất đi được vì mất những đặc điểm này , người xem không còn phân biệt hình dáng của nó với những cái khác . b . Kiểu thức hóa : Là sự sửa đổi mẫu vật từ tự nhiên sang một kiểu thức nào đó để phù hợp với những tính chất trang trí . Có nhiều loại kiểu thức khácnhau : - Lập các hình thể tự nhiên thành các hình kỷ hà . - Nhấn mạnh một vài đặc điểm riêng biệt, cường điệu hóa một vài đặc điểm nào đó mà các vật thể khác không có . - Có khi phải chế tạo ra các kiểu trang trí không lấy ở tự nhiên mà do họa sĩ sáng tạo ra như kiểu vẽ hình kỷ hà cho các mặt phẳng , kiểu lọ, ấm chén . . . - Bước3: . Tìm đậm nhạc cho bố cục phác thảo Trên một bảng vẽ cần đến ba sắc độ đậm nhạt là : sẫm, sáng và xám ( chất trung gian ). - Bước 4: Phác thảo màu và thể hiện - Phương pháp tô màu phẳng, gọn nét, phải thể hiện cho nổi chủ đề định trang trí phù hợp với hiện vật . 11
  12. - Màu sắc phải hòa nhịp với họa tiết đã được cách điệu . - Bố cục vững chãi, hình dáng vui mắt, đơn giản, trang nhã . - Hình trang trí đóng vai trò quan trọng về nhận thức thẩm mỹ bản thân hình đẹp không cứ ở họa tiết vẽ . Mà do chính bản thân hình đó được cấu tạo đẹp. Hình và họa tiết trang trí phải liên quan chặt chẽ với nhau . -Ngoài ra , còn cần phải có phong cách dân tộc phù hợp với sở thích chung . 4. Vẽ trang trí từ trang trí mẫu: Hình 1: I II III IV 12
  13. . 5. Phóng to, thu nhỏ hình trang trí. IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐẮP HOẠ TIẾT PHẲNG TR N NỀN PHẲNG 1. Công tác chuẩn bị : - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: vữa xi măng, dao, bay nhỏ,máng vữa, xô đựng nước. - Chuẩn bị hình trang trí, cắt dán mẫu chữ hoặc hình họa theo kích thước hoặc hình họa theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị thiết kế. 2. Xác định vị trí hình trang trí. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những họa tiết có mặt ngoài phẳng và bề dày của hoa trang trí so với mặt nền nhỏ hơn 3 cm. - Đánh dấu vị trí để trát làm họa tiết trang trí (với những lớp vữa nền cũ bị khô phải đánh nhám và thấm nước lên bề mặt sau đó mới dùng bay, xi măng, bàn xoa : trát lót và lớp vữa nền). * Cần lƣu ý: vị trí trang trí, đắp hoạc tiết có nhiều vị trí như: kết cấu bên trên, trên tường, trên các cấu kiện kiến trúc, nên tùy mỗi vị trí sẽ có độ khó nhất định, học viên cần lưu ý về an toàn lao động vì làm việc trên cao. 13
  14. 3. Trát vữa tạo bề dầy hình trang trí. - Dùng bay, vữa, bàn xoa lên hồ, hồ khô, nước để chỉnh sửa mặt trát. - Xoa nhẵn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều tay: sản phẩm nền phẳng phải phẳng, láng mượt, đúng vị trí và kích thước theo yêu cầu. 4. Vẽ hoặc dán hình trang trí. - Vẽ hoa trang trí lên bề mặt lớp vữa trát. Yêu cầu hình vẽ phải đúng vị trí, đúng hình thiết kế tỉ lệ 1:1 ( Để công việc được tiến hành nhanh nên gia công trước bằng giấy, nhựa hoặc bì cứng... Sau đó dán hoa trang trí này vào mặt lớp vữa trát. 5. Cắt vữa tạo hình trang trí. - Dùng dao hoặc bay cắt dọc theo đường bao của hoa trang trí khi cắt chú ý cầm dao ở vị trí dễ thao tác nhất ( không cầm quá chặt để lưỡi dao dễ xoay hướng uốn lượn, không cầm sát mũi dao. - Với những hoa trang trí có cánh sắt nhọ khi cắt phải chú ý đưa lưỡi dao từ phía nhọn vào trong để không làm đứt cánh. - Thường xuyên nhúng dao vào nước để không bị dính làm đứt nét. - Khi cắt phải cát từ trên xuống và từ trái sang phải để vữa thừa rơi không làm hỏng phần đã cắt 14
  15. 6. Lấy vữa thừa. - Khi lấy cần chú ý không để lượng vữa thừa xô đẩy chèn ép làm đứt hoa trang trí . - Với phần thừa ở giữa ( bị cánh của hoa trang trí bao quanh ) cần phải cắt tạo ra một khoảng hở trước. - Dựa vào khoảng hở ta dễ dàng bóc tách phần thừa còn lại. 7. Hoàn thiện trang trí. - Những nét chưa sắt hoặc bị sứt mẻ phải đắp vữa vào để cắt lại . - Lớp vữa nền có thể bị hỏng do cắt và lấy vữa thừa được gia công lại bằng bay nhỏ kết hợp với chổi lông nhúng nước quét nhẹ trên mặt nền, cho nền được phẳng. Cắt họa tiết trang trí trên nền trang trí chỉ thực hiện với những họa tiết trang trí có diện tích nhỏ và bề dày của họa tiết so với nền trang trí ≤30. Những họa tiết trang trí có diện tích lớn có bề dày phải chia ra thành nhiều diện tích nhỏ để thao tác như trên. 8. Những sai phạm thƣờng gặp. - Những nét chưa sắt hoặc bị sứt mẻ. - Lớp vữa nền có thể bị hỏng. - Đứt hoa trang trí . Câu hỏi ôn tập: 1.Trình bày quy trình đắp họa tiết trang trí trên nền phẳng? 2. Nêu khái niệm về trang trí ? 3. Nêu một số nguyên tắc về bố cục trang trí ? 15
  16. BÀI 2 ĐẮP HOẠ TIẾT LÕM TRÊN NỀN PHẲNG Thời gian: 14 giờ Giới thiệu: Bài 2 Đắp họa tiết lõm trên nền phẳng là bài thứ hai của Mô đun, có kế thừa kiến thức và kỹ năng của bài 1, nên đòi hỏi giáo viên phải thiết kế bài giảng có tính chất liên quan công tác Đắp họa tiết phẳng trên nền nền phẳng , các em học viên phải thật chăm chú và chuẩn bị tâm thế để bước vào kiến thức và kỹ năng này. Bài học được ứng dụng nhiều trên công trình nhà ở, trụ sở, cơ quan trường học. Mục tiêu: - Về Kiến thức: + Mô tả được vị trí, hình dáng của hình trang trí. + Nêu được cấu tạo của hình trang trí. + Nêu được đặc trưng của hình trang trí lõm (Đường nét, kiểu dáng,...) - Về Kỹ năng - Trát vữa bằng bay, bằng bàn xoa. - Cắt vữa tạo nét bằng bay và dao cắt . - Lấy vữa tạo được hoạ tiết lõm trên nền trát phẳng. - Về Năng lực và tự chủ trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp. - Có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. - Tập trung nghe giảng, quan sát thao tác mẫu. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐẮP HỌA TIẾT LÕM TR N NỀN PHẲNG 1. Công tác chuẩn bị : - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: vữa xi măng, dao, bay nhỏ,máng vữa, xô đựng nước. - Chuẩn bị hình trang trí, cắt dán mẫu chữ hoặc hình họa theo kích thước hoặc hình họa theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị thiết kế. 2. Xác định vị trí hình trang trí. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những họa tiết có mặt ngoài phẳng và bề dày của hoa trang trí so với mặt nền nhỏ hơn 3 cm. - Đánh dấu vị trí để trát làm họa tiết trang trí (với những lớp vữa nền cũ bị khô phải đánh nhám và thấm nước lên bề mặt sau đó mới dùng bay, xi măng, bàn xoa : trát lót và lớp vữa nền). 16
  17. * Cần lƣu ý: vị trí trang trí, đắp hoạc tiết có nhiều vị trí như: trên trần, trên tường, trên các cấu kiện kiến trúc, nên tùy mỗi vị trí sẽ có độ khó nhất định, học viên cần lưu ý về an toàn lao động vì làm việc trên cao. 3. Trát vữa tạo bề dầy hình trang trí. - Dùng bay, vữa, bàn xoa lên hồ, hồ khô, nước để chỉnh sửa mặt trát. - Xoa nhẵn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều tay: sản phẩm nền phẳng phải phẳng, láng mượt, đúng vị trí và kích thước theo yêu cầu. 4. Vẽ hoặc dán hình trang trí. - Vẽ hoa trang trí lên bề mặt lớp vữa trát. Yêu cầu hình vẽ phải đúng vị trí, đúng hình thiết kế tỉ lệ 1:1 ( Để công việc được tiến hành nhanh nên gia công trước bằng giấy, nhựa hoặc bì cứng... Sau đó dán hoa trang trí này vào mặt lớp vữa trát. 5. Cắt vữa tạo hình trang trí. - Dùng dao hoặc bay cắt dọc theo đường bao của hoa trang trí khi cắt chú ý cầm dao ở vị trí dễ thao tác nhất ( không cầm quá chặt để lưỡi dao dễ xoay hướng uốn lượn, không cầm sát mũi dao. - Với những hoa trang trí có cánh sắt nhọn khi cắt phải chú ý đưa lưỡi dao từ phía nhọn vào trong để không làm đứt cánh. 17
  18. - Thường xuyên nhúng dao vào nước để không bị dính làm đứt nét. - Khi cắt phải cát từ trên xuống và từ trái sang phải để vữa thừa rơi không làm hỏng phần đã cắt 6. Lấy vữa thừa. - Khi lấy cần chú ý không để lượng vữa thừa xô đẩy chèn ép làm đứt hoa trang trí . - Với phần thừa ở giữa ( bị cánh của hoa trang trí bao quanh ) cần phải cắt tạo ra một khoảng hở trước. - Dựa vào khoảng hở ta dễ dàng bóc tách phần thừa còn lại. 7. Hoàn thiện trang trí. - Những nét chưa sắt hoặc bị sứt mẻ phải đắp vữa vào để cắt lại . - Lớp vữa nền có thể bị hỏng do cắt và lấy vữa thừa được gia công lại bằng bay nhỏ kết hợp với chổi lông nhúng nước quét nhẹ trên mặt nền, cho nền được phẳng. Cắt họa tiết trang trí trên nền trang trí chỉ thực hiện với những họa tiết trang trí có diện tích nhỏ và bề dày của họa tiết so với nền trang trí ≤30. Những họa tiết trang trí có diện tích lớn có bề dày phải chia ra thành nhiều diện tích nhỏ để thao tác như trên. 8. Những sai phạm thƣờng gặp. - Những nét chưa sắt hoặc bị sứt mẻ. - Lớp vữa nền có thể bị hỏng. - Đứt hoa trang trí . Câu hỏi ôn tập: 1.Trình bày quy trình đắp họa tiết trang trí lõm trên nền phẳng? 18
  19. KIỂM TRA Đ NH KỲ LẦN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC/MÔ ĐUN NGHỀ: XÂY DỰNG MÔ ĐUN THI: HOÀN THIỆN TRANG TR CÔNG TRÌNH Ngày thi: ………/………/................ Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) Mã đề thi: T-01. ĐỀ BÀI 1. Yêu cầu công việc: Đắp họa tiết trên nền phẳng đảm bảo đúng trình tự và các yêu cầu kỹ thuật. (chiều dày lớp vữa trát 5mm) MẶT ĐỨNG HỌA TIẾT 2. Yêu cầu kỹ thuật: 2.1.Yêu cầu về vật liệu: Vữa trát đúng mác theo yêu cầu thiết kế. 2.2.Yêu cầu về chất lượng: 19
  20. Đúng vị trí cao độ, bề mặt lớp vữa trát phẳng, nhẵn, chiều dày trát đúng quy định, bám dính tốt. 3. Quy trình thực hiện bài thi: Thí sinh phải tiến hành các công việc sau: - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị; - Trộn vữa đúng mác theo yêu cầu thiết kế. - Xác định vị trí họa tiết trang trí ; - Trát vữa tạo bề dày họa tiết trang trí; - Đo, vẽ xác định hình dáng kích thước họa tiết trang trí; - Cắt tạo họa tiết trang trí ; - Lấy vữa thừa, hoàn thiện họa tiết trang trí; Kỹ năng nghề: - Đúng vị trí cao độ, bề mặt lớp vữa trát phẳng, nhẵn, chiều dày trát đúng quy định, bám dính tốt. - Kiểm tra các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của đề thi; - Vệ sinh công nghiệp. HẾT. ......., ngày .... tháng ..... năm 20..... DUYỆT GIÁO RA ĐỀ THI 20
nguon tai.lieu . vn